Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Nên cư xử với cụ rùa Hồ Gươm như thế nào cho phải?

Posted on Tháng Ba 5, 2011 by truongthondlb1
Đọc bài viết táo tợn “Rùa & hoa” của nhà báo blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất (TDN) khiến tôi cứ ray rứt mãi không thôi. Chuyện hoa (Lài hay cứt lợn – như chữ của TDN) thì đã có các blogger Tô Hải và Kami bàn nhiều rồi tôi không muốn đi sâu vào chuyện này nữa. Chỉ muốn bàn tới chuyện cụ rùa đang già nua ốm yếu với lở loét đầy mình thôi.

Trước khi bàn về cụ tôi xin nêu ra một hiện tượng văn hoá và tâm linh rất phổ biến ở mọi dân tộc cổ sơ (bất kể nay đã văn minh hay còn mông muội) là hiện tượng thờ cúng vật tổ (totem)! Tức là tục thờ phượng một động vật hay một thực vật được cho là tổ tiên chung hay có liên hệ mật thiết với vị tổ tiên chung của của mọi người trong cộng đồng. Người cổ sơ cũng có cách cách cư xử khác nhau tuỳ phong tục đối với vật tổ. Như có nơi hoàn toàn không động đến vật tổ. Nơi khác lại có thể được ăn vật tổ trong một thời kỳ nhất định mỗi năm để mong có được các khả năng của vật tổ.

Liên hệ với “cụ rùa” ở hồ Hoàn Kiếm Thăng Long – Hà Nội nói riêng hay loài rùa nói riêng thì ngoài các sự tích rùa thần (do người phương Nam dâng biếu người phương Bắc) trên mai rùa có hình Hà Đồ được cho là tiền đề hình thành nên Kinh Dịch và cả chữ tượng hình của Trung Nguyên hiện nay. Còn hai sự tích nữa là “Thần Kim Quy” dâng móng làm lẫy nỏ thần cho An Dương Vương (khoảng 300 năm trước Công nguyên) và rùa thần dâng kiếm cho Lê Lợi (hồi thập niên X – thế kỷ XV). Từ đó “Thần Kim Quy” (rùa thần) được mọi người trân qúi vì đã gắn chặt mật thiết với việc chống ngoại xâm giữ nước. Mặc dù “ngài” rùa chưa bao giờ được tôn sùng như vật tổ cả. Nhưng ngài cũng được xếp vào hàng “tứ linh” (Long – Lân – Quy – Phụng) hiện diện ở nơi đình chùa miếu mạo hay các chốn tôn nghiêm của triều đình. Thứ hạng của ngài cũng tầm tầm bật trung thôi. Cái câu “Thương thay thân phận con rùa / Trên thì hạc cưỡi dưới chùa đội bia” đã nói lên đẳng cấp vừa phải của cụ trong hàng tứ linh trên.


Lở loét đầy mình, rùa hồ Gươm lại như cố đặt chân lên bờ – Ảnh: Tuổi trẻ
Rùa ở Hồ Gươm hiện nay được dân gọi là “cụ” là do rùa đã già. Hai là do hình ảnh cụ trong truyền thuyết “Thần Kim Quy” được lưu truyền cho tới ngày nay mà bất cứ già trẻ lớn bé người Việt nào cũng đều tỏ tường. Cũng như ngay ông Hồ Chí Minh (HCM) đã được toàn dân Việt Nam gọi bằng “cụ” từ sau ngày 19.08.1945 – tức là khi lãnh tụ HCM mới 55 tuổi. Sau này, nếu ai đã đọc cuốn “Truyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn (BNT), thấy có Già Đô (một người bạn tù của BNT) cũng gọi BNT là “cụ” để tỏ ý tôn trọng một phần. Phần khác do trong nhà tù cấm không cho dùng chữ “ông” với các bạn tù (vì chữ đó chỉ để gọi “ông quản giáo” thôi). Nên BNT ít tuổi hơn Già Đô đã lên “cụ” một cách ngoạn mục như thế!

Trên các đình làng đều có thờ cả ngựa (gỗ) của Đức Thánh. Mặc dù cũng là một động vật, đều đã được người dân trân trọng gọi “ông” là chuyện hoàn toàn bình thường. Tương tự như vậy nhiều con vật như hổ, lợn, trâu… cũng được tín ngưỡng dân gian ở một số vùng ở châu thổ sông Hồng gọi là “Ngài” hay “Ông” như “Ông Ba Mươi” (“Ông Mãnh”) ; “Ông Ỉn”; “Ông Trâu”…

Từ đó rùa ở Hồ Gươm hiện nay được đại đa sốn dân chúng gọi là “cụ rùa” là có thể chấp nhận được. Chứ không có gì đáng phê phán nặng nề như ý kiến của TDN: “Một đất nước, một dân tộc đến bây giờ vẫn cứ mãi dựa níu vào những truyền thuyết hoang đường thì khó mà lớn lên được. Đến mức một con rùa già ghẻ lở cũng biến thành rùa thiêng, được xưng là Cụ (viết hoa), nhốn nháo như sắp bị… đào mộ Tổ” (

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét