Posted by truongthondlb1
Đào Tuấn – DN chịu không thấu vì lãi suất quá cao. Người lao động không còn tích luỹ vì liên tục những cơn bão giá. Ngay những người nông dân làm nên thành tích xuất khẩu kỷ lục cũng chả được lợi lộc gì khi VND liên tục bị phá giá. Sáng nay, các vấn đề nội tại của nền kinh tế, tiền ẩn sự mất ổn định, đã được các đại biểu QH mổ xẻ.
Doanh nghiệp như gấu mùa đông
Đại biểu Mai Hữu Tín, một doanh nhân đến từ Bình Dương cho rằng: Nhiều DN sẽ không qua khỏi khó khăn hiện nay. DN may mắn có hợp đồng thì chỉ hoạt động 3-4 ngày vì không có điện. Với lãi suất hiện nay, hàng loạt các dự án sẽ phải dừng vì không còn khả thi nữa. Cao là cao đến bao nhiêu? Khi mà các văn bản của NHNN khẳng định “chỉ 14%”? Bà Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho biết: Lãi suất hiện nay là 18-19% đã khiến nhiều DN quyết định dừng sản xuất kinh doanh, nhiều dự án bị đình đốn bởi đạt mức lợi nhuận 20% để có thể trả lãi hiện đã rất khó. Vì sao lãi suất lại quá cao, cao bất chấp quy định của thống đốc? Là bởi “chúng ta có quá nhiều ngân hàng, ra ngõ gặp NH và đây là nguyên nhân tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH”.
Giống như con gấu mùa đông, các DN đang thoi thóp, cầm chừng qua ngày đoạn tháng, ăn dần vào vốn và mấp mé nguy cơ phá sản. DN đình đốn sản xuất khiến người lao động lãnh đủ. Theo ông tín người lao động với giá cả hiện nay chi không còn đồng nào. Ốm đau chỉ có cách đi vay. Tích luỹ cho tương lai bằng 0. Bản thân việc hỗ trợ tiền điện cũng không đến được tới người lao động. Những người đã chót vay ngân hàng thì đang mất ăn mất ngủ với lãi xuất.
Cho nên, ông Đặng Văn Sướng (Long An) nói Chính phủ đề ra 6-7 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, “Nhưng giải pháp gì thì giải pháp, giảm gì thì giảm vẫn phải đảm bảo phát triển sản xuất bởi chỉ có sản xuất phát triển mới tạo được sự bền vững, ổn định.
Kền kền chính sách
Ông Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cũng cho rằng việc mạnh giảm tổng cầu thông qua chính sách tiền tệ thắt chặt, dù có thể kiếm soát lạm phát, (Nguyên thống đốc ngân hàng gọi là liệu pháp mạnh, sốc), nhưng đã nảy sinh hậu quả lớn cho lĩnh vực sản xuất. “Các DN thiếu vốn trong khi lãi suất quá cao”. Hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội DN vừa và nhỏ, ông Kiêm cho biết có tới 30% DN vừa và nhỏ không tiếp cận được vốn. Và dù không có câu chữ nào tỏ ý nghi ngờ những lời cam kết của Chính phủ, tuy nhiên, ông Kiêm vẫn nhắc khéo rằng Chính phủ cần công khai, cần “Làm rõ liều lương và cả địa chỉ lượng tín dụng sẽ phân bổ ưu tiên…”. Lo lắng của ông Kiêm không phải không có lý khi thực tế cho thấy đang tồn tại một loại “kền kền chính sách”. Một ví dụ được các đại biểu nêu ra là việc tăng giá xăng dầu “Không hiểu chúng ta điều hành sao mà nhiều đại lý găm hàng, sau chỉ 1-2 ngày là đạt siêu lợi nhận. Hay giảm tín dụng nhưng không kiểm soát chặt, nói 14% chứ các NH thìm mọi cách huy động thu hút đầu mà có thấy xử lý gì đâu. Hay siết chặt USD, vàng nhưng NH cũng phải đảm bảo nhu cầu cho DN, người dân chứ. Thời điểm chuyển tiếp đã tạo ra nhiều kẽ hở vì quản lý nhà nước rất lỏng lẻo và bị lợi dụng”. Hay như chính sách hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Chủ trương đúng nhưng làm không kịp thời. Đến khi giá rớt, đến khi nông dân không còn gì rồi mới hỗ trợ, người hưởng lợi là các DN. Nhà nước không và người dân thì quá thiệt.
Bán rẻ tài nguyên và sức lao động
Một nguyên nhân rất cơ bản của lạm phát chính là đầu tư công từ NSNN đang tăng vùn vụt với mức 33 đến trên 40% trong hai năm qua làm tăng mạnh tổng cầu. Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Hà Nam) bình luận: Kinh tế không thể điều hành như đánh trận. Nếu chúng ta không mua sắm đầu tư quá nhiều thì chúng ta không việc gì phải cắt cả. Có lẽ chính vì thế Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) mới cho rằng: Câu chuyện lạm phát là câu chuyện do chúng ta tạo ra. Và việc chống lạm phát hiện nay giống với việc: Tạo ra khuyết điểm rồi lại khắc phục khuyết điểm.
Hàng loạt những ung nhọt của nền kinh tế cũng đã được liệt kê: CPI và lạm phát tăng phi mã 11,37% đang diễu cợt mức tăng GDP “vượt chỉ tiêu” 6,75%. Nợ công cao chót vót. Ngay cả những gì được coi là thành tích cũng được các vị đại biểu nhìn thấu cả mặt trái của nó, nhìn nhận không chỉ về lượng, mà còn về chất. Chẳng hạn đối với 3 điểm tích cực của nền kinh tế là: Tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách và xuất khẩu đạt kỷ kục. Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng: DGP tăng nhưng lạm phát lại không kìm được. Tăng thu NS do với kế hoạch hàng năm rất lớn (khoảng 5 tỷ USD) nhưng bội chi NS còn lớn hơn. (Theo Đại biểu Vũ Văn Hải tăng chi tới 87 ngàn tỷ, vượt 15% dự toán) Đặc biệt là xuất khẩu, dù tăng manh, dù vượt xa kết hoạch, nhưng những con số này dựa chủ yếu vào việc vnd mất giá kép khiến hàng xuất khẩu của rẻ trên thị trường thế giới. “Bản chất của nền kinh tế là xuất khẩu tài nguyên thô. Chúng ta đang xuất khẩu tài nguyên và sức lao động. Do vậy, tăng xuất khẩu cũng là một hình thức bán rẻ tài nguyên và sức lao động”. Ông Lịch đặt câu hỏi “Thành tích của xuất khẩu” là dựa vào cái gì? Nhờ vào những giải pháp căn cơ, lâu dài, hay chỉ nhờ mất giá đồng tiền?
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Ngân hàng đã đáp ứng đủ ngoại tệ cho dân
Thời gian qua cân đối cung cầu ngoại tệ gặp khó khăn. Cung không đủ cầu do sự phối hợp các bộ ngành chưa chặt chẽ. Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ CA và các địa phương tăng cường quản lý thị trường. Chúng ta đã quản lý thị trường tự do. Việc mua bán ngoại tệ của người dân và cho đến nay mạng lưới đã cơ bản cung ứng ngoại tệ. Theo thống kê của NHNN, Hà Nội có 1689 điểm hoạt động của hệ thống tín dụng. hơn 400 đại lý thu đổi ngoại tệ. 1329 điểm. 59 đại lý. Thời gian qua, thị trường tự do khép lại.
Đến nay, về cơ bản giá ngoại tệ của thị trường tự do và NHNN tương đối gần. Các NH tuần qua báo cáo đã bán cho các đối tượng cho các nhu cầu đi nước ngoài.
Về vấn đề quản lý vàng, giá vàng trong nước xáo trộn và có lúc tách rời giá thế giới. Sắp tới Thủ tướng sẽ ban hành một nghị định có lộ trình quản lý vàng miếng. Có dư luận đây là việc cấm đoán, nhưng đây không phải việc cấm đoán.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: Giá xăng thế giới tăng sẽ phải điều chỉnh giá trong nước
Bội chi đang có xu hướng đặt ra vần đề tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu nhưng cần có lộ trình và phụ thuộc vào sản xuất.
Giá cả tăng cao do nhiều yếu tố: Áp lực tăng chi vẫn còn rất lớn. Hiệu quả đầu tư chưa cao. Phải đầu tư vùng sâu, giải quyết an sinh. Bên cạnh đó lãi suất cao, áp lực ngoại tệ lớn. Đầu vào của 1 số mặt hàng đã bị kìm nén để ổn định mục tiêu ngắn hạn giờ phải điều chỉnh. Tuy nhiên giá bán than cho điện mới chỉ khoảng 40-50% so với thị trường. Giá điện tuy tăng nhưng vẫn còn lỗ lớn. Giá xăng vẫn thấp hơn Lào, Campuchia từ 3,2 ngàn đến 5 ngàn/lít.
Về biện pháp ổn định giá cả, Bộ Tài chính xác định đảm bảo cung cầu hàng hoá là gốc của vấn đề. Bộ đã yêu cầu các địa phương sắp xếp lại phân phối. Tới đây sẽ điều hành giá theo thị trường. Than mới điều chỉnh 5% sẽ phải điều chỉnh theo giá điện. Giá xăng hiện nhà nước không thu thuế 20% và mới điều chỉnh một phần. Nếu tới đây giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng thì phải tiếp tục điều chỉnh giá trong nước. Còn nếu giảm sẽ khôi phục thuế. Chúng ta theo thị trường từ 2009 và giờ phải quay lại theo thị trường.
Theo Bộ trưởng Ninh, tới đây, sẽ tăng cường kiểm tra các DN khai lỗ nhiều.
Đào Tuấn
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5280
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét