Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

MƯợN ĐÁ VÁ TRờI (12/16/2006 5:45:21 PM)
(MFONews) - Kế sách" Mượn đá vá trời" là kế sách thứ ba trong nhóm kế sách" Khởi sự kinh doanh".

KẾ 03 : MƯỢN ĐÁ VÁ TRỜI

Trong kinh doanh, đối với các doanh nghiệp nhỏ, người mới làm ăn, khi phát hiện thấy những cơ hội kinh doanh đích thực nhưng lực còn yếu, thế còn non thì cần phải biết chia sẻ bớt cơ hội, liên doanh liên kết với những người có tiềm lực hơn mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo dựng thành công bước đầu để phát triển mở rộng kinh doanh trong tương lai.

1. Câu chuyện xuất xứ

Nữ Oa là một vị thần vô cùng xinh đẹp và phúc hậu. Một lần lạc xuống trần gian, bà rất vui vì thế giới nơi này tràn đầy tiếng chim hót và hương hoa thơm khiến Bà không muốn trở về trời. Khi cúi xuống suối uống nước, nhìn thấy hình ảnh đẹp đẽ của mình, bà nảy sinh ý tưởng tạo ra sự sống. Bà lấy một nắm đất bùn và nặn thành vô số những tượng nhỏ, dựa theo hình ảnh của mình. Cũng chính từ đây, con người được sống trên thế giới tuyệt diệu này, tạo ra sự thịnh vượng, làm việc bằng đôi tay, và sống một nếp sống an vui hạnh phúc.

Nhưng sự phồn thịnh không kéo dài được lâu. Một ngày kia, trận bão lớn kéo đến. Gió thổi lên và mây giăng đầy trời. Sấm thét gào, rồi một lằn chớp đánh xuống làm cháy cả rừng. Chim thú chạy loạn xạ trong tiếng khóc la đinh óc. Sau đó,cả góc trời sập xuống. Từ lỗ thủng ấy, nước cuồn cuộn ập ra. Mặt đất bị ngập bởi trận hồng thủy. Lo sợ dân chúng sẽ bị chết đuối, Nữ Oa liền dùng phép màu chuyển toàn bộ các làng bản tạm lên núi.

Nữ Oa nghĩ cách để vá trời, nhưng suốt nhiều ngày mà vẫn không tìm ra cách, bởi điều đó vượt quá quyền năng của bà. Nữ Oa vô cùng buồn rầu. Đêm đêm bà lại thức trắng, đứng trên đỉnh núi cao nhìn ra khắp chốn. Mặt đất vẫn còn hoang sơ, chỉ toàn đồi núi. Bà chợt nghĩ ra cách là dùng đất đá để gắn lại lỗ hổng mà từ đó con sông trời đổ xuống. Bà liền đến gặp thần đất để thuyết phục:

- Thần đất đáng kính, ta rất muốn mượn thân thể của thần để cứu loài người. Thần chỉ phải chịu đau đớn bây giờ nhưng sau này loài người sẽ làm cho thần phì nhiêu, màu mỡ hơn xưa!

Thần đất biết được ý định tốt đẹp của Nữ Oa liền lập tức đồng ý.

Nữ Oa rất cảm động và cám ơn sự giúp đỡ của thần đất. Bà huy động con người cùng xẻ núi, đào đất đá, lượm rất nhiều cát sỏi từ các sông hồ, và chất chúng thành một hòn núi ngũ sắc đẹp đẽ chiếu sáng rực rỡ. Sau đó Bà đi cắt những cọng lau từ ruộng đất, trộn lẫn chúng với đá sỏi và đốt chúng. Lửa cháy không ngừng trong chín ngày đêm. Đất đá sau khi nung trở thành thứ vật liệu dính chắc vô cùng. Nữ Oa bưng những hòn đá cháy bỏng và phóng lên trời. Bà liên tục lấp và vá trong bảy ngày đêm, cuối cùng lổ hổng lớn đã được lấp đầy.

Dù bị cháy khắp thân mình nhưng Nữ Oa cảm thấy rất hạnh phúc. Sau khi giúp trần thế hồi sinh, Nữ Oa liền cưỡi đám mây ngũ sắc và trở về trời vĩnh viễn.
Để tỏ lòng biết ơn bà, loài người đã bảo ban nhau chăm chỉ cày cấy, tạo ra nhiều thóc gạo, làm cho đất đai màu mỡ, cuộc sống ngày càng trở nên thịnh vượng.

2. Cốt lõi kế sách

“Mượn đã vá trời” là một kế sách mượn sức người khác (lực bên ngoài) để thực hiện những việc ngoài sức của ta.

3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh

Trong kinh doanh, đối với các doanh nghiệp nhỏ, người mới làm ăn, khi phát hiện thấy những cơ hội kinh doanh đích thực. Nhưng lực còn yếu, thế còn non thì cần phải biết chia sẻ bớt cơ hội, liên doanh liên kết với những người có tiềm lực hơn mình để có thành công bước đầu, từ đó phát triển mở rộng kinh doanh.

MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. Kế lâm trận tuyệt diệu của doanh nghiệp Nhật Bản

Nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo hộ nền công nghiệp trong nước, chính phủ Mỹ đã ra quy định: Đối với mọi sản phẩm, báo giá của thương nghiệp bản quốc phát ra được giữ nguyên và được pháp luật thừa nhận, còn đối với báo giá của công ty nước ngoài nhất loạt vô điều kiện nâng 50%, bằng cách này tăng cường cơ hội mua sản phẩm trong nước của người Mỹ.

Pháp luật Mỹ định nghĩa “sản phẩm của bản quốc” là một thương phẩm, giá trị nằm trong linh kiện chế tạo của Mỹ, số lượng linh kiện này cần chiếm tỷ lệ 50% trở lên. Nhật Bản đã “mượn” pháp luật của Mỹ và tìm ra những lỗ hổng để lách sản phẩm của mình, tiêu diệt thị trường Mỹ.
Họ liên kết với một công ty của Mỹ, sản xuất một loại sản phẩm có 20 linh kiện. Trong đó, 19 linh kiện do Mỹ sản xuất, loại linh kiện còn lại chỉ có thể mua tại Nhật với giá vô cùng đắt. Sau đó, công ty Nhật mượn công ty Mỹ kia lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm tại Mỹ. Như vậy, chỉ với 1 linh kiện duy nhất gán “yếu tố nước ngoài” nhưng giá trị ngang ngửa với 19 loại linh kiện kia, Nhật Bản đã vừa lợi dụng được linh kiện và sức lao động của Mỹ, vừa tạo ra sức cạnh tranh trực tiếp với các công ty bản địa.

2. Michael Dell khởi nghiệp dựa vào máy tính IBM

Năm 18 tuổi, vào trường Ðại học Texas ở Austin, Michael đã nuôi mộng kinh doanh. Lúc bấy giờ, ở Mỹ máy tính cá nhân đang ở trong tình trạng cung không đủ cầu, những người bán hàng nâng giá vô tội vạ.

Michael tìm hiểu, biết hãng IBM thường buộc các đại lý nhận số lượng máy tính lớn hơn khả năng bán, số máy dư này thường được cất vào kho. Michael đến thương lượng với các đại lý mua máy dư với giá rẻ. Mày mò cải tiến vài chi tiết nhỏ trong các máy, Michael đường hoàng đem hàng của mình tung ra thị trường với giá rẻ hơn 15% so với máy tính cùng hiệu năng đang lưu hành trên thị trường. Ðang là sinh viên đại học năm đầu tiên, Michael vừa học vừa làm, kiếm được 50.000 USD mỗi tháng.

Nhờ đó, Michael đã có thể mở cơ sở kinh doanh: công ty Dell ra đời lúc Dell tròn 19 tuổi. Anh thuê một căn phòng nhỏ và một người quản lý phụ giúp tính toán sổ sách, quản lý tiền bạc và cung cấp hàng cho khách. Phương pháp kinh doanh của Dell vẫn theo cách cũ, nghĩa là tái chế máy tính 'lỗi thời' của IBM trở thành hàng mang nhãn hiệu Dell rồi giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng với giá rẻ.

Với xuất phát điểm IBM đó, Michael Dell ngày nay là tỉ phú trẻ nhất nước Mỹ vào năm 1999 ở tuổi 34 và là một trong sô '100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới' do báo Time bình chọn tháng 4/2004. Michael Dell đã xây dựng được một công ty năng động nhất thế giới và ông hiện là chủ sở hữu một tài sản cá nhân vượt quá 17 tỷ USD nhờ việc kinh doanh của mình.

3. Biến cỏ thành tiền

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh là Chủ nhiệm của Hợp tác xã dệt xuất khẩu Phú Cát (827 Đại lộ Hùng Vương, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) được mệnh danh là người đầu tiên đem cây cỏ Việt Nam ra thế giới.

Thật tình cờ, trong một lần đi qua phố Hàng Mành ở Hà Nội, ông Quỳnh gặp một nhóm người Đài Loan đang thảo luận với nhau về giá cả, sản phẩm hàng mành, tre... Tận dụng vốn tiếng Trung Quốc học được trong trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ, ông Quỳnh đã bắt chuyện làm quen được với nhóm người Đài Loan này. Sau một thời gian thương thảo, vị khách người Đài Loan đã tin tưởng và đồng ý khởi dựng cho ông Quỳnh một xưởng sản xuất dệt mành. Phía Đài Loan đã đầu tư cho ông Quỳnh mượn toàn bộ dàn máy dệt mành trong vòng 3 năm và giúp bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận được ông Quỳnh phân chia đều cho cả hai bên.

Ông Quỳnh tâm sự: “Thực ra, lúc đó tôi chỉ nghĩ Hợp tác xã làm để kiếm đủ miếng ăn cho các thành viên thôi, còn cai chính là để bạn hàng người Đài Loan làm giàu. Vì bạn có tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ, thị trường...”. Tuy nhiên, ông Quỳnh cũng hiểu được rằng phía đối tác không chỉ đầu tư đơn thuần mà có mục đích riêng của họ. Trong đó phải kể đến việc phía Đài Loan muốn ép Hợp tác xã lấy lại toàn bộ số máy móc, công nghệ mà họ đầu tư với giá cao. Vì thế, với óc tinh tế, nhạy bén trong 3 năm ấy, nhiều thành viên của Hợp tác xã, trong đó có ông Quỳnh đã kịp học hỏi, nắm bắt kỹ thuật, công nghệ và tìm kiếm nguồn gốc của máy móc, thị trường...

Thành công đầu tiên là Hợp tác xã đã mua được những chiếc máy, công nghệ với giá chính gốc chỉ rẻ bằng một nửa mà phía Đài Loan định bán cho Hợp tác xã. Chỉ sau nửa năm, loại mành gỗ này đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Phú Cát còn tận thu và sử dụng nhiều chủng loại nguyên liệu như tre, trúc, gỗ, vỏ cây, cây cỏ có thân cứng, lá cây, bi bắp ngô... chế tạo ra hơn 200 mẫu mã, kiểu dáng mành xuất khẩu sang 15 nước ở cả 5 châu lục như Anh, Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Italia, Mỹ, Nhật Bản, Nam Phi, Pháp, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia... Nhờ có “tâm vàng, phẩm ngọc” nên năng suất tăng, chất lượng sản phẩm ổn định. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều đặn hàng năm trên 15% trong suốt 20 năm qua. Chỉ tính riêng sản lượng mặt hàng mành của Phú Cát từ 20.000m2 năm 1995, đến nay đã tăng lên trên 300.000m2/năm. Mặt hàng lá xuất khẩu cũng tăng từ 24 tấn lên trên 600 tấn/năm.

4. Quyến rũ pha lê Việt Tiệp

Cty TNHH pha lê Việt Tiệp nằm trên địa bàn xã Tây Giang - Tiền Hải – Thái Bình thuộc KCN Tiền Hải. Thành lập từ năm 1998, công ty là một trong những DN đầu tiên của VN sản xuất được pha lê từ nguyên liệu trong nước. Tận dụng thế mạnh là nguồn nguyên liệu trong nước, công ty Phalê Việt Tiệp đã “mượn” công nghệ sản xuất Phalê nổi tiếng thế giới của Tiệp Khắc để tạo nên những sản phẩm chất lượng cao. Mỗi năm Công ty pha lê Việt Tiệp có doanh thu trên 20 tỷ VNĐ từ nguồn sản xuất và kinh doanh đồ mỹ nghệ cao cấp được chế từ thuỷ tinh và pha lê. Cty TNHH pha lê Việt Tiệp có đội ngũ công nhân 'nhà nòi' được các chuyên gia Tiệp Khắc đào tạo cơ bản, trong đó đặc biệt là thợ mài pha lê. Ông Nguyễn Thanh Vân - cán bộ kỹ thuật của Công ty khẳng định: 'Thợ lành nghề mài hoa cho pha lê phải biết gửi 'hồn' mình vào sản phẩm, bởi mỗi sản phẩm cao cấp được chế từ pha lê như là một tác phẩm nghệ thuật vậy'.
Pha lê do Công ty Việt Tiệp sản xuất ra được xuất khẩu 30% - chủ yếu tại các nước Châu Á, còn lại được tiêu thụ trong nước. Chế ra pha lê rất khó vì phải đạt 3 tiêu chuẩn cùng lúc: Trọng lượng nặng hơn, chiết suất ánh sáng cao hơn và có độ ngân vang kim khí hơn thuỷ tinh. Để có những mẻ pha lê đẹp, công ty đã phải mua nguồn nguyên liệu chính là cát Cam Ranh.

Nhiều năm qua, pha lê Việt Tiệp đã đoạt nhiều phần thưởng cao quý: Năm 2000 đoạt 3 HCV tại Hội chợ Expo; năm 2001 đoạt 1 HCV tại hội chợ hàng VN chất lượng cao; năm 2003 đoạt 2 HCV và 1 HCB tại hội chợ công nghiệp Việt Nam; năm 2004 được trao giải Nhì sáng tạo Vifotec và được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét