Thưa BBT Dân Luận và bạn đọc,
Chúng tôi xin gửi phần thảo luận vòng II của cuộc hội luận
cùng bạn đọc Dân Luận. Để đáp lại mong mỏi của bạn
đọc là được giải toả những thắc mắc còn lại về quan
điểm của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên về công cuộc dân chủ
hoá hiện nay, nhóm thảo luận đã cố gắng trả lời cụ thể
và chân tình.
Mong Trên tinh thần rộng mở và cầu thị, chúng tôi mong rằng
đợt thảo luận lần này sẽ mở rộng hơn cánh cửa đối
thoại giữa bạn đọc Dân Luận và THDCĐN.
Sau đây là phần trả lời của chúng tôi.
Chúng tôi xin gửi phần thảo luận vòng II của cuộc hội luận
cùng bạn đọc Dân Luận. Để đáp lại mong mỏi của bạn
đọc là được giải toả những thắc mắc còn lại về quan
điểm của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên về công cuộc dân chủ
hoá hiện nay, nhóm thảo luận đã cố gắng trả lời cụ thể
và chân tình.
Mong Trên tinh thần rộng mở và cầu thị, chúng tôi mong rằng
đợt thảo luận lần này sẽ mở rộng hơn cánh cửa đối
thoại giữa bạn đọc Dân Luận và THDCĐN.
Sau đây là phần trả lời của chúng tôi.
Cần làm gì trong tình hình hiện nay?
Câu hỏi 1: Quý vị có bao giờ xét lại cách
tổ chức để kiện toàn không? Và khi xét lại như vậy thì có
điểm nào khó khăn và đã giải quyết ra sao, có thể chia sẻ
được không? Khi dựa vào tình cảm để giải quyết các mâu
thuẫn thì quý có vướng mắc vào tình trạng dùng nhiều mẫu
đo khác nhau không? Và khi sử dụng các mẫu đo khác nhau ấy có
đưa đến tình hình mất đoàn kết và phe nhóm không? Có mẫu
đo nào đưa đến tính công thần như đảng cộng sản
không?
Sơn Dương trả lời:
Trước hết xin cám ơn Ban Biên Tập Diễn Đàn Dân Luận đã
tập hợp các câu hỏi nêu lên với Tập Hợp Dân Chủ Đa
Nguyên (THDCĐN), và quý độc giả của Dân Luận đã nêu lên
các câu hỏi rất thực tiễn trao đổi với chúng tôi trong vòng
2 của hội luận. Chúng tôi trân trọng sự đóng góp của quý
anh chị Dân Luận vào nỗ lực nâng cao ý thức chính trị của
độc giả qua một diễn đàn thực sự dân chủ này trong tinh
thần học hỏi và tương kính. Chúng tôi xin cám ơn các bạn
đã đặt những câu hỏi mà chúng tôi xin trả lời với tất
cả sự khiêm tốn. Câu hỏi này số 1 này phần nào đã được
anh Nguyễn Gia Dương trả lời ở vòng 1. Nói chung, phương
thức giải quyết mâu thuẫn của chúng tôi là chủ yếu vận
dụng Qui Ước Sinh Hoạt (QUSH) của THDCĐN. Nếu có thể được,
xin quý anh chị bỏ chút thì giờ vào web Thông Luận
(www.thongluan.org) để biết các chi tiết cụ thể. QUSH qui
định những cơ cấu tổ chức của Tập Hợp và những nguyên
tắc căn bản hướng dẫn cách điều hành tổ chức. Sự tôn
trọng QUSH tự nó cũng là một lý do quan trọng để tránh
những mâu thuẫn.
Bạn hỏi: "Quý vị có bao giờ xét lại cách tổ chức để
kiện toàn không? Và khi xét lại như vậy thì có điểm nào khó
khăn và đã giải quyết ra sao, có thể chia sẻ được
không?"
Câu trả lời dứt khoát là Có và có nhiều. QUSH
đã được tu chỉnh ba lần và chúng tôi cũng luôn luôn cải
tiến cách áp dụng QUSH qua kinh nghiệm thực tiễn. Có thể nói
là THDCĐN đã rất may mắn so với nhiều tổ chức khác ở chỗ
là đã không có những đổ vỡ lớn, nhưng khó khăn trong sinh
hoạt tổ chức thì chắc chắn là phải có. Trong hầu hết mọi
trường hợp mọi mâu thuẫn đều được giải quyết êm đẹp
trong tình anh em tương kính, nhờ sự kiện Tập Hợp có được
một tư tưởng chính trị vừa được mọi thành viên chấp
nhận vừa có tầm nhìn khá dài hạn và do đó không bị bắt
buộc phải làm những xét lại đau nhức. Kiện toàn tổ chức
để lớn mạnh thêm là cố gắng liên tục của mọi tổ chức
có tham vọng đóng góp thay đổi lịch sử. Chúng tôi cũng thế
thôi. Và muốn như thế thì phải không ngừng thích nghi với
thực tại mà không đánh mất chính mình. Một thí dụ về ưu
tư thích nghi với thực tại là điều 39 phần VII, Điều khoản
đặc biệt. Xin trích dẫn:
"39. Trong tương lai, cùng với những bước tiến của tiến
trình dân chủ hóa, khi nhiều phân bộ đã được thành lập
tại trong nước, Qui ước Sinh hoạt sẽ được tu chính để
phù hợp với tình huống mới. Trước đó Qui ước Sinh hoạt
này vẫn còn hiệu lực". Điều này đã được đưa vào
QUSH trong lần tu chỉnh thứ hai năm 1999, nó nhắm mục đích
chuẩn bị cho việc chuyển cơ quan đầu lãnh đạo của Tập
Hợp về trong nước để hải ngoại giữ vai trò yểm trợ khi
tình thế cho phép. Chúng tôi tin rằng những thích nghi được
dự trù trước sẽ không đau nhức bằng những thích nghi đột
ngột. Phương châm của THDCĐN được ghi ngay trong lời mở
đầu của QUSH:
"THDCĐN tôn trọng nhân cách và quyền tự do suy nghĩ
và phát biểu của các thành viên. Gia nhập Tập Hợp không
giới hạn quyền phát biểu mà còn cho phép các thành viên có
thêm tự tin để phát biểu mạnh dạn hơn ý kiến của mình.
Tập Hợp không chấp nhận kiểm duyệt ý kiến. Trong Tập Hợp
không có những ý kiến cấm nêu ra và cũng không có những đề
tài cấm bàn đến. Không một thành viên nào có thể bị khiển
trách vì những ý kiến của mình và cũng không một thành viên
nào có thể bị ngăn trở phát biểu ý kiến của
mình".
Như thế, các ý kiến cải cách, kiện toàn, thay đổi, bổ
khuyết phương thức sinh hoạt diễn ra một cách liên tục,
tránh cho tổ chức những thay đổi đột ngột, một trong những
nguyên nhân chính của mâu thuẫn nội bộ.
Tôi xin chia sẻ một thông tin nói lên nhiều về THDCĐN: trong
gần 30 năm sinh hoạt Tập Hợp đã chỉ một lần phải khai
trừ một thành viên. Có những thành viên đã ra đi nhưng đại
đa số vì hoàn cảnh cá nhân và đã ra đi trong sự thân thiện
để Tập Hợp tiếp tục phát triển. Một điểm cũng cần
được nhấn mạnh là triết lý đa nguyên mà Tâp Hợp coi là
nền tảng tư tưởng, theo đó "nguyên tắc thiểu số phục
tùng đa số không được sử dụng một cách tự động và máy
móc mà chỉ được dùng tới sau khi đã tận dụng mọi cố
gắng để tìm đồng thuận. (...) Sự chính đáng của một
chính quyền còn nằm trong sự thành khẩn tìm đồng thuận trong
mọi quyết định quan trọng" (Dự Án Chính Trị Dân Chủ
Đa Nguyên, trang 34). Nhờ tinh thần này không chí hữu nào trong
Tập Hợp có cảm nghĩ mình bị cô lập. Bạn hỏi có gì có
thể chia sẻ được không? Nếu có một điều mà tôi muốn chia
sẻ với các bạn, đặc biệt là với các bạn có may mắn còn
trẻ hơn tôi, sau kinh nghiệm sinh hoạt hội đoàn và trong THDCĐN
thì đó là con người Việt Nam chúng ta phức tạp và gai góc
lắm chứ không bình thường đâu. Chúng ta rất thiếu khả năng
sinh hoạt tổ chức; đó là nguyên nhân chính khiến các tổ
chức dân chủ, kể cả THDCĐN, không mạnh lên được như ý
muốn và như đòi hỏi của đất nước. Mỗi người chúng ta
đều phải cảnh giác với chính mình.
Bạn cũng hỏi: Khi dựa vào tình cảm để giải quyết các
mâu thuẫn thì quý có vướng mắc vào tình trạng dùng nhiều
mẫu đo khác nhau không? Và khi sử dụng các mẫu đo khác nhau
ấy có đưa đến tình hình mất đoàn kết và phe nhóm không?
Có mẫu đo nào đưa đến tính công thần như đảng cộng sản
không? Tôi có thể quả quyết với bạn là
KHÔNG. Tình cảm ở đây không dành riêng cho một
ai mà là sự quý mến dành cho mọi người vì thế không có
những mẫu đo khác nhau. Một tục lệ bất thành văn là mỗi
khi bắt đầu cũng như chấm dứt một buổi họp mặt chúng tôi
đều nắm tay nhau và cùng nói "chúng ta vừa là chí hữu
vừa là anh em!". Chúng tôi coi tình chí hữu là quan trọng
nhất. Còn về tâm lý thâm niên, công thần thì nó bị cấm ngay
trong nội qui vì điều 3 QUSH nói rất rõ: "Tập Hợp Dân
Chủ Đa Nguyên mở cửa cho mọi người lương thiện chấp nhận
lý tưởng chung. Các thành viên đều bình đẳng với nhau, không
phân biệt sắc tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, quá khứ
chính trị, tuổi tác, kiến thức, nam nữ, thâm niên trong tổ
chức."
Nhân tiện tôi cũng xin chia sẻ với bạn lý do của điều
khoản chống thâm niên này. Đó là vì chúng tôi tin rằng trong
một tương lai không xa sẽ có nhiều chí hữu từ các tổ chức
khác đến với Tập Hợp, kể cả những người mà mới hôm qua
còn là đảng viên đảng cộng sản. Những chí hữu đó cũng
phải được bảo đảm khả năng được bầu vào mọi vai trò
lãnh đạo, kể cả vào chức vụ lãnh đạo cao nhất là
Thường Trực Ban Lãnh Đạo. Với sự khiêm tốn của nó, THDCĐN
mời gọi sự tham gia của mọi người quan tâm đến đất
nước và chia sẻ đồng thuận được ghi ngay trong điều 1,
phần I, Điều Khoản Căn Bản của QUSH của THDCĐN: "đấu
tranh xây dựng cho Việt Nam, trong tinh thần hoà giải và hoà
hợp dân tộc, bằng những phương tiện bất bạo động, một
thể chế dân chủ đa nguyên đặt nền tảng trên xã hội dân
sự."
Câu hỏi 2: THDCĐN đã có Dự Án Chính Trị
Dân Chủ Đa Nguyên và thành viên có mặt trên khắp châu lục
và trong nước. Như vậy có thể coi
THDCĐN đã hoàn thành hai vấn đề quan trọng nhất là "xây
dựng cơ sở tư tưởng" và "hình thành đội ngũ cán bộ nòng
cốt" hay chưa? Thời điểm "tấn công dành chính quyền"
có thể chưa chín muồi, nhưng cũng không còn sớm để "xây
dựng và kiểm điểm phương tiện", cũng như "xây dựng cơ sở
quần chúng". Nếu THDCĐN chủ trương
không theo đuổi các hoạt động gây tiếng vang, thì bằng cách
nào THDCĐN có thể khiến quần chúng biết đến mình?
Tổ chức chính trị mạnh không nhất thiết phải đông
thành viên, nhưng cũng phải được nhiều người biết đến,
có ảnh hưởng sâu rộng đến các tầng lớp nhạy cảm như
trí thức và học sinh, sinh viên, phải có uy tín trên trường
quốc tế v.v... Vậy THDCĐN dự tính sẽ làm gì để trở thành
một tổ chức mạnh theo nghĩa nói trên?
Sơn Dương trả lời:
Cảm ơn sự đánh giá của bạn nhưng xin nói thực là THDCĐN
chưa mạnh. THDCĐN có tư tưởng chính trị và cũng có đội
ngũ, nhưng chưa đủ. Như bạn đã biết chúng tôi quan niệm
cuộc cách mạng dân chủ sẽ phải qua năm giai đoạn:
- Xây dựng một cơ sở tư tưởng,
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ nồng cốt,
- Xây dựng và kiểm điểm phương tiện,
- Xây dựng cơ sở quần chúng,
- Tiến công giành chính quyền,
Trong năm bước đó có thể nói là tuy bước đầu (xây dựng
cơ sở tư tưởng) không bao giờ hoàn tất cả - vì một lý do
giản dị là một chính đảng đứng đắn luôn luôn phải cải
tiến tư tưởng chính trị của mình- nhưng có thể nói là đã
tạm xong. Bước thứ hai (xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt)
còn rất khiêm tốn so với nhu cầu. Nếu giả sử lịch sử sang
trang ngay trong lúc này thì có thể là THDCĐN có chuẩn bị hơn
các tổ khác nhưng cũng vẫn còn ở xa mức độ sẵn sàng. Tuy
nhiên, như chúng tôi đã nhận định trong Dự Án Chính Trị
Thành Công Thế Kỷ 21 "Năm giai đoạn phải đi theo thứ
tự nhưng không nhất thiết là giai đoạn trước phải hoàn
tất giai đoạn kế tiếp mới bắt đầu. Các giai đoạn gối
đầu lên nhau" cho nên Tập Hợp cũng đã bắt đầu hai giai
đoạn thứ ba và thứ tư, dù là một cách giới hạn. Trên
điểm này chúng ta đồng ý.
THDCĐN không chủ trương các hoạt động nhắm gây "tiếng
vang". Tiếng vang không có chỗ đứng trong THDCĐN. Vả
chăng "tiếng vang" là gì? Phải chăng là những hoạt
động bạo lực giả tưởng và vô vọng như lập chiến khu,
tung lựu đạn vào một tòa đại sứ? Hoặc rải vài trăm tờ
truyền đơn chỉ có tác dụng tạo lý cớ cho chính quyền
cộng sản gia tăng đàn áp? Hay ra những bản tuyên cáo, tuyên
ngôn mau chóng chìm vào quên lãng? Chúng tôi không tin là những
hành động đó có lợi cho cuộc vận động dân chủ. Tuy nhiên,
như bạn đã nói rất đúng, muốn có sức mạnh và hậu thuẫn
thì điều kiện cần là phải được nhiều người biết đến.
Chúng tôi muốn được biết đến một cách trung thực, trước
hết là biết đến lập trường chính trị của chúng tôi, qua
Web Thông Luận, báo Thông Luận, báo điện tử Tổ Quốc
mà chúng tôi cộng tác với những người dân chủ trong nước
để phát hành. Tôi cũng xin nhân cơ hội này lưu ý là bán
nguyệt san Tổ Quốc là tờ báo đối lập duy nhất
hiện diện một cách không giấu giếm ở trong nước. Ngoài ra
chúng tôi cũng vận dụng nhiều cơ quan truyền thông độc lập
khác, các Web, Blog cũng như các báo giấy để phổ biến lập
trường của Tập Hợp. Chúng tôi đang thử nghiệm mạng xã
hội Facebook.
Qua những phương tiện truyền thông này chúng tôi vận động
cho một thay đổi văn hóa và tâm lý cần thiết để đất
nước chuyển hoá về dân chủ. Chúng tôi tin rằng uy tín là
vốn quí nhất và cũng là phương tiện quan trọng nhất của
một tổ chức chính trị. Nhưng uy tín là điều vừa khó có
được lại vừa khó giữ, những cố gắng gây tiếng vang để
tạo uy tín giả tạo thường rất phản tác dụng. Phương pháp
của chúng tôi là tranh thủ cảm tình của giới trí thức và
qua họ, như một đai truyền, tranh thủ cảm tình của quần
chúng. Niềm tin của chúng tôi là nếu tranh thủ được sự
đồng tình của trí thức cho một dự án chính trị đúng đắn
thì khi cần sẽ có hậu thuẫn quần chúng. Kết quả chậm
nhưng chắc chắn. Chúng tôi không mất kiên nhẫn vì hậu thuẫn
của quần chúng thường là hiện tượng bộc phát đột ngột
sau những cố gắng kiên trì tích lũy từ nhiều năm. Hoạt
động chính trị là hò hẹn với tương lai, một tương lai mà
chính mình cũng đã đóng góp tạo ra. Điều cốt lõi là vào
ngày N, giờ G mình chứng tỏ là đã đóng góp tạo ra biến
cố, đã chuẩn bị để chờ đợi biến cố và nhất là có
những giải đáp đúng đắn cho bài toán dân chủ hóa. Hãy nhìn
những gì vừa và đang xảy ra ở Bắc Phi và Trung Đông. Nếu
những nước này có những tổ chức dân chủ đã có mặt từ
lâu với một tư tưởng chính trị và một dự án chính trị
phù hợp thì chắc chắc họ không bối rối như hiện nay. Chúng
tôi tin rằng vận hội lịch sử sẽ đến và chúng tôi cố
gắng chuẩn bị để tránh cho đất nước những khó khăn đang
được phơi bày tại Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen. Sau cùng, một
cách kín đáo, chúng tôi cũng có tiếp xúc với nhiều tổ chức
và nhân vật chính trị, để học hỏi kinh nghiệm ở họ và
cũng để giúp họ hiểu biết hơn về Việt Nam. Có thể nói là
kết quả rất khả quan.
Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình dân chủ hóa?
Câu hỏi 3: Tôi vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn
với lộ trình dân chủ hóa mà THDCĐN trình bày trong phần trả
lời của vòng Một. Tới thời điểm này, câu hỏi "ai thắng ai
trên phương diện tư tưởng và lý luận" đã được trả lời
rõ ràng rồi, vậy có thể nói tiến trình dân chủ đã bước
sang giai đoạn 3, "phát động mạnh mẽ cuộc tranh đấu đòi
dân chủ trong nước", hay không? Thế nhưng, khi trả lời câu
hỏi số 4, quý vị lại cho rằng vẫn chưa đủ điều kiện
để thực hiện cách mạng dân chủ tại Việt Nam. Như vậy
phải chăng trong lộ trình kia còn điều gì chưa được đề
cập đến?
Trình tự của lộ trình cũng khá lộn xộn. Ví dụ giai
đoạn 5, "xúc tiến sự hình thành một mặt trận dân chủ",
nên chăng phải tiến hành trước việc "phát động mạnh mẽ
công cuộc đấu tranh dân chủ trong nước", bởi việc hình
thành một mặt trận như vậy sẽ là hậu thuẫn cho việc thúc
đẩy mạnh mẽ công cuộc đấu tranh dân chủ trong nước. Nếu
hình thành mặt trận sau khi thúc đẩy mạnh mẽ đấu tranh trong
nước thì mặt trận đó được tạo ra chỉ để chia phần hay
sao?
Tôi muốn tiếp tục được nghe quý vị giải thích quan
điểm của mình về lộ trình dân chủ ở Việt Nam, hiện tại
Việt Nam đang ở đâu trong lộ trình đó. Một lộ trình khách
quan và mang tính quy luật phải chỉ ra được đâu là rào cản
khiến xã hội chưa có dân chủ, đồng thời phải chỉ ra
những bước đi cần thiết để loại bỏ từng bước các rào
cản đó.
Đoàn Xuân Kiên trả lời:
1. Một vài đính chính:
Có lẽ đã có sự hiểu lầm do lẫn lộn các giai đoạn trong
lộ trình vận động dân chủ và các công tác trọng điểm
của cuộc đấu tranh, từ đó bạn có cảm giác lộ trình mà
THDCĐN đề nghị là "lộn xộn". Trong Dự Án Chính Trị Thành
Công Thế Kỷ21 chúng tôi đã trình bày năm giai đoạn của
cuộc cách mạng dân chủ như sau:
Đó là những giai đoạn, nhưng nội dung của cuộc đấu tranh
cho dân chủ, nghĩa là những công tác trọng tâm, là gì? Theo
chúng tôi đó là:
- Thức tỉnh quần chúng về sự cần thiết của một
giải pháp chung cho cả dân tộc; - Giành thắng lợi dứt khoát về mặt tư tưởng và lý luận;
- Phát động mạnh mẽ cuộc tranh đấu đòi dân chủ trong
nước; - Nâng cao tinh thần và hiệu năng của những cố gắng vận
động sự yểm trợ của thế giới; - Xúc tiến sự hình thành của một mặt trận dân chủ;
- Mục tiêu chính: bầu cử tự do.
Trước đó chúng tôi chúng tôi cũng đã phân tích bốn điều
cần và đủ để một cuộc cách mạng thành công:
- Mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện
hữu là tệ hại và phải thay đổi; - Đảng cầm quyền, vì mất lý tưởng chung đã ung thối, chia
rẽ, phân hóa và đã mất bản năng tự tồn của một đoàn
thể; - Đại đa số quần chúng đạt tới đồng tình về một
chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới; - Có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với
nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát
vọng đổi mới.
Sự nhận định các điều kiện cần và đủ cho thắng lợi là
để biết mức độ chín muồi của đất nước đối cho cuộc
đổi đời. Một cách cụ thể khi THDCĐN ra đời cuối năm 1982
cuộc cách mạng dân chủ mới chỉ có điều kiện thứ nhất,
ngày nay chúng ta đã có ba điều kiện đầu và cũng đã có
một phần của điều kiện thứ tư, nghĩa là xây dựng lực
lượng dân chủ. Sự xây dựng này muốn thành công phải đi qua
năm giai đoạn của lộ trình đấu tranh. THDCĐN tự coi là đã
tạm hoàn tất giai đoạn một, đã đi được một đoạn
đường đáng kể trong giai đoạn hai và cũng đã bắt đầu, dù
ở mức độ giới hạn, các giai đoan ba và bốn. Nhưng phân
tích các điều kiện thành công và các đoạn đường phải đi
qua tuy cần nhưng chưa đủ, còn phải trả lời câu hỏi cụ
thể "làm gì?", nói cách khác vạch ra những công tác trọng tâm
của cuộc đấu tranh. Sự nhận định các giai đoạn của lộ
trình dân chủ hóa giúp ta biết ở mỗi thời điểm nên tập
trung cố gắng vào công tác nào, những công tác nào chưa cần
phải đầu tư sức lực. Có những công tác lúc nào cũng đòi
hỏi một cố gắng quyết liệt, thí dụ như công tác thức
tỉnh quần chúng về sự cần thiết của một giải pháp chung
cho cả dân tộc thay vì luồn lách cố tìm giải pháp cá nhân
cho riêng mình; đây là điều vẫn còn đầy khó khăn vì trở
ngại là cả một di sản văn hóa. Công tác thứ hai, giành
thắng lợi dứt khoát về mặt tư tưởng và lý luận, cũng
cần xúc tiến ngay từ đầu và tiếp tục tăng cường dù đã
đặt kết quả nhất định. Cũng có những công tác mà ở
thời điểm này chỉ cần chuẩn bị để đẩy mạnh vào giai
đoạn sau như hình thành của một mặt trận dân chủ.
Sau giải thích này có lẽ bạn không còn thấy là lộ trình
đấu tranh cho dân chủ của chúng tôi lộn xộn nữa, nhưng câu
hỏi của bạn đã là dịp để chúng tôi có dịp trình bày
lại đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đấu tranh có
phương pháp nếu muốn thành công. Cần lắm. Nếu quan sát bạn
có thể thấy là vẫn có nhiều người hành động như thể là
một tổ chức có thể được thành lập mà không cần tư
tưởng chính trị và dự án chính trị trong khi một tổ chức
chính trị đúng nghĩa phải được quan niệm như là dụng cụ
để thể hiện một tư tưởng chính trị và thực hiện một
dự án chính trị. Và cũng có nhiều người và tổ chức nghĩ
rằng có thể vận động quần chúng nổi dậy mà không cần
những chuẩn bị cần thiết.
2. Lộ trình dân chủ trong mối tương quan với Dự Án Chính
Trị Dân Chủ Đa Nguyên?
Như đã trả lời trong vòng đầu, một "lộ trình dân chủ"
đã được phác họa khá chi tiết trong Phần VI của Dự Án
Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên. Ba bộ phận nói trên cần được
nhìn nhận như một tổng thể trong tiến trình dân chủ hoá
nước nhà, hoặc nói như bạn đọc Dân Luận là một "lộ
trình dân chủ" cho Việt Nam tương lai.
Nói cho chính xác thì "Lộ trình dân chủ" của cuộc cách
mạng dân chủ Việt Nam ghi trong Phần VI chủ yếu là dành lực
lượng dân chủ Việt Nam bao gồm những cán bộ nòng cốt cũng
như các cơ sở quần chúng. Chương trình hành động này là
bước tiếp theo phải đến để hoàn thành con đường nhận
thức của họ mà thôi: hiểu biết để hành động.
Cũng xin nói cho rõ thêm là trong Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa
Nguyên không có cụm từ "lộ trình dân chủ" theo nghĩa là
một bản đồ chỉ đường toàn bộ cho một cuộc chuyển hoá
thành công về dân chủ cho đất nước. Theo nghĩa này thì
điều mà bạn đọc Dân Luận gọi là "lộ trình dân chủ"
chính là toàn bộ Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên. Những
phần đầu của dự án đã trả lời đủ về những nguyên do
có tính tất yếu, có tính "quy luật" về một cuộc cách
mạng dân chủ cho Việt Nam. Do vậy, xin bạn đọc miễn cho
việc nói thêm về những điều như thế trong phần thảo luận
lần này.
3. Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình dân chủ hoá?
Trở lại câu hỏi của bạn đọc: Việt Nam hiện nay đang ở
đâu trong tiến trình dân chủ hoá? Xin mời bạn đọc trở lại
câu trả lời đã có sẵn trong Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa
Nguyên hiện hành:
"Có thể nói chúng ta đã đi được ba phần tư lộ trình
dẫn đến dân chủ, nhưng đoạn đường còn lại, xây dựng
một tập hợp chính trị làm tụ điểm cho khát vọng dân chủ,
cũng là đoạn đường cam go nhất bởi vì chúng ta gặp phải
một liên minh gắn bó giữa, một bên, là chính sách đàn áp
thô bạo của một đảng cầm quyền cực kỳ lì lợm và, bên
khác, là sự thụ động của một dân tộc đã rã hàng sau quá
nhiều thất vọng và thương tổn".
Khi xét đến vị trí của đất nước ta trong tiến trình năm
giai đoạn của cách mạng dân chủ, Dự Án Chính Trị Dân Chủ
Đa Nguyên nhìn nhận rằng:
"Nhận định của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là cuộc
vận động dân chủ hiện nay mới chỉ ở giữa giai đoạn thứ
nhất và bước đầu của giai đoạn thứ hai. Nhưng không phải
vì thế mà có thể kết luận bi quan rằng thắng lợi của dân
chủ còn xa".
Thực tế là đất nước hoà bình đã hơn hai mươi năm. Hai
mươi năm sau thế chiến II đủ dài để nước Nhật vươn lên
từ đổ nát thành cường quốc kinh tế. Hai mươi năm cũng đủ
cho một Nam Hàn vươn lên từ một quốc gia nghèo nàn để trở
thành một cường quốc kinh tế khác. Trong khi đó Việt Nam
hiện còn đang vướng mắc trong bài toán lớn về phát triển,
chỉ vì những trở lực nằm chính ngay trong cơ chế chính trị
và xã hội của nước mình. Mặc dù đã đạt được một số
thành tựu về kinh tế, nói chung việc quản lí tồi dở đã
khiến cho bài toán phát triển đất nước không có nhiều dấu
hiệu lạc quan. Vị trí của nước ta trong cộng đồng thế
giới vẫn là một vị trí quá khiêm tốn ở cuối các bảng
sắp hạng.
Công cuộc chuyển hoá dân chủ như được đề nghị trong
DACTDCĐN là một cuộc thay đổi không chỉ về tổ chức chính
quyền mà thực chất nó còn là một cuộc thay đổi triệt để
về văn hoá. Cuộc cách mạng dân chủ mà THDCĐN theo đuổi
chính là một dự án lớn mà chúng tôi đề nghị để thiết
lập một nền móng khác vững chắc cho một kỉ nguyên mới cho
đất nước: kỉ nguyên dân chủ thực sự, trong đó xã hội
chúng ta sẽ được thiết lập theo một cơ chế khác khả dĩ
tạo được những bước nhảy lớn về phát triển. Tuy thế,
THDCĐN không chủ trương chọn lựa con đường tắt nào để
mong đạt thằng lợi cho cách mạng dân chủ. Như đã nói trong
một lần trước, cách mạng xảy non sẽ chỉ kéo dài thêm nữa
những đổ vỡ cho đất nước và dân tộc. Sự chân thực và
kiên quyết giữ vững lí tưởng chính là xuất phát từ nhận
thức sáng tỏ về "lộ trình dân chủ" tuy gian khó nhưng
tất thắng. Chúng tôi muốn được chia sẻ niềm lạc quan cách
mạng đó cùng bạn đọc Dân Luận.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét