Nguyễn Hoàng Hà
Sau nhũng ngày động đất và sóng thần tại Nhật Bản với những con số thiệt hại về người và của tạm tính đã là hàng chục ngàn người chết, và hơn 21.000 tỷ bị thiêu hủy nhưng cái chính là khắc phục hậu quả của ô nhiễm phóng xạ và môi trường sống đang rất nặng nề và di chứng để lại còn rất lâu dài thì hàng loạt cuộc động đất khác đã nổ ra liên tục không chỉ tại Nhật bản mà cả ở Thái lan, Miến Điện và Trung Quốc. Người ta đã thấy trái đất không còn là ngôi nhà bình yên vì chính con người đã nhúng tay phá đi môi trường vốn rất đẹp đẽ của mình, đó là khai thác khoáng sản, tài nguyên dầu hỏa, chặt đốn rừng bừa bãi làm cho nước bị ô nhiễm hay cạn kiệt, lòng trái đất rỗng tuếch khiến núi lửa càng có điều kiện nổ ra bất cứ lúc nào không còn theo chu kỳ như xưa. Hãy kể đến Việt Nam là nơi thường được mệnh danh là vùng ổn định của địa chất mà nay cũng đã khác. Cách đây hơn tháng thì đã xảy ra cuộc động đất ngoài khơi biển Vũng Tàu 150 km khiến cho các tòa nhà cao tầng ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu bị rung lắc mạnh, nhiều người dân hoảng hốt đã đổ ra đường. Người ta ghi được mức động địa chấn là 4,5 độ richte. Và ngay mới đây là các cuộc động đất tại Miến Điện và rồi biên giới Thái lan và Lào ở cường độ 7, 5 đến 8 độ Richte. Cuộc động đất mới đây (lần thứ hai) tại Nhật hôm 23 ở mức 7,5 độ richte đã lại gây rung động nhà cao tầng tại Hà Nội như các bạn thấy ở dưới đây:
Ngày 25 tháng 3 vừa qua lúc 7 h 15 phút, Viên Vật lý địa cầu vừa ra thông báo chính thức giải thích hiện tượng động đất xảy ra ở Hà Nội lúc 23g55p20g. Trận động đất này gây chấn động cấp 5 tại Hà Nội và cấp 6 tại một số nơi thuộc khu vực Tây Bắc, tính theo thang MSK-64. (Cấp 12 là cấp độ cao nhất). Trận động đất này mạnh, khiến người dân Hà Nội bị chấn động. Tuy nhiên, do ở cách xa Hà Nội khoảng gần 600km nên không gây hư hại cho người và nhà cửa. Tại vùng Tây Bắc, hiện chưa có thông báo nào về thiệt hại.
Vỏ trái đất ở Việt Nam không phải hoàn toàn bình ổn
Cũng theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, động đất ở VN từ đầu thế kỷ XX đến nay ở khu vực phía Bắc có 2 trận động đất cấp 8-9, độ lớn M=6,7-6,8 độ Richter, hàng chục trận động đất cấp 7, M=5,1-5,5 độ Richter và hàng trăm trận động đất yếu hơn (hình 7). Điển hình là: Động đất Điện Biên 1935, M=6,75 xảy ra trên đới đứt gãy Sông Mã; động đất Tuần Giáo 1983, M=6,8 xảy ra trên đứt gãy Sơn La, gây nên sụt lở, nứt đất trên diện rộng, sụt lở lớn trong núi, gây hư hại nhà cửa trong phạm vi bán kính đến 35 km; động đất Bắc Giang 1961, M=5,6 độ Richter; động đất M=6,1 độ Ricther xảy ra ở vùng đảo Phú Quý kèm theo hoạt động núi lửa Hòn Tro năm 1923.
Trận động đất 25 tháng 3 làm người dân Hà Nội hoảng hốt ùa ra đường.
Gần đây hơn động đất Điện Biên 2001, M=5,3 độ Richter có chấn tâm bên Lào, cách thành phố Điện Biên khoảng 20 km đã gây hư hại từ nhẹ đến sụp đổ hơn 2.000 ngôi nhà ở khu vực thành phố Điện Biên. Từ 2007 đến nay nhiều trận động đất có cường độ nhỏ hơn 5,5 độ Ricther xảy ra ở Việt Nam: động đất ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết ngày 28/11/2007, M=5,1 độ Richter, gây chấn động cấp IV theo thang MSK64 (tháng 12 cấp) ở khu vực TP Hồ Chí Minh.Ngày 23/6/2010, lúc 8h55 phút (giờ Hà Nội), xảy ra trận động đất ở khu vực ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết, M=4,7 độ Richter, gây nên chấn động cấp 4 ở khu vực TP Hồ Chí Minh và TP Vũng Tàu. Ngày 27/01/2011 và ngày 6/3/2011 đã xảy ra hai trận động đất ngoài khơi Vũng Tàu - Phan thiết M=4,7 độ Richter. Các trận động đất nhỏ xảy ra từ sau trận động đất Điện Biên đều không gây thiệt hại về người và của, tuy nhiên cũng cho thấy vỏ trái đất ở khu vực Việt Nam không hoàn toàn bình ổn, động đất cần được theo dõi và nghiên cứu để có đánh giá ngày một đầy đủ hơn về hoạt động địa chấn ở Việt Nam.
Nguy cơ sóng thần ở bờ biển Việt Nam là hiện hữu
Theo các kịch bản đã tính toán bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu một trận động đất cường độ 8,3 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila (Philippines) thì có thể tạo nên sóng thần cao 6,2 m ở Quảng Ngãi và 2,1 m ở Nha Trang.
Một trận động đất có cường độ 9,2 độ Richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao 10,6m ở Quảng Ngãi và 5 m ở Nha Trang, và thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Về mặt khoa học các trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ Richter ở các vùng biển có khả năng gây ra sóng thần, như vậy nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam là hiện hữu và cần phải được quan tâm.
Nguy cơ núi lửa có thể sẽ lại hoạt động trở lại ở Việt Nam?
Ngoài các nguy cơ đang đến của động đất và sóng thần ở nước ta thì những dấu hiệu của việc núi lửa ở Ninh Thuận lại đã bắt đầu. Người dân tại đây đã chứng kiến những hố bùn xì ra từ các ruộng lúa nhưng ngày càng phình to ra và nay hoạt động nóng lên và rộng hơn (như xem trong ảnh dưới đây).
Ban đầu từ một ụ bùn nhỏ trào lên, đến nay đã có 5 điểm bùn phun trào phân bố trên khu vực khoảng 2.000m2, chủ yếu nằm trên ruộng lúa của người dân.
Điểm bùn phun trào nhỏ nhất có đường kính khoảng 1m2, lớn nhất 2m2 và ở xung quanh các điểm phun trào, đất có màu xám tro, không có mùi đặc biệt, nhiệt độ bình thường (ảnh). Hiện nay, hiện tượng những ụ đất phun trào đang có chiều hướng lan rộng.
Hiện nay các nhà địa chất và viện nghiên cứu và Bộ tài nguyên Môi trường Việt nam vẫn chưa đưa ra kết luận gì về vấn đề này. Có lẽ ngoài trình độ khoa học của Việt Nam có hạn, người ta cho rằng còn một lý do lớn hơn nữa đó là tỉnh Ninh thuận lại nằm ở nơi mà Nhà nước Việt Nam đặt xây nhà máy điện nguyên tử. Khi Nhà nước đã ra quyết định thì có lẽ ông Thổ địa, Thổ Thần và Hỏa thần ở đó cũng phải chịu thua không dám để núi lửa phun hay sao? Chuyện này phải để cho giữa một bên là các ông "Thần của dân đời nay" và Thần của Trời trả lời xem sẽ ra thế nào?
Chúng ta nên nhớ là vào những năm 1923 nơi đây đã xảy ra động đất lớn và ven biển có sóng thần cao 10 mét tràn vào bờ như cảnh tượng chúng ta đã chứng kiến tại Nhật Bản. Sau nhũng ngày động đất và sóng thần tại Nhật Bản với những con số thiệt hại về người và của tạm tính đã là hàng chục ngàn người chết, và hơn 21.000 tỷ bị thiêu hủy, cái chính là việc khắc phục hậu quả ô nhiễm phóng xạ và môi trường sống đang rất nặng nề và di chứng để lại còn rất lâu dài, thì hàng loạt cuộc động đất khác đã nổ ra liên tục không chỉ tại Nhật Bản mà cả ở Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc. Người ta đã thấy trái đất không còn là ngôi nhà bình yên vì chính con người đã nhúng tay phá đi môi trường vốn rất đẹp đẽ của mình, đó là khai thác khoáng sản, tài nguyên dầu hỏa, chặt đốn rừng bừa bãi làm cho nước bị ô nhiễm hay cạn kiệt, lòng trái đất rỗng tuếch khiến núi lửa càng có điều kiện nổ ra bất cứ lúc nào không còn theo chu kỳ như xưa. Hãy kể đến Việt Nam là nơi thường được mệnh danh là vùng ổn định của địa chất mà nay cũng đã khác.
Những điều nàycó làm cho các tác giả dự án điện nguyên tử Ninh Thuận “can đảm vô song" đang sống ở Thủ đô Hà Nội lo lắng hay không thì không ai dám biết. Chỉ biết nghe đâu các vị nói không sợ, sẽ xây tường bao cao 15 mét để chống sóng thần. Thật là "vĩ đại" kiểu ông Mao Trách Đông mất rồi. Người ta tự hỏi sao không xây nhiều cối xay gió vừa sạch môi trường vừa không nguy hai và không tốn kém? Các phái đoàn Hà Lan đang đến Việt Nam, không biết các vị lãnh đạo Việt Nam có đề nghị quốc gia này giúp để làm loại năng lượng sạch này mà Hà Lan rất có kinh nghiệm haykhông? Khó có thể xảy ra vì các vị "đầy tớ dân" đã quyết rồi, chẳng lẽ rút lại sao? Còn con dân ở Ninh Thuận nghĩ sao thì cái đó hạ hồi phân giải.
Nhiều người dân ở tỉnh Ninh Thuận nói rằng, mọi cái xưa nay Đảng và Nhà nước đều quan tâm dồn cho Hà Nội trái tim của cả nước, vậy xin hiến nhà máy điện nguyên tử cho Hà Nội, chuyển về Hà Nội mà xây. Dân ở đây xài quạt mo quyen rồi, đâu cần lắm thứ điện quý hiếm này, ở Hà Nội nóng bức, ô nhiễm nhiều mới cần điện để làm mát, còn đây thì không cần.
Nhiều quan lớn ở Hà Nội lại nhảy dựng lên nói: "Nói thế đâu có được, thế mang nhà máy điện nguyên tử về đây để chúng ông ngồi chờ tai họa đến à? Hãy xây ở đó, nếu thấy không an toàn thì di dân đi đâu thì tùy, lệnh đã ban ra không thay đổi nữa". Cuộc đối thoại “quan/dân”, “quan trung ương/quan địa phương” xem chừng vẫn âm ỉ chưa dứt.
Trên đây chỉ là kịch bản dân gian truyền miệng, song hẳn không phải là điều ngoa truyền, mà chắc chắn trở thành là sự thật, nếu tình hình trái đất trong thời gian ngắn sắp tới lại tiếp tục “khó ở”, còn hắt hơi, sổ mũi liên tiếp vài ba cái nữa ngay trong khu vực châu Á Thái Bình Dương mà cả thế giới đang hướng về với tâm trạng hoang mang lo lắng. Nếu một nước như Việt Nam không biết chủ động lo tính trước về mọi mặt thì e sẽ đối phó không kịp.
Ngày 26 tháng 3 năm 20011
N.H.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
HT biên tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét