Ghi chú của dịch giả: Kinh
nghiệm Việt Nam Cộng Hòa liên quan đến cuộc lật đổ chế
độ Ngô Đình Diệm có lẽ cho ta một cái nhìn khá kỳ thú và
sâu sắc đối với tình hình đang triển khai tại Ai Cập, nếu
chúng ta tập trung sự chú ý vào bàn tay lông lá của Hoa Kỳ
đối với quân đội và các thế lực tôn giáo tại đó. Theo
một nguồn tin báo chí, trong khi các cuộc biểu tình đang diễn
ra sôi động tại thủ đô Cairo và thành phố cảng Alexandria,
thì một bộ phận của quân đội Ai Cập gồm các tướng tá
có mặt tại Washington qua một chương trình trao đổi quân sự.
Hiện nay việc quản trị quốc gia Ai Cập đang nằm trong tay
một hội đồng quân nhân (military juncta), sự kiện này khiến
chúng ta liên tưởng đến vai trò của Hội đồng Quân nhân
Cách mạng sau cuộc đảo chính do Mỹ giật dây ngày 1-11-1963
tại Sài Gòn. Và qua bài viết này, chúng ta thấy Mỹ đang đánh
bóng Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, như một nỗ lực tương
đương với việc Mỹ cầu thân với phong trào Phật giáo Ấn
Quang tiếp theo sau việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Phải chăng lịch sử đang lặp lại chính nó, nhưng ở một nơi
khác?
Chính quyền Obama đang chuẩn bị cho viễn ảnh các chính phủ nghiệm Việt Nam Cộng Hòa liên quan đến cuộc lật đổ chế
độ Ngô Đình Diệm có lẽ cho ta một cái nhìn khá kỳ thú và
sâu sắc đối với tình hình đang triển khai tại Ai Cập, nếu
chúng ta tập trung sự chú ý vào bàn tay lông lá của Hoa Kỳ
đối với quân đội và các thế lực tôn giáo tại đó. Theo
một nguồn tin báo chí, trong khi các cuộc biểu tình đang diễn
ra sôi động tại thủ đô Cairo và thành phố cảng Alexandria,
thì một bộ phận của quân đội Ai Cập gồm các tướng tá
có mặt tại Washington qua một chương trình trao đổi quân sự.
Hiện nay việc quản trị quốc gia Ai Cập đang nằm trong tay
một hội đồng quân nhân (military juncta), sự kiện này khiến
chúng ta liên tưởng đến vai trò của Hội đồng Quân nhân
Cách mạng sau cuộc đảo chính do Mỹ giật dây ngày 1-11-1963
tại Sài Gòn. Và qua bài viết này, chúng ta thấy Mỹ đang đánh
bóng Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, như một nỗ lực tương
đương với việc Mỹ cầu thân với phong trào Phật giáo Ấn
Quang tiếp theo sau việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Phải chăng lịch sử đang lặp lại chính nó, nhưng ở một nơi
khác?
Hồi giáo sẽ nắm quyền ở Bắc Phi và Trung Đông, nhìn nhận
rằng các cuộc cách mạng được quần chúng hậu thuẫn ở đó
sẽ mang lại cho vùng này một mô hình chính trị chịu ảnh
hưởng tôn giáo nhiều hơn trước.
Chính quyền Mỹ đang từng bước phân biệt các phong trào khác
nhau muốn đưa luật Hồi giáo vào guồng máy chính phủ ở trong
vùng. Một bản đánh giá tình hình được lưu hành trong nội
bộ, do lệnh của Nhà Trắng đưa ra tháng trước, đã phát
hiện những dị biệt to lớn về ý thức hệ giữa các phong
trào như Tổ chức huynh đệ Hồi giáo (the Muslim Brotherhood) tại
Ai Cập và al-Qaeda. Những dị biệt này sẽ định hướng
đường lối của Hoa Kỳ đối với vùng này.
"Chúng ta không nên lo sợ vai trò của Hồi giáo trong sinh hoạt
chính trị của các quốc gia này", một quan chức cấp cao của
chính quyền Mỹ đã nói như thế, với điều kiện danh tánh
được giữ kín, khi mô tả các thảo luận nội bộ về chính
sách. "Chúng ta sẽ phán đoán các đảng phái chính trị và
các chính phủ trong vùng dựa vào hành vi của họ, chứ không
dựa vào mối quan hệ của họ đối với Hồi giáo".
Các chính phủ Hồi giáo trải dài trên một lăng kính bao gồm
nhiều ý thức hệ và tham vọng chính trị khác nhau, từ sự
tàn bạo dã man của Taliban tại Afghanistan đến Đảng Công lý
và Phát triển của Turkey, một phong trào có gốc rễ Hồi giáo
đang lãnh đạo một chế độ chính trị chủ yếu thế tục.
Không một cuộc cách mạng nào diễn ra trong nhiều tuần qua
công khai biểu lộ màu sắc Hồi giáo, nhưng hiện có những
dấu hiệu cho thấy các cuộc nổi dậy có thể nhường bước
cho các thế lực đậm màu sắc tôn giáo hơn. Một giáo sĩ có
nhiều ảnh hưởng tại Yemen vào tuần này đã kêu gọi chính
quyền do Mỹ hậu thuẫn của Tống thống Ali Abdullah Saleh phải
được thay thế bằng một chế độ Hồi giáo, và tại Ai Cập,
một nhà thần học Hồi giáo đang giữ vai trò lãnh đạo trong
việc soạn thảo các tu chính hiến pháp sau khi Tổng thống Hosni
Murabak bị lật đổ tháng trước.
Một số các đảng chính trị Hồi giáo đang quyết định nên
giữ một vai trò như thế nào trong các cuộc chống đối chính
quyền và trong những cải tổ vào thời hậu-cách mạng.
Từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã biện hộ cho một
"cuộc khởi đầu mới" với Hồi giáo, gợi ý rằng đức
tin Hồi giáo và chính trị dân chủ không phải là không tương
hợp. Nhưng trong khi làm như vậy, Obama đã gây báo động cho
một số người theo chủ nghĩa thực dụng trong chính sách đối
ngoại và cho các đồng minh như Israel, vì họ sợ rằng các
chính phủ đặt cơ sở trên luật lệ tôn giáo nhất định sẽ
phá họai các cải cách dân chủ và các giá trị khác của
phương Tây.
Một số viên chức trong cộng đồng tình báo, các giới ngoại
giao Hoa Kỳ và Đảng Cộng Hoà cho rằng việc Obama sẵn sàng
chấp nhận các phong trào Hồi giáo, thậm chí cả những phong
trào đã hội đủ một số điề kiện, là không xét đến con
đường có bài bản (the methodical approach) mà nhiều đảng phái
Hồi giáo đang đi theo nhằm từng bước chuyển đổi các quốc
gia thế tục thành các quốc gia Hồi giáo xung khắc với các
mục tiêu chính sách của Hoa Kỳ.
Tổ chức Hezbolla tại Li-Băng và tổ chức Hamas tại các lãnh
thổ Palestine đã thành công lớn trong các cuộc tuyển cử dân
chủ và nắm được ảnh hưởng to lớn. Cả hai đảng, mỗi
đảng với một lực lượng vũ trang riêng, đều không chấp
nhận quyền hiện hữu của Israel, đều không chịu từ bỏ
bạo lực như một công cụ chính trị.
Và mặc dù nhiều người trong vùng này đã viện dẫn trường
hợp Turkey như một mô hình tổng hợp Hồi giáo và dân chủ,
nhưng đảng Hồi giáo cầm quyền tại nước này được kềm
hãm bởi hai quyền lực thế tục là quân đội và hệ thống
tòa án, một cặp định chế vững mạnh dùng để kiểm soát
chính quyền mà các nước như Ai Cập và Tunisia không có
được.
"Từ ngữ và định nghĩa đích thực của chủ nghĩa Hồi giáo
tự nó không tạo ra một mối đe dọa", Jonathan Peled, người
phát ngôn của Đại sứ quán Israel tại Washington, đã nói như
thế, bằng cách trích dẫn chẳng hạn như quan hệ ngoại giao
của Israel với chính phủ Turkey.
Nhưng Peled cho biết Israel sợ rằng "các thế lực cực đoan
phản dân chủ có thể lợi dụng một hệ thống dân chủ",
như, ông nói, tổ chức Hamas đã làm với thắng lợi đạt
được trong cuộc bầu cử quốc hội Palestine năm 2006. Israel cho
phép Hamas tham gia sinh hoạt chính trị chỉ dưới sức ép của
chính quyền George W. Bush một phần vì chính quyền này đã công
khai cam kết sẽ thúc đẩy một nền dân chủ Ả-rập.
"Hiễn nhiên là, chúng tôi có những lo lắng khác với những
quan tâm của chính quyền Mỹ", Peled nói. "Rõ ràng là, chúng
tôi sống ngay trong vùng đó, và chúng tôi sẽ chịu hậu quả
trực tiếp hơn Hoa Kỳ".
Việc lựa chọn giữa ổn định và dân chủ xưa nay vẫn là
mối căng thẳng thường xuyên trong chính sách đối ngoại Mỹ,
và ít có nơi nào sự căng thẳng này nổi bật như tại Trung
Đông.
Nhiều nhà độc tài đã bị truất phế hay đang bị lung lay ở
trong vùng này vốn từng được nhiều chính phủ Hoa Kỳ liên
tục hậu thuẫn, hoặc như những kẻ ngăn chặn ảnh hưởng
của Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh hoặc như thành trì
kiên cố chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trước và
sau những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2011.
Trong bài diễn văn đọc tại Đại học Cairo tháng Sáu 2009,
Obama nhìn nhận cuộc tranh luận mà nỗ lực đẩy mạnh dân
chủ của chính quyền Bush đã khuấy động lên ở trong vùng.
"Tuy nhiên, sự kiện đó không làm suy yếu cam kết của tôi
đối với những chính phủ phản ánh nguyện vọng của người
dân", ông nói như thế và thêm rằng "mỗi quốc gia tạo ra
nguyên tắc dân chủ theo cách riêng của mình, đặt cơ sở trên
những truyền thống văn hóa của dân tộc mình".
Tại vùng Trung Đông Á-rập, những truyền thống đó bao gồm
Hồi giáo, mặc dù Obama không trực tiếp bàn về vai trò của
tôn giáo này trong chính trị dân chủ. Ông nói rằng Hoa Kỳ
"sẽ hoan nghênh mọi chính phủ dân chủ và yêu chuộng hòa
bình - miễn là những chính phủ đó điều hành quốc gia với
sự tôn trọng dành cho mọi người dân".
Mục đích của các phong trào Hồi giáo sau khi nắm được chính
quyền là nguồn gốc của mối quan ngại được các nhà lập
pháp đảng Cộng hòa và nhiều nhân vật khác tại Washington bày
tỏ.
Paul Pillar, một nhà phân tích kỳ cựu của CIA hiện dạy tại
Đại học Georgetown, đã nói: "Hầu hết mọi người trong
cộng đồng tình báo sẽ thấy những vấn đề trên đề tài
này rất giống với Tổng thống Obama – nghĩa là, về phương
diện chính trị, Hồi giáo là một chuổi ý thức hệ rất đa
dạng, tất cả đều sử dụng một loại từ vựng giống nhau,
nhưng bản chất thì hoàn toàn khác biệt".
"Thách thức chính mà Tổng thống Obama sẽ đối đầu là một
thách thức chính trị đến từ đảng đối lập và là một
thách thức được củng cố bởi Israel", Pillar đã nói như
vậy - hồ sơ công tác trước đây của ông bao gồm vùng Trung
Đông.
Trong lúc các cuộc cách mạng Á rập đang diễn ra, thì Nhà
Trắng lại phải bận tâm nghiên cứu nhiều phong trào Hồi giáo
khác nhau, phát hiện những điểm dị biệt ý hệ để tìm
những chỉ dấu về đường lối cai trị của các phong trào
này trong ngắn hạn và dài hạn.
Bản đánh giá lưu hành nội bộ của Nhà Trắng, đề ngày 16
tháng Hai, phân tích quan điểm của Tổ chức Huynh đệ Hồi
giáo và quan điểm của al-Qaeda về thánh chiến toàn cầu, và
các đề tài khác như cuộc xung đột Israel-Palestine, vai trò
của Hoa Kỳ, Hồi giáo trong chính trường, thể chế dân chủ
và chủ nghĩa dân tộc.
Bản báo cáo đã rút tỉa những dị biệt rõ nét giữa tham
vọng của hai nhóm Hồi giáo, cho thấy rằng nỗ lực tổng hợp
Hồi giáo và chủ nghĩa dân tộc của nhóm Huynh đệ đã khiến
nó trở thành một tổ chức rất khác biệt với al-Qaeda, một
tổ chức vốn coi các biên giới quốc gia là những chướng
ngại cho việc phục hồi nhà nước Hồi giáo chính thống.
Bản nghiên cứu cũng kết luận rằng Tổ chức Huynh đệ Hồi
giáo chủ yếu chỉ trích Hoa Kỳ về điều mà họ coi là lập
trường đạo đức giả (hypocritical stance) của Hoa Kỳ đối
với thể chế dân chủ -- nghĩa là, một mặt Hoa Kỳ rêu rao
dân chủ nhưng mặt khác lại hậu thuẫn những nhà lãnh đạo
độc tài như Mubarak.
"Nếu chúng ta không thấy được sự khác biệt giữa al-Qaeda
và Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, chúng ta sẽ không thể thích
nghi được với tình hình thay đổi hiện nay [tại Trung
Đông]", một viên chức cấp cao trong chính quyền Obama đã
nói. "Chúng ta cũng không thể cho phép mình bị nỗi lo sợ lèo
lái".
Sau khi tổ chức Hamas giành được thắng lợi trong các cuộc
bầu cử quốc hội Palestine năm 2006, Hoa Kỳ và Israel đã lãnh
đạo một cuộc tẩy chay quốc tế đối với chính quyền Hamas.
Nhưng những viên chức trong chính quyền Obama, trong lúc xét lại
giai đoạn lịch sử ấy bằng con mắt hướng về những cuộc
cách mạng Trung Đông hiện nay, lại cho rằng lý do để Hoa Kỳ
tẩy chay Hamas không phải vì tính chất Hồi giáo của tổ chức
này nhưng vì Hamas đã không chịu đáp ứng những điều kiện
như là phải công nhận quốc gia Israel.
Trong một diễn văn đọc hôm Thứ Hai [28-2-2011] tại Geneva, Bộ
trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Rodham Clinton tỏ ra là đã rút
được bài học đó, khi ngụ ý mời những đảng chính trị
Hồi giáo tham gia các cuộc tuyẻn cử tương lai ở trong vùng,
với một số điều kiện. Bà Clinton nói: "Việc tham gia sinh
hoạt chính trị phải được mở ra cho mọi thành thần trong
lăng kính ý hệ bác bỏ phương thức bạo động, chủ trương
bình đẳng và tuân theo những qui luật dân chủ".
Nguồn: Washington Post, March 4, 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét