Trang dudoankinhte xin giới thiệu loạt bài về nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhân dịp tình hình giá xăng dầu biến động và Petrolimex liên tục kêu lỗ, trong khi vai trò của Dung Quất thì vẫn mập mờ chưa thấy đâu.
Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?
(Để theo dõi các kì kế tiếp, mời mọi người cập nhật link ở cuối bài.)
Lọc dầu không phải là công nghệ gì mới, cao cấp, do đó mức value-added RẤT thấp.
Để so sánh:
http://www.nytimes.com/2007/02/28/business/28auto.html
Toyota đầu tư 1,3 tỉ USD vào nhà máy sản xuất… 150 ngàn xe hơi/năm. Đó là giá năm 2007.
Đầu tư 6 tỉ USD, tức 4,6 lần nhà máy trên đây, thì phải sản xuất… 700.000 xe hơi 1 năm, mỗi chiếc cho là trung bình 25k USD, thì giá trị thành phẩm lên đến 17,5 tỉ USD.
Lọc 1 thùng dầu chỉ lời cao lắm 5 USD, 1 tấn 35 USD.
6 tỉ USD, chỉ tính tiền lời đã 600 triệu USD, tiền chi phí vận hành ít nhất 20% tức tổng cộng phải có gross profit trên 2 tỉ USD/ năm, phải lọc trên… 50 triệu tấn dầu/ năm mới gọi là huề vốn, chưa tính thuế.
Đầu tư thì có, NHƯNG KHÔNG TỚI 6 tỉ USD, và tiền lời RẤT THẤP cho phía VN.
6 tỉ USD cho 1 nhà máy lọc dầu là con số LÁO KHOÉT.
—————————–
Và cũng để so sánh, NMLD DQ hiện ĐÃ ngốn 3,3 tỉ USD, phải lọc trên 20 triệu tấn dầu hàng năm mới có lời, đang khi công suất chỉ 6 triệu tấn.
Cho thấy, nhà máy này đang lỗ rất nặng, và trong thời gian tới sẽ còn lỗ nặng cho dù không tính tiền lời cho số 2,3 tỉ USD tự bỏ vào.
Chỉ tính số 1 tỉ USD vay mượn cũng khó đủ tiền trả vốn lời.
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.
Ở bài trước tôi ghi, chỉ cần 1,3 tỉ USD là Toyota đủ mở xưởng lắp ráp xe hơi, làm ra mỗi năm 150 ngàn chiếc.
Theo Purchasing Power Parity thì giá hàng tại Mỹ cao hơn tại VN gấp 3 lần, do đó tại VN 1 xưởng tương đương chỉ tốn khoảng 400 triệu.
“Nhà máy lọc dầu giá 6 tỉ USD”, trừ khi làm ra sản phẩm lời như ráp 1,8 triệu chiếc xe hơi thì họ mới làm.
Cho dù cãi chày cãi chối thế nào, PPP VN = PPP Mỹ, v.v… thì 6 tỉ USD cũng phải làm ra sản phẩm đem lời tương đương với ráp 700 ngàn chiếc xe hơi hàng năm.
——————————-
Lọc dầu KHÔNG đem lại kỹ thuật nào mới cho VN. Trên thế giới có hàng TRĂM nước có các nhà máy này, Thái lan còn có.
Như vậy, VN chẳng học được gì, có chăng là cách bấm nút cho đúng giờ.
Và do hầu hết “xứ nào cũng có”, chẳng đem lại lợi ích KT nào đáng kể cả. Breaking even là may, huề vốn là may.
——————————
TOTAL khi trước cất tại Vũng tàu có thể có lời, vì họ có chuyên gia riêng, nếu cần thì thuê VN, công nghệ họ có sẵn, phụ tùng do mua nhiều cái (ECONOMIES OF SCALE, http://en.wikipedia.org/wiki/Economies_of_scale) nên họ mua rẻ, ví dụ mua 10 cái pump giá mỗi cái chỉ 50% giá VN chỉ mua 1 cái.
TOTAL còn có thể đem phụ tùng tồn kho, còn mới tinh, đem qua VN. Hàng mua từ lâu, giá rẻ, không xài bị hư có thể phải đem bỏ, trong khi VN mua 1 cái thì giá rất mắc.
Nhiều phần trong nhà máy có thể tháo gỡ từ nhà máy nào khác đem qua VN, vì bên kia cần thay thế bằng công nghệ tốt hơn nữa. VN xài ké công nghệ cũ vài năm cũng không tệ.
Do đó, TOTAL cho dù BOT cũng có thể có lời, sau 20 năm giao lại VN không tốn 1 xu 1 cắc cũng có nguyên nhà máy xài được, thay vì hiện nay đút 3,3 tỉ USD vào DQ, cất cái còn thua xa cái TOTAL đã có thể cất xong từ… 1995, nay chỉ còn 5 năm là giao lại cho VN, FREE OF CHARGE.
Kì 3: Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung?
(Để xem lại những bài viết cũ [cũng như theo dõi các kì kế tiếp], mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)
–
Tất cả sản phẩm dầu lọc ra đều mua được trên thị trường thế giới.
Giá TẤT CẢ các sản phẩm này, so với dầu thô, tăng khoảng 5 USD/ thùng dầu.
Các loại này chẳng có gì quý, hiếm đến mức vác tiền mua không được.
Nói VN có “an toàn năng lượng” là lối ngụy biện.
————————————
(1) NMLD vẫn cần phải thay phụ tùng, nếu quốc tế muốn, họ có thể dễ dàng cấm vận VN mua phụ tùng, vậy là VN cũng chẳng thể lọc dầu.
(2) Nếu quốc tế cấm VN mua dầu thô, thì VN vẫn có thể dùng dầu tự khai thác đem qua 100 nước khác nhờ lọc dùm.
Nếu quốc tế cấm lọc dầu dùm, thì cho dù VN có NMLD, họ vẫn có thể cấm vận phụ tùng thay thế.
Vậy là, “an toàn năng lượng” chỉ có nghĩa khi (a) VN tự túc 100% phụ tùng thay thế (kỳ rồi hư cái van, phải mua của Ý, chở qua hết 2 tháng), và (2) VN có đủ dầu thô.
Cả (a) và (b) đều không có, vậy thì an toàn năng lượng chỗ nào mà cần phải có cái nhà máy mà 100 xứ khác đang có, vận hành, trong khi cho mỗi thùng dầu thì giá TẤT CẢ MỌI thành phẩm bán chỉ 5 USD cao hơn giá dầu thô đưa vào lọc?
————————————
Trước hết, NMLD làm ra là lỗ, dứt khoát KHÔNG làm.
Ngoài ra, phải tập trung vào làm những hàng hóa có giá trị gia tăng cao, bằt đầu từ cây đinh, con ốc, và gia công các loại hàng này.
Ví dụ, tại sao không gia công làm iPhone, iPad, vì lương khá, học được chút ít.
Làm software rất tốt, nhưng phải cho ngoại quốc vào dạy dễ dàng, đừng như hiện nay kiều bào về tới phi trường là phải hối lộ 2 lần, không thôi bị làm khó đủ thứ.
Phải cho 100 trường lớn nhất thế giới vào mở chi nhánh, cho họ tự do giảng dạy. Phải có kế hoạch MỘT CỬA, chứ hiện nay họ phải hối lộ 100 cửa khác nên không thèm vào.
Chi tiết còn nhiều, trên đây chỉ nêu ra tầm vĩ mô.
Nói nhiều vô ích, hãy làm 1 financial statement, xem làm sao mà đầu tư 3,35 tỉ USD, lọc mỗi năm 6,5 triệu tấn dầu, mà có lời?
Nếu lỗ, ví dụ 300 triệu USD/ năm, thì thà là bỏ tiền này bao học phí phổ thông còn hơn, kết quả chắc chắn hơn.
Mỗi tấn dầu lọc ra chỉ làm tăng giá trị $35 so với dầu thô, và đây là trường hợp TỐI ƯU.
6,5 triệu tấn x $35 USD chỉ tăng khoảng $230 triệu USD/ năm.
Trong đó, tiền lời 3,3 tỉ USD x 8% = 264 triệu USD.
Chi phí vận hành vô cùng to lớn, có thể 2, 300 triệu USD/ năm.
Ngoài ra còn đất đai, hạ tầng cơ sở chưa tính vào, các con đường dẫn vào, thiệt hại môi trường, dầu chảy ra biển, v.v…
Và còn phải tính depreciation costs.
———————————————-
Việc này tôi ghi ra rồi, có bạn nói, “chỉ tính 1 tỉ USD mượn về”.
Như vậy sao được, 2,3 tỉ USD bỏ vào, chạy đi đâu? Đem cho các ngân hàng VN vay rẻ lắm cũng lời 8%, như HAGL chạy đi vay 200 triệu USD, tiền lời 10% chưa chắc được.
NMLD DQ lỗ ít thì 200 triệu USD/ năm, nhiều thì 500 triệu USD nếu tính đúng 3,3 tỉ USD đổ vào.
Cho dù rút lại còn 1 tỉ USD, bỏ đi 2,3 tỉ USD, thì cũng lỗ tuốt.
Ra làm ăn, PHẢI nghe Principle #1 của Warren Buffett:
“NEVER lose ANY money”.
————————————
Dung Quất xây lên mà chẳng có ai là dân địa phương được vào làm (lương rất khá, như thợ điều khiển máy bơm cũng 25tr/tháng) hầu hết là con em các quan chức bên Vietsopetro, PVI oil, các quan trên Bộ gởi gắm vào là chính và số CB này ra ngoài tiêu xài hơn hẳn mức sống bình thường của dân địa phương làm giá cả tăng vọt
Ngân sách thu của QN cũng tăng vọt từ 500tỉ/năm – 1500tỉ/năm nhưng người dân chẳng thấy được gì ngoài giá cả tăng.
Hầu như có tục lệ, cứ dầu khí là phải lương cao bất chấp lời lỗ…
Gần DQ có những bãi biển đẹp đến kinh ngạc, nước trong thấy đáy, cá lội tung tăng, đi ra cả cây số nước vẫn ngang ngực nhưng có mấy vị CTy TNHH được cấp phép vây lại thành bãi tắm riêng dành cho kinh doanh
Sắp tới chắc chẳng còn bãi tắm công cộng nào.
————————————
Theo tính toán sơ bộ, với công suất của Nhà máy là 149.000 thùng/ngày, sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi ngày lợi nhuận đạt 1 triệu USD (chưa tính lương cho cán bộ)
[1]
Xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất không phải là công việc dễ dàng. Có rất nhiều “kỷ lục” đã được ghi ở đây với lượng công việc đồ sộ hiếm thấy: tổng thời gian từ khi thai nghén đến khi hoàn thành dự án lên đến 15 năm! Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 3 tỉ USD
[2]
Hoạt động nhà máy sẽ tạm dừng 2 tháng vào giữa cuối năm để bảo dưỡng tổng thể nhà máy theo hợp đồng đã ký với nhà thầu chính.
[3]
Từ 15/7 tới, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ tạm ngừng hoạt động trong hai tháng, để bảo dưỡng toàn bộ lần thứ nhất.
[4]
Bây giờ bắt đầu tính hiệu quả thu hồi vốn của NMLDDQ
3 tỷ * 8% (lãii xuất ) = 240 tr
chạy 10 tháng (2 tháng bảo hành) = 300 tr
tiền lời 60 tr
3000/60 tr = 50 năm
Theo tính toán sơ bộ thu hồi vốn của NMLDDQ là 50 năm. Hy vọng là CP VN có chính sách như thế nào chứ 50 năm để thu hồi vốn là quá oải.
TB: đó là chưa tính tới lãi suất 15 năm xây dựng.
Kì 4: Phân tích cụ thể về thiệt hại từ dự án.
(Để xem lại những bài viết cũ, mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)
Các nước khác cất có lời là vì họ:
1. Cất nơi thuận lợi, như TOTAL định cất tại Vũng Tàu. Khi bị buộc phải cất ngoài Trung, họ bỏ chạy ngay.
2. Có công nghiệp phụ trợ, nội hóa nhiều phụ tùng. VN chưa làm được cây đinh con ốc, do đó phải nhập gần 100% máy móc, phụ tùng.
3. Trình độ kỹ thuật họ tiến bộ hơn VN nhiều, họ không tốn tiền thuê kỹ sư ngoại quốc, dạy kỹ sư trong nước.
4. Không bị tham nhũng tận răng. Bạn tôi làm tạp dịch ngoài DQ, nói tham nhũng kinh hoàng. Chuyên gia ngoại quốc phải ở nhà do quan chức cho thuê, hoặc “làm mối” ăn tiền. Tiền thuê cao, thì lương chuyên gia bị nâng lên. Các khóa học liên tục, tầm bậy, cho quan chức, công nhân, rồi tính vào tiền chi phí.
5. NMLD DQ nếu cất tại Vũng tàu, chi phí ban đầu chỉ khoảng 1,3 tỉ USD thì KHÔNG LỖ, còn có lời, do lọc xong bán rất dễ, chi phí vận chuyển thấp, do khí hậu tốt. Tại DQ, biển động rất mạnh, lại thêm hay bị bão hàng 3+ tháng/ năm, đường bộ lại không thuận tiện.
TOTAL làm được rẻ là vì họ có sẵn chuyên gia ăn lương tháng, dễ dàng “mượn” từ Trung đông qua. Vật tư phụ tùng họ mua số nhiều, hoặc cũ tháo ra từ nơi khác lắp vào, do còn tốt.
VN phải thuê chuyên gia rất mắc tiền, mỗi ngày vài ngàn USD/ người, vật tư phụ tùng phải mua từng cái, giá gấp 2x, 5x giá TOTAL mua, lại có khi không có ngay, trong khi TOTAL còn tồn kho ít là họ mua ngay.
Cho dù mua có, giá mắc, nhưng trễ 1 vài ngày là thiệt hại to lớn, lại phải chở gấp qua, rất mắc, thay vì TOTAL có tàu riêng, máy bay riêng của họ.
NMLD Dung Quất là một ĐẠI THẢM HỌA, có khi còn hơn cả VINASHIN, do hàng chục cty khác đang “ăn theo” các sản phẩm của NMLD này.
Vài năm sau khi máy móc cũ kỹ, rủi bị hư nặng, cháy nổ sao đó, thì hàng chục cty khác mang họa theo, do không có nguyên nhiên vật liệu từ NMLD DQ, mua nhập về thì quá mắc, thiệt hại dây chuyền toàn vùng, có thể lên đến hàng chục tỉ USD.
———————-
Dung Quất có khả năng lọc 65 triệu tấn dầu mỗi năm.
Ðáp ứng được chừng 33% nhu cầu dùng trong nước.
Chi phí xây từ năm 1993 mượn là 1,5 tỉ Mỹ kim.
Hoàn thành năm 2008 và tổng chi phí lên gần 3,2 tỉ đô la.
*Nếu tính công lọc 1 tấn dầu là 11 Mỹ kim (lấy giá của Singapore ), thì tổng số tiền lọc được 1 năm là:
6.5 triệu tấn x $11/ tấn = 71,5 triệu đô la mỗi năm.
- Mượn 1.5 tỉ đô la, với lãi suất 6-8%, trong thời gian 30 năm, thì tiền lời VN phải trả cho ngoại quốc trong 15 năm qua là gần 1,3 tỉ đô la (90 triệu đô/1 năm x 15 năm).
- Nhà máy Dung Quất đi vào sản xuất đầu năm 2009. Lấy tiền kiếm được qua việc lọc dầu TRỪ tiền trả lãi hàng năm cho việc mượn tiền xây dựng nhà máy = số tiền mà nhà máy Dung Quất thu được
Vì sau khi khởi công xây dựng từ 1993, nhưng không hoàn thành như tiến độ xây dựng là 5-7 năm, khoảng thời gian gần đây VN phải mượn thêm 1,7 tỉ để hoàn tất công trình, nên món nợ thật sự xây Dung Quất là 3,2 tỉ đô la.
Năm 2009, tiền lời 1 năm phải trà cho việc vay mượn 3,2 tỉ đô la nầy là 3,2 tỉ đô x 6% = 192 triệu đô la/1 năm.
Tiền lời của nhà máy lọc dầu Dung Quất hàng năm là 71.5 triệu (tiền lời do lọc dầu) – 192 triệu (tiền phải trả lãi do vay mượn) = -120 triệu đô la.
Tóm lại, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ hàng năm là 120 triệu đô la. (chưa nhắc tới số tiền lãi phải trả lại cho ngoại quốc từ 1993-2008 là 1.3 tỉ đô la). Nhiều nhà kinh tế tính rằng, số tiền lỗ thực sự lên đến hơn 250 triệu Mỹ kim hàng năm.
Giá xăng dầu: theo các nhân viên cao cấp ngành dầu khí VN cho biết, thì giá xăng dầu của VN trong nhiều năm sắp tới đây cũng sẽ vẫn cao hơn giá xăng dầu ở nước ngoài, và giá xăng dầu ở TQ cũng sẽ cao hơn giá mua xăng dầu phải nhập cảng ở các nước ngoài, vì giá lọc dầu $11/1 tấn là giá lọc của Singapore. Vì chính phủ có thể điều chỉnh giá lọc dầu ở Dung Quất phải cao hơn giá tiền $11/1 tấn thì Dung Quất mới bớt bị lỗ lã.
Nói một cách khác là toàn dân VN hiện nay phải mua xăng dầu giá cao hơn giá xăng dầu được nhập cảng của các nước ngoài và sẽ cao gấp rưỡi (1.5 lần) giá xăng nhập, và dân chúng VN phải gánh hết lỗ lã do chính sách đầu tư sai lầm của nhà nước ở Dung Quất.
Trong suốt 5 năm qua, mỗi năm VN khai thác được trung bình từ 17 triệu tấn đến 21 triệu tấn đầu (2003-2008), và con số nầy đang giảm dần vì giếng dầu Bạch Hổ đã bắt đầu cạn do đã khai thác gần 20 năm qua.
Nếu VN không tìm được mỏ dầu mới, thì Dung Quất sẽ không có đủ dầu để lọc. Tuy vậy, nhà nước đã mượn tiền ngoại quốc để đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy lọc dầu nữa ở gần Hà Nội. Quan điểm của nhà nước là “có làm, là có ăn.”
———————-
“…Hôm qua, tại cuộc họp quyết toán nhà máy, tổng vốn đầu tư cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 43 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn của Petro Vietnam chiếm 30%, còn lại là vốn vay từ ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ khác…”
“…Theo hợp đồng tín dụng thì từ bây giờ chúng tôi bắt đầu trả nợ và nguồn này được lấy từ chính lợi nhuận của nhà máy. Dự kiến năm 2010 lợi nhuận đạt khoảng 250 tỷ đồng, trong năm 2011 sẽ là trên 500 tỷ đồng, đảm bảo đủ để trả nợ và lãi…”
http://vneconomy.vn/2011010510272729P0C5/mo-rong-nha-may-loc-dau-dung-quat-hoan-toan-khong-mao-hiem.htm
—————————-
Vốn 43 ngàn tỉ đồng, nếu không làm gì cả, bỏ vào ngân hàng, cũng lời 14% tức 6020 tỉ đồng/ năm.
Nay, năm 2010 lời 250 tỉ đồng, năm 2011 lời 500 tỉ đồng, “đảm bảo đủ để trả nợ và lãi”?
Tính kiểu nào đây?
Cho dù chỉ tính trên số tiền nợ 70% của 43 ngàn tỉ đồng, thi cũng là 30 ngàn tỉ đồng, tiền lời 18%, thì cũng phải trả – chỉ tiền lời mà thôi – 5400 tỉ đồng.
“Xạo Hoài Cha Nội”, 250 tỉ đồng lời HÀNG NĂM của DQ không đủ trả tiền LỜI cho 3 tuần!
Đừng tính tiền vốn, nghe điếc lỗ tai!
Do vậy, nay phải chạy mượn “tăng năng suất”, thực tế là kê giá lên cho cao, lấy chênh lệch trả nợ gấp, và như vậy chẳng qua sẽ làm nợ càng nhiều, vài năm sau khi phải trả nợ hiện nay, nợ mới, thì lại phải “tăng năng suất” lần nữa.
Đây là 1 trong 2 nơi, nơi kia là EVN, mà bà Phạm Chi Lan nhắc đến “Còn 2 VINASHIN nữa, nợ rất nhiều”.
Không chạy kịp 5400 tỉ đồng trả tiền LỜI cho năm nay, thêm vào tiền vốn khoảng 10% cho số 30 ngàn tỉ đồng, tức tổng cộng 8400 tỉ đồng, thì lại có tin “Nhà máy lọc dầu DQ quỵt nợ”, chỉ trong vài tháng tới.
Năm 2010, theo lời công bố CHÍNH THỨC của NMLD DQ, chỉ lời ọp ẹp 250 tỉ đồng.
Mà cũng chưa chắc đâu, do còn làm phù phép các con tính thống kê. Amortization nợ ra sao, Depreciation costs thế nào?
Hè này ngưng 2 tháng bảo trì, sẽ thêm bao nhiêu chi phí vật tư, phụ tùng, thuê chuyên gia?
———————-
Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/07/dung-quất-con-số-dầu-tư-co-thật-sự-sinh-lời/
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/07/dung-quất-việt-nam-lang-phi-nhiều-cơ-hội-vang-từ-total/
Kì 3: Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung? http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/15/dung-quất-co-thật-sự-dảm-bảo-an-toan-nang-lượng-la-dầu-keo-phat-triển-miền-trung/
Kì 4: Phân tích cụ thể về thiệt hại từ dự án.http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/21/dung-quất-phan-tich-cụ-thể-về-thiệt-hại-từ-dự-an/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét