Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Phạm Viết Đào: Con nợ Vinashin được mổ xẻ hôm 26/3/2011 thế nào? (bài 2)

Bài 2: CÁC KHUYẾT TẬT CỦA CHÍNH PHỦ ĐƯỢC MỔ XẺ TẠI PHIÊN HỌP QUỐC HỘI 26/3/2011.
Nguồn: Blog Phạm Viết Đào
Phạm Viết Đào

Blog Phamvietdaonv tổng thuật theo chủ đề phiên họp toàn thể tại hội trường của Quốc hội ngày 26/3/2011...

Bình luận nhanh của Blog Phamvietdaonv: Chính phủ bị các đại biểu Quốc hội phê nhiều, phê ác liệt đến thế mà vẫn đứng vững ? Thế mới tài ? Đây có là Chính phủ giỏi " chịu đòn " nhất thế giới ?!

Nguyễn Thành Tâm - Tây Ninh:

Thứ nhất, về tình hình kinh tế, những bất cập trong kinh tế vĩ mô theo tôi ngoài nguyên nhân tác động của biến động thị trường thế giới cũng như những yếu kém nội tại của nền kinh tế là nguyên nhân rất cơ bản đã lặp lại nhiều lần, đề cập nhiều lần thì tôi cho rằng cũng có nguyên nhân chủ quan trong việc điều hành của Chính phủ. Trước hết, chúng ta thấy các đại biểu đã phân tích rất nhiều về chính sách tài chính, tiền tệ chúng ta thực hiện chính sách nới lỏng nhằm vào mục đích đạt mục tiêu tăng trưởng GDP hơn là mục tiêu chúng ta phát triển ổn định và bền vững. Những vấn đề này các đại biểu đã phân tích sâu, tôi không phân tích thêm lại.

Vấn đề thứ hai, tôi cho rằng trong việc nắm bắt, điều hành thị trường, điều tiết thị trường của Chính phủ cũng còn những hạn chế. Chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay chúng ta đang xây dựng cơ chế thị trường và thị trường của chúng ta chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Chính phủ đã không có biện pháp quản lý, điều tiết một cách hiệu quả, mà hậu quả là tình trạng đầu cơ, tình trạng độc quyền, làm giá diễn ra khá phổ biến. Chẳng hạn thị trường thuốc tân dược, thị trường sữa, vàng, ngoại tệ, xăng dầu hầu như ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ. Dù rằng Chính phủ cũng thường xuyên công bố các biện pháp xử lý, nhưng mỗi lần Chính phủ tuyên bố mạnh thì sau đó giá các mặt hàng này lại tiếp tục tăng. Bức xúc nhất trên thị trường trong thời gian qua đó là người nông dân sản xuất ra nông sản thì luôn bị bất lợi do phải gắn trên mình một hệ thống cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và hệ thống tiêu thụ sản phẩm nhiều tầng lớp trung gian khiến cho lợi ích thu được luôn thấp hơn lợi ích các tầng lớp trung gian này được hưởng. Ví dụ, trong thời gian vừa qua các đại biểu đã thấy tình hình sản xuất tiêu thụ lúa gạo Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thì mới tạm ổn. Gần đây nhất thông tin về giá rau đã tăng gấp 8 lần khi đi từ tay người nông dân đến tay người tiêu dùng mà Báo Tuổi trẻ đã đăng.

Hiện nay Bộ Chính trị đã có chỉ đạo và Chính phủ đang triển khai thực hiện Nghị quyết 11 để điều hành kinh tế năm 2011. Tôi tán thành với các giải pháp đã được nêu ra, trong đó phải chuyển mục tiêu điều hành là đặt ổn định kinh tế vĩ mô lên trước mục tiêu tăng trưởng để có thể đạt được sự ổn định và phát triển bền vững trong năm 2011 và những năm tiếp theo. Tôi đề nghị mục tiêu về phát triển chứ không phải mục tiêu tăng trưởng phải nhất quán trong quan điểm và hành động, tránh bệnh thành tích chạy theo mục tiêu tăng trưởng trước mắt, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế như trong thời gian vừa qua.

Trước mắt, tôi đề nghị Chính phủ cần thực hiện nghiêm túc việc thực hành tiết kiệm, giảm chi tiêu công và đảm bảo công khai minh bạch trong việc rà soát, cắt giảm kinh phí của các bộ, ngành địa phương. Không để tình trạng chạy tiêu chí, chạy các chỉ tiêu cắt giảm để né tránh bị cắt giảm đầu tư từ ngân sách và làm méo mó các chính sách đang được triển khai. Nhất là phải thực hiện gương mẫu từ trên xuống dưới như nhiều đại biểu đã phát biểu. Trong triển khai chính sách cần nhất quán.

Bên cạnh đó các chính sách an sinh xã hội đề nghị triển khai nhanh và kiểm tra chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện, nhất là các chính sách về hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm cho nông dân, thanh niên và sinh viên ra trường, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Chính sách về tín dụng, dạy nghề, chuyển giao khoa học, công nghệ v.v... không để tình trạng chính sách chờ cơ chế, bộ máy thực thi kéo dài dẫn đến chậm triển khai hoặc đến không đúng đối tượng được thụ hưởng, làm giảm hiệu quả của chính sách và gây bức xúc trong dư luận…

Vấn đề thứ ba là về tình hình lễ hội của chúng ta hiện nay, đây là vấn đề đã cũ nhưng cũng xin nhắc lại vì những vấn đề tiêu cực, những mặt trái của nó đang diễn ra rất bức xúc. Các năm trước Quốc hội cũng đã thảo luận và chất vấn về vấn đề này, Chính phủ đã có chỉ đạo xử lý nhưng qua dịp tết vừa rồi, qua tình hình diễn biến phức tạp trong thời gian qua mà các cơ quan báo chí đã phản ánh, chúng ta thấy hầu hết các lễ hội lớn, nhỏ đã bị lợi dụng biến tướng thành các hội kinh doanh trục lợi của những người tham gia, kể cả những người tổ chức và những người đi dự lễ hội trong khi những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của các lễ hội đã không được quan tâm đúng mức. Thực tế này khiến nhiều người lo ngại về nền tảng tinh thần, giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội của chúng ta hiện nay. Tôi đề nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu kỹ lưỡng và khoa học để lý giải chính xác vì sao người ta đến các lễ hội để cầu danh, cầu lợi ngày càng nhiều, chen lấn, giành giật, thậm chí còn giẫm đạp lên nhau để đoạt lấy những thứ mà chúng ta vẫn cho là không có thực. Có như vậy thì mới có thể đề ra được các giải pháp xử lý một cách triệt để, không chỉ dừng lại ở những chỉ đạo chấn chỉnh sau những bức xúc của xã hội về các lễ hội. Tôi xin hết ý kiến, xin cảm ơn Quốc hội.

Nguyễn Bá Thuyền - Lâm Đồng:

Tuy nhiên cử tri còn nhiều điều lo lắng về sự điều hành vĩ mô của Chính phủ, chưa tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ đồng bộ, nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nạn tham nhũng, tai nạn giao thông không được kìm chế mà có chiều hướng phát triển. Có thể mỗi năm chết khoảng 12.000 đến 15.000 người, bị thương tích khoảng 25.000 đến 30.000 người. Nếu chúng ta cộng 10 năm trở lại thì thật khủng khiếp. Một đất nước hòa bình, không có chiến tranh, không có thiên tai nhưng tai nạn giao thông để lại một hậu quả hết sức nghiêm trọng. Nếu cả xã hội chúng ta không tập trung giải quyết vấn đề này thì con cháu chúng ta sẽ oán trách bởi vì hậu quả để lại hết sức nặng nề. Chúng ta tổng cộng lại thì thấy thương tích thật ghê gớm. Cho nên tôi đề nghị phải tập trung vấn đề này.

Thứ hai, giải pháp của Chính phủ nêu ra để kiềm chế lạm phát là đúng hướng nhưng khi điều hành phải hết sức linh hoạt, cắt giảm chi tiêu cái gì, cái gì cần phải chi tiêu, tức là cái cần cắt giảm phải cắt giảm, mà cái cần chi tiêu vẫn phải chi tiêu, có cái cần đầu tư vẫn phải tiếp tục đầu tư chứ không phải thực hiện như chúng ta thấy năm 2007 chúng ta quá tập trung cho đầu tư. Năm 2008 chúng ta gây ra lạm phát thì gây ra lạm phát là một khuyết điểm nhưng chúng ta khắc phục khuyết điểm là kiềm chế, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt mà dẫn đến suy giảm kinh tế, mà suy giảm kinh tế thì chúng ta lại đưa gói kích cầu, tức là chúng ta cứ tạo ra khuyết điểm xong khắc phục khuyết điểm lại báo cáo thành tích, ở đây những cái này phải hết sức lưu ý. Cho nên các giải pháp trong này tôi đề nghị với Chính phủ hết sức linh hoạt để chú ý làm sao để cho tránh lặp lại, bây giờ đang lạm phát thì chúng ta kiềm chế và chúng ta thắt chặt quá mức cần thiết thì chắc chắn sẽ gây ra suy giảm kinh tế.

Thứ ba, tăng giá điện phải có lộ trình hợp lý, phải gắn với chất lượng phục vụ và chống độc quyền về ngành điện, tôi cho rằng đối với Chính phủ phải sớm cải tổ ngành điện để chống độc quyền…

Một số vấn đề liên quan đến Chính phủ đề nghị sớm trình Quốc hội sửa Luật đất đai, tôi cho rằng Luật đất đai bây giờ còn rất nhiều vấn đề nhưng cử tri rất bức xúc mà Chính phủ chưa trình được việc này, khó đến mấy nhưng tôi nghĩ phải tập trung đầu tư để sớm trình Quốc hội ban hành Luật đất đai để làm sao chúng ta phải xác định là đất công và đất tư. Chúng ta phải xác định đất công và tư như vậy, nếu chúng ta cứ xác định đất đai xây dựng ổn định lâu dài không có tranh chấp, mà đất Nhà nước ta chiếm thì lấy đâu mà đất tranh chấp gì đâu, cho nên tôi nghĩ đất cứ biến thành đất tư nhân hết.

Thứ hai, tôi cho rằng vấn đề này cũng phải chú ý sớm có lịch trình. Rồi vấn đề nữa là chúng ta phải xác định đất nông nghiệp, đất xây dựng, đất chuyên dùng, xác định như thế để có kế hoạch sử dụng cho nó hợp lý, chứ còn khi chúng ta xác định đất quy hoạch là đất xây dựng thì dương nhiên đất nông nghiệp phải chuyển thành đất xây dựng, nhưng chúng ta bây giờ cũng tiếp tục khi mà đất nông nghiệp muốn chuyển sang đất xây dựng là phải làm thủ tục chuyển gây rất phiến hà cho dân và khi bồi thường cho dân thì không thỏa đáng. Cùng một mảnh đất, một miếng đất nông nghiệp, miếng đất xây dựng và miếng đất chuyên dùng là chúng ta chia ra để có kế hoạch sử dụng hợp lý thôi nhưng mà chúng ta bắt dân phải chuyển đổi, tôi cho rằng nếu như chúng ta xác định được đất xây dựng thì đương nhiên bồi thường cho dân bằng giá trị tiền đất xây dựng, không thể nói là đất nông nghiệp, cùng một khu quy hoạch dân chịu thiệt thòi. Nếu chúng ta làm được việc đó thì sẽ giảm bớt rất nhiều khiếu kiện về đất đai, giảm thủ tục phiền hà, chống được tham nhũng. Tôi đề nghị Chính phủ sớm trình phương án này để giải quyết thỏa đáng cho nguyện vọng của cử tri.

Nguyễn Văn Tiên - Tiền Giang:

Về việc để lại 3.500 tỷ cho dầu khí, chúng tôi nhất trí như Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, ngân sách. Tuy nhiên chúng tôi trao đổi thấy cũng rất khó nhưng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành chúng ta cần suy nghĩ, ngay trong dịp tết vừa qua trong khi nhà nước cho các gia đình liệt sỹ 300.000đ, có nhà được 200.000đ, có nhà được 500.000đ thì ngành dầu khí và nhiều ngành thưởng tới 50-60 triệu, vậy thì tiền này từ đâu ra? Luật pháp nào để chúng ta kiểm soát vấn đề này? Xin nói đây là doanh nghiệp Nhà nước, không phải doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Vậy chúng ta làm thế nào? Một tháng lương người ta đã 10 triệu, 15 triệu, bây giờ đến tết lại 50, 60 triệu. Vậy chúng ta làm như thế nào để chúng ta đảm bảo sự mất cân đối trong xã hội.

Một vấn đề nữa, hôm qua chúng tôi có trao đổi, suy nghĩ, mong rằng các ngành liên quan, đối với ngành ngân hàng chẳng hạn. Hôm chúng tôi dự buổi giao ban trực tuyến tôi thấy Chính phủ rất tâm huyết và nói rằng trong khi cả nước khó khăn, ngành ngân hàng không chung tay mà vẫn tiếp tục lấy lãi, lương rất cao mà cho vay như thế. Chúng ta phải có luật pháp như thế nào đó để hạn chế được thu nhập của những ngành này trong khi cả xã hội khó khăn. Chúng tôi nghĩ đây là việc không phải dễ. Mong các cơ quan liên quan suy nghĩ trình Quốc hội ban hành một luật pháp nào đó để tạo ra sự thu nhập công bằng trong xã hội.

Vấn đề thứ ba, liên quan đến xã hội. Tôi muốn nói một số ý liên quan đến bảo hiểm y tế. Đây là chủ trương rất đúng của Đảng và Nhà nước. Chúng ta đã có nghị quyết tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân và rất may hơn 1 năm thực hiện chúng ta đã đem lại kết quả rất tốt. Chúng tôi thấy rất đáng mừng là lúc đầu thực hiện Luật bảo hiểm y tế thì chúng ta cũng băn khoăn, có ý này, ý kia, muốn sửa luật, nhưng chúng ta đã vượt qua được những khó khăn, vướng mắc trong việc thanh toán cũng như cùng chi trả. Sau hơn 1 năm thực hiện nhờ việc cùng chi trả cũng như tăng mức đóng thì bảo hiểm y tế của chúng ta đã bù lỗ được cho những đoạn bị hụt vốn hơn 2.500 tỷ và năm 2010 chúng ta đã kết dư được 3.000, 4.000 tỷ gì đó. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng. Thực tế chúng ta thấy số tiền đóng bảo hiểm y tế không phải là nhiều, 1 thẻ chỉ khoảng 400 nghìn. Người ta tính 1.000 người đóng bảo hiểm y tế mới đủ cho 1 chi trả cho chạy thận nhân tạo. Vì vậy, đây là một chủ trương rất đúng mà thế giới áp dụng rất nhiều.

Tuy nhiên thực tế hiện nay nó vẫn còn những vướng mắc khó khăn nhất định. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành mở rộng các danh mục thuốc và kỹ thuật để người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng, có như vậy thì bảo hiểm y tế thực sự hấp dẫn người dân còn không thì người dân người ta cứ kêu ca là phân biệt đối xử với bảo hiểm y tế.
Vấn đề thứ hai là thủ tục khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế ví dụ báo chí mấy hôm nay nói rất nhiều về vấn đề chờ lấy thuốc của bảo hiểm y tế mất mấy tiếng đồng hồ, đây là vấn đề cải tiến thủ tục rất đơn giản ở các bệnh viện và mong Bộ Y tế cũng như các tỉnh quan tâm chỉ đạo vấn đề này. Đây là việc tôi nghĩ không phải khó và trong tầm tay chúng ta có thể làm được.

Vấn đề tiếp theo, tôi mong Chính phủ sớm thực hiện thay đổi giá viện phí. Giá viện phí bảo hiểm y tế trả cho bệnh viện thấp quá thì chất lượng phục vụ kém. Có 3000/lần khám thì tôi nghĩ rằng nếu ta không tăng lên thì người thiệt cuối cùng vẫn là bệnh nhân thẻ bảo hiểm y tế, không có cách nào khác cả.

Vấn đề tiếp theo là vấn đề về thuốc, đấu thầu thuốc cũng như giá thuốc trong bệnh viện cao hơn so với giá thuốc trên thị trường. Các bộ, ngành cũng đã soạn thảo các thông tư hướng dẫn, mong Chính phủ chỉ đạo để sớm đưa vào cuộc thì sẽ thuận lợi hơn.

Chúng ta phải tuyên truyền mạnh về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Chúng tôi thấy thực tế đi các địa phương, tỉnh người ta nói rằng 1 năm người ta được cho 200 - 300 triệu để tuyên truyền về hai định hướng rất lớn là bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, vậy chúng ta không có tiền đi tuyên truyền như vậy mà trên tivi suốt ngày quảng cáo các loại còn các định hướng tuyên truyền của nhà nước thì không có.

Vũ Quang Hải - Hưng Yên:

Phần thứ hai về đánh giá khi thực hiện ngân sách năm 2010 và những tháng đầu năm 2011. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của Ủy ban Tài chính, ngân sách rằng tăng chi lớn, chi cho ngân sách đã góp phần là nguyên nhân làm cho lạm phát tăng. Bởi vì tăng chi lên tới 87.430 tỷ đồng, vượt 15% dự toán. Trong khi nợ công tăng cao thì việc tăng thu để trả nợ công, giảm lạm phát, giảm lạm chi là điều hết sức quan tâm của Quốc hội. Tại sao trong cùng một thời điểm tăng giá điện, tăng giá xăng dầu lại cho mua hàng nghìn ô tô ở cùng một thời điểm để đến nỗi nhưng đơn vị được mua xe công phải xếp hàng giống như ngày xưa thời bao cấp. Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát cũng tăng lên. Cho mua ô tô là điều cần thiết, nhưng chúng ta nên điều chỉnh cho mua ở một thời điểm nào thích hợp để cho giãn bớt mật độ, làm bớt căng thẳng ra trong lúc đầu tư công của chúng ta ở những tháng đầu năm đang hết sức gay gắt.

. Vấn đề cuối cùng là vấn đề xử lý 3.500 tỷ cho dầu khí, tôi nghĩ việc giảm chi bắt buộc trong Nghị quyết 11 của Chính phủ là điều cần thiết, tất cả các công việc chi công phải giảm tới 10%, trong khi đó lại quyết định đầu tư 3.500 tỷ cho dầu khí. Tôi xin đề nghị nếu có phải giảm chi cũng nên cắt chi tương ứng như các đơn vị khác, không vì lẽ gì chúng ta lại chi một khoản 3.500 tỷ trong khi Chính phủ đang thắt chặt chi tiêu công…

Phạm Thị Loan - TP Hà Nội:
Vấn đề thứ nhất là vấn đề đánh giá bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Vấn đề thứ hai là vấn đề về việc để lại 3.500 tỷ cho tập đoàn dầu khí.

Về vấn đề thứ nhất, qua Báo cáo của Chính phủ, chắc chúng ta rất nhiều người phấn khởi bởi vì thấy rằng trong năm qua GDP của chúng ta cũng tăng trưởng 6,75%. Bội chi ngân sách cũng giảm hơn so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, CPI lạm phát lên gần 12% và tình hình chuyển nguồn, tình hình kết dư cũng như một số tình hình về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa khác không mấy thay đổi. Bản thân tôi nghĩ rằng với con số tăng trưởng GDP như thế thì có lẽ nhiều người chúng ta cũng cảm thấy vui mừng vì số liệu tăng trưởng. Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu chúng ta chỉ nhìn vào số liệu tăng trưởng không là chưa đủ, mà chúng ta hãy nhìn vào bức tranh thực chất của xã hội về chất lượng cuộc sống thực tế của người dân, về an sinh xã hội, về chất lượng phát triển của các doanh nghiệp. Chắc ai cũng thấy rằng thời gian qua việc lạm phát cũng như việc phát triển thực tế và trong đời sống của người dân thì tăng giá thời gian vừa qua ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, đến từng bữa cơm của từng gia đình của người dân, đặc biệt tình hình tăng trưởng của các doanh nghiệp.

Đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thực tế họ đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc vừa qua chính sách tiền tệ của chúng ta lúc thì thắt chặt, lúc thì nới lỏng như vậy đã làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng rất khó khăn như đại biểu Cao Sĩ Kiêm vừa phát biểu. Cho nên chúng tôi mong rằng Chính phủ và các Bộ, ngành và Quốc hội phải quan tâm thực chất đến chất lượng phát triển của nền kinh tế và có những chính sách thực sự quan tâm đến chất lượng. Chúng ta không nên chạy theo số lượng, không nên đua theo sự phát triển của những nền kinh tế khác để chúng ta chạy theo và học theo những cái không phù hợp với chúng ta. Theo tôi nghĩ chúng ta hãy nhìn vào thực chất của nền kinh tế của nước ta và những lợi thế có sẵn của nước ta để đề ra những chính sách phát triển cho tương lai. Trong những chính sách vừa qua, tôi đề nghị Chính phủ cũng cần phải xem xét có những chính sách để giúp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như đại biểu Hải ở Hưng Yên vừa nói tức là tại sao Vinashin thì được Chính phủ quan tâm cho khoanh nợ, giãn nợ và cho vay để trả lương, trả bảo hiểm. Vậy những doanh nghiệp khác thì sao? Các doanh nghiệp tư nhân cũng như các hộ gia đình họ vay, họ làm, nhưng họ bị lỗ thì liệu họ có được hưởng chính sách đó hay không? Vậy tôi đề nghị Chính phủ cần phải xem xét để có chính sách chung cho phù hợp giữa doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp ngoài quốc doanh có cùng một chính sách, nếu như Chính phủ đã có chính sách cho Vinashin cho vay để trả lương công nhân, trả bảo hiểm cũng như khoanh nợ, giãn nợ cho Vinashin thì cũng đồng thời hãy có chính sách chung cho các doanh nghiệp khác.

Thứ hai là vấn đề về lãi suất ngân hàng và tín dụng, tức là chính sách về tiền tệ. Tôi cũng đề nghị Chính phủ cần phải xem về chính sách tiền tệ để làm thế nào đấy không có lúc thì nóng, lúc thì lạnh như vừa qua và không hạn chế tín dụng như vừa rồi để doanh nghiệp rất khó khăn.

Vấn đề tiếp theo tôi xin nói về vấn đề để lại 3.500 tỷ của dầu khí, theo các Báo cáo vừa qua của Tập đoàn dầu khí và Bộ Công thương thì tôi cũng được biết là việc sử dụng 3.500 tỷ của dầu khí như thế nào. Trong Báo cáo lần đầu của dầu khí thì dầu khí định đưa 3.500 tỷ này vào 3 dự án. Nhưng sau đấy Bộ Công thương có báo cáo là đưa vào một dự án, qua đấy tôi cũng nhận thấy rằng cơ chế sử dụng cũng như kế hoạch sử dụng không đồng nhất và có một sự khá là tùy tiện trong việc sử dụng các nguồn ngân sách để lại như thế này.

Thứ hai là trong Báo cáo của dầu khí thì tôi được biết rằng năm 2011 Tập đoàn dầu khí dự định đầu tư 105.000 tỷ, tôi xin hỏi ai là người duyệt danh mục đầu tư này và tổng đầu tư này cho dầu khí. Bởi vì nếu chúng ta so sánh thì ta thấy tập đoàn Vinashine cho đến hiện nay đầu tư 86.000 tỷ và đã để lại một tình trạng như vậy, mỗi một năm lãi suất ngân hàng của 86.000 tỷ hiện nay lên đến 15.000 tỷ. Vậy trong một năm Tập đoàn dầu khí đầu tư 105.000 tỷ thì thử hỏi lãi suất ngân hàng của số đó như thế nào và hiệu quả đầu tư của nó như thế nào, ai là người quyết định danh mục đầu tư và số đầu tư đó. Chúng ta không thể nói Tập đoàn dầu khí là doanh nghiệp thì anh tự đầu tư, muốn đầu tư như thế nào cũng được bởi vì Tập đoàn dầu khí là tập đoàn của nhà nước, số tiền đó đầu tư nhà nước phải chịu trách nhiệm, cuối cùng thì nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm và ảnh hưởng đến nhân dân bởi vì tiền đó là tiền của dân. Tôi đề nghị cần xem xét việc đầu tư của các tập đoàn kinh tế trong đó có Tập đoàn dầu khí.

Chúng ta thấy thực trạng của Tập đoàn dầu khí hiện nay đang đầu tư ra rất nhiều ngành trong đó có bất động sản, có những tòa nhà tôi được biết nói là số 1 của Việt Nam, đó là có phải là nhiệm vụ chính của Tập đoàn dầu khí hay không hay Tập đoàn dầu khí được giao trọng trách là thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và làm những việc trọng trách trong nhiệm vụ, vai trò của dầu khí. Tôi xin Chính phủ quan tâm đến những chính sách mà tôi được biết trước đây 4, 5 năm chúng ta đã có chính sách cho dầu khí, tăng cường năng lực để đầu tư quan tâm đến những khu vực nước sâu, xa bờ. Vậy đầu tư cho nước sâu, xa bờ và đầu tư cho việc thăm dò, khai thác hiện nay như thế nào, thực tế đằng sau các dự án đó chúng ta phải mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thực hiện, qua đó tôi đề nghị:

Một, cần phải xem xét lại các khoản để lại đầu tư cho Tập đoàn dầu khí.

Hai, đề nghị phải kiểm tra, giám sát số tiền mà từ trước đến nay đã để lại cho Tập đoàn dầu khí.

Ba, tôi đề nghị cần giám sát và có cơ chế cho Tập đoàn dầu khí trong việc đầu tư.

Bốn, tôi đề nghị cần phải có cơ chế tài chính cho Tập đoàn dầu khí cũng như tất cả các tập đoàn kinh tế khác. Bởi vì hiện nay cơ chế tài chính là chưa rõ ràng. Do vậy, chưa kiểm soát được số lợi nhuận mà các tập đoàn sử dụng vốn của Nhà nước như thế nào. Số tiền đấy theo tôi được biết hiện nay có 120 nghìn tỷ chưa nộp lại ngân sách Nhà nước. Nhà nước đã đầu tư ra thì tôi đề nghị những lợi nhuận đó phải được nộp về ngân sách Nhà nước. Như vậy không có một nhà đầu tư nào đầu tư ra mà không lấy lợi nhuận về. Cho nên tôi đề nghị Nhà nước, Quốc hội cần phải quan tâm đến những việc đấy. Trên đây là những ý kiến của tôi. Tôi xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.

Dương Trung Quốc - Đồng Nai:

Vấn đề thứ hai cũng là vấn đề các đại biểu đã nêu lên, chúng tôi cảm thấy Chính phủ rất năng động trong vấn đề ứng biến, ứng xử với những tình huống nhưng tầm nhìn thấy rất chủ quan. Bằng chứng là khi xảy ra những hiện tượng ở Nhật Bản liên quan đến an toàn của nhà máy điện nguyên tử, chúng ta thấy phản ứng của rất nhiều nước, kể cả những nước có kinh nghiệm và có tiềm lực về nguyên tử họ cũng rất thận trọng và họ cũng rất khôn ngoan khi đưa ra những ứng xử một cách thận trọng, đồng thời có từng bước đi một. Ở đây chúng ta thấy những cán bộ, những cơ quan quản lý lĩnh vực này phát biểu một cách hết sức chủ quan, có thể phần nào là vì vấn đề xây dựng nhà máy điện nguyên tử đã trở thành nghị quyết của Quốc hội, mỗi chúng ta ở đây đều phải chịu trách nhiệm về việc đó. Nhưng nếu như Trung Quốc chúng ta thấy là một nước có tiềm năng, có kinh nghiệm họ cũng tuyên bố là tạm dừng nhưng sau đó họ lại đưa ra một quyết định là sẽ tiếp tục xây dựng nhưng ở cấp độ, trình độ cao hơn. Trong khi đó chúng tôi thấy những bài phát biểu của các cơ quan phụ trách vấn đề này của Chính phủ có phần rất chủ quan và sự chủ quan đó không trấn an được người dân mà còn làm tăng thêm nỗi lo lắng của người dân.

Vấn đề thứ ba, vấn đề này chúng tôi định nêu lên ở kỳ họp trước nhưng chưa có dịp, chúng tôi xin nhắc lại bởi vì nó vẫn là một vấn đề nguyên vẹn. Báo cáo của Chính phủ đưa ra rất nhiều những con số, những thống kê, những giải pháp nhưng chúng tôi thấy chưa có sự phân tích cần thiết bên cạnh những yếu tố mang tính chất định lượng. Tôi lấy ví dụ chúng ta vẫn nhắc đến đầu tư, chúng ta vẫn nhắc đến nhập siêu, chúng ta vẫn nhắc đến rất nhiều lĩnh vực, vấn đề liên quan đến kinh tế, nhưng chúng ta chưa bao giờ phân tích cơ cấu của nó cả. Nhập siêu rõ ràng hiện nay Chính phủ trong báo cáo của mình không nói nhập siêu từ đâu nhiều nhất và hiện nay những vấn đề liên quan đến kinh tế của chúng ta, nguồn lực nào và khó khăn nào, đến từ đâu. Ví dụ, báo cáo lúc nãy của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công thương nói về những nhà máy điện mà bị trục trặc kỹ thuật khiến cho chúng ta gặp khó khăn. Vậy nhà máy điện đấy của ai xây? Và công nghệ nào? Bởi vì chúng ta đã từng lo lắng, việc chúng ta là đa phương trong quan hệ quốc tế là rất cần thiết và chúng ta khai thác nguồn lực, tiềm năng của những nước lớn là cũng rất cần thiết, nhưng phải làm thế nào để cân bằng, để bảo đảm an toàn. Ở đây chúng tôi muốn nói đến quan hệ của chúng ta với Trung Quốc. Trung Quốc là một nước lớn, láng giềng, có nhiều truyền thống, giúp đỡ nhau và chúng ta cũng khai thác tối đa những điều kiện để hợp tác phát huy hiệu quả, nhưng chúng ta có lo lắng đến việc phụ thuộc kinh tế hay không?

Tại kỳ họp trước chúng tôi đã định phát biểu nhân một nhận xét của những nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng trong số các nước ASEAN thì Việt Nam hiện nay là quốc gia bị lệ thuộc kinh tế nhiều nhất. Nếu chúng ta phân tích tất cả những số liệu mà Báo cáo của Chính phủ đưa ra với đầy đủ tất cả những yếu tố phân tích cần thiết chúng ta thấy điều đó không phải không có thực. Tôi muốn nhắc lại rằng việc khai thác lợi ích từ quan hệ Trung Quốc là vấn đề cơ bản, lâu dài và hết sức quan trọng, nhưng đừng để lệ thuộc vào Trung Quốc. Ở đây chúng ta có thể xem xét lại xem ngay trong cơ chế pháp luật của chúng ta có hay không? Luật đầu tư có hay không? Luật đấu thầu có hay không? Chúng tôi thấy rất nhiều những nhà phân tích kinh tế cũng như những người hoạt động kinh tế cho rằng hiện nay nếu chúng ta vẫn tiếp tục như thế này thì chúng ta phụ thuộc là tất yếu, mà phụ thuộc một cách rất hợp pháp. Vì thế chúng tôi muốn lưu ý điều này để Chính phủ trong báo cáo của mình nên phân tích kỹ tất cả những yếu tố đó để thông tin đến cho các đại biểu Quốc hội và đến nhân dân đầy đủ hơn, nó có thể phát huy những mặt tích cực, nhưng nó cảnh báo những khả năng, nguy cơ.

Cuối cùng chúng tôi cũng muốn rằng đây là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII, những vấn đề tồn đọng còn lại trong toàn bộ nhiệm kỳ qua chúng ta cố gắng có những thông báo cần thiết và những vấn đề chưa giải quyết được chúng ta đừng bỏ qua khi bước qua nhiệm kỳ tới.

Phạm Đức Châu - Quảng Trị:

Thứ nhất, về thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay ở các địa phương đang tiếp tục triển khai theo đúng tiến độ và lộ trình được Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình cổ phần hóa đã có một số vướng mắc phát sinh, đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tiễn việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, các nông, lâm trường.

Kính thưa Quốc hội, khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại địa phương, phần vốn nhà nước được chuyển giao cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quản lý kinh doanh thoái vốn theo chủ trương của Chính phủ. Trong quá trình bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần do việc phối hợp giữa công ty đầu tư và phát triển vốn nhà nước ở các địa phương chưa cụ thể và thiếu chặt chẽ dẫn đến sau khi bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần đã phát sinh nhiều vướng mắc giữa tổ chức và cá nhân, tức là người chủ mới của công ty cổ phần với người lao động, đặc biệt là người lao động ở các doanh nghiệp nông nghiệp như tôi vừa nói ở trên như chế độ chính sách, việc làm, đất đai của người lao động mà nhà nước đã giao cho Tổng công ty quản lý vốn quản lý, nay chuyển giao quyền tự quyết cho nhà đầu tư gây bất ổn cho người lao động nông nghiệp vốn đã cạn kiệt về đất đai là tư liệu sản xuất chính của họ, ảnh hưởng an sinh, chính trị xã hội tại địa phương. Như Quảng Trị là việc cổ phần hóa Công ty cổ phần nông sản Tân Lâm - Quảng Trị vốn là nông trường Tân Lâm, tạo phản ứng gay gắt giữa người lao động với người chủ doanh nghiệp mới do người dân lo lắng đến việc mất đất, mất việc làm ảnh hưởng đến đời sống của gia đình họ.

Hoàng Thương Lượng - Yên Bái:

Một, về một số chương trình mục tiêu quốc gia được Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn năm 2006 - 2010, nhưng không đạt mục tiêu đề ra như việc hoàn thành kiên cố hóa đường giao thông đến trung tâm các xã của các tỉnh miền núi thì mới đạt khoảng 60% trong khi đó nguồn lực của địa phương cũng huy động khoảng 40%.

Chương trình 193 di dân ra khỏi vùng nguy hiểm cũng chỉ đáp ứng khoảng 40% vốn được phê duyệt hàng năm. Chương trình hỗ trợ đầu tư 62 huyện nghèo của cả nước để giảm nghèo bền vững thì chỉ đáp ứng khoảng 30% nguồn lực được phê duyệt hàng năm của Chính phủ. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ cần có đánh giá cụ thể và có biện pháp bảo đảm hiệu quả thiết thực kịp thời các chương trình của Chính phủ. Đặc biệt đáp ứng kịp thời nguồn vốn được Chính phủ duyệt theo kế hoạch.

Hai, về thực hiện chính sách tiền tệ, Chính phủ có điều chỉnh tỷ giá và thị trường ngoại hối như tăng tỷ giá tối đa đồng đô la so với đồng Việt Nam làm rớt giá đồng Việt Nam.

Quản lý thị trường đồng đô la làm nảy sinh khan hiếm không bình thường và làm tăng giá của đồng đô la. Kiểm soát, khống chế kinh doanh vàng miếng, làm tăng giá vàng, xuất hiện một phương thức mới về kinh doanh vàng miếng khó kiểm soát. Đề nghị Chính phủ làm rõ hơn hiệu quả thực chất của chính sách trên và tác động của nó đến kiềm chế lạm phát.

Mai Thị Ánh Tuyết - An Giang:

Thứ hai, đề nghị quản lý thị trường ngoại tệ và vàng phải dựa trên mối quan hệ cung cầu với mục tiêu áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng linh hoạt, hướng tới kìm chế lạm phát cao. Hiện nay Chính phủ đang thực hiện việc tăng cường quản lý thị trường ngoại hối và vàng để khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, chúng ta biết rằng trên nguyên tắc vận hành nền kinh tế phải dựa trên các mối quan hệ cung cầu khi trên thị trường có yếu tố cầu cho tiêu dùng, cho kinh doanh hay phục vụ các sinh hoạt quan hệ đối ngoại, hay du lịch, hay các quan hệ khác thì yếu tố cung lúc này sẽ làm cho mất cân bằng và làm cho tỷ giá bị chênh lệch. Khi yếu tố cung được cân bằng lúc đó tỷ giá sẽ được xác lập. Nếu thị trường chính thức không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời các nhu cầu của dân chúng, doanh nghiệp thì lúc đó thị trường tự do sẽ có cơ hội phát triển. Như vậy đề nghị làm thế nào để thị trường chính thức có thể chèo lái được thị trường ngoại hối, muốn vậy thì tổ chức tín dụng phải có số lượng ngoại hối cần thiết.

Tuy nhiên theo Luật tổ chức tín dụng sửa đổi thì mục tiêu của tổ chức tín dụng là lợi nhuận nên không ràng buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo định hướng của ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó một số quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước ta gần 150 tỷ đô la hàng năm, nhưng dự trữ ngoại hối của ngân hàng Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Như vậy thị trường cung lớn hơn thị trường cầu thì tất yếu bằng nhiều hình thức linh hoạt các tổ chức, các đơn vị sẽ có nhiều hình thức tinh vi khác để tồn tại trên thị trường ngoại hối tự do. Vì vậy, muốn quản lý thị trường ngoại hối theo lộ trình quy định của Ngân hàng Nhà nước phải có lượng ngoại hối dự trữ đủ cung cấp cho cầu thị trường để khắc phục tình trạng cầu đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, góp phần ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối.

Bên cạnh tâm lý người dân Việt Nam từ xưa đến nay vàng vốn được xem là công cụ để đáp ứng tốt nhu cầu khi tình hình tài chính biến động mạnh và điều kiện sản xuất kinh doanh giai đoạn khó khăn thì người dân tìm phương án mua vàng. Nhưng phương án giữ vàng là yếu tố rất rủi ro, vì vàng chỉ tăng tạm thời, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu tạm thời khôi phục lại thì vàng sẽ quay về đúng giá trị của nó. Vì vậy, đề nghị Chính phủ sớm kiềm chế lạm phát để ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam kết hợp với giảm lãi suất ngân hàng, đặc biệt bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của người dân về chính sách điều hành của Chính phủ để người dân yên tâm và doanh nghiệp chuyển từ vàng, đôla sang đầu tư phát triển.

Về kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công và kiềm chế lạm phát, theo số liệu báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, ngân sách, thấy rằng quy mô xu hướng đầu tư ngày càng tăng lên, năm 2010 vượt 15% dự toán, đầu tư công những năm qua chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với tổng đầu tư toàn xã hội, năm 2008 chiếm 33,9%, năm 2009 tới 40,6% và năm 2010 là 44%. Đầu tư công từ ngân sách nhà nước tăng lên trong khi đầu tư từ tín dụng nhà nước, doanh nghiệp lại có xu hướng giảm dần và hệ số ICO tăng lên nhanh chóng từ đầu tư ngân sách nhà nước cho thấy rằng hiệu quả thấp. Khi chi tiêu công cao sẽ gây ra bội chi ngân sách tăng dần theo thời gian, nếu tăng chi quá mức trong nền kinh tế, chi kém hiệu quả sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, đầu tư vào chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng làm tăng tổng cầu, do vậy muốn giảm lạm phát thì Chính phủ cần cắt giảm tổng cầu thông qua giảm chi tiêu công. Tôi đồng tình với các giải pháp mà đại biểu Cao Sĩ Kiêm đã góp ý kiến, đồng thời chấp nhận tốc độ tăng trưởng phù hợp ngắn hạn để tăng trưởng cao và bền vững trong tương lai.

Vấn đề thứ hai là vấn đề phương án sử dụng 3.500 tỷ để tái đầu tư Tập đoàn dầu khí Việt Nam, tôi thống nhất với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, ngân sách và xin có một số ý kiến như sau. Xét về bản chất khoản đầu tư vào Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, đây là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi đã bù đắp chi phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Đây không thuần túy chỉ là nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, là cơ quan thay mặt cho nhà nước để thực hiện do đó nguồn thu này là nguồn thu của nhà nước và sử dụng một phần số thu này đầu tư trở lại cho ngành dầu khí là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách năm 2011 rất khó khăn, điều hành vĩ mô, kiềm chế lạm phát, an sinh xã hội, vì vậy tăng cường kiểm soát chi tiêu công là một giải pháp mà Chính phủ rất quyết tâm. Do đó đề nghị 3500 tỷ đầu tư Tập đoàn dầu khí chúng ta không đầu tư một lần trong năm 2011 và dự án triển khai mỏ lô 052, 053 vượt nhiều hạng mục. Vì vậy, chuyển tái đầu tư theo tiến độ dự án để giảm áp lực nguồn vốn ngân sách và giảm hiệu quả đúng quy định của pháp luật.

Điểu K`Ré - Đắk Nông:

Mặc dù các mặt hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, dịch vụ công tăng. Thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp ở một số nơi càng làm cho cuộc sống khó khăn hơn, ảnh hưởng mạnh đến đời sống của nông dân, những người làm công ăn lương và đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Có thể nói những tháng đầu năm 2011 với những diễn biến rất phức tạp của tình hình thế giới, cũng như kinh tế - xã hội trong nước, nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, sự giám sát của Quốc hội, nhất là sự điều hành năng động, quyết liệt của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước bước đầu đã được ổn định. Trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, tập trung mọi sự nỗ lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp lớn theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Do đó đã kiềm chế được lạm phát, duy trì được tốc độ phát triển kinh tế GDP quý I năm 2011 đạt 5,5%. An sinh xã hội được quan tâm, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Tuy nhiên kết quả đã đạt được chúng tôi thấy chưa được vững chắc. Kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thiếu tính bền vững, lạm phát cao, nhập siêu và bội chi ngân sách còn lớn, hiệu quả đầu tư ở một số lĩnh vực thấp, môi trường sinh thái chưa được chú trọng đúng mức, đời sống của nhân dân nhất là nông dân, công nhân ở một số ngành, lĩnh vực và một số vùng miền ở mức thấp và nhiều công nhân lao động không có việc làm.

Từ những vấn đề trên tôi thấy qua đợt tiếp xúc cử tri cũng như qua gợi ý thảo luận của Đoàn chủ tịch kỳ họp. Tôi chỉ đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn và quyết liệt hơn nữa để chống lãng phí và ổn định được an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tôi xin đề nghị hai vấn đề sau đây.

Trong tình hình nền kinh tế - xã hội Việt Nam đang một ngày phát triển, đất đai đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, phát triển đất nước. Vì vậy, Chính phủ cần có những chế định cụ thể nhằm giải quyết tốt mối quan hệ sau đây:

Thứ nhất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận. Trong thực tế vấn đề này chỉ nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước và nhấn mạnh việc tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đặc biệt trong việc giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư.

Thứ hai, giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải quyết mặt bằng để có được dự án, chưa chú ý đến những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất. Dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ.

Thứ ba, giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi. Vấn đề này thường chỉ nhấn mạnh đến môi trường đầu tư, giải phóng mặt bằng để giao đất cho thuê đất. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực với nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ứng gay gắt của những người có đất bị thu hồi. Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm đến những vấn đề trên để hạn chế thấp nhất đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này, nhằm ổn định chính trị, xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo công bằng trong xã hội. Tôi xin hết.

Nguyễn Anh Liên - Thanh Hoá:

Đến tháng 7 năm 2010 đông đảo cử tri cựu thanh niên xung phong quá bức xúc nên yêu cầu Trung ương Hội cựu thanh niên xung phong cử đại diện trực tiếp lên báo cáo Tổng bí thư và Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng. Ngày 13/7/2010 được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tiếp, nghe báo cáo kiến nghị và đã chỉ đạo Thường trực Ban bí thư, đồng chí Trương Tấn Sang đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan và có ý kiến kết luận chỉ đạo là Ban cán sự Đảng, Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành hữu quan tình trạng tồn đọng chính sách đối với cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến đã để kéo dài quá lâu và là đối tượng tuổi đã cao nên việc giải quyết trở nên rất cấp thiết. Vì vậy, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số chế độ chính sách và tập trung giải quyết cho xong trong thời gian 1, 2 năm tới, cố gắng giải quyết không để một trường hợp nào đủ tiêu chuẩn mà không được hưởng chế độ ưu đãi người có công với nước, ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và của Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang đã làm đông đảo cựu thanh niên xung phong cả nước vô cùng xúc động và rất tin tưởng chờ mong.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhất là sắp kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, hàng chục vạn gia đình cựu thanh niên xung phong khắp các vùng trong cả nước mòn mỏi đón chờ quyết định của Thủ tướng mà vẫn chưa có, trong khi đó mỗi năm có hàng nghìn đồng chí già yếu, ốm đau, bệnh tật, tái phát vết thương, bị nhiễm chất độc lần lượt qua đời thì khi sống không được có chế độ bảo hiểm y tế đến khi chết cũng không có được chế độ mai táng phí…

Trương Thị Thu Hằng - Đồng Nai:

Tôi xin tập trung phát biểu về một nội dung xung quanh vấn đề viện phí.

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tán thành ý kiến đối với đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) về viện phí và xin được làm rõ thêm những bất cập đối với viện phí hiện nay. Trước tình trạng lạm phát tăng cao, đỉnh điểm là cơn bão giá ngày càng tăng dồn dập khởi đầu từ xăng, dầu, điện, nước, ga, sắt thép, xi măng, lần lượt đến mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống thường ngày đều nhất loạt gia tăng. Từ đó tác động rất lớn đến tất cả mọi ngành, mọi giới, từ gia đình đến cơ quan đơn vị, các xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp, đặc biệt là các bệnh viện công lập trước đây đã khó khăn nay càng hết sức khó khăn.

Xin thưa Quốc hội, khi giá của tất cả các yếu tố cấu thành đầu vào bị gia tăng một cách chóng mặt, ở đầu ra giá viện phí không hề thay đổi, vẫn đang tuân thủ theo khung giá dịch vụ kỹ thuật, y tế quy định tại Thông tư 14 ban hành từ năm 1995 đến nay. Nền kinh tế nước ta đã chuyển biến mạnh mẽ từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Vậy ở thời điểm hiện hành giá của một lần khám bệnh tại bệnh viện hạng 3 có 2.000 đồng, tại bệnh viện hạng 2, kể cả hạng 1 là 3.000 đồng cho một lần khám. Nếu so sánh với công của một người thợ làm việc đơn giản như vá xe cũng chưa bằng, giá của một lần vá hiện nay là hơn 10.000 cho một lỗ thủng. Giá hiện hành của một ngày gường bệnh tại bệnh viện hạng 1 từ 10.000 - 18.000, tại các bệnh viện hạng 2, hạng 3 là 3.000 - 9.000 đồng/ngày bao gồm cả chi phí điện, nước, hóa chất, quần áo bệnh nhân, người thăm nuôi, giá như thế sao có thể bù đắp đủ các chi phí nêu trên.

Hà Minh Huệ - Bình Thuận:

Cử tri ở các tỉnh nghe báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô, những thành tích về nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế rất tâm đắc, tự hào nhưng họ lại muốn nghe nhiều hơn từ Chính phủ, từ những vấn đề xã hội gây bức xúc hàng ngày trong đời sống, được biết các giải pháp cụ thể của Chính phủ để giải đáp các thắc mắc của họ, báo cáo bổ sung của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lần này cũng rất vắn tắt về vấn đề này trong khi cuộc sống đang bị tác động mạnh mẽ bởi giá điện, giá xăng, vật liệu sản xuất tăng cao. Từ những vấn đề như tai nạn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận nhân dân cũng rất ít được đề cập.

Lê Thị Yến - Phú Thọ:

Về phương án sử dụng 3.500 tỷ đồng để tái đầu tư cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Về vấn đề này Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đã thẩm tra và có kiến nghị đồng ý đề nghị Quốc hội chấp thuận phương án phân bổ 3.500 tỷ đồng đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các báo cáo chúng tôi thấy vẫn còn băn khoăn là chúng ta đã nói rất nhiều về vấn đề đầu tư dàn trải, về hiệu quả của đầu tư không cao, về chất lượng đầu tư không tốt. Trong khi đó chúng ta đã và sẽ phải bỏ ra rất nhiều nghìn tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhưng vẫn chưa đánh giá được hiệu quả đầu tư từ phần vốn ngân sách, ngay cả căn cứ cơ sở pháp lý cho việc đầu tư trở lại cho nguồn kinh phí này vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau, chưa khẳng định được khung pháp lý. Việc trích lập đầu tư trở lại còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cơ quan quản lý Nhà nước, nhiều năm qua đã trích vượt dự toán được duyệt, việc sử dụng vốn này còn nhiều bất cập, cơ chế đầu tư không theo quy trình như đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Những vấn đề này cần được xem xét tháo gỡ để đầu tư đúng quy định của pháp luật và có hiệu quả. Tôi xin hết.

Mai Hữu Tín - Bình Dương:

Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhìn thấy nhiều hơn nữa các biện pháp giúp người nghèo, người lao động có thu nhập thấp hiểu được những khó khăn chung của đất nước và cùng đồng cam cộng khổ với doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này. Công tác truyền thông về chính sách thuộc nhóm giải pháp số 6 trong Nghị quyết 11 cần được đẩy mạnh hơn, người nghèo, người có thu nhập thấp đang rất cần được hỗ trợ.
Chúng tôi đã thử làm một điều tra nhỏ về mức sống của người lao động có mức thu nhập phổ biến khoảng từ 2 đến 3 triệu đồng hàng tháng từ các nhà máy, xí nghiệp của khu vực miền Đông Nam Bộ và thấy rằng với giá cả hiện nay họ gần như không còn đồng nào cả sau khi đã chi cho chỗ ở, thức ăn và đi lại. Họ không còn khả năng hỗ trợ người thân khác và nếu chẳng may gặp bệnh tật thì chỉ còn trông cậy vào tiền đã để dành được từ trước hoặc phải mượn từ bạn bè có thu nhập tốt hơn, tích lũy cho tương lai gần như bằng không. Biện pháp hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo dù làm ấm lòng rất nhiều người nhưng rõ ràng không đến được với hàng triệu người lao động có thu nhập thấp đang phải ở trọ. Ngay cả những người lao động có thu nhập dưới 10 triệu đồng một tháng hiện cũng gặp khó khăn thực sự nếu đang phải vay trả chậm ngân hàng để lo chỗ ăn, chỗ ở thì họ cũng mất ăn, mất ngủ với lãi suất cao hiện nay. Tăng lương không phải là giải pháp trong tình hình này vì ngoài mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định các doanh nghiệp cũng đã làm hết sức mình hỗ trợ thêm cho người lao động để giữ họ lại làm việc. Với doanh nghiệp lúc này lợi nhuận không còn là mục tiêu, sự tồn tại của họ và công việc cho người lao động mới là việc quan trọng.

Do vậy, dù hiểu rằng chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ cho đến khi có thể sửa đổi được thuế thu nhập cá nhân và có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc sửa đổi luật, chúng tôi cho rằng bức xúc trong xã hội về việc này cần được giải quyết sớm. Trong khi chờ đợi các nghiên cứu cẩn trọng phục vụ cho việc sửa đổi luật Quốc hội có thể có nghị quyết như đã từng làm trong năm 2009 là miễn thuế thu nhập, ít nhất là cho những người có thu nhập dưới 10 triệu đồng hàng tháng trong năm 2011. Chúng tôi tin việc này có thể làm được ngay để góp một biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

Đặng Văn Xướng - Long An:

Vấn đề thứ hai, hiện nay các doanh nghiệp gặp vô cùng khó khăn. Có thể nói họ sản xuất cầm chừng, họ đang ăn dần vào vốn và đến một lúc nào đó nếu tình hình này không cải thiện chắc họ sẽ phá sản và hệ lụy của nó rất lớn, ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, công ăn việc làm. Do đó tôi đề nghị Nhà nước phải có những giải pháp để ngay lúc này cứu giúp những doanh nghiệp thực sự.

Và vấn đề lãi suất, hiện nay tôi thấy đất nước chúng ta ngân hàng nhiều quá, ra ngõ là gặp ngân hàng. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân làm đẩy lãi suất đầu vào có một sự cạnh tranh không lành mạnh chỗ này. Và ở đằng sau đó có những doanh nghiệp lớn họ lợi dụng họ hình thành các ngân hàng để cho hệ thống vay không? Tôi đề nghị xem xét. Cố gắng bằng mọi cách phải giảm lãi suất, như hiện nay thì không thể làm ăn gì được cả. Xin cảm ơn Quốc hội.

Đặng Như Lợi - Cà Mau:

Thứ nhất, ta phải xác định thế nào là vĩ mô, thế nào là vi mô, vĩ mô gồm những gì, có cơ sở chưa, trong vĩ mô đó vấn đề nào là cốt lõi để lựa chọn vấn đề xử lý, phải chăng hiện nay đó là vấn đề lạm phát và chỉ số giá. Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và chỉ số giá ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và xã hội. Ở đây nhân dân là số đông chứ cán bộ, công nhân viên chức cũng như người hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước không phải khối lượng lớn, bất ổn của vấn đề xã hội sẽ đưa đến nhiều vấn đề. Theo tôi nên tập trung vào những vấn đề đó. Bây giờ ta không hiểu vấn đề nào là chính, vĩ mô điều hành lúng túng, tôi thấy có gì đó như đối phó và các biện pháp chống là chủ yếu chứ không phải bàn đến chuyện phòng. Tương tự như việc bắt chữa "cụ rùa" ở Hồ Gươm, cứ lúng túng vậy không hiểu cách thức như thế nào.

Thứ hai, về vấn đề điều hành lạm phát, trong tất cả các biện pháp ở đây có một vấn đề là xem xét lại chính sách tài chính thắt chặt và cắt giảm đầu tư. Ta làm việc này rồi, tất nhiên tổ chức thực hiện như thế nào, nhưng cần phải xem xét kỹ như thế nào, ra sao vì biện pháp nào cũng có mặt trái của nó. Bây giờ ta dừng, cắt những việc đã khởi công rồi thì lại là lãng phí, ta cần phải xem xét kỹ vấn đề này ra sao. Theo tôi ở mức độ cắt giảm chừng nào đó thôi còn lại phải thực hiện thật nghiêm vấn đề dự toán chi mà Quốc hội đã xem xét, nhất định không thể khác được, phải thực hiện quyết toán dự toán chi đã có nghị quyết của Quốc hội.

Về vấn đề thu ngân sách, tôi thấy thật sự Chính phủ đặt ra ở đây rất khiêm tốn, chỉ 7-8%, năm 2008 ta quyết toán đến 33% vượt so với dự toán, năm 2009 khả năng cũng phải trên 30%, năm 2010 vừa rồi báo cáo trên 21%, lạm phát như thế này lại đặt ra chỉ vượt 7-8% tôi cho là không ổn. Cái đó cứ mạnh dạn đưa lên 20%, thế nào cũng đạt được, nên tập trung cái đó vấn đề của giảm bội chi và giảm bội chi sẽ đưa đến lạm phát sẽ rất tốt.

Về biện pháp kiểm soát giá, tôi thấy hiện nay ta cứ trông chờ vào tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Nhưng có bao nhiêu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có hệ thống bán lẻ, còn chủ yếu là thông qua đại lý, mà giá cả của dân sống chủ yếu thông qua việc bán lẻ. Tổ chức quản lý hệ thống bán lẻ như thế nào để Nhà nước có thể điều tiết được. Lượng hàng dự trữ như thế nào để có thể bán can thiệp giá ở từng lúc, từng nơi, từng địa bàn được và chính sách bù giá như thế nào. Chứ bù giá qua cơ quan, qua một đơn vị nào đó không bao giờ có hiệu quả. Một là người được tiếp nhận cái đó người ta cũng không cảm nhận được. Hai là đơn vị kinh doanh nó người ta lại không phải kinh doanh trên mặt bằng cùng với nhau. Vấn đề thứ ba là kỷ cương, kỷ luật. Tôi thấy cái đó cần nêu cao. Ta không thể thực hiện luật theo cái cao điểm luật là luật. Dù là giàu, hèn gì đó, hoặc địa vị cao thấp gì luật vẫn cứ phải tuân thủ.

Nguyễn Hữu Nhơn - Đồng Tháp:

Cũng như năm 2008 mà ở Việt Nam chúng ta lại có cơn sốt gạo rất vô duyên, cho nên tôi nghĩ đây là vấn đề rất hệ trọng mà Chính phủ cần phải thận trọng. Nhất là việc thực hiện đô la hóa, rồi xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Tôi hiểu rằng vàng miếng cũng là một hàng hóa phương tiện công cụ giao dịch trong thanh toán. Nếu mà chúng ta loại bỏ thì thị trường sẽ biến tướng sang loại hình khác. Hoặc giao dịch kinh doanh vàng, đô la sẽ chuyển sang thị trường ngầm, cho nên càng phức tạp hơn. Theo tôi chủ yếu mục đích giải pháp của chúng ta quan trọng số một là quản lý, mọi biện pháp quản lý. Những lực lượng công cụ của chúng ta trong tay nhà nước có đủ, tài chính, ngân hàng, công an, quản lý thị trường, hải quan và nhân dân v.v... Tôi nghĩ không phải vấn đề gì khó khăn lắm. Quan trọng là chúng ta quản lý xuất nhập khẩu đầu vào, đầu ra và quản lý biên giới, cho nên tôi nghĩ chính sách này rất quan trọng có thể có lợi cho thành phần kinh tế này nhưng bất lợi cho thành phần kinh tế khác hoặc cho cộng đồng. Cho nên chúng ta phải tính toán nếu không khéo tôi nghĩ hiện tượng này sẽ dẫn đến khép kín trở lại của thời kỳ thập niên của những năm 70 - 80. Tôi đề nghị Chính phủ thận trọng tính toán cho kỹ, tôi đề nghị phải có lộ trình thực hiện bình tĩnh thận trọng dùng mọi biện pháp quản lý, còn biện pháp bế tắc nhất là cấm, do đó câu cuối cùng của chúng tôi cũng có những lời nói có khi Quốc hội, Chính phủ không hài lòng thì xin miễn thứ cho trong quản lý điều hành của Chính phủ thực ra rất khó, phức tạp không ai làm được đâu nhưng có hai việc làm rất dễ:

Một là phát tiền cho dân,

Hai là cấm.

Nguyễn Minh Thuyết - Lạng Sơn:

Vấn đề thứ hai, vấn đề rất thời sự hiện nay đó là việc đối phó với thảm họa thiên tai. Từ hôm 11/3 đến giờ không phải chỉ người Việt Nam, mà nhân dân toàn thế giới hết sức quan tâm đến diễn biến thiên tai ở Nhật Bản, chia sẻ sâu sắc đến những mất mát của nhân dân Nhật Bản, đồng thời bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với cách giải quyết, cách khắc phục thiên tai của Chính phủ Nhật và của nhân dân Nhật. Tôi cũng đặt câu hỏi tại sao người Nhật có cách hành xử được ngưỡng mộ như vậy? Tôi tự trả lời không biết có đúng không?

Trước hết là dịch vụ công của họ rất tốt, hàng chục nghìn người tạm trú trong nhà tạm lánh đều được chăm sóc y tế, thức ăn có thể phải xếp hàng nhưng không thể có ai đói, người ta có Chính phủ quan tâm, sắp xếp như vậy thì làm sao người ta phải nhốn nháo, tranh cướp nhau.

Thứ hai nữa là nền văn hóa cao nhưng nguyên nhân quan trọng nhất cho cách ứng phó của Nhật Bản thành công là người Nhật đã được chuẩn bị rất kỹ để sống chung với động đất, với sóng thần, từ thiết kế các nhà, sử dụng các vật liệu nhẹ đến kết cấu thích hợp với việc chống động đất đã làm giảm thiểu thiệt hại. Nữa là người dân được dạy từ bé cách chống động đất, tránh sóng thần như thế nào nên ứng phó được.

Ở nước ta, là một nước lúc nào cũng có mùa rét, thậm chí rét đậm, rét hại nhưng năm nào cũng chết trâu, chết bò, lúc nào cũng có bão, lũ lụt, không có năm nào không cả nhưng năm nào cũng có người chết, các đồng chí từ lãnh đạo đến nông dân hết sức vất vả để chống chọi. Vậy tại sao chúng ta không nghiêu cứu những phương thức để chống rét, chống bão lụt mà rất đơn giản là cấp thuyền cho người ta, tôi nghĩ sắp tới cần nghiên cứu thêm vấn đề này.

Thứ hai, cần rà soát lại độ an toàn của tất cả công trình hiện nay, nhất là thủy điện, điện hạt nhân. Về điện hạt nhân Quốc hội đã biểu quyết rồi, chúng ta thấy các đồng chí làm công trình này khẳng định yên tâm, nhưng chúng tôi mới nhận được thông tin Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga có chỉ ra những nhược điểm của những điểm mà mình đã chọn, có địa điểm thì nó có độ địa chấn cao thì nó nằm ngay ở đường đứt gãy, thậm chí nằm gần tam giác của 3 đường đứt gãy, có địa điểm thì nằm ở sát ven biển khó mà có thể chống được sóng thần, những chuyện này là mình đã có kinh nghiệm ở Dung Quất rồi mình điều tra không kỹ cho nên khắc phục rất mệt. Tôi đề nghị là các cơ quan giúp việc của Chính phủ phải điều tra hết sức cẩn thận, chứ không thể chủ quan được. Vì chúng ta không thể tưởng tượng được, tuy nhiên sẽ đàm phán thế nào, riêng trận động đất ở Nhật người ta tính ra là sức phá hoại của nó gấp 1.000 lần toàn bộ bom hạt nhân ở trên trái đất này, ở tất cả các nước. Đấy là điều mình không thể tưởng tượng được, nếu bây giờ mình cứ chủ quan, mình nói là yên tâm, chúng ta thế hệ 3 rồi nền đất ở đấy thế này, thế kia sợ đến lúc mình hối không kịp thì đấy là những điều chúng tôi rất mong được Quốc hội, được Chính phủ quan tâm. Xin cảm ơn Quốc hội.

(Nguồn: Trang tin điện tử của Quốc hội)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét