Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Việt Nam là quốc gia bị lệ thuộc kinh tế Trung Quốc

Dương Trung Quốc:
Vấn đề thứ nhất, liên quan đến Vinashin,
những thông tin từ báo cáo của Chính phủ liên quan đến
Quyết nghị của Đảng mang lại cho người dân hai tâm trạng.
Tâm trạng thứ nhất là thở phào nhẹ nhõm chắc là thất
thoát không đáng kể. Tâm trạng thứ hai là thất thoát nhưng
chúng ta chưa có cơ chế để xử lý trách nhiệm cá nhân. Chính
vì thế chúng tôi thấy rất cần thiết là chúng ta phải thông
báo kết luận cuối cùng về thất thoát đó.
Vấn đề thứ hai Chính phủ rất năng động trong vấn
đề ứng biến, ứng xử với những tình huống nhưng tầm nhìn
thấy rất chủ quan.


Bằng chứng là khi xảy ra những hiện tượng ở Nhật Bản
liên quan đến an toàn của nhà máy điện nguyên tử, chúng ta
thấy phản ứng của rất nhiều nước, kể cả những nước
có kinh nghiệm và có tiềm lực về nguyên tử họ cũng rất
thận trọng và họ cũng rất khôn ngoan khi đưa ra những ứng
xử một cách thận trọng, đồng thời có từng bước đi một.

Ở đây chúng ta thấy những cán bộ, những cơ quan quản lý
lĩnh vực này phát biểu một cách hết sức chủ quan, có thể
phần nào là vì vấn đề xây dựng nhà máy điện nguyên tử
đã trở thành nghị quyết của Quốc hội, mỗi chúng ta ở
đây đều phải chịu trách nhiệm về việc đó.

Nhưng nếu như Trung Quốc chúng ta thấy là một nước có tiềm
năng, có kinh nghiệm họ cũng tuyên bố là tạm dừng nhưng sau
đó họ lại đưa ra một quyết định là sẽ tiếp tục xây
dựng nhưng ở cấp độ, trình độ cao hơn. Trong khi đó chúng
tôi thấy những bài phát biểu của các cơ quan phụ trách vấn
đề này của Chính phủ có phần rất chủ quan và sự chủ quan
đó không trấn an được người dân mà còn làm tăng thêm nỗi
lo lắng của người dân.

Vấn đề thứ ba, báo cáo của Chính phủ đưa ra rất nhiều
những con số, những thống kê, những giải pháp nhưng chúng
tôi thấy chưa có sự phân tích cần thiết bên cạnh những
yếu tố mang tính chất định lượng.

Tôi lấy ví dụ chúng ta vẫn nhắc đến đầu tư, chúng ta vẫn
nhắc đến nhập siêu, chúng ta vẫn nhắc đến rất nhiều lĩnh
vực, vấn đề liên quan đến kinh tế, nhưng chúng ta chưa bao
giờ phân tích cơ cấu của nó cả. Nhập siêu rõ ràng hiện nay
Chính phủ trong báo cáo của mình không nói nhập siêu từ đâu
nhiều nhất và hiện nay những vấn đề liên quan đến kinh tế
của chúng ta, nguồn lực nào và khó khăn nào, đến từ đâu.

Ví dụ, báo cáo lúc nãy của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công
thương nói về những nhà máy điện mà bị trục trặc kỹ
thuật khiến cho chúng ta gặp khó khăn. Vậy nhà máy điện
đấy của ai xây? Và công nghệ nào? Bởi vì chúng ta đã từng
lo lắng, việc chúng ta là đa phương trong quan hệ quốc tế là
rất cần thiết và chúng ta khai thác nguồn lực, tiềm năng
của những nước lớn là cũng rất cần thiết, nhưng phải làm
thế nào để cân bằng, để bảo đảm an toàn.

Ở đây chúng tôi muốn nói đến quan hệ của chúng ta với
Trung Quốc. Trung Quốc là một nước lớn, láng giềng, có
nhiều truyền thống, giúp đỡ nhau và chúng ta cũng khai thác
tối đa những điều kiện để hợp tác phát huy hiệu quả,
nhưng chúng ta có lo lắng đến việc phụ thuộc kinh tế hay
không?

Tại kỳ họp trước chúng tôi đã định phát biểu nhân một
nhận xét của những nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng trong
số các nước ASEAN thì Việt Nam hiện nay là quốc gia bị lệ
thuộc kinh tế nhiều nhất. Nếu chúng ta phân tích tất cả
những số liệu mà Báo cáo của Chính phủ đưa ra với đầy
đủ tất cả những yếu tố phân tích cần thiết chúng ta
thấy điều đó không phải không có thực.

Tôi muốn nhắc lại rằng việc khai thác lợi ích từ
quan hệ Trung Quốc là vấn đề cơ bản, lâu dài và hết sức
quan trọng, nhưng đừng để lệ thuộc vào Trung Quốc.

Ở đây chúng ta có thể xem xét lại xem ngay trong cơ chế pháp
luật của chúng ta có hay không? Luật đầu tư có hay không?
Luật đấu thầu có hay không?

Chúng tôi thấy rất nhiều những nhà phân tích kinh tế cũng
như những người hoạt động kinh tế cho rằng hiện nay nếu
chúng ta vẫn tiếp tục như thế này thì chúng ta phụ thuộc là
tất yếu, mà phụ thuộc một cách rất hợp pháp.

Vì thế chúng tôi muốn lưu ý điều này để Chính phủ trong
báo cáo của mình nên phân tích kỹ tất cả những yếu tố
đó để thông tin đến cho các đại biểu Quốc hội và đến
nhân dân đầy đủ hơn, nó có thể phát huy những mặt tích
cực, nhưng nó cảnh báo những khả năng, nguy cơ.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8292), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Posted by Dân Luận (www.danluan.org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét