Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Việt Nam đã biết kế hoạch Trung Quốc chuẩn bị tấn công ở Trường Sa?

VietInfo: Như truyền thông đã đưa tin, thời gian gần đây có quá nhiều diễn biến, động thái bất thường liên quan đến khả năng rất cao việc Trung Quốc chuẩn bị gây chiến tranh chiếm biển đảo của Việt Nam ở Trường Sa.

Một loạt các sự kiện căng thẳng xảy ra với nguy cơ cao xâm phạm đến chủ quyền Biển Đông đã được nhiều nhà phân tích chiến lược, các trang chuyên đề đánh giá nhận định một cách lo-gic với mối nghi ngại tăng lên rõ rệt.

Điểm lại chỉ trong vòng gần 3 tuần nay, đã có rất nhiều các sự kiện leo thang nguy hiểm xảy ra xung quanh vấn đề chủ quyền Biển Đông, cụ thể là quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 24/ 2 hải quân Trung Quốc tập trận ở khu vực Trường Sa, có nơi chỉ cách địa điểm quân đội Việt Nam đóng chưa đến 5 km. Chỉ vài ngày sau đó, quân đội Đài Loan từ đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa đã tập trận bắn đạn pháo thật khiến bầu không khí căng thẳng nơi đây càng hun nóng hơn.

Ngày 2/3 hai tàu chiến của hải quân Trung Quốc di chuyển vu hồi áp sát khu vực bãi Cỏ Rong (Reed Bank), Trường Sa đe dọa tàu thăm dò của Philippines.

Ngay hôm sau, ngày 3/3/2011, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã công bố “Cương yếu qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hải Nam 5 năm lần thứ 12″, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Một mặt Việt Nam lên tiếng phản đối kịch liệt ở khía cạnh ngoại giao, nhưng mặt khác cũng thấy Việt Nam đang có những bước chuẩn bị mạnh mẽ, tìm biện pháp sẵn sàng đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự, không để mình vào thế bị động.

Ngoài những việc như Việt Nam điều động, tăng cường quân ra các đảo ở Trường Sa thì có thông tin được biết mấy ngày này các máy bay chiến đấu từ các sân bay quân sự Việt Nam như Sao Vàng, Thành Sơn, Biên Hòa, v.v. tăng tần suất hoạt động một cách bất bình thường.

Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy có thêm mấy sự kiện xảy ra trong các ngày hôm 7/ 3 và 9/ 3, qua đó có thể thấy điều gì đó cũng không bình thường liên quan đến dấu hiệu Trung quốc gây chiến tranh ở Biển Đông mà vẻ như Việt Nam đã nhận biết và đang tìm giải pháp tối ưu.

Sự kiện gợi lên nhiều dấu hỏi khó hiểu nhất là việc tân Tổng tham mưu trưởng Quân đội NDVN, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp Đại sứ Trung Quốc, ông Tôn Quốc Tường hôm 7/ 3 tại Hà Nội. Việc có cuộc gặp gỡ giữa một tướng lĩnh Việt Nam cấp cao và một nhà ngoại giao mà đã từng vô lễ, hung hăng hơn cả Đặng Tiểu Bình (họ Đặng chỉ


Máy bay Su-30MK2 của VN bay trên bầu trời Trường Sa
to miệng khi ngồi ở Trung Nam Hải) khi ngồi giữa Hà Nội từng dọa nạt Việt Nam “hợp tác thì phát triển- đấu tranh sẽ thất bại” chắc chắn không thể là cuộc gặp gỡ chỉ để mỗi bên hô vài câu khẩu hiệu về sự hợp tác toàn diện như truyền thông các phía đã đưa tin.

Một điều rất lí thú, cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc trên các bản tin không hề có một thông tin nào về nguyên nhân để có cuộc gặp gỡ này. Đúng nguyên tắc đưa tin ngoại giao, ít nhất phải có vài từ đại loại như “nhận lời mời”, v.v. Ở đây không thấy nói tướng Tỵ mời ông Tôn hay là ông Tôn tự ý đến Bộ tổng tham mưu Quân đội Việt Nam chơi. Chỉ có thể giải thích cho điều này là cả hai đều không muốn gặp nhau, không thích thú gì nhau, chẳng qua do tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Phía Việt Nam đã phát hiện, nhận biết nhiều động thái chuẩn bị gây hấn của Trung Quốc nên họ Tôn bị triệu đến để nghe phía quân đội Việt Nam cảnh báo Trung Quốc sẽ thất bại khi cố tình gây chiến tranh.

Trong một diễn biến khác cùng ngày 7/ 3, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh cầm đầu một đoàn tướng lĩnh cao cấp sang thăm làm việc với Quân đội Lào. Điều rất ngạc nhiên, mặc dù có nhiều nước tranh chấp ở Biển Đông nhưng tại Lào tướng Phùng Quang Thanh chỉ nêu tên mỗi Trung Quốc, vẻ như là mối lo số một đối với nguy cơ Việt Nam bị mất biển đảo. Tướng Thanh cũng bóng gió về chiến lược chia rẽ sự đoàn kết của khối ASEAN từ bên ngoài.

Không loại trừ, phía Việt Nam đã có những thỏa thuận ngầm cùng với nước Lào anh em về chiến lược phòng thủ, quân đội Lào sẽ chịu trách nhiệm làm phên dậu sau lưng cho Việt Nam.

Cũng cố cho lập luận này là việc ngoài sự kiện Quân đội hai nước có thỏa thuận hợp tác trong vòng một năm, còn có việc Việt Nam muốn mời tất cả các sĩ quan chỉ huy cấp Sư đoàn của Lào sang Việt Nam giao lưu, thăm nhau. Và ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Thượng tướng Đuông-chay Phi-chít cũng mời chỉ huy các quân khu Việt Nam, thậm chí không có đường biên giới với Lào thường xuyên sang thăm Lào.

Tiếp theo, ngày 9/ 3 đoàn tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam có mặt tại Campuchia. Ngoài một loạt các hoạt động mang tính ngoại giao, vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng được nêu ra với việc Việt Nam kêu gọi các bên tranh


Tên lửa S-300 của Việt Nam
chấp tuân thủ Công ước về biển 1982 cũng như “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) vào năm 2002. Hai bên cũng có cam kết về hợp tác hải quân và cũng như giống đối với Lào, phía Việt Nam mời các sĩ quan cấp sư đoàn của Campuchia sang thăm, gặp gỡ trao đổi với quân đội Việt Nam.

Việc mời các sĩ quan quân đội từ cấp sư đoàn sang Việt Nam biết đâu đây là kế hoạch của Việt Nam muốn thao diễn hợp đồng tác chiến nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Sự đảm bảo không bị tấn công từ phía sau lưng sẽ giúp Việt Nam tự tin hơn khi chống trả Trung Quốc ngoài mặt biển. Đồng thời, sự hợp tác quân sự của ba nước Đông Dương luôn luôn là vũ khí chiến lược mạnh nhất khiến Trung Quốc khiếp sợ.

Từ đây có thể nhận định, Việt Nam đã ý thức được chiến tranh xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ các diễn biến tình hình phức tạp ở khu vực rộng lớn Trường Sa, cụ thể từ thái độ hung hăng và tham vọng điên cuồng của Trung Quốc.

Dù các bên hô hào kiềm chế, nhưng chiến tranh rất có thể nổ ra từ những lí do như vừa mới xảy ra mấy ngày qua. Nếu oanh tạc cơ Philipines xuất hiện mà tàu chiến của Trung Quốc vẫn cố tình khiêu khích không chịu bỏ đi thì xung đột ở Truờng Sa đã bùng nổ hôm 2/ 3. Chiến tranh cũng dễ nổ ra, nếu đạn pháo của Đài Loan từ Ba Bình hôm vừa rồi “bắn nhầm” sang đảo Sơn Ca và Nam Yết bên cạnh, nơi quân đội Việt Nam đồn trú.

Thế nhưng, nếu Trung Quốc gây chiến thì biết đâu đây cũng lại là cơ hội cho Việt Nam sẽ giành lại được những khu vực lãnh hải đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Vấn đề là liệu trong hàng ngũ tướng lĩnh Việt Nam có ai đủ tầm thao lược, có dũng khí biết “tương kế tựu kế”, nhân lúc Trung Quốc gây chiến tranh mà tìm cách phản công thu hồi lại các đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị Trung Quốc chiếm đóng hay không!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét