Đăng bởi bvnpost
KS Doãn Mạnh Dũng
Tai nạn cầu Ghềnh tại Đồng Nai buộc tôi nhớ lại cái tài liệu ảo về đường sắt Việt Nam mà mình đã có cơ may đọc.Tôi lục lại trong đống sách cũ, vẫn còn tập tài liệu “Hiện trạng và định hướng phát triển ngành đường sắt Việt Nam” do PTS Nguyễn Hữu Bằng biên soạn năm 1995, được Trung tâm thống kê – thông tin Giao thông Vận tải phát hành với mã số 338.45:659.2(957). Tài liệu này tôi mua tại Trung tâm Thông tin thành phố Hồ Chí Minh tại ngã tư đường Nguyễn Du và Trương Định vào cuối thập niên của thế kỷ XX.
Bắt đầu trích tại trang 13:
“2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng:
…Mở rộng cơ giới hóa duy tu, đại tu cầu đường để đảm bảo chạy tàu tốc độ cao; Mục tiêu đến năm 2000 rút ngắn hành trình chạy tàu Bắc-Nam xuống còn 28 giờ và năm 2010 hành trình là 24 giờ”
Hết trích.
Tài liệu viết bằng tiền ngân sách và được Trung tâm Thông tin lưu trữ để cung cấp cho những ai quan tâm. Bạn có thể dễ dàng đến Trung tâm Thông tin để mua tài liệu trên. Hồi đó giá chỉ có khoảng 15.000đ. Mua tự do.
Tôi lên mạng xem PTS Nguyễn Hữu Bằng là ai?
Giật mình, ông chính là: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bằng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty đường sắt Việt Nam (10/5/2007) và kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Hôm nay, 2011, bạn đi xe lửa từ Hà Nội vào Tp Hồ Chí Minh mất bao nhiêu giờ?
Bạn hoàn toàn có thể tự trả lời!
Thế là chiếc bánh vẽ năm 1995 đã hóa kiếp!
Ông Bằng viết luận án “Hiện trạng và định hướng phát triển ngành đường sắt Việt Nam” năm 1995 khi chưa có quyền lực. Nhưng khi có quyền lực thì ông quên ngay những kỳ vọng của cấp trên và nhân dân.
Đến năm 2010 ông Bằng chán cái bánh 1995 và lại vẽ ra chiếc bánh mới cho năm 2020 đó là đường sắt cao tốc. Nhưng tiếc thay, Quốc hội Việt Nam đã bác đường sắt cao tốc.
Phải chăng đây là hình tượng mang tính phổ biến của giới trí thức Việt Nam!
Các công trình khoa học chỉ là thứ hư cấu tưởng tượng như làm thơ và viết văn nhằm giúp tác giả sớm thăng quan và tiến chức?
D. M. D.
Nguồn: Kinhtebien.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét