Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Tăng trưỏng GDP của Trung Quốc nhanh, nhưng chiếm dụng ruộng đất còn nhanh hơn nhiều

Đăng bởi bvnpost


Dương Danh Dy

Đây có thể chỉ là bài học của nuớc bạn, cải cách mở cửa trước ta. Nhưng rất mong các chuyên gia về lĩnh vực này đánh giá xem chúng ta đã, đang hay chưa gặp phải vấn đề này, nếu có thì mức độ đến đâu, v.v.? Có nên coi đây là một cảnh báo không?


Đảng Quốc Anh, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu phát triển nông thôn, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và một số chuyên gia đã phát hiện, từ năm 1985 đến năm 2005, trong tình hình kinh tế phát triển tốc độ cao, đô thị mở rộng vượt mức, lấn hết đất đai trồng trọt, cứ mỗi 1% tăng trưởng kinh tế, đã chiếm dụng khoảng 20.000 ha đất nông nghiệp. Điều này nói lên cái gì? Để so sánh, ngưòi ta thấy thời ký phát triển tốc độ cao của Nhật Bản, từ năm 1965 đến năm 1984, tại Nhật Bản cứ tăng trưởng mỗi 1% chỉ chiếm dụng khoảng 2.500 ha đất nông nghiệp. Như thế có nghĩa là cứ mỗi 1% tăng trưỏng GDP của Trung Quốc, lượng chiếm dụng ruộng đất cao hơn khoảng 8 lần của Nhật Bản!!!


Và trong đó tốc độ tăng trưởng diện tích xây dựng đô thị mới cũng rất cao, trung bình trong 10 năm từ 1990-2000, mỗi năm tăng 5,34%, từ 2000 đến 2005 tuy có giảm nhưng trung bình mỗi năm vẫn tăng 3,84%.

Những số liệu này cho thấy trong quá trình phát triển, vấn đề lãng phí đất đai của Trung Quốc vô cùng nghiêm trọng. Mà một nguyên nhân quan trọng là giá đất đai quá thấp. Theo qui định, giá đền bù đất đai canh tác bao gồm giá đền bù đất, chi phí hỗ trợ định cư cũng như phí bồi thưòng các vật và cây cối trên mặt đất bị chiếm dụng, trong đó tổng giá đền bù đất và chi phí định cư không quá 30 lần giá trị sản lượng trung bình đất đai 3 năm trước khi bị trưng thu, còn chi phí bồi thường các vật và cây cối trên diện tích bị trưng thu do cấp tỉnh thành phố trực thuộc quyết định. Do vậy tính chung, giá thành mỗi mẫu đất (tức 660m2 đất) dùng cho xây dựng không quá vài vạn NDT.

Chính vì giá đất rẻ nên:

- Có nhiều đô thị mới, nói một cách ngoa ngoắt chỉ là “thành phố trống rỗng, không nguời”. Ví dụ sau 6 năm xây dựng, thành phố X. ở miền Tây đã có một khu vực hiện đại với 32km2 nhưng chỉ có 28 ngàn dân. Hoặc một huyện ven biển đã dành cho nhà đầu tư 1.300 mẫu đất với giá 40 vạn NDT/mẫu, nhưng sau khi có đất, nhà đầu tư chỉ xây dựng một đường phố ngắn rồi không làm gì nữa. Có một số nơi đô thị xây xong nhiều năm nhưng vẫn thiếu “hơi người”.

- Đất đai dùng cho công nghiệp, hầm mỏ rất lớn. Tổng diện tích đất đai dùng cho xây dựng đô thị, nhà máy, hầm mỏ của Trung Quốc đã lên tới 100.000km2, trong đó có 43.000 km2 dùng cho hầm mỏ, trong khi theo qui định thì từ năm 1997-2010 lượng đất được dùng cho hầm mỏ chỉ là 33.000 km2. Có đô thị năm 2009 thu hồi 18 khoảnh đất với diện tích khoảng 1.000 mẫu, nhưng chỉ có 1 khoảnh được dùng để xây dựng nhà ở, còn lại đều dùng cho công nghiệp. Tỷ lệ dung tích đất dùng cho công nghiệp cả nước chỉ có 0,3-0,6 thấp hơn của các nuớc công nghiệp phát triển rất nhiều.

- Đất dùng cho thưong nghiệp có hiện tượng theo đuổi hào hoa, mù quáng, dẫn tới lãng phí rất lớn như đua nhau xây dựng siêu thị, đưòng phố thương nghiệp, khu phục vụ thưong nghiệp trung tâm, thị trưòng bán buôn lớn, v.v., để rồi xuất hiện hiện tượng “trống rỗng”.

D. D. D.

(Theo Tạp chí Bán nguyệt đàm số tháng 11 năm 2010)

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét