Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Chất xám đang rời bỏ chú Sam


.Với tinh thần phản đối nhập cư đang lên cao khắp cả nước, và đám mây chủ nghĩa bản địa đang cuốn quanh Washington DC, những người nhập cư có trình độ đang quay trở về quê hương.
Không phải chỉ những người Mỹ từ chối chấp nhận thị thực mới bỏ đi; ngay cả những người đã định cư tại Mỹ và những công dân Mỹ "chính hiệu" cũng đang tìm đến nơi họ cho rằng "cỏ non hơn". Kết quả là, Ấn Độ và Trung Quốc đang trải qua cuộc bùng nổ doanh nghiệp mạnh mẽ. Và họ đang học cách đổi mới giống như Thung lung Silicon từng làm
Người thì gọi đây là cuộc "chảy máu chất xám", số khác gọi đây là chu kỳ "tuần hoàn chất xám". Dù nói thế nào, điều này chắc chắn rất có ích cho các nước đó cũng như cho cho thế giới. Nhưng với Mỹ, có lẽ họ đã thua: những đổi mới mà theo nhiều người Mỹ lẽ ra phải diễn ra ở đây thì lại đang xuất hiện ở nước ngoài. Như thế, phải chăng Mỹ đang "cho đi" cái sự sự thịnh vượng của mình và gia tăng sức mạnh cho các đối thủ cạnh tranh.
Chưa có dữ liệu chính thức nào thống kê lượng người nhập cư tay nghề cao đã rời khỏi Mỹ. Ước đoán của tác giả là khoảng 150.000 người đã trở lại mỗi nước Ấn Độ và Trung Quốc trong hai thập niên qua. Xu hướng này đang tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây; hàng chục nghìn người "hồi hương" mỗi năm.
Hầu hết các nhà chức trách đều đồng tình với những dự đoán này. Đơn cử, Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc ước đoán, năm 2009, số người Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài trở về nước lên đến 108.000: tăng 56,2% so với năm trước. Năm 2010, con số này đạt mức kỷ lục với hơn 134.800 người (trong đó một phần đáng kể học tập tại Mỹ).
Mỹ đang chảy máu chất xám.
Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi, như nghiên cứu do nhóm chuyên gia (trong đó có tác giả) tại Đại học Duke, UC-Berkeley, Harvard, và New York tiến hành cho thấy, 52,4% doanh nghiệp mới ở Thung lũng Silicon, từ năm 1995-2005, được thành lập bởi người nhập cư.
Với việc lớp người này đang muốn bỏ đi, và thế hệ doanh nhân sinh ra ở nước ngoài mới mắc kẹt trong các vấn đề nhập cư hiện nay, Mỹ sẽ không còn nhiều doanh nghiệp được người nước ngoài thành lập nữa trong tương lai. Những người chủ trương bài ngoại đang vận động chống nại việc nhập cư của lao động có trình độ có thể thấy hân hoan, nhưng sẽ không có thêm nhiều việc làm cho người Mỹ; bởi sẽ có ít doanh nghiệp thành lập tại Mỹ hơn so với bên ngoài ngoài. Miếng bánh Mỹ sẽ trở nên nhỏ hơn.
Nhóm của tác giả đã nghiên cứu thông tin về các ông chủ là người nhập cư và phát hiện: đa số đến Mỹ khi còn là sinh viên; 74% có bằng đại học hoặc sau đại học, trong đó 75% thuộc các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, hay toán học. Trung bình, người nhập cư bắt đầu thành lập doanh nghiệp sau 13 năm đến Mỹ.
Trong 20 năm qua, Mỹ đã chấp nhận số lượng kỷ lục sinh viên quốc tế và lao động trình độ cao với thị thực tạm thời. Kết quả là hơn một triệu lao động có trình độ - bác sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, và kỹ sư - có nguy cơ phải trở về nước. Họ đang làm cho cùng một công ty và cùng một công việc làm và họ có thể nộp đơn xin cấp hộ khẩu thường trú; nhưng đấy là chuyện của 15 năm trước rồi.
Một sinh viên nước ngoài tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ kỹ thuật tại Duke hay Stanford, giờ đây, nếu muốn xin hộ khẩu thường trú phải đợi từ 10-20 năm, hay lâu hơn. Họ không thể thành lập doanh nghiệp hay tiếp tục sự nghiệp trong giai đoạn công hiến nhất của cuộc đời. Tại sao họ lại phải chịu đựng điều đó?
Thực tế, một cuộc điều tra do nhóm của tác giả tiến hành với 1.224 người nước ngoài đang học tại các trường của Mỹ năm 2009, và những người vừa tốt nghiệp, cho thấy, họ không còn coi Mỹ là điểm đến lý tưởng của sự nghiệp của mình nữa. Hầu hết không muốn ở lại đây lâu dài.
58% sinh viên Ấn Độ, 54% sinh viên Trung Quốc, và 40% sinh viên châu Âu cho biết họ sẽ ở lại Mỹ ít nhất vài năm sau khi tốt nghiệp nếu có cơ hội, nhưng chỉ 6% sinh viên Ấn Độ, 10% sinh viên Trung Quốc, và 15% sinh viên châu Âu cho biết họ muốn định cư lâu dài tại đây.
Rất nhiều những người trả lời - 55% Ấn Độ, 40% Trung Quốc, và 30% châu Âu - muốn trở về nhà trong vòng năm năm. Đây là hiện tượng rất khác với những gì diễn ra cách đây vài thập niên: đa phần người Ấn Độ và Trung Quốc muốn lưu lại vĩnh viễn.
Các khảo sát của nhóm năm 2008 với 1.203 người nhập cư Ấn Độ và Trung Quốc làm việc hay được đào tạo tại Mỹ đã trở lại nước nhà, cho thấy dù các chính sách hạn chế nhập cư khiến một số người không muốn lưu lại, nhưng các yếu tố lớn nhất trong quyết định "về quê" của họ lại nằm ở cơ hội nghề nghiệp, gia đình và chất lượng cuộc sống.
Đơn cử, chỉ 10% người Ấn Độ nhập cư giữ các chức vụ quản lý cao tại Mỹ, nhưng 44% khi trở về lại tìm được việc làm ở chức vụ tương tự tại Ấn Độ. Tỷ lệ này đối với Trung Quốc lần lượt là 9% và 36%. Đa số nghĩ rằng chất lượng cuộc sống, cơ hội thăng tiến, và quan hệ gia đình ở trong nước ít nhất cũng không kém ở Mỹ.
Vivek Wadhwa  học giả dự giảng tại Khoa Thông tin ĐH UC-Berkeley, giám đốc nghiên cứu Trung tâm Entrepreneurship and Research Commercialization, trường Kỹ thuật Pratt, ĐH Duke, và thành viên nghiên cứu cấp cao Chương trình Labor and Worklife Program tại Khoa Luật, ĐH Harvard.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét