Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Có chuyện gì với nền kinh tế Mỹ vậy?


Lo lắng đang dậy lên tại Mỹ. Các chính trị gia nước này đang thất bại trong việc giải quyết các vấn đề thực sự của đất nước. Cho dù bạn tin hay không thì họ cũng có thể học hỏi được từ Châu Âu.
Chủ nghĩa bi quan cho rằng nước Mỹ khó mà thành công trong lâu dài. Thời gian qua và lại một lần nữa, khi người Mỹ cảm thấy đặc biệt rầu rĩ, nền kinh tế nước họ vẫn đang ngấp nghé phục hồi. Hãy nhớ lại sự ảm đạm của Jimmy Carter trong thời kỳ lạm phát cuối thập niên 70 hay nỗi sợ hãi về sự cạnh tranh từ Nhật Bản đã ghi dấu “sự phục hồi thất nghiệp” vào đầu những năm 1990.
Cả hai lần nước Mỹ đều bật trở lại, được thúc đẩy lần đầu tiên bằng cuộc chinh phục lạm phát của Paul Volcker và lần thứ hai bằng sự gia tăng năng suất đã khiến cho tỷ lệ tăng trưởng tăng vọt vào giữa thập niên 90 ngay cả khi Nhật Bản cũng trì trệ.
Ngày nay, đó là kỷ lục đáng ghi nhớ. Người Mỹ không hài lòng và ngày càng không hài lòng về triển vọng của đất nước và các nỗ lực của các chính trị gia nhằm cải thiện tình hình. Trong một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của New York Times/ CBS News, bảy trong số mười người trả lời cho rằng nước Mỹ đang đi sai đường. Gần 60% người Mỹ không tán thành cách ông Barack Obama quản lý nền kinh tế và ba trong số bốn người nghĩ rằng Quốc hội đang làm một công việc tệ hại.
Tình trạng này phần nào phản ánh sự phục hồi trì trệ. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm và giá cổ phiếu đã gần với mức cao trong ba năm, giá nhà vẫn đang hạ và giá nhiêu liệu đã tăng tới mức chưa từng thấy kể từ mùa hè năm 2008. Nhưng tất cả không phải chỉ vì dầu hoặc trong ngắn hạn. Nghiên cứu kỹ các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy nỗi lo của người Mỹ còn kéo dài trong vài năm tới: về tiêu chuẩn sống dậm chân tại chỗ và một tương lai u ám trong nền kinh tế chậm tạo ra việc làm, nặng gánh thâm hụt ngân sách và mối đe dọa từ Trung Quốc. Thực sự mà nói, phần lớn mọi người hiện giờ đều coi Trung Quốc, chứ không phải Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Liệu những lo ngại đó có chính đáng không? Về mặt tích cực, khó mà nghĩ ra một nước lớn nào lại có nhiều lợi thế lâu dài vốn có như Mỹ: Trung Quốc sẽ đổi gì để có được một thung lũng Silicon? Hoặc Đức để có một Ivy League? Nhưng rõ ràng là thực sự Mỹ cũng có những điểm yếu dài hạn về kinh tế - và đó là những yếu điểm cần có thời gian để khắc phục. Nỗi lo thực sự của người Mỹ nên là các chính trị gia của họ, không chỉ tổng thống, đang làm quá ít để giải quyết những vấn đề cơ bản. Có những khuyết điểm nổi bật.
“Tin vịt” về tính cạnh tranh
Khuyết điểm đầu tiên, mà cá nhân ông Obama phải chịu trách nhiệm, là tuyên bố sai vấn đề. Ông thích đóng khung những thách thức của nước Mỹ trong cụm từ “tính cạnh tranh”, đặc biệt là so với Trung Quốc. Ông lập luận rằng triển vọng của nước Mỹ phụ thuộc vào việc “đổi mới vượt trội, giáo dục vượt trội và xây dựng vượt trội” Trung Quốc. Điều này hầu như vô nghĩa. Triển vọng của nước Mỹ không chỉ phụ thuộc vào sự tăng trưởng sản xuất của các nước khác mà còn phụ thuộc vào nhịp độ (thực ra tương đối nhanh) của chính nó. Ý tưởng này lan từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác: Khi Trung Quốc đổi mới, người Mỹ hưởng lợi.
Tất nhiên, có thể làm nhiều việc hơn thế để thúc đẩy đổi mới. Hệ thống thuế doanh nghiệp là một mớ hỗn độn và ngăn cản đầu tư trong nước. Ông Obama đúng khi cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng của Mỹ ọp ẹp. Nhưng cũng có nhiều điều phải làm với giải pháp cho việc cải cách hệ thống tài trợ Neanderthal cũng như với những khoản chi tiêu công lớn hơn mà ông chủ trương. Quá nhiều các cuộc đối thoại về “tính cạnh tranh” là một sự lặp lại nhàm chán - một biện minh cho những chính sách sai lầm, ví dụ như trợ cấp cho công nghệ xanh và làm chệch hướng chú ý khỏi danh sách những vấn đề thực sự cần làm của đất nước.

Xếp hạng cao trong danh sách này việc phân loại ra các tài chính công của Mỹ. Thâm hụt ngân sách lớn và nợ công ở mức hơn 90% GDP, khi tính toán theo phương thức có thể so sánh được trên toàn thế giới, là cao và tăng nhanh. Ngoài Nhật Bản, Mỹ là nền kinh tế lớn giầu có duy nhất không có kế hoạch đưa tài chính công vào tầm kiểm soát. Tin tốt là các chính trị gia cuối cũng cũng đã bận tâm đến điều đó: giảm thâm hụt là tất cả những gì mà bất cứ ai cũng nói đến tại Washington, DC trong những ngày này.

Tin xấu - và lý do thứ hai cho sự u buồn về những việc mà các chính trị gia định làm, là không Đảng nào sẵn sàng đưa ra các cam kết cơ bản vốn là điều cần thiết với mọi chuyện. Đảng Cộng hòa thì từ chối chấp nhận tăng thuế, Đảng Dân Chủ thì đầu tư vào cái gọi là “ các quyền” ví dụ như y tế và tiền lương hưu phải giảm. Có thể không đạt được chút tiến bộ nào cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012. Và sự phản kháng với những tranh cãi về thâm hụt có thể làm hại nền kinh tế khi Đảng cộng hòa thúc đẩy việc cắt giảm ngân sách lớn hơn trong năm tới.

Khi tăng trưởng không tạo ra việc làm

Trong khi đó, những mối nguy hiểm lớn nhất lại là điều các chính trị gia ít đề cập đến: thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp giảm trong thời gian gần đây đã gây ra hiểu lầm, kết quả là sự tăng trưởng nhỏ đáng ngạc nhiên tại nơi làm việc (khi các công nhân nản lòng bỏ việc) cũng nhanh như là tạo ra việc làm. Một lượng lớn khoảng 46% người Mỹ không có việc làm, 6 triệu người  đã thất nghiệp trong vòng hơn 6 tháng. Sự phục hồi yếu hầu như là nguyên nhân chính nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy Mỹ cũng có thể trở thành một căn bệnh Châu Âu riêng: thất nghiệp cơ cấu.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đặc biệt cao và thất nghiệp trong giới trẻ để lại những ảnh hưởng lâu dài. Tăng trưởng năng suất mạnh đạt được một phần nhờ vào việc loại bớt những công việc bán lành nghề. Và điều khiến cho tất cả những điều này càng đáng ngại hơn là nước Mỹ đã có những vấn đề về thất nghiệp rất lâu trước cuộc suy thoái, cụ thể là với những lao động không chuyên. Những điều này không chỉ do những thay đổi sâu rộng từ công nghệ hóa và toàn cầu hóa, đã ảnh hưởng tới tất cả các nước, mà còn do thói quen chặn một lượng lớn các lao động da đen trẻ tuổi. Điều này làm giảm đáng kể triển vọng tương lai việc làm của họ. Số người ở độ tuổi chính có việc làm và thuộc lực lượng lao động tại Mỹ nhỏ hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác thuộc G7. Khoảng 25% số người ở độ tuổi 25-54 không có bằng đại học, 35% bỏ học cấp III và gần 70% những người bỏ học cấp III da đen không làm việc.

Ngoài những tổn thất với những cá nhân, tình trạng thiếu việc làm trong số những người ít kỹ năng có thể gây ra những hệ quả to lớn về xã hội và tài chính. Chi phí thanh toán cho những người khuyết tật là khoảng 120 tỷ USD (gần bằng 1% GDP) và còn tăng nhanh. Thất nghiệp ở nam giới có liên quan tới tỷ lệ kết hôn thấp và làm yếu đi mối ràng buộc về gia đình.

Tất cả những điều này có nghĩa rằng tình trạng thất nghiệp dai dẳng xứng đáng được coi trọng hơn trong chương trình nghị sự của Mỹ. Không may thay, một số chính trị gia (những người cánh tả) thừa nhận vấn đề này lại có xu hướng đưa ra những giải pháp sai lầm, ví dụ như rào cản thương mại hoặc các chính sách công nghiệp để hỗ trợ cho các công việc như ngày xưa hoặc thúc đẩy công việc trong tương lai.
Điều này không hề hiệu quả: chính phủ đã có kỷ lục khủng khiếp trong việc lựa chọn người thắng cuộc. Thay vào đó, người dân Mỹ cần có được các quyền về các giải pháp vĩ mô, cụ thể là bằng việc cam kết với sự ổn định tiền tệ và tài khóa trong trung hạn mà không cần thắt chặt chi tiêu trong ngắn hạn quá mức.
Nhưng nước Mỹ cũng cần cải cách thị trường việc làm, từ tinh giảm đến nâng cấp đào tạo đến tăng động lực cho nhân viên để sử dụng lao động có tay nghề thấp. Và do vậy, dù có vẻ kỳ lạ, Mỹ có thể học được từ Châu Âu: ví dụ, Hà Lan là một mô hình tốt cho việc làm thế nào để xem xét lại bảo hiểm người khuyết tật. Xuất phát từ sự suy giảm việc làm cho những người có tay nghề thấp, cũng cần phải cải cách giáo dục để thúc đẩy các kỹ năng cũng như các biện pháp lành mạnh hơn đối với ma túy và hình phạt tù.
Công nghệ và toàn cầu hóa đang tái tạo lại thị trường lao động trên toàn toàn thế giới giàu có đến sự tổn hại tương ứng của người lao động có trình độ thấp. Đó là lý do tại sao một triển vọng màu hồng tươi sáng hơn cho nền kinh tế Mỹ không nhất thiết có nghĩa là một tương lai màu hồng với tất cả người Mỹ. Ông Obama và đối thủ của ông có thể giúp hình thành quá trình này. Đáng buồn thay, họ lại đang làm cho mọi việc tồi tệ đi thay vì tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét