Nguồn: Blog Phạm Viết Đào
Bài 3: CÁC VỊ “TƯ LỆNH” CỦA CHÍNH PHỦ “ NỔ” ĐỂ PHÁ VÂY TRẬN 26/3 THẾ NÀO ?
Do sự xuất hiện một vài vấn đề sốt dẻo, nên loạt bài tường thuật và bình luận về hoạt động chất vấn Chính phủ và trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội ngày 26/3 mới đưa được 2 bài, Bài 1: “ CON NỢ “ VINASHIN ĐƯỢC MỔ XẺ TẠI QUỐC HỘI HÔM NAY ( 26/3 ) THẾ NÀO ?; Bài 2: CÁC KHUYẾT TẬT CỦA CHÍNH PHỦ ĐƯỢC MỔ XẺ TẠI PHIÊN HỌP QUỐC HỘI 26/3/2011 tạm dừng; Hôm nay, xin đưa tiếp bài thứ 3 và ngày mai dự kiến đưa bài thứ 4, là bài cuối cùng bình về phiên họp ngày 26/3 có tiêu đề:
Bài 4: CT QUỐC HỘI NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÓ GIỐNG TRƯƠNG DỰC ĐỨC TRONG TRẬN ĐƯƠNG DƯƠNG-TRÀNG BẢN ?
Bài 3:
CÁC VỊ “TƯ LỆNH” CỦA CHÍNH PHỦ “ NỔ” ĐỂ PHÁ VÂY TRẬN 26/3 THẾ NÀO ?
Bình luận nhanh của Blog Phamvietdaonv:
Như quý vị đã đọc 2 kỳ trước đây, phiên họp chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ diễn ra ngày 26/3 vừa quan sao mà giống với trận quân Tào kéo vào chiếm Kinh Châu, đuổi đánh Lưu Bị thời Tam Quốc…
Lưu Bị mất Kinh Châu khác chi Chính phủ thua bại trọng vụ Vinashin? Có điểm khác, Lưu Bị khi xưa do binh mọn, tướng ít, thành Tân Dã tạm bợ nhưng với sự quân sư của Gia Cát Lượng, Lưu Bị cũng đã tạo được một vài cuộc giao chiến oai hùng. Đó là trận hỏa công đốt thành Tân Dã, trận rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng với cái kết cục Đương Dương-Tràng Bản…Trong trận chiến đó: một Triệu Tử Long xông pha trong đám trăm vạn quân Tào như vào chỗ không người; một Quan Vũ xuất hiện ứng cứu đúng lúc; Một Trương Dực Đức quát một tiếng khiến cho quân Tào khiếp vía, tán loạn…
Trong trận 26/3 vừa qua, khí thế của đội quân Quốc hội ào ạt xông lên khác chi trăm vạn quân Tào năm xưa; còn về phía đội quân Chính phủ với sự xuất tướng tới 7 vị nhưng xem chừng chỉ có được nữ tướng Kim Ngân cũng tung ra được vài đường gươm hao hao Triệu Tử Long năm xưa…Còn các vị tướng ông là hèn, bỏ trốn, tránh đòn, mạnh ai nấy chạy thục mạng nhưng lại “ nổ “ rất kêu…
Các vị chủ yếu vẫn “ nổ “ chỉ thiên, nổ vu vơ cốt có tiếng súng, còn trúng vào đâu không cần biết và cũng chả ai đi kiểm tra…Về trận ra quân này, đáng lẽ ra phải có một bài bình phân tích đến nơi đến chốn, vì thời gia quá bận, vả lại Chủ blog cũng muốn nhường đất cho các “ hậu duệ “ của Mao Tôn Cương có đất mà dũng võ…
Xin đưa lại toàn bộ diễn biến của trận ra quân này của các “soái” trong đội quân Chính phủ:
1/Nguyễn Văn Giàu - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước đã triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ ngày 24 tháng 2 năm 2011 và trong Nghị quyết 11 thì yêu cầu Ngân hàng Nhà nước triển khai thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và đặc biệt là kiểm soát hai chỉ tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2011 so với năm 2010 không vượt quá 20%, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 15-16%. Các nội dung khác Ngân hàng nhà nước đã có các văn bản chỉ đạo và các văn bản phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để triển khai nhiệm vụ đã quy định tại Nghị quyết số 11 của Chính phủ.
Xin báo cáo thêm phần về triển khai cụ thể, trong Nghị quyết số 11 yêu cầu vốn tín dụng năm nay tập trung ưu tiên cho khu vực sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mới đây Thủ tướng cũng chỉ đạo tập trung giải quyết vấn đề cho vay của ngân hàng chính sách để hỗ trợ và đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Báo cáo Quốc hội, số tăng trưởng tín dụng năm nay dưới 25%, dự kiến tín dụng cả năm sẽ tăng khoảng 460.000 tỷ, theo thiết kế của Ngân hàng nhà nước đang triển khai thì tất cả số tăng trưởng tín dụng năm nay tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, còn các mục tiêu khác, nhất là các đối tượng phi sản xuất gồm cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bất động sản gần như không tăng. Do tăng trưởng tín dụng tập trung vào đối tượng ưu tiên cho sản xuất nên cơ cấu tín dụng phi sản xuất giảm, dự kiến từ 18,7% so với tổng dư nợ, so với cuối năm 2010 sẽ còn 16% trong tổng dư nợ cuối năm 2011. Hồi nãy cũng có một số đại biểu phát biểu rằng sợ chúng ta điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ sẽ làm khó khăn cho vốn để đáp ứng cho nền kinh tế. Tôi xin báo cáo lại, về thiết kế điều hành năm nay vốn tăng tuyệt đối tương đương với năm ngoái. Tức là năm ngoái chúng ta tăng trưởng tín dụng cũng gần 470 nghìn tỷ thì năm nay tăng trưởng tín dụng dự kiến cũng khoảng 460 nghìn tỷ. Tôi cũng chia sẻ và cũng tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Trong gần 3 tháng đầu năm vốn tín dụng tăng trưởng trên nền kinh tế có chậm lại nó cũng có khó khăn. Tuy nhiên, đến ngày 07/3 vừa qua Thủ tướng cùng với các Phó Thủ tướng chủ trì họp giao ban trực tuyến với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về cơ bản đến nay chưa có vướng mắc lớn. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp thu ý kiến này, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo trên toàn hệ thống để nếu có khó khăn thì tháo gỡ ngay.
Vấn đề thứ hai, về thị trường ngoại tệ. Như nhiều ý kiến phát biểu, như chúng ta đã biết nếu từ năm 2008 trở về trước thì cán cân tổng thể của chúng ta thặng dư. Bước sang năm 2009 cán cân thanh toán tổng thể quốc tế của chúng ta thâm hụt lên tới 8, 8 tỷ. Năm 2010 với sự nỗ lực của các ngành, các cấp chúng ta đã giảm thâm hụt cán cân tổng thể này rất lớn. Đến cuối năm 2010 cán cân của chúng ta thâm hụt chỉ còn có 3,07 tỷ. Từ 8,8 tỷ chúng ta đã giảm được gần 5,8 tỷ, chỉ còn 3,07 tỷ. Dự kiến cán cân tổng thể thanh toán kinh tế của chúng ta năm 2011 thặng dư lớn. Nếu theo kế hoạch cũ là Chính phủ điều hành nhập siêu dưới 18% so với kim ngạch xuất khẩu. Lúc đó chúng tôi cùng với các ngành xây dựng cán cân thặng dư là 700 triệu. Nhưng bây giờ Thủ tướng yêu cầu các bộ, các ngành tập trung giảm nhập siêu, dự kiến điều hành dưới 16% thì năm nay cán cân của chúng ta có thể thặng dư trên 2 tỷ.
Có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội, cũng như ý kiến của Ủy ban kinh tế thì trong thời gian vừa qua cân đối cung cầu ngoại tệ chúng ta gặp khó khăn, cung không đủ cầu. Phần này là phần cơ bản. Tất nhiên nhiều lần Thủ tướng nhắc nhở trong quản lý việc phối hợp giữa bộ, ngành trong đó nòng cốt là Ngân hàng nhà nước chưa chặt chẽ. Thời gian gần đây chúng tôi đã phối hợp với các ngành, đặc biệt là các ngành quản lý thị trường. Vừa qua theo Nghị quyết 11 Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương tăng cường quản lý thị trường.
Vừa rồi nhiều ý kiến trên báo chí cho rằng chúng ta quản lý mạnh mẽ trên thị trường tự do mà chúng ta không mở ra kịp để đáp ứng nhu cầu hợp lý của bà con. Về mạng lưới được hoạt động thu đổi ngoại tệ, cũng như mua, bán ngoại tệ đến nay, đặc biệt là 2 địa bàn lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, theo chúng tôi mạng lưới ngân hàng đã mở rộng đảm bảo phục vụ được cho dân. Tại địa bàn Hà Nội, đến nay có 1689 điểm hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn 44 đại lý thu đổi ngoại tệ ủy nhiệm từ các tổ chức tín dụng. Mạng lưới này rất dày đặc.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh có 1329 điểm của hệ thống các tổ chức tín dụng và có 59 đại lý bàn thu đổi ngoại tệ được ủy nhiệm từ các tổ chức tín dụng. Thời gian vừa qua sau khi quản lý chặt chẽ, nhất là tăng cường kiểm tra với công an thì thị trường tự do khép lại và đây cũng do diễn biến từ cung cầu, đến nay về cơ bản giá của thị trường tự do với giá công bố của Ngân hàng Nhà nước tương đối tiến gần nhau. Thời gian vừa qua các ngân hàng đã thông báo và tạo điều kiện để bán một phần ngoại tệ tiền mặt cho các đối tượng có nhu cầu đi nước ngoài.
Nhân đây cũng báo cáo với Quốc hội, theo thông lệ chung đến nay các thẻ quốc tế hoạt động ở Việt Nam chúng tôi đang triển khai hoạt động rất tốt. Hầu hết cán bộ hay nhân dân đi công tác, đi học tập, đi chữa bệnh và cả đi du lịch hiện nay cơ bản sử dụng thẻ, tuy nhiên tính phòng xa của bà con Việt Nam mình muốn mang một ít tiền mặt để phòng bất trắc. Chúng tôi kiểm tra trong thời gian vừa qua hầu hết các tổ chức tín dụng hướng dẫn việc này đối với bà con có nhu cầu đi nước ngoài tương đối kỹ lưỡng và hầu hết những người có nhu cầu đều đến mở thẻ hoạt động.
Vấn đề thứ ba là vấn đề vàng, từ năm 1990 chúng ta cho phép đúc vàng miếng, trong hơn 20 năm vàng miếng phát triển rất nhanh. Lúc đầu chỉ thực hiện như tập quán lâu đời của bà con chúng ta là tích trữ vàng nhưng dần dần phát triển lên và nó trở thành một phương tiện thanh toán. Như chúng ta biết cái nhà này bán bao nhiêu cây, miếng đất này là bao nhiêu cây v.v.., trở thành phương tiện thanh toán. Đồng thời kèm theo đấy nó phát sinh thêm đầu cơ giá vàng làm giá vàng trong nước xáo trộn và có lúc tách rời giá thế giới mà nó có biến động rất mạnh. Từ đó chúng tôi có đề xuất với Chính phủ là chúng ta tiến tới sẽ ban hành nghị định quản lý kinh doanh vàng, trong đó chúng ta cũng đưa ra lộ trình tiến tới quản lý chặt chẽ vàng miếng. Tuy nhiên, trong Nghị quyết 11 nói rất rõ, trong này có nội dung là tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Đây là một lộ trình chúng tôi sẽ xây dựng để hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một số thông tin cho rằng ban hành Nghị quyết 11 là cấm đoán việc lưu thông vàng miếng là làm tổn thất tài sản của nhân dân. Tôi khẳng định việc đó không có. Chúng ta sẽ triển khai thế nào phù hợp để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân chúng ta. Xin hết.
2/Vũ Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính
Qua ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội trên Hội trường rất quan tâm đến vấn đề rất lớn như chỉ số lạm phát tăng cao của năm 2010, đầu năm 2011, mới có 3 tháng đã tăng hơn 60%, đây là vấn đề rất bức xúc của dư luận xã hội và sự quan tâm của nhân dân cũng như của Chính phủ. Tôi xin phát biểu làm rõ thêm một số thông tin:
Chỉ số giá của năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 tăng tương đối cao có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là từ cuối năm 2010, đầu năm 2011 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những biến động rất phức tạp. Trên thế giới kinh tế năm 2010 đã phục hồi nhưng cũng vẫn rất chậm chạp và không đồng đều. Năm 2011 thì dự báo có khả năng phục hồi tăng trưởng chậm hơn năm 2010: năm 2010 là 3,6 và năm 2011 dự kiến tăng 3,3.
Về giá cả, giá cả hàng hóa thế giới tăng rất cao trong năm 2010, giá hàng hóa nói chung tăng bình quân trên thế giới 32,3% so với năm 2009. Trong đó nguyên liệu công nghiệp tăng 41,8%. Dầu thô tăng 28,4% và giá lương thực thực phẩm tăng 37,4%. Năm 2010 đã tổng kết như vậy tất cả các quốc gia trên thế giới đều lạm phát tăng rất cao trong đó Châu Âu tăng từ gấp 2 đến 2,5 lần so với kế hoạch mục tiêu đặt ra, Trung Quốc tăng hơn 2 lần và Ấn Độ tăng hơn 2 lần.
Tình hình ba tháng đầu năm vẫn diễn biến trong tình hình phức tạp và giá vẫn tiếp tục tăng cả lương thực, nguyên nhiên vật liệu đều tăng. Ví dụ lương thực vẫn tăng 4,3% và năng lượng xăng, dầu tăng từ 15 dến 20%, tức là tăng tương đối nhanh, đặc biệt sau khi khủng hoảng ở Trung Đông, Châu Phi, rồi thiên tai lũ lụt và động đất ở Nhật Bản thì tác động với giá dầu rất lớn. Giá cả thế giới tăng thì có tác động đến giá cả trong nước ở hai mặt, mặt bất lợi thì do chúng tôi nhập khẩu lớn và nhập siêu lớn trong đó 70 đến 75% nhập nguyên nhiên vật liệu và trong nhập siêu này chúng ta nhập siêu từ Trung Quốc rất cao, có những thời điểm nhập siêu từ Trung Quốc tới 95%. Từ đó nó cũng có tác động giá trong nước tăng lên kéo theo làm cho đời sống và người lao động, cán bộ công nhân viên rất khó khăn.
Thứ hai, nó cũng có một khía cạnh là có lợi cho nền kinh tế vì chúng ta cũng là một nền kinh tế xuất khẩu lớn trong đó đặc biệt xuất khẩu hàng nông sản, lâm sản, thủy hải sản và xuất khẩu như dầu thô, cà phê, cao su, gạo. Tất cả những mặt hàng này vừa rồi đều tăng giá, chúng ta cũng được lợi. Đồng thời một bộ phận người dân sản xuất các mặt hàng này cũng thu được lợi hơn. Tuy nhiên gây nhiều tâm trạng xã hội phải lo lắng, đặc biệt những người làm công ăn lương và những người có thu nhập thấp, người nghèo.
Thứ hai, bản thân cân đối kinh tế vĩ mô ở trong nước cũng chưa vững chắc và dễ bị tổn thương, chất lượng của nền kinh tế chưa cao, cạnh tranh còn yếu, giá cả của các sản phẩm hàng hóa của chúng ta, đặc biệt cạnh tranh với Trung Quốc rất bất lợi. Nhập siêu vẫn còn lớn, ví dụ như xăng dầu trước năm 2009 chúng ta phải nhập 100%, bây giờ chúng ta nhập khoảng 70% sau khi có nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tuy là đã giảm từ 29,3% năm 2007 xuống 28,8% năm 2008, xuống 22,5% năm 2009 và xuống 17,5% năm 2010 nhưng vẫn còn rất cao, con số tuyệt đối cũng khá cao.
Việc bội chi và nợ công thì như đại biểu nói cũng đang có xu hướng tăng. Việc giảm bội chi, tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu cũng phải có lộ trình và phải bắt nguồn từ chính sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Chính đó là quá trình gốc của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay chúng ta đang triển khai một cách tích cực nhưng cũng không thể giảm nhanh được.
Thứ ba, áp lực tăng chi vẫn còn rất lớn, nhu cầu đòi hỏi cao cả chi đầu tư và thường xuyên. Ngay tại hội trường này từ sáng đến giờ qua ý kiến phát biểu đã nhiều yêu cầu tăng chi mà cũng thấy rất chính đáng. Hiệu quả đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa thật cao. Nhiều công trình đang trong quá trình xây dựng chưa phát huy hiệu quả, lại phải đầu tư vào các vùng khó khăn để giải quyết các vấn đề xã hội, có ý nghĩa về xã hội, giải quyết an sinh nhưng phát huy về hiệu quả kinh tế thì thấp làm cho chỉ số ICO tăng cao. Biến động của giá vàng, giá ngoại tệ trong thời gian qua, lãi suất còn cao, cân đối ngoại tệ căng thẳng. Những vấn đề đó tác động lớn đến chỉ số giá.
Thứ hai, một số mặt hàng là đầu vào của sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chưa đi theo giá thị trường đã kìm nén ổn định giá trong mục tiêu ngắn hạn cho nên đến nay đã gây ra bức xúc yêu cầu phải tăng giá, nay phải điều chỉnh và không thể kìm chế được nữa. Ví dụ giá than bán cho điện hiện nay chỉ bán bằng 45-50% giá thị trường, điện thì lỗ lớn, xăng dầu thì nhà nước không thu thuế 10.000 tỷ, sử dụng quỹ bình ổn giá 6.400 tỷ, tức là thực chất bù lỗ 16.400 tỷ nhưng vẫn còn thấp hơn Lào và Campuchia, trước khi điều chỉnh thấp hơn Lào 8.000đ/lít, thấp hơn Campuchia 7.000đ/lít và thấp hơn Trung Quốc 6.200đ/lít. Từ đó dẫn đến việc hạch toán của nền kinh tế cũng còn rất méo mó đầu vào của một số sản phẩm; Thứ hai là bao cấp tràn lan, bao cấp cho cả các nước láng giềng; Thứ ba là sử dụng lãng phí; Thứ tư là không kêu gọi được đầu tư và dẫn đến cung cầu ví dụ như thiếu điện; Thứ năm là cũng xảy ra buôn lậu khá phức tạp.
Thứ ba là quản lý điều hành phối hợp giữa các ngành với các ngành, ngành với địa phương có lúc, có nơi chưa tốt, cân đối cung cầu hàng hóa về cơ bản là đảm bảo, trừ ngoại tệ như lúc nãy đồng chí Thống đốc có nói. Hệ thống phân phối ở một số mặt hàng chưa tốt, nhiều khâu trung gian cho nên cũng làm tác động đến giá. Một số nơi triển khai chưa quyết liệt trong chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, kiểm soát giá cả v.v.... những điều này tác động đến cái chung.
Về biện pháp xử lý sắp tới, vấn đề chung là phải quyết liệt thực hiện Nghị quyết 02 đầu năm và Nghị quyết số 11 của Chính phủ đã đề ra nhằm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Trong này chúng tôi xin nhấn mạnh một số ý và cũng xin kiến nghị với một số địa phương như sau:
Thứ nhất là phải đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, đây là gốc của vấn đề.
Thứ hai là sắp xếp lại hệ thống phân phối, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành để sắp xếp lại hệ thống phân phối.
Ba, kiên trì điều hành giá theo thị trường, chúng ta không thể kìm nén hơn được nữa. Hiện nay điện mới đi được một bước là 24% với mức phải điều chỉnh, có nghĩa chúng ta định đi 4 bước thì mới đi được 1 bước. Như vậy chúng tôi hình dung là nếu chúng ta điều hành giỏi và giá thị trường thế giới biến động vừa phải thì chắc phải hết năm 2012 mới đi theo được thị trường, đây là lộ trình phải cố gắng nếu không thì chắc phải sang năm 2013. Đối với than bán cho điện mới chỉ điều chỉnh 5% trong lần này thôi, như vậy mới bằng 10% mức điều chỉnh cũng sẽ phải ghi theo lộ trình điều chỉnh theo giá điện. Hiện nay chỉ còn có than bán cho điện thôi, còn than bán cho ngành khác cơ bản tương đối đi theo thị trường rồi.
Bốn, về giá xăng dầu, hiện nay nhà nước không thu thuế, thuế xuất khẩu là 20% nhưng đã hạ xuống 0 rồi, xăng dầu vẫn còn lỗ và mới điều chỉnh được 1 phần, so với điều chỉnh ngày 24.03 giá của Việt Nam vẫn thấp hơn Lào, Campuchia là 5.000, 4.000, và 3.200 và vẫn còn buôn lậu. Cần tiếp tục điều hành theo Nghị quyết 84 của Chính phủ và điều hành theo thị trường với tinh thần là nếu tình hình giá thế giới vẫn tiếp tục tăng thì vẫn phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ trong nước, giá thế giới giảm thì từng bước khôi phục lại thuế nhập khẩu ở mức hợp lý và xem xét giảm giá bán trong nước. Chúng ta phải kiên trì để năm nay làm sao tiếp tục quay trở lại đi theo thị trường, thực ra giá xăng dầu này từ năm 2009.
Năm, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người lao động, cho nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp và lương thấp. Thực hiện tốt chính sách đã ban hành, chúng tôi sẽ tích cực rà soát, nghiên cứu để đề xuất thêm những chính sách mới giúp cho người lao động và người nghèo ổn định được cuộc sống, vượt qua khó khăn và tạo sự đồng thuận trong dư luận để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Nhân đây chúng tôi xin đề nghị các địa phương, các bộ phối kết hợp tăng cường sản xuất kinh doanh lưu thông phân phối, chống hàng giả, hàng kém chất lượng và kiểm soát giá cả. Ví dụ đăng ký giá, niêm yết giá trên địa bàn từng địa phương. Báo cáo Quốc hội, đăng ký giá, niêm yết giá và kiểm soát giá phải từng địa phương làm thì mới có hiệu quả. Các Bộ thì không thể làm xuể được những yếu tố này. Nhưng hiện nay chính sách pháp luật đang quy định như vậy, cho nên rất mong muốn các địa phương ra tay và vào cuộc. Hiện nay các địa phương đã ra tay và vào cuộc rất mạnh mẽ, đặc biệt những thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai rất mạnh mẽ. Có mặt hàng trước khi tăng phải đăng ký giá thì các đồng chí kiểm soát thật chặt chẽ việc đó.
Vấn đề thứ hai, chắt chặt ngân sách. Chúng tôi xin nói ngắn gọn:
Thứ nhất, phải tăng thu, phấn đấu tăng thu không có nghĩa là tăng mức động viên mà phải chống thất thu, chống gian lận thuế, chống buôn lậu để tăng thu. Đặc biệt lần này chúng tôi sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ở những doanh nghiệp khai lỗ nhiều, có dấu hiệu chuyển giá. Vừa rồi đã làm được một bước, đã có kinh nghiệm, đợt tới này phải làm mạnh hơn.
Thứ hai là giảm chi và trên cơ sở đó giảm bội chi. Năm 2010 Chính phủ đã đề nghị giảm bội chi từ 6,2% kế hoạch xuống 5,6%. Năm 2011 đề nghị giảm từ 5,3% xuống dưới 5%, đang phấn đấu như vậy.
Về chi thường xuyên không cắt hàng loạt, ví dụ chi có tính chất tiền lương, ví dụ trợ cấp xã hội cho người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sỹ thì không giảm. Hai là những chính sách chi về an sinh xã hội thì không giảm mà phải tăng. Còn lại các khoản, ví dụ như hội họp, công tác phí, xăng dầu, điện nước thì phải tiết kiệm. Về đầu tư, vấn đề đầu tư Thủ tướng Chính phủ phân công giao cho Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, tôi xin nói một ý ngắn gọn như sau. Sắp xếp lại trên 4 kênh:
Thứ nhất là kênh ngân sách Nhà nước.
Thứ hai là kênh trái phiếu Chính phủ.
Thứ ba là kênh tín dụng Nhà nước.
Thứ tư là kênh doanh nghiệp Nhà nước.
Cả 4 kênh này đều phải rà soát và sắp xếp lại và cũng có thể có những khoản phải giảm. Trên tinh thần là tập trung cho các dự án phục vụ nông nghiệp, nông thôn, phục vụ cho an sinh xã hội và những dự án sớm đi vào hoàn thành trong năm 2011 để đi vào sử dụng, sớm mang lại hiệu quả thì sắp xếp lại và điều chuyển cắt giảm và cũng dừng khởi công những công trình xét thấy chưa thật sự cấp bách và chưa mang lại hiệu quả ngay. Trên tinh thần như vậy thì Chính phủ cũng đã có một thông điệp cho các địa phương, các bộ, ngành năm nay không có tạm ứng trừ lũ lụt, trừ những công trình khắc phục hậu quả lũ lụt thiên tai và cũng không cho phép chuyển nguồn nếu chi chưa hết, kể cả năm 2010 sang 2011 và 2011 sang 2012. Trên đây là một số ý kiến, chúng tôi xin báo cáo thêm tình hình và giải pháp của Chính phủ đang triển khai và đang chỉ đạo một cách quyết liệt mong tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của Quốc hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Xin cảm ơn Quốc hội.
3/ Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công thương
Được sự cho phép và gợi ý của Chủ tọa kỳ họp, tôi xin báo cáo với Quốc hội về 2 nội dung liên quan đến vấn đề phát triển điện: Thứ nhất, việc đấu nối các nhà máy điện lẻ vào hệ thống lưới điện quốc gia; Thứ hai, vấn đề đảm bảo nguồn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện chạy than.
Vấn đề thứ nhất, trong thời gian vừa qua có tình trạng một số dự án thủy điện nhỏ được xây dựng và hoàn thành, nhưng sau đó chưa thể phát điện lên lưới quốc gia do không có đường dây nối từ nhà máy lên lưới điện quốc gia. Điều này xuất phát từ thực tế, chúng tôi đã có một số dịp trình bày với Quốc hội về quy hoạch điện nói chung của cả nước, trong đó có việc thủy điện. Trong vấn đề quy hoạch điện cũng như quy hoạch thủy điện, có nội dung liên quan đến phát triển nhà máy và phát triển hệ thống lưới điện, ở đây có một thực tế ở một số nơi chúng ta có quy hoạch được phê duyệt đấu nối giữa các nhà máy thủy điện nhỏ với hệ thống lưới quốc gia thì ở đó không xảy ra vấn đề liên quan đến khả năng phát và khả năng đưa lên lưới quốc gia. Tuy nhiên, ở một số địa phương khác thì cũng có tình trạng chúng ta phát triển một số dự án thủy điện nhỏ chưa hoàn toàn theo quy hoạch và vì vậy cho nên bị động trong việc đấu nối giữa nhà máy thủy điện nhỏ đó với lưới điện quốc gia vì hệ thống lưới điện quốc gia được thiết kế để mà đảm bảo việc chuyển tải một công suất nhất định, nếu không có tính toán trước, không có kế hoạch trước thì khi có nhiều nhà máy cùng hòa vào lưới thì lưới điện quốc gia đó và đường dây đó không thể tải nổi. Đây là một thực tế xảy ra ở một số nơi vừa qua và cũng là một bài học kinh nghiệm trong vấn đề làm sao bảo đảm đồng bộ giữa quy hoạch lưới và quy hoạch các nhà máy. Tình hình vừa rồi ví dụ như Kon Tum chúng tôi đã được nghe phản ánh và sau đó đã chỉ đạo Sở Công thương cũng như Tổng công ty điện lực miền Trung và Điện lực Kon Tum nghiên cứu để nâng cấp, nâng công suất đường dây tải điện nối các nhà máy thủy điện nhỏ Kon Tum với lưới điện quốc gia và hiện nay công việc đang được tiến hành.
Xin báo cáo với Quốc hội, chúng tôi đang chỉ đạo ngành điện cũng như các sở điện lực và các Sở công thương đảm bảo tính đồng bộ hơn ở trong vấn đề giữa quy hoạch phát triển nguồn và lưới để chúng ta trong tình hình thiếu điện hiện nay thì có các cơ sở điện phát điện được chúng ta huy động tất cả để góp phần sản xuất và cung ứng điện cho nhu cầu của cả nước.
Vấn đề thứ hai, về phát triển các nhà máy nhiệt điện, vậy thì sử dụng và huy động nguồn nhiên liệu như thế nào cũng báo cáo với Quốc hội theo Tổng sơ đồ điện 6 giai đoạn: 2006 - 2015 và hiện nay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Tổng sơ đồ 7: 2015 - 2025. Chúng ta trong những năm tới đây khi chúng ta phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy than, nguồn than ở trong nước mặc dù chúng ta đã hết sức nỗ lực cố gắng bằng việc bên cạnh khai thác những mỏ hiện có thì Chính phủ đang chỉ đạo tiếp tục tìm kiếm, thăm dò các mỏ mới, nhất là khu vực bể than đồng bằng sông Hồng, mở rộng việc khai thác mỏ than ở khu vực Quảng Ninh xuống sâu hơn để có thể nâng cao sản lượng than khai thác hàng năm. Tuy nhiên, do trữ lượng của chúng ta có hạn, theo tính toán về cân bằng năng lượng và cân đối giữa yêu cầu phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy than với nguồn than thì dự kiến vào năm 2015 trở đi chúng ta sẽ phải nhập khẩu than từ nước ngoài.
Báo cáo Quốc hội, trong chỉ đạo của Chính phủ chúng ta đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành nghiên cứu việc nhập khẩu than từ bên ngoài. Ban này do Bộ Công thương cùng với một số Bộ, ngành có liên quan, có Bộ Tài nguyên và môi trường, có các tập đoàn lớn như Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực thành lập một tổ liên ngành đi nghiên cứu và đã tổ chức một số đoàn đi làm việc tại Úc, tại Inđônêsia và tại Nga. Qua những đợt làm việc, về khả năng cung ứng than từ những nước này rất có tiềm năng và có khả năng đảm bảo dài hạn đối với chúng ta. Họ nêu những hướng mà chúng ta có thể hợp tác. Trước mắt có thể ký hợp đồng mua than dài hạn mấy chục năm, nhưng lâu dài họ sẵn sàng hợp tác với chúng ta để đầu tư khai thác vào những mỏ than ở khu vực đó. Vấn đề này chúng tôi đang thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và khả năng chúng ta có nguồn than từ bên ngoài để đáp ứng cho các nhà máy nhiệt điện trong tương lai chắc chắn có thể đảm bảo được. Đến giờ phút này báo cáo với Quốc hội như vậy.
Vấn đề về môi trường, báo cáo Quốc hội, đối với những nhà máy nhiệt điện sau này khi chúng ta xây dựng cũng áp dụng những công nghệ tiên tiến, cho nên khả năng đảm bảo các yêu cầu về môi trường sẽ được cải thiện hơn rất nhiều so với trước đây. Vấn đề này báo cáo Quốc hội theo các tiêu chuẩn và các quy định của Luật bảo vệ môi trường cũng như các tiêu chí quy định đối với các nhà máy nhiệt điện chạy than.
Chúng tôi xin báo cáo thêm về tình hình sản xuất và cung ứng điện trong thời gian tới, vừa qua tình hình cung ứng điện mặc dù đã được cải thiện nhưng cũng có những khó khăn vì năm nay do cơ cấu nguồn điện của nước ta có đặc thù là tỷ trọng thủy điện tương đối lớn cho nên mùa khô năm vừa rồi nước rất cạn và đến lúc này các hồ thủy điện của chúng ta đều thấp hơn mực nước cùng kỳ của năm 2010 rất nhiều. Trong đó những hồ lớn như Hòa Bình, Tuyên Quang, Trị An thấp hơn hàng chục mét. Đứng trước tình hình yêu cầu cung cấp nước cho nông nghiệp và đẩy mạnh cho các tỉnh phía nam thì các hồ thủy điện cũng đã dành nước tưới cho vụ đông xuân của miền Bắc. Trong tháng Giêng và tháng 2 vừa qua miền Bắc các hồ thủy điện đã xả nước khoảng 3 tỷ mét khối nước cung cấp cho vùng đồng bằng sông Hồng, trung du Bắc bộ. Với 3 tỷ mét khối nước này có thể chúng ta phát được 500 triệu Kwh nhưng đứng trước yêu cầu phục vụ cho nông nghiệp thì các nhà máy điện đã dành ưu tiên xả nước để phục vụ nông nghiệp. Ở miền Nam, thủy điện Trị An, thủy điện Hàm thuận - Yaly cũng góp phần xả nước xuống hạ du để đẩy mặn và cung cấp cải thiện thêm tình hình cung cấp nước cho sinh hoạt. Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, ngay từ đầu năm Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo đối với ngành điện trong đó Nghị quyết 02, Nghị quyết 11 ngày 24.02 vừa qua và đặc biệt Quyết định số 171 ngày 26.01 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành điện phải tập trung bằng mọi sức của mình đảm bảo sản xuất và cung ứng điện ở mức cao nhất đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian vừa qua ngành điện phối hợp với các cơ sở, các tỉnh đã triển khai hết sức khẩn trương và nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc đầu tiên tức là thúc đẩy xây dựng và hoàn thành một số công trình điện mới để tăng thêm nguồn điện. Báo cáo với Quốc hội, chúng ta đã đưa được tổ máy 1 của Sơn La vào hoạt động đầu năm và dự kiến đến giữa tháng 4 này thì tổ máy số 2 của thủy điện Sơn La cũng sẽ vào hoạt động, chúng ta có thêm 800 MW công suất thủy điện cũng là nguồn rất quan trọng cho tình hình cung cấp điện hiện nay, ngoài ra sẽ đưa thêm một số các nhà máy thủy điện nhỏ nữa rồi đến nhà máy Nhiệt điện đi vào hoạt động.
Biện pháp thứ hai đó là tìm mọi biện pháp để khắc phục khiếm khuyết về kỹ thuật của một số nhà mày Nhiệt điện mới đưa vào hoạt động nhưng vận hành chưa ổn định như ở Quảng Ninh, như ở Hải Phòng, như ở Cẩm Phả, Sơn Động cũng dự kiến trong khoảng từ nay cho đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 thì những tổ máy này cũng sẽ đưa vào vận hành chính thức và vận hành thương mại ổn định.
Thứ ba, cũng báo cáo Quốc hội năm nay thực hiện chỉ đạo của Chính phủ có một điểm mới là sự vào cuộc của các địa phương hết sức quyết liệt và hết sức đồng bộ với ngành điện, ở tại các địa phương cũng đã tiến hành phê duyệt kế hoạch để cung ứng điện cho các cơ sở trọng điểm trong địa phương mà ở địa phương cũng thành lập ra các Ban chỉ đạo thường là do đồng chí Chủ tịch hoặc đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp làm trưởng Ban chỉ đạo, cho nên việc cung ứng điện cho các hộ tiêu thụ cũng đã được sự vào cuộc hết sức quyết liệt của các địa phương. Chính vì thế cho nên báo cáo với Quốc hội đi đôi với biện pháp tuyên truyền, vận động tiết kiệm thì bước đầu có thể nói trong 3 tháng đầu năm 2011 mặc dù tình hình điện khó khăn, nhưng nhìn chung cũng đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu về sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, tháng cao điểm của mùa khô là tháng 5 thì chúng tôi cũng báo cáo với Quốc hội là tình hình cung ứng điện sẽ tiếp tục có khả năng diễn biến khó khăn.
Đứng trước tình hình đó thì bên cạnh việc tiếp tục thực hiện những biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi rất mong muốn cử tri cả nước cũng ủng hộ chủ trương của Đảng, của Chính phủ đó là bên cạnh việc chúng ta sử dụng điện một cách có hiệu quả thì cũng tăng cường việc tiết kiệm. Chúng tôi thấy vừa qua hiệu quả bước đầu có tác dụng, ví dụ như rất nhiều hộ sản xuất, hộ kinh doanh cũng đã xem lại quy trình sản xuất của mình cũng thay đổi một số máy móc thiết bị, ngay trong các hộ gia đình ý thức sử dụng điện hờ hững theo chủ trương tiết kiệm của Chính phủ đã ban hành. Với tình hình đó, từ nay đến cuối năm thực hiện hết sức quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, cố gắng đảm bảo các yêu cầu cần thiết nhất trong sản xuất và đời sống của nhân dân thông qua việc sản xuất và cung ứng điện. Tôi xin hết.
4/ Nguyễn Thị Kim Ngân - Hải Dương
Tôi xin phát biểu mấy ý kiến theo gợi ý của Đoàn Chủ tịch.
Thứ nhất, xung quanh vấn đề chính sách cho lực lượng thanh niên xung phong mà ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Liên sáng nay đã phát biểu.
Thưa Quốc hội, tổng số thanh niên xung phong của chúng ta đã và đang hưởng chính sách mà chúng tôi có hồ sơ là 133.294 người. Trong số này giải quyết chế độ một lần là 89.583 người, còn hưởng trợ cấp hàng tháng 5.012 người. Trong tổng số liệt sỹ cả nước là gần 1,2 triệu người đã được công nhận liệt sỹ thì thanh niên xung phong đã được công nhận 4.494 liệt sỹ. Trong tổng số 600.000 người thương binh và hưởng chính sách như thương binh thì lực lượng thanh niên xung phong đã được giải quyết chính sách là 33.905 người. Như thế tổng số số thanh niên xung phong tham gia cũng là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có công, không có sự phân biệt giữa lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong miễn là người đó tham gia kháng chiến và có những đóng góp tùy theo điều kiện đúng qui định thì chúng ta áp dụng những chính sách theo luật định.
Những đề nghị của Hội thanh niên xung phong về giải quyết chính sách, những bức xúc và nhiều khi chưa hợp lý thì đã nhiều lần Bộ lao động thương binh, xã hội làm việc với Hội và đi đến những thống nhất rất cao nhưng rất tiếc đại biểu Nguyễn Anh Liên trong phát biểu thì không có nói việc này chỉ nói bức xúc thôi. Nhưng những vấn đề mà Hội và Bộ ngồi lại làm việc thống nhất cao và để giải quyết, ví dụ như giải quyết bất hợp lý giữa chế độ trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng cho thanh niên xung phong thì Hội với Bộ thống nhất rất cao, chúng tôi cũng đã trên cơ sở đó trình rồi Bộ tư pháp thẩm định chúng tôi đã trình Thủ tướng rồi thì đồng chí Anh Liên lại không nói.
Hay những vấn đề tồn đọng về thanh niên xung phong trên 10.000 trường hợp thì thưa với Quốc hội rằng cũng không dưới hai lần đại biểu nêu phát biểu ở đây và chúng tôi cũng trên cơ sở đó đã có công văn và cũng làm việc trực tiếp với Hội, chúng tôi đề nghị Hội như thế này. Bây giờ 10.000 người đó mà theo Hội thanh niên xung phong báo cáo thì đề nghị Hội cung cấp cho chúng tôi danh sách, địa chỉ địa phương và cùng với chúng tôi để làm hồ sơ. Trong này chắc chắn là không còn hồ sơ và trong trường hợp đó thì Hội cũng nên có trách nhiệm với đồng đội của mình đứng ra cam kết, bảo lãnh chứng nhận cùng với cấp ủy chính quyền và nhân dân địa phương để làm hoàn tất hồ sơ, có hồ sơ rồi thì ngành lao động thương binh, xã hội mới có cơ sở để giải quyết chính sách. Vì chúng tôi không thể giải quyết chính sách là cứ theo nói là tôi còn 10.000 hồ sơ mà tôi không biết ở địa phương nào, địa chỉ ở đâu và chúng tôi đã có 2 công văn hướng dẫn và đề nghị Hội thanh niên xung phong nhanh chóng sớm giải quyết những vấn đề này theo hướng dẫn 611 như thế là trách nhiệm của ngành lao động, thương binh xã hội nói chung và của Bộ Lao động - thương binh và xã hội nói riêng rất có trách nhiệm với chức năng là thực hiện chính sách người có công. Ở đây tôi chỉ đề nghị tiếp, tôi biết cái này cũng rất khó cơ hội, nói thế thôi chứ bây giờ để giải quyết 10 ngàn này thì Hội cũng không thể thực hiện để có đủ 10 ngàn bộ hồ sơ . Vì thế chúng tôi nói là hội cần phối hợp với các địa phương, với cơ sở và chỉ đạo trong hệ thống hội mình ở địa phương để phối hợp, chúng tôi sẵn sàng tham gia tích cực để hoàn chỉnh hồ sơ này kể cả thiếu hồ sơ chúng tôi đều đồng ý có những hướng để giải quyết như thế là vấn đề chính sách thanh niên xung phong, tôi xin báo cáo cho đủ, đúng tình hình để tránh sự hiểu lầm trước cử tri khi nghe buổi sáng nay cho rằng việc thực hiện chính sách thanh niên xung phong là chúng ta thiếu trách nhiệm đó là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai, xung quanh việc một đồng chí kiểm lâm ở Thái Nguyên bị chết trong khi thi hành công vụ thì vào cuối tháng 12, sau đó trong năm 2010 tỉnh Thái Nguyên có đề nghị là công nhận liệt sỹ, theo quy định để xét hồ sơ liệt sỹ thì sẽ có nhiều thủ tục và khi tiếp nhận được thì Cục người có công cũng đã hết sức trách nhiệm là xem tất cả những hồ sơ, kết quả điều tra để đối chiếu với các quy định của luật thì khẳng định đồng chí này mất khi thi hành công vụ là đúng, nhưng để đủ điều kiện xét liệt sỹ hay không thì còn nhiều ý kiến khác nhau. Trên cơ sở đó thì chúng tôi đã chỉ đạo Cục người có công về trực tiếp làm việc với tỉnh Thái Nguyên để giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để chúng ta khi công nhận một trường hợp liệt sỹ phải đảm bảo đúng pháp luật quy định.
Vấn đề thứ ba, lao động Libya trở về nước rút ra điều gì cho công tác đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Việt Nam đang thực hiện việc đưa người Việt Nam và chuyên gia sang nước ngoài làm việc theo luật Quốc hội đã ban hành về đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Đối với một nước đông dân như nước chúng ta thì tạo việc làm trong nước và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập là điều cần thiết trong điều kiện đất nước chúng ta chưa giải quyết được việc làm thì rất nhiều quốc gia chứ không riêng Việt Nam, chúng ta không phải là một nước đưa nhiều lao động ra nước ngoài làm việc. Có thể nói lực lượng lao động đưa ra nước ngoài làm việc hàng năm cũng đem về ngoại tệ cho chúng ta khoảng 2 tỷ đô la theo số chưa đầy đủ đóng góp nhất định cho kinh tế - xã hội đất nước và bản thân người ta cũng thoát nghèo tạo được thu nhập. Hơn nữa sau 3 năm làm việc ở nước ngoài về kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh tay nghề được nâng cao và có thể tạo việc làm cho bản thân, gia đình cũng như ngay tại quê hương làng xóm của họ.
Qua vụ Libya chúng tôi rút ra một kinh nghiệm là tìm thị trường, mở thị trường và chúng ta tính được sự ổn định, bền vững của thị trường mà chúng ta đưa người lao động là hết sức cần thiết. Trước khi xảy ra biến cố ở Bắc Phi và Trung Đông thì đây là một thị trường tiềm năng bởi vì đây là những quốc gia giàu về dầu mỏ và người ta cũng ít dân nên sự cần thiết lao động ở nước ngoài mà không riêng Việt Nam cũng rất nhiều nước như Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ và nhiều quốc gia cũng đưa lao động sang đây. Việc người ta cần lao động nước ngoài để xây dựng những công trình là người ta và mình cũng cần. Những thu nhập ở thị trường này rất tốt nhưng qua biến cố này thì chúng tôi cũng rút ra được kinh nghiệm là thực ra mình cũng muốn tìm thị trường ổn định và có tiềm năng để giải quyết việc làm có thu nhập tốt, chúng ta cũng không thể dự đoán được những biến động đó xảy ra. Ngay bản thân quốc gia Libya, Ba Lan người ta không thể dự đoán là cách đây vài tháng, một năm người ta sẽ lâm vào những xung đột và tình hình phức tạp như vậy. Về tình huống này rút kinh nghiệm, chúng tôi cũng phải dựa vào các cơ quan đại diện ngoại giao để xác định thị trường. Qua việc ở Libya thì 10.000 lao động của chúng ta về nước đã an toàn. Trong ngày mai, chậm nhất là sáng ngày kia chiếc tàu chở 1049 người sẽ cập cảng Đình Vũ - Hải Phòng an toàn. Cách đây 2 ngày tàu đã ghé qua Singapore để tiếp nguyên liệu. Như thế chúng ta hoàn tất chiến dịch kể cả hàng không, đường biển.
Về lo công ăn, việc làm cho lao động ở Libya về nước thì chúng tôi đã chỉ đạo cho các trung tâm giải quyết việc làm ở các địa phương và một số gợi ý của nhiều doanh nghiệp trong Nam, ngoài Bắc đều muốn tiếp nhận số lao động này. Người ta đứng ra bảo lãnh số nợ ngân hàng mà các lao động này vay của ngân hàng để đi lao động.
Như vậy vấn đề còn lại là chúng ta phải giải quyết những chính sách thanh lý hợp đồng và tạo việc làm mới cho số lao động từ Libya về mà không để cho những người lao động này lâm vào hoàn cảnh khó khăn do biến cố ở Libya. Trong tình hình hiện nay thì khẳng định chúng ta tiếp tục thực hiện chính sách tạo việc làm trong nước và ngoài nước, vấn đề là nâng cao tay nghề, tìm thị trường để có thu nhập tốt và bảo đảm an toàn cho người lao động của chúng ta. Xin hết.
5/ Võ Hồng Phúc - Thanh Hoá
Tôi xin có một số ý kiến theo gợi ý của Chủ tịch đoàn về vấn đề điều chỉnh đầu tư công, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ hiện nay chúng ta đã triển khai điều chỉnh đầu tư công. Căn cứ Nghị quyết 11 chúng ta có giải thích với đại biểu Quốc hội là trong các nguồn đầu tư công thì có nguồn ngân sách, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư Nhà nước và nguồn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. Đối với nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn ngân sách thì chủ trương của Chính phủ cũng đã thống nhất với Thường vụ Quốc hội là chúng ta không điều chỉnh chỉ tiêu, bởi vì chỉ tiêu này Quốc hội đã thông qua, cho nên tổng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước gồm trái phiếu Chính phủ và ngân sách thường xuyên hàng năm là 152 ngàn tỷ đồng cộng với 45 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tức là 197 ngàn tỷ đồng giữ nguyên không đổi là chúng ta không cắt giảm, chúng ta chỉ cắt giảm là đầu tư từ tín dụng Nhà nước 10% và giảm đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước.
Còn đối với nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước bao gồm trái phiếu Chính phủ và ngân sách hàng năm thì chúng ta sắp xếp lại các dự án đầu tư trên cơ sở lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả để chúng ta đầu tư và căn cứ vào các tiêu chí mà Chính phủ đã ban hành. Còn ở đây không cắt giảm nhưng thực tế lại có 2 việc mà Chính phủ có trong chỉ thị mà trong Nghị quyết 11 có nêu là không cho ứng trước vốn của năm 2012 và không cho điều chuyển vốn của 2010 sang 2011 thực hiện 2 chủ trương này cũng là việc giảm vốn rất lớn so với triển khai đầu tư từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ của năm 2011. Bởi vì năm 2010 thì các vị đại biểu Quốc hội đã biết là tổng đầu tư từ ngân sách của chúng ta là các số đếm là 243 ngàn tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách là 177 ngàn và đầu tư từ trái phiếu Chính phủ là 66 ngàn, nhưng trong 243 ngàn này thì đã có khoảng một lượng rất lớn là ứng trước và điều chuyển. Ứng trước và điều chuyển tổng số là 51 ngàn tỷ đồng mà năm 2011 chúng ta không cho điều chuyển và không cho ứng trước, tức là tự nhiên chúng ta đã giảm đi 51 ngàn tỷ đồng, một con số giảm khá lớn.
Chúng tôi tính số giảm này so với thực tế của năm 2010 là chúng ta giảm đến gần 21% tổng đầu tư từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ. Cho nên lý do vì sao chúng ta không điều chỉnh tổng mức đầu tư từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ mà chúng ta giữ nguyên nhưng không cho tạm ứng, không cho điều chuyển thì tự khắc giảm đi 51 ngàn tỷ đồng.
Thứ hai là tín dụng doanh nghiệp Nhà nước sẽ 10% và đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước cũng đã giảm tỷ lệ tương ứng.
Còn hiện nay việc các đoàn đi kiểm tra như thế nào? Chấp hành Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ chúng tôi đã tổ chức 10 đoàn đi kiểm tra ở 8 vùng và 2 đoàn đi kiểm tra ở các doanh nghiệp Nhà nước, tổng cộng là 10 đoàn tất cả. Kết quả hiện nay về sơ bộ báo cáo Quốc hội, các tỉnh, các thành phố đã chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết 11 của Chính phủ. Ở đây các đoàn đi kiểm tra không phải các đoàn đi kiểm tra để cắt mà trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 11 Chính phủ yêu cầu các Bộ, các ngành, các địa phương chủ động sắp xếp, bố trí lại thì các Bộ, các ngành, các địa phương đã chủ động sắp xếp, bố trí lại. Hầu hết các địa phương chúng tôi đi kiểm tra đã chủ động xem xét và dồn vốn vào các công trình hoàn thành trong năm 2011 và 2012. Những công trình không hiệu quả đang tạm đình hoãn lại và chưa thực hiện thì việc thực hiện ở các địa phương là nghiêm chỉnh. Ở các tổng công ty cũng đang triển khai việc sắp xếp lại, chúng tôi tổ chức 2 đoàn đi kiểm tra các tập đoàn lớn và các tổng công ty Nhà nước hiện nay vấn đề sắp xếp lại đầu tư cũng được triển khai tốt. Dự kiến cuối tháng 3 này trong phiên họp của Chính phủ Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ báo cáo lại kết quả sắp xếp lại đầu tư từ các Bộ, ngành, địa phương và sau đó chúng tôi sẽ gửi báo cáo cho Thường vụ Quốc hội.
Vấn đề thứ hai là vấn đề đầu tư công mà có nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu và đề nghị cơ cấu lại và giảm đầu tư công. Trong thời gian phải nói rằng đầu tư công đã phát huy tác dụng và giúp chúng ta trải qua một chặng đường lớn, chuyển từ một nước nghèo sang nước có thu nhập ở mức trung bình. Quá trình chuyển đầu tư công, cắt giảm đầu tư công, tái đầu tư là cả một lộ trình. Đầu tư công của chúng ta từ trước đến nay phần lớn tập trung cho xóa đói giảm nghèo, đầu tư vùng sâu, vùng xa, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, về kinh tế, về xã hội, chẳng hạn như đường sá, trường học, bệnh viện và các nhà máy điện đã đầu tư rất lớn. Vì trong quá trình phát triển của chúng ta khi chúng ta thực hiện một lộ trình chuyển sang cơ chế thị trường, kể cả về giá cũng phải chuyển cơ chế thị trường thì mới tạo điều kiện cho đầu tư công có thể chuyển đổi được. Trong thực tế hiện nay khi chúng ta đang từ một nước kém phát triển, thu nhập thấp chuyển sang một nước thu nhập trung bình thì điều kiện chuyển đổi cơ cấu lại đầu tư đã đến thời kỳ. Hiện nay Chính phủ đang xây dựng một cơ sở pháp lý để chuyển đổi cơ cấu đầu tư này đó là vấn đề đầu tư theo phương thức công tư kết hợp, tức là nhà nước và tư nhân cùng tham gia đầu tư để phát triển các công trình về cơ sở hạ tầng là chủ yếu. Hiện nay với phương thức đầu tư này chúng ta sẽ thu hẹp dần tổng đầu tư của nhà nước và tiến tới tư nhân sẽ tham gia vào. Vì sao bây giờ chúng ta mới chuyển được, báo cáo quý vị vì có liên quan đến vấn đề tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng họ muốn thu hồi vốn, như vậy giá điện phải lên, giá lộ phí đường phải tăng lên, đến mức nào đó dân ta có thu nhập cao hơn thì có thể chấp nhận được mức giá nào đó thì chúng ta mới có thể điều khiển được.
Hiện nay Chính phủ đang có một lộ trình để chuyển đổi, cơ cấu lại đầu tư và sẽ thu hẹp đầu tư công lại và đầu tư công chung vào một số đầu tư, vào lĩnh vực xã hội, những cơ sở hạ tầng mà tư nhân không đầu tư được thì Chính phủ sẽ đầu tư. Chúng ta mong mỏi đầu tư công giảm sớm, báo cáo Quốc hội chúng ta sẽ có lộ trình giảm phù hợp với tiến trình phát triển của chúng ta, phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi người dân.
Đó là một số ý kiến về vấn đề đầu tư xin giải trình thêm với các vị đại biểu Quốc hội như vậy. Xin cảm ơn.
6/ Trần Văn Tuấn - Nam Định
Tôi xin phép được phát biểu một số nội dung.
Thứ nhất, về việc lập bộ đa ngành, đa lĩnh vực và những vấn đề sẽ chỉ đạo trong thời gian tới.
Thứ hai là chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Thứ ba là những vấn đề về chính sách đối với việc động viên thanh niên thực hiện nhiệm vụ và việc thu hút cán bộ về vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn.
Một là về quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. Từ thực tiễn thực hiện thời gian qua có thể khẳng định mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước về cải cách tổ chức bộ máy Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp, nó không chỉ đáp ứng yêu cầu thực tế đòi hỏi làm cho bộ máy Chính phủ và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được tinh gọn hợp lý hơn mà còn khắc phục được đáng kể tình trạng chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, của các bộ, ngành và nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong tình hình phát triển mới của đất nước.
Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực không phải là phép cộng đơn thuần nhiều bộ, nhiều cơ quan vào một đầu mối mà là sự chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý từ đơn ngành sang đa ngành, đa lĩnh vực, dựa trên quan điểm nguyên tắc hệ thống và các mối quan hệ hữu cơ về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi đối tượng quản lý giữa các chuyên ngành, chuyên lĩnh vực. Theo đó có sự đổi mới kiện toàn cả cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành đem lại sự thay đổi yếu tố về chất, thiết lập mới mối quan hệ về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý Nhà nước giữa người đứng đầu các Bộ với người đứng đầu các cơ quan quản lý chuyên ngành khi nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ đa ngành, đa lĩnh vực.
Cùng với việc thiết lập Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đã đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, tách chức năng quản lý Nhà nước với chức năng của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để bộ tập trung và quản lý tổng hợp vĩ mô trong phạm vi cả nước đối với ngành và lĩnh vực. Nhìn tổng thể tất cả các bộ được quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong những năm qua đều phát huy rõ tác dụng và đã hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ của mình theo phân công của Chính phủ và thực hiện đúng các qui định của pháp luật. Tuy nhiên việc tổ chức Bộ đa ngành, đa lĩnh vực vẫn còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế như sau:
Một, mặc dù quán triệt nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm để không có sự chồng chéo trùng lắp về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, nhưng đến nay vẫn còn 8 vấn đề chồng chéo so với thời điểm đầu cơ cấu của Chính phủ Khóa X có tới 108 vấn đề chồng chéo thì nay đã giảm đáng kể cụ thể như sau: quản lý các nguồn nước và công tác thủy lợi, nhất là vấn đề quản lý lưu vực sông, phân phối tài nguyên nước, khai thác sử dụng nước giữa Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quản lý nhà nước về năng lượng giữa Bộ Công thương với Bộ Khoa học công nghệ. Quản lý về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm nhất là các khâu, các công đoạn vệ sinh an toàn thực phẩm giữa Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và một số bộ có liên quan. Quản lý về đa dạng sinh học và bảo tồn hệ sinh thái giữa Bộ Tài nguyên và môi trường với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quản lý các công trình giao thông, quản lý lòng đường, lề đường các công trình cấp nước, thoát nước và các kết cấu hạ tầng khác trong đô thị giữa ngành giao thông vận tải với ngành xây dựng. Quản lý nhà nước về rừng và đất rừng giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và môi trường. Quản lý nhà nước về chất thải đô thị nông thôn giữa Bộ Tài nguyên và môi trường với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các nhà máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động giữa Bộ Lao động - thương binh và xã hội với Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan.
Những vấn đề chồng chéo nêu trên có những nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng khó tránh khỏi. Một mặt do thực tế bản thân những vấn đề có sự đan xen giáp ranh giao thoa của các đối tượng, phạm vi đối tượng quản lý giữa các bộ, ngành có liên quan. Mặt khác quá trình tổ chức thực hiện do có những vấn đề thực tế phát sinh rất phức tạp nên vẫn không thể dễ dàng xử lý dứt điểm được các vấn đề chồng chéo nêu trên.
Về vấn đề này sắp tới sẽ được xử lý căn bản hơn trong đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIII bằng các giải pháp chủ yếu mà Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo với Quốc hội. Tôi xin báo cáo với Quốc hội một số giải pháp chủ yếu sau:
Tiếp tục điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan. Quy chế hóa cơ chế phối hợp giữa các bộ đang có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và phân định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan cụ thể để xây dựng các thông tư liên tịch trong đó quy định rõ bộ chủ trì chịu trách nhiệm chính và các bộ có liên quan cùng thực hiện. Áp dụng giải pháp tổ chức đối với những vấn đề không thể xử lý được bằng quy chế phối hợp được bằng cách chuyển giao chức năng, nhiệm vụ và hợp nhất tổ chức để thống nhất đổi mới thực hiện cho bộ đảm bảo để khắc phục sự chồng chéo.
Hai là về tổ chức các cơ quan chuyên môn ở địa phương theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong lĩnh vực dân tộc và công thương được quy định ở Nghị định số 13 và Nghị định số 14 của Chính phủ tuy bảo đảm tính thống nhất giữa Trung ương và địa phương nhưng trong quá trình triển khai thực hiện một số vấn đề chưa hợp lý. Theo đề nghị của một số địa phương Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12 ngày 26/2/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14 trong đó cho phép thành lập Phòng dân tộc ở những huyện đối với các địa phương có số lượng đông đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm tiêu chí theo quy định của Nghị định số 53 của Chính phủ. Đổi tên Phòng công thương cấp huyện thành Phòng kinh tế và hạ tầng để bao quát phạm vi, đối tượng quản lý của các Bộ tương ứng.
Ba là lập Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực để tạo cơ sở phối hợp đồng bộ, có hiệu quả hơn nữa các chuyên ngành, chuyên lĩnh vực. Nhưng thực tế có một số Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực còn lúng túng và chưa ban hành được quy chế làm việc mới theo mô hình Bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Sự chỉ đạo, điều hành còn hạn chế, nhất là cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành, chuyên lĩnh vực còn gặp vướng mắc và hiệu lực, hiệu quả hoạt động thấp, chưa thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính. Đây là việc cần rút kinh nghiệm để khắc phục trong thời gian tới.
Chúng tôi cũng đã theo dõi trong ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội ở tổ, các vị đại biểu cũng có góp ý là nhiệm kỳ Khóa XIII ta nên thận trọng trong việc tách, nhập các Bộ để đảm bảo sự ổn định để thực hiện.
Chúng tôi cũng xin báo cáo với Quốc hội, chúng tôi cũng nhận được sự chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ là cân nhắc chỉ tổ chức những đơn vị, những lĩnh vực thật sự cần thiết, ví dụ quản lý năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Còn lại chủ yếu là đảm bảo ổn định và đi vào giải quyết những chồng chéo sao cho rõ trách nhiệm và có điều kiện để khẳng định rõ được trách nhiệm của mỗi ngành.
Việc thứ hai, điểm mới về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã. Trong tổ thảo luận cũng như trên diễn đàn nhiều ý kiến các vị đại biểu Quốc hội cũng còn góp ý về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường. Ở đây chúng tôi xin báo cáo là tại nhiệm kỳ này có thể nói giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ xã, phường, chúng ta đã giải quyết được những vấn đề rất cơ bản. Hiện nay theo các văn bản pháp luật của Nhà nước thì không có phân biệt cán bộ cấp xã với cán bộ Trung ương, tức là đã giải quyết được liên thông trong hệ thống chính trị và tại Nghị định 92 thì chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn được phân định rất rõ, những vấn đề rất khó như về lương thì lương của cán bộ chuyên trách và những người được bầu, các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã và các chức danh trưởng các đoàn thể thì được trả lương theo lương đào tạo và hưởng phụ cấp, phụ cấp cũng có phân biệt là xã loại 1 hưởng phụ cấp khác, xã loại 2 hưởng phụ cấp khác. Nhưng trong Nghị định cũng giải quyết được việc khó là đối với vùng sâu, vùng xa, những nơi cán bộ chưa được đào tạo thì sẽ giải quyết bằng lương theo chức vụ và có 2 bậc lương. Đây là một sự cố gắng và thực ra là giải quyết về công tác cán bộ ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là đối với công chức cấp xã thì đã xác định rõ số lượng và vị trí đối với những vị trí cần thiết phải bổ sung thêm thì được bố trí 2 hoặc 3 người và trong quy định của nghị định thì nó chỉ đến khoảng 16, 17 chức danh, còn lại có những xã đến 25 chức danh thì chức danh đó để cho địa phương tự bố trí và có điều kiện thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn được thuận lợi.
Đối với các đồng chí công chức thì trả lương theo lương được đào tạo, các đồng chí này riêng đối với những trường hợp các đồng chí chưa qua đào tạo nhưng có quá trình đóng góp thì vẫn được giữ lại và có chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao dần khả năng các đồng chí đó để tránh một sự khó khăn thì giờ chúng tôi qua theo dõi nắm được một số xã thì các đồng chí có đóng góp trong chống Mỹ, nhưng hiện tại công tác ở xã thì chưa được qua đào tạo nếu tiêu chuẩn hóa mà để các đồng chí nghỉ thì về chính sách cũng khó khăn. Về chế độ tiền lương thì như vậy, xin báo cáo với các đồng chí, các đồng chí chưa qua đào tạo thì hưởng mức lương hiện tại theo quy định là 1,18 thì có thấp, nhưng hướng tới thì Bộ Nội vụ trình với Chính phủ là sẽ mở lớp bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, để hợp thức dần một số các đồng chí chưa qua đào tạo có điều kiện công tác tại xã như chính sách về tiền lương có sự ưu việt là đối với các đồng chí tốt nghiệp đại học và trên đại học trả lương theo lương đào tạo, có điều kiện để thu hút cán bộ giỏi về xã làm việc.
Về chế độ phụ cấp, đối với các đồng chí được qua đào tạo ở các xã có quy mô lớn như xã loại 1 hưởng phụ cấp khác, xã loại 2 hưởng phụ cấp khác, xã loại 3 quy mô nhỏ hơn không có phụ cấp. Chúng tôi được biết trong quá trình phát biểu các đồng chí đại biểu, đặc biệt khi tiếp xúc cử tri cũng có nhiều ý kiến đề nghị đối với cán bộ bán chuyên trách, những người hoạt động không chuyên trách trong Nghị định 92 có quy định: "Khoảng từ 19 đến 22 người" nhưng không quy định chức danh. Tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Khóa X có quy định những người hoạt động không chuyên trách theo hướng khoán kinh phí và khoán số lượng, mỗi một xã các đồng chí bán chuyên trách khoảng trên 20 người, mỗi một thôn khoảng 3 người, tương đương với nội thành là tổ dân phố, qua thống kê mỗi một xã hiện tại trả ít nhất khoảng 100/suất, có những thành phố, thị xã lớn trả cho một phường tới 200/suất. Theo Nghị quyết của Trung ương đối với các đồng chí bán chuyên trách này theo hướng khoán kinh phí và khoán số lượng. Khi tiếp xúc cử tri, các đồng chí đề nghị chúng ta giải quyết cả đến thôn, có nơi đề nghị giải quyết cả những cán bộ bán chuyên trách ở xóm thì rất là khó. Về lĩnh vực quản lý này ngay cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng chỉ giải quyết đến cán bộ cấp xã, cán bộ cấp thôn theo nguyên tắc là thu và người dân giám sát việc người dân nộp cho các đồng chí cán bộ phụ trách đảm bảo làm thế nào đó không tăng lượng biên chế đối với cán bộ cấp xã và đặc biệt cán bộ cấp thôn ở xóm thì chúng tôi xin báo cáo như vậy.
Còn có một kiến nghị nữa mà chúng tôi cũng thấy khó giải quyết, tức là hiện tại các đoàn thể, ban chấp hành các đoàn thể thì các đồng chí cũng đề nghị nên có phụ cấp cho ủy viên ban chấp hành thì việc này cũng chưa giải quyết được, đây xin báo cáo lại với Quốc hội để các đồng chí cũng chia sẻ chung, nhưng chúng tôi xin báo cáo là Nghị định 92 ngoài việc trên thì còn giải quyết được những vấn đề khác mà trước đây còn tồn đọng. Ví dụ cán bộ xã già yếu đã có chế độ chính sách phù hợp và những người mà trước đây cán bộ xã nhưng mà có án phạt tù về không được nối lại lương hưu xã nhưng bây giờ thì qua Nghị định 92 đã giải quyết và cán bộ xã phường, thị trấn có thời gian đảm nhiệm các chức vụ khác thì trước giải quyết bảo hiểm xã hội khó khăn thì bây giờ tại Nghị định 92 cũng đã được giải quyết. Đấy là những vấn đề lớn mà chúng tôi thấy rằng mặc dù so với yêu cầu chưa đáp ứng được nhưng mà đây cũng là một sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian vừa qua.
Vấn đề nữa chúng tôi xin báo cáo về chính sách đối với thanh niên, xin báo cáo với Quốc hội là vừa qua các bộ, ngành đã bàn, đã trình Chính phủ tới đây sẽ có văn bản nghị định của Chính phủ qui định cụ thể những chính sách để động viên thanh niên thực hiện nhiệm vụ. Ngoài những chính sách trên xin báo cáo với Quốc hội là Chính phủ đã ban hành nghị định về chế độ đãi ngộ thu hút cán bộ công chức về công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn thì những chính sách đó góp phần vào việc để quan tâm đến chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã. Tôi xin báo cáo hết, xin cảm ơn Quốc hội.
7/ Nguyễn Thiện Nhân - Bắc Giang
Chúng tôi dự kiến phát biểu về 3 nội dung nhưng vì thời gian có hạn nên tôi xin phép nói 1 nội dung, đó là Chính phủ triển khai nghị quyết của Quốc hội về vấn đề thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo như thế nào. Trong nhiệm kỳ qua Quốc hội có thông qua 2 văn bản rất quan trọng liên quan đến vấn đề này, đó là Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới một số nội dung cơ chế tài chính, giáo dục đào tạo trong đó có vấn đề thâm niên cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và sau đó là luật sửa đổi một số nội dung Luật giáo dục 2005. Trong quá trình triển khai, báo cáo đại biểu Quốc hội có một số đặc điểm như sau:
Từ năm 1988 đến tháng 12/1993 các nhà giáo có phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên này vừa góp phần tăng thu nhập trong lúc giảng dạy, làm việc, đồng thời khi về hưu là cơ sở tính lương hưu. Nhưng từ tháng 1/1994 đến nay không còn chế độ phụ cấp thâm niên và vừa qua theo nghị quyết của Quốc hội chúng ta sẽ thực hiện phụ cấp thâm niên từ năm 2011. Nguyên tắc là các nhà giáo đã giảng dạy từ 5 năm trở lên thì được 5% tiền lương tính làm thâm niên và mỗi một năm sau đó là 1% tiền lương.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thấy rằng nếu chúng ta chỉ tính thâm niên cho giáo viên từ năm 2011 thì các giáo viên không có thâm niên từ tháng 1/1994 đến tháng 12/2010 thì như thế nào? Sở dĩ vừa qua chuẩn bị lâu vì ý kiến bên ngành giáo dục đào tạo và một số Bộ ý kiến còn khác nhau về điểm này. Ý kiến thứ nhất cho rằng Luật giáo dục ghi thâm niên cho nhà giáo chứ không ghi là thâm niên tính cho nhà giáo về hưu, nên đề nghị không tính số nhà giáo về hưu. Chính phủ có chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo làm rõ, những nhà giáo nghỉ hưu năm 1994 tức là vào nghề vào năm1955 và 1960, đây là đội ngũ nhà giáo đóng góp cho giáo dục sau cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến năm 1994. Những nhà giáo nghỉ hưu vào tháng 12/2010, tức là vào nghề từ năm 1973 hoặc 1978 cho đến nay, đây là những người góp phần phát triển hệ thống giáo dục trước và sau chiến tranh cho đến khi chúng ta hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Tổng cộng có 180.000 giáo viên nghỉ hưu trong giai đoạn này. Về lý, nếu chúng ta không tính có thâm niên để tính vào lương hưu cho nhà giáo thì ngành giáo dục thấy rằng đây là những người có công rất lớn cho giáo dục chúng ta, có lẽ tình cảm, trách nhiệm với đội ngũ này chưa được trọn vẹn. Tuy nhiên đây sẽ là nghị quyết của Chính phủ, nhưng vừa qua Chính phủ đã gửi dự thảo có nội dung này với 2 loại ý kiến, ủng hộ và không ủng hộ Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên.
Ngày 22/03 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp tiếp Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch Hội cựu giáo thức, các đồng chí Hội cựu giáo thức thiết tha đề nghị quan tâm đến đội ngũ giáo viên đã nghỉ hưu trong giai đoạn chúng tôi vừa nêu và Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị chuẩn bị văn bản, làm thế nào thể hiện được tình nghĩa của chúng ta đối với lực lượng giáo viên rất quan trọng từ năm 1955 đã cống hiến cho nhà nước đến năm 2010.
Nội dung thứ hai còn có khó khăn là do thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên, nhưng thực tế các giáo viên dạy giỏi ở các trường phổ thông đã được giới thiệu làm hiệu trưởng, hiệu phó các trường và nếu làm tốt được điều về phòng giáo dục quận huyện, sở giáo dục đào tạo các tỉnh, các đồng chí này nếu không được hưởng phụ cấp thâm niên thì cũng rất thiếu sự động viên, về phòng quản lý thì không còn phụ cấp giảng dạy, không còn phụ cấp thâm niên. Cho nên phòng giáo dục đề nghị các thầy cô giáo này tuy có chuyển về quản lý và đã có nhiều kinh nghiệm dạy giỏi, quản lý tốt vẫn được phụ cấp thâm niên. Điều này đang lấy ý kiến của thành viên Chính phủ.
Cuối cùng, ngành tài chính đã dự trù sẵn kinh phí để triển khai vấn đề này cho năm 2011. Hiện nay theo quy trình trong tháng 4 các thành viên Chính phủ sẽ gửi ý kiến lại, Chính phủ sẽ họp và có quyết đinh về vấn đề chế độ phụ cấp thâm niên. Báo cáo Quốc hội xin vắn tắt nội dung này, còn vấn đề liên quan đến chiến lược thanh niên và mầm non do hạn hạn chế xin phép không báo cáo. Chúng tôi là người cuối cùng trong thành viên Chính phủ phát biểu ý kiến này, xin thay mặt Chính phủ cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua đã quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát và góp ý hoạt động của Chính phủ trong thời gian vừa qua. Đây là tiền đề quan trọng để Chính phủ hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới. Xin kính chúc các vị đại biểu sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
(Blog Phamvietdaonv tổng thuật theo Trang tin điện tử của Quốc hội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét