Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Chủ trương lớn của Nguyễn tấn Dũng trốn nợ

Các chủ nợ của Vinashin sốt ruột vì tập đoàn đóng tàu Việt Nam 'không thể gặp và bàn việc tái cơ cấu' với họ, theo báo Anh, tờ Financial Times.

Bài của phóng viên Ben Bland từ Hà Nội hôm 7/3/2011 cho rằng một giám đốc quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund) không nêu tên bày t̉o sự thất vọng về Vinashin, tập đoàn nổi tiếng vì thua lỗ trên 4 tỷ đô la.

Người này cho hay phía chủ nợ "sẵn sàng ngồi xuống với tập đoàn [của Việt Nam] và thảo ra kế hoạch tái cơ cấu nhưng họ nói chúng tôi không thể gặp các vị vào lúc này".

Họ cũng dọa sẽ có "hành động về mặt pháp lý" để thúc đẩy vụ việc.

Hết kiên nhẫn?


Các quỹ đầu tư rủi ro nằm trong nhóm chủ nợ thực hiện kế hoạch của Credit Suisse nay tỏ ra "không còn kiên nhẫn".

Theo kế hoạch được chính phủ Việt Nam ủng hộ, Vinashin mời công ty tư vấn tài chính KPMG tham gia kế hoạch tái cơ cấu.

Tập đoàn này cũng từng xin giãn tiến độ trả nợ.

Họ nói chúng tôi không thể gặp các vị vào lúc này

Nhà đầu tư nói về Vinashin

Vẫn Financial Times nói hãng tin Bloomberg từng được Vinashin cho hay là tập đoàn này sẽ báo cáo lại cho các chủ nợ vào tháng 5 hoặc 6.

Chừng 3000 tỷ đồng Việt Nam ở dạng trái phiếu được ngân hàng Deutsche Bank đồng ý lo liệu đưa ra trong kế hoạch từ 2007.

Vinashin có 16,2 nghìn tỷ đồng ở dạng trái phiếu và các khoản vay đáo hạn vào năm 2017, theo số liệu của Bloomberg.

Ông Fred Burke, từ văn phòng Việt Nam của hãng luật Baker & McKenzie được trích lời nói "điều không thể tránh khỏi là sẽ có một số hành động về mặt pháp lý", một khi các bên không đồng ý được giải pháp chung.

Thời gian cho các giải pháp này dự kiến là mất tháng tới.

Tuy nhiên, Ben Bland cho rằng các nhà băng lớn như Credit Suisse và Standard Chartered vốn có quyền lợi lâu dài tại Việt Nam sẽ không mặn mà với chuyện va chạm với chính phủ.

Theo nhiều bình luận trong và ngoài nước từ trước tới nay, Vinashin mắc nợ biểu lộ căn bệnh trầm kha của kinh tế do nhà nước chủ đạo ở Việt Nam.

Đó là việc đầu tư công quỹ vào các dự án lớn nhưng kém hiểu quả.

Việc đầu tư bừa bãi của Vinashin ra ngoài cả ngành đóng tàu cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng "gần phá sản".

Trên thực tế, tập đoàn này chỉ không phá sản vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ Việt Nam quyết định đổ tiền vào cứu.

Mới hôm cuối tháng 2/2011, chính phủ Việt Nam đã hủy một dự án luyện kim của Vinashin với đối tác Lion Group của Malaysia, trị giá 9,8 tỷ đô la.

Nhiều nhân vật lãnh đạo cũ của Vinashin thì đã bị bắt hoặc đang bị điều tra.

Các vụ việc nhằm chứng minh chủ trương từ trên luôn đúng đắn và các 'sai phạm' là do cấp dưới gây ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét