"Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường. Có gì mà phải sợ?", tiến sĩ Vũ Thế Long nêu quan điểm.
LTS: Ngày 2/3, Tuần Việt Nam đăng bài phỏng vấn GS Hà Đình Đức về việc cứu chữa rùa Hồ Gươm. Mới đây, TTXVN có bài phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Thế Long, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam nêu quan điểm khác với góc nhìn của GS Hà Đình Đức. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng lại bài viết này.
>> "Bao nhiêu năm cụ Rùa sống ngoài vòng pháp luật"
Xung quanh câu chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm đã và đang tạo nhiều luồng dư luận. Tiến sĩ Vũ Thế Long, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam trả lời phỏng vấn TTXVN về cách nhìn của một nhà khoa học với chuyện rùa Hoàn Kiếm. Chúng tôi xin đăng lại bài viết này.
Xin ông cho biết việc "đánh đồng" rùa truyền thuyết trong lịch sử và "cụ" rùa ở hồ Hoàn Kiếm hiện nay có sai lệch thế nào?
Tiến sĩ Vũ Thế Long: Truyền thuyết là những câu chuyện mà người ta đồn đại, đó không hẳn là một sự thật khoa học. Ta có thể tham khảo truyền thuyết để hiểu được tiền nhân gửi gắm lại điều gì cho mai sau qua cái truyền thuyết ấy.
Chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm mà truyền thuyết lưu lại xét về mặt sinh học hoàn toàn là không có thật. Đừng mơ hồ chuyện đó.
Cụ Rùa xuất hiện với vết thương ngày 30/12/2010. Ảnh do GS Hà Đình Đức cung cấp
Quan niệm "cụ" rùa đang thỉnh thoảng hiện hữu ở hồ Hoàn Kiếm là rùa thiêng huyền thoại có thể đem đến nguy hại vì rất có thể "cụ" rùa sinh học rồi cũng có thể chết đi theo quy luật tự nhiên mà cụ rùa trong tâm thức, tình cảm của người dân thì cần sống mãi, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Tâm thức dân ta là một chuyện còn sự có mặt của một con vật đang tồn tại lại là chuyện khác. Đừng lẫn lộn. Vật chất tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Sinh vật có sinh có tử là chuyện thường tình. Có gì mà phải làm rùm beng lên! Đừng tự huyễn hoặc mình và chớ thổi to những chuyện mê tín dị đoan lên.
Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường. Có gì mà phải sợ?
Chuyện truyền thuyết dị đoan thể hiện cái tâm thức của con người và có thể chỉ là gửi gấm của tiền nhân đến mai sau về ý chí gìn giữ độc lập dân tộc thôi. Nó chỉ có giá trị về tinh thần, hoàn toàn không có thật.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho biết về loài rùa, theo ông, đâu là điểm nổi bật cần lưu ý về loài sống lâu đặc biệt và rất gắn với văn hóa, sử sách Việt Nam ta này?
Đây là loài động vật hiếm quý theo tôi cần bảo tồn như mọi động vật hiếm quý khác. Làm sao cho loài này trường tồn, không bị tuyệt chủng. Cần dùng mọi biện pháp kĩ thuật để theo dõi, bảo
tồn và nhân giống nếu có thể.
Lời khuyên của tiến sĩ với những người dân đang sa vào mê tín rồi suy luận từ việc "cụ" rùa nổi lên?
Rùa nổi lên là vì nó có nhu cầu lấy dưỡng khí hay chỉ là tập tính sinh học bình thường của nó mà thôi. Không có dính líu đến bất cứ sự kiện văn hóa xã hội nào cả. Đừng có tin vào những chuyện dị đoan. Nó nổi lên lúc nào là do nhu cầu cá nhân của nó với môi trường. Ai lợi dụng gắn chuyện rùa nổi với những ngày kỉ niệm lịch sử là kẻ bịp bợm, cơ hội. Không có chuyện đó.
Người ta từng đặt ra câu hỏi, nếu "cụ" rùa chết thì trách nhiệm thuộc về ai? Ông nghĩ sao xung quanh cách nhìn nhận này?
Rùa già, chết là lẽ thường. Nếu có thể chăm sóc vật quý cho nó sống đến tuổi tối đa của nó thì nên làm. Gây bẩn môi trường thì không chỉ rùa và nhiều sinh vật khác cũng bị xâm lại là lỗi của các nhà quản lí môi trường. Đừng tự huyễn hoặc và tạo ra những áp lực không cần thiết.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo TTXVN
---------
Gửi ông Tiến sĩ: "cụ" rùa Hồ Gươm, có phải già thì chết?!!
Đọc xong bài phỏng vấn của Tiến sĩ Vũ Thế Long - nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, tôi ước gì có thể nói với ông một vài lời, như của một trí thức trẻ với bậc trí thức tiền bối:
Kính thưa Tiến Sĩ.
Theo ông nói, rùa già rùa chết là chuyện tất nhiên. Thật vậy. Nhưng, nếu rùa chưa già mà rùa dã chết thì có hợp lẽ không? Vậy, đứng về phía một nhà tiến sĩ, ông có cho rằng nên cứu chữa, đặc biệt, đây là loài quý hiếm hay không? Không hiểu ông có yêu quý thiên nhiên, động vật hay không? Hay ông chỉ đứng trên lập trường của một nhà khảo cổ, cái gì chết rồi, đem chôn rồi, quá khứ rồi thì mới lật lên, đem đi tìm hiểu vì sao nó chết, niên đại nó bao lâu... mà đánh giá sự việc này? Thưa ông!
Truyền thuyết cha rồng mẹ tiên, mẹ âu cơ đẻ ra trăm trứng mà tất thảy người dân Việt đều biết, chắc ông cũng biết. Nó đã đi sâu vào tiềm thức dân tộc ta, coi đó như là tinh thần, động lực đấu tranh phát triển. Rùa hoàn kiếm cũng là truyền thuyết như vậy. Nó đã gắn liền với tinh thần đấu tranh bảo vệ lãnh thổ, đất nước. Vậy ông nghĩ đó là mê tín, vậy cha rồng mẹ tiên chắc cũng là mê tín? Nhưng khi ông và đồng nghiệp cất công đi đào đá, đi khảo cổ những gì chìm vào quá khứ, lòng đất rồi trung tu, phục dựng, thì hiện tại, ông có nên coi "cái mê tín" này cần bảo tồn trước khi nó lại được ông và đồng nghiệp khảo tiếp không ạ!
Có bấy nhiêu lời để nói đến Tiến Sĩ, có lẽ ông rất bận. Chúc ông có nhiều công trình khảo sát hơn nữa. Và đừng xem những thứ trong truyền thuyết là mê tín, ông nhé. Và không biết ông có dạy cho con cháu mình tình yêu thiên nhiên không? Ông nhỉ?
Hic, lâu lắm mới thấy 1 ông liều như ông này, ổng không nói có ai bảo ổng câm đâu. Báng bổ lịch sử
Sanh mạng cụ rùa có gắn gì đến chế độ không nhỉ?
Em ủng hộ việc cứu rùa vì rùa đang bị thương và đây là một loài rùa hiếm. Các em nhỏ sẽ nhìn vào hành động này để bồi đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Còn việc dùng rùa như sợi dây neo giữ truyền thuyết trong lòng người thì sẽ có ngày sợi dây ấy đứt vì như em đã nói rùa không thể sống mãi.
Có một cây cột của đền cổ (mới vài trăm năm) bị một thằng thần kinh đốt mà dân Hàn Quốc khóc như cha chết! Còn VN, từ thành cổ Sơn Tây, Thành nhà Mạc.. đều thành lò gạch của Chí Phèo hết!....
Cứu được Rùa thiêng (phải cụ rùa ngày xưa đưa gươm cho Lê Lợi không thì từ từ bàn) thì cố mà cứu, sao lại chưa gì đã bàn bạc việc làm "món rùa gì để nhậu" theo cách các tiến Sỹ "rùa" đang làm thì ai mà không xót, không giận....
Chắc các anh ấy biết trước được số phận cụ rùa rồi thì phải................ Tốn thêm một đống chi phí để tổ chức hội nghị rồi mua sắm phương tiện chữa trị...........Ôi đau Nhưng bực nhất là cái bọn cơ hội, lợi dụng: Khi thì "cụ" nổi lên mừng 1000 năm, mừng đại hội thành công. Nghĩa là cụ có sự liên hệ với họ.
Nhưng nay "cụ" nổi liên tục chứng tỏ môi trường và sức khoẻ có vấn đề thì cho tung lên 1 số bài tranh cãi về "cụ là rùa hay giải (Ba ba trên 100 năm gọi là giải)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét