Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Uống thuốc đi !!!

Posted by truongthondlb1


Nguyễn Nguyễn (danlambao) – Chữa bệnh thể xác là việc của thầy thuốc. Chữa bệnh tinh thần là việc của mỗi người. Thuốc Tây, Nam Bắc chữa bệnh thân xác. Thuốc chữa bệnh tinh thần là kiến thức thực sự. Một căn bệnh xuất hiện và lây lan theo tình trạng của môi trường. Xã hội xấu là môi trường nảy sinh và lây lan những căn bệnh tinh thần. Theo tôi, xã hội của chúng ta xấu, mọi cá nhân đều mắc bệnh, điều khác nhau là bệnh nặng hay bệnh nhẹ, chữa hay chưa và chữa đến đâu rồi. Với hiểu biết của tôi, tôi nhìn thấy vài căn bệnh mà tôi cho rằng khá nhiều người nhiễm và nhiều người nhiễm nặng.

Bệnh tưởng:

Bệnh tưởng là gì? Bệnh tưởng là bệnh nghĩ mình hơn hẳn thiên hạ, cứ coi mình là trung tâm của vũ trụ, người khác phải vị nể, nghe theo và phục tùng mình.

Biểu hiện của bệnh: Đầu tiên phải nói đến “đỉnh cao trí tuệ”, nghĩ rằng 98% thế giới không nhìn ra vấn đề, mình mới nhìn ra, mình phải hướng dẫn, giúp đỡ họ. Biểu hiện bệnh nặng qua những như người Việt thông minh, tài trí , anh dũng… Người bệnh tôi biết là cái ông “vui thú điền viên – đại ca chém gió” với biểu hiện: Việt Nam và Cu Ba thay nhau canh giữ hòa bình thế giới.

Hậu quả của căn bệnh này là ai cũng nghĩ mình to. Cái bản ngã quá lớn nên mọi người thiếu tôn trọng nhau và vì thế mà không đoàn kết được – “Một người Việt nam hơn hẳn một người Nhật, ba người Việt Nam thua ba người Nhật”. Trong xã hội hiện đại, mọi người phục vụ lẫn nhau nên nếu không đoàn kết được xem như đã thua.

Nguyên nhân gây bệnh : Bệnh của một dân tộc có nguồn gốc từ triết lí chủ đạo của dân tộc đó, cái định hướng của dân tộc đó. Xã hội Việt Nam, bệnh tưởng bắt đầu từ 4 chữ: xã hội chủ nghĩa.

Nguồn lây lan: Giáo dục và truyền thông. Việc giáo dục như kiểu: Việt Nam rừng vàng, biển bạc. Dân tộc Việt Nam anh hùng, thông minh…. Và truyền thông đưa ra những thông tin làm nhiều người cứ tưởng Việt Nam đang đi lên ào ào, cứ như cả thế giới đang nhìn Việt Nam với con mắt đầy kính phục.

Chúng ta cần xác định: Việt Nam nhiều tài nguyên: đúng nhưng chúng ta sử dụng và gìn giữ rất tồi. Trong lịch sử, dân tộc anh hùng nhưng thế hệ hiện tại chưa làm được gì chứng tỏ cái anh hùng đó. Những quan điểm phải được nhìn lại một cách thẳng thắn: Hiện tại: Nước mình là một nước nhỏ, yếu kém về kiến thức, hèn nhát.

Thuốc: Tìm và học những kiến thức tiến bộ. So với thế giới xem mình là ai. Kĩ sư so với kĩ sư, cử nhân so với cử nhân, tiến sĩ so với tiến sĩ. Nếu so trên cục diện thế giới: Chức danh tương đương mà kiến thức kém xa người ta mà còn dám tự hào thì coi như không chữa được.

Bệnh bảo thủ:

Bảo thủ nghĩa là cứ làm theo ý mình, biết sai không sửa. Tư tưởng: “Đã phóng lao phải theo lao” chỉ đáng khuyến khích nếu người ta biết chắc chắn rằng con đường họ đang đi là đúng.

Biểu hiện của bệnh: Xét tầm quốc gia đó là biết định hướng sai vẫn kiên định hay như mấy ông “nguyên” nói về “lỗi hệ thống”. Việc này chẳng khác nào kêu đau mà đưa thuốc thì không uống. Xét tầm cá nhân là những hành động như: biết ăn là sai mà vẫn ăn, biết bớt xén là sai vẫn bớt. Căn bệnh này còn có cái khá khó chữa là người bệnh… không chịu uống thuốc.

Nguồn lây lan: hệ thống xã hội, kinh tế làm ít ăn nhiều. Trò cấp phát xin cho làm nhiều người cứ khư khư ôm lấy cái ý kiến của mình. Quan niệm học làm quan, một người làm quan cả họ được nhờ. Chúng ta cần xác định: Ai cũng có mặt sai và đúng. Một con người hay một xã hội đều có mặt mạnh và yếu. Điều khác nhau căn bản của một xã hội tiến bộ và một xã hội tồi là biết tiếp thu hay không.

Thuốc: rất đơn giản là tôn trọng những ý kiến trái chiều, nghe, suy nghĩ, phân tích và nhìn nhận để sửa đổi. Bỏ đi cái quan niệm con cái chắc chắn sai, thầy chắc chắn hơn trò, quan hơn dân. Sự tương tác thiện chí giữa mọi cá nhân làm cho con người và xã hội lớn mạnh. Nhìn thấy thuốc mà không uống coi như chết chắc và chết đau đớn.

Bệnh dựa hơi:

Việc tạo sự đồng thuận giả tạo chính là căn bệnh này. Nhiều khi nghĩ khác, nói khác, làm khác theo kiểu hùa theo đám đông. Một cá nhân đứng một mình chửi bới một ai đó om sòm nhưng trước một đám đông ủng hộ người đó thì tươi cười cung chúc. Tất cả dựa, vậy ai vững?

Biểu hiện của bệnh: xét tầm quốc gia thì là việc xu nịnh, mang đảng ra hù người khác. Xét tầm cá nhân thì là việc đem thành tích của người khác, chức vụ, tiền bạc của người khác ra tự hào. Một anh bạn gia đình giàu có, quyền thế khoe: Bố tớ thế này, mẹ tớ thế kia, cậu tớ thế nọ và hoàn toàn chẳng có câu tớ như đang như vậy đấy, thấy không? Việc này hoàn toàn khác với bệnh tưởng vì một con người có quyền tự hào về những việc mà họ đã làm được.

Cách chữa: mình làm mình hưởng, mình sai mình chịu. Thuốc đắng giã tật mà. Thất bại đương nhiên đau đớn nhưng nhìn ra mới là vấn đề. Dám làm phải có gan chịu.

Phần 1 của NN, mong tất cả viết tiếp phần 2-3-4…n

Nguyễn Nguyễn
Danlambao.com

hoàng phi says:
Tháng Hai 16, 2011 lúc 1:57 sáng
Có dám nhìn thẳng vào mặt xấu, mặt yếu kém của mình
mới có đủ dũng khí để khắc phục, sửa chữa cái yếu kém của mình
làm cho mình hoàn chỉnh hơn, tốt hơn.
Tôi nghe ở Mỹ có nhà văn có viết 1 tác phẩm nhan đề ” Người Mỹ xấu xí”
nói về các mặt xấu, mặt yếu kém của người Mỹ.
ở Việt Nam ( ra ngõ gặp anh hùng) ta,
Liệu có nhà văn nào ( kiểu đỉnh cao trí tuệ) viết được 1 tác phẩm nào đó
kiểu ” Người Việt Nam xấu xí” không nhỉ ?
Trả lời
B Quay says:
Tháng Hai 16, 2011 lúc 2:49 sáng
TIỂU THUYẾT “NGƯỜI MỸ XẤU XÍ“
LÊN ÁN CHÍNH SÁCH CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á
Bai viet cua Tran Dai Hung
* * *

William J. Lederer, 97 tuổi, đồng tác giả cuốn tiểu thuyết có nhiều ảnh hưởng năm 1958 “Người Mỹ xấu xí“ , trong đó lên án những chính sách ngoại giao cuả Mỹ ở Đông Nam Á và thường được đánh giá là nguồn cảm hứng cho cơ quan thiện nguyện hoà bình ( Peace Corps), đã qua đời ngày 5 tháng 12 vì bệnh hô hấp tại bệnh viện Sinai ở Baltimore.

Ông Lederer là một viêc chức phụ tá cao cấp cuả Hải quân trước khi viết cuốn sách “ Người Mỹ xấu xí “ với nhà khoa học chính trị Eugene Burdick, đã rất kinh hoảng về sự ngạo mạn và bất lực mà ông nhìn thấy ở trong guồng máy ngoại giao cuả Mỹ trong thập niên 1950. Ông và Burdick viết một bản kê khai trá hình về chuyện Mỹ đã phung phí hàng tỷ dollar, từ chuyện làm lộn xộn và lờ đi những nền văn hoá địa phương, nhường lại ảnh hưởng ở Á châu cho Liên xô.

Cái từ “ Ngưòi Mỹ xấu xí “ trở thành một câu nói vừa vặn để chỉ những người Mỹ thô lỗ, vụng về, ích kỷ , quan tâm rất ít đến những quốc gia khác. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết, “ Người Mỹ xấu xí “là một câu chuyện huyền thoại của anh hùng. Homer Atkin là một kỹ sư hồi hưu đến một quốc gia giả tưởng là Sarkhan và bỏ qua những tiệc tùng cuả toà đại sứ và những chương trình lớn cuả những nhà ngoại giao chính trị được chỉ định. Thay vào đó, ông giúp đỡ chuyện gắn những vòi bơm nước để cải thiện đời sống cuả dân thường, chinh phục trái tim và tâm trí của họ.

Nhà phê bình Orville Prescott của baó New York Times viết như sau năm 1958 : “ ‘ Người Mỹ xấu xí ‘ không sâu sắc như một tác phẩm nghệ thuật cũng như không được hoàn toàn xem như sách giả tưởng . Nó đặt ra nhiều vấn đề tổng quát quá rộng và đơn giản hoá quá đáng nhiều vấn đề. Nhưng cái cách tường thuật cái kiểu giả tưởng cuả nó thật tuyệt vời : thẳng thừng, mạnh mẽ, hoàn toàn thuyết phục “

Ông Lederer và ông Burdick lúc đầu tính viết cuốn sách như là sách không giả tưởng, chỉ viết lại vaò phút cuối để sự âm vang cảm xúc tràn trề hơn và tránh sự kiện tụng. Ở phần lời bạt cuối sách, họ kêu gọi sự thành lập cuả “ một lực lượng nhỏ những người chuyên nghiệp được huấn luyện tốt, chọn lựa kỹ càng và hết lòng phục vụ “, đó là những ngưòi làm việc ở nước ngoài và nói ngôn ngữ điạ phương.

Cuốn sách đứng đầu danh sách sách “ sách bán chạy nhất “ trên báo New York Times trong suốt 76 tuần và được quay thành phim có tài tử Marlon Brando đóng. Cuốn tiểu thuyết “ Người Mỹ xấu xí “ ngày nay vẫn còn được in ra và đôi khi vẫn được dùng như một tài liệu để huấn luyện cho những viên chức quân sự và ngoại giao. Năm 2001, ông Lederer ước lượng nó đã được bán trên 7 triệu cuốn.

Một trong những người ngưỡng mộ đầu tiên cuả cuốn sách này là John F. Kennedy, lúc ấy là một thượng nghị sĩ dân chủ từ Massachusette, là người gửi từng cuốn tiểu thuyết này đến những bạn đồng viện trong thượng viện. Ông nói bóng gió đến nó trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 1960 và đề nghị những người tình nguyện trẻ nên làm những chuyện nhân đạo và giáo dục quốc tế. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1961, sáu tuần sau khi Kennedy nhậm chức tổng thống, cơ quan thiện nguyện hoà bình ( the Peace Corps) được thành lập.

Một vài nhà quan sát cho rằng “ Người Mỹ xấu xí “ là cuốn sách chống cộng và một số khác coi nó là là một sự cảnh cáo trước chống laị sự can thiệp về quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Nó tạo nên sự náo động ở bộ ngoại giao, là nơi mà ông Lederer lại đổ dầu vào lửa thêm với hai cuốn sách không giả tưởng ( nonfiction) nưã là “ A nation of Sheep “ ( 1961) và “ Our own worst enemy” ( 1968), phê phán chính sách ngoại giao cuả Mỹ.

Niềm tin cuả ông cho rằng sự hợp tác quốc tế nên xây dựng từ dưói lên trên được tóm tắt bằng một câu bình phẩm cuả một viên chức Phi – luật –tân nói với một nhà ngoại giao Mỹ trong cuốn sách
“Người Mỹ xấu xí “:
( Nguon google )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét