Posted by truongthondlb3
Tạp Chí Phía Trước – Việc mất điện ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh là chuyện quá bình thường đối với các cư dân địa phương. Các thang máy khách sạn bị kẹt, thậm chí, cả máy pha ca phê theo phong cách Paris tại Hà Nội cũng thường xuyên bị “ngưng hoạt động”.
Nhiều người khi nhìn vào Việt Nam nghĩ rằng đất nước phát triển với tốc độ chóng mặt đã để lại các triệu chứng này ở phía sau. Tuy nhiên, thực tế thì nền kinh tế hiện đang căng thẳng, nếu không nói là thường thất bại, để chạy theo kịp với các mục tiêu đầy tham vọng tăng trưởng do “các đày tớ” cộng sản Việt Nam đề ra. Lạm phát đang tăng lên, ngân sách thâm hụt, tiền tệ đang giảm, và mọi người đang gấp rút để chuyển tiền tiết kiệm của họ sang đô-la, vàng là những gì đang xảy ra tại Việt Nam ngày nay.
Hành động giải quyết các vấn đề trên dường như đang được bàn thảo để đưa ra Đại hội Đảng Cộng sản thứ 11 vào cuối tháng này. Cũng như một nền kinh tế nổ ngược, danh sách các vấn đề đáng chú ý bao gồm quan chức tham nhũng, thu hồi đất đai, thiệt hại về môi trường, và hơn bao giờ hết, thiếu minh bạch trong chính trị.
Chính sách trong Đại hội lần này dự kiện sẽ không có gì thay đổi, cũng tương tự như trong hàng ngũ lãnh đạo – và nếu có, thì chỉ xoay quanh các khuôn mặt đã quá quen thuộc và già cỗi. Trước đó, có nhiều hy vọng cho rằng một thế hệ trẻ tuổi với tư tưởng thoáng hơn có thể lên thay thế hệ lớn tuổi hiện nay, nhưng hầu hết đều đã bị thất vọng.
Ngay cả Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ở lại thêm một nhiệm kỳ năm năm nữa, sau khi ông đã “lãnh trách nhiệm” về vụ sụp đổ của Vinashin. Trong tháng mười hai vừa qua, Vinashin đã xin hoãn về một khoản vay với các ngân hàng quốc tế và điều này đã làm cho tín nhiệm của Việt Nam giảm xuống hạn thấp nhất.
Để chỉ trích chính sách của Việt Nam, sự sụp đổ của Vinashin là một minh chứng sinh động về những nguy hiểm của việc dựa vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để cung cấp động lực cho tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa. Tuy nhiên, theo tài liệu Đại hội đã được thoả thuận, các doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục đóng “vai trò hàng đầu” trong nền kinh tế như họ đã luôn khẳng định từ lâu nay.
Một chuyên gia về Việt Nam, ông David Koh thuộc Viện Đông Nam Á học tại Singapore nói rằng, trước khi có Đại hội Đảng, chính phủ đã được tham gia một số hành động để cứu vãn nền kinh tế. Chính phủ vừa ban hành chỉ thị đặt hạn chế mới về cách thức doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động, đặc biệt trong việc kinh doanh ra khỏi các lĩnh vực cốt lõi của họ. Nhưng thương mại tại Việt Nam là rất quan liêu. Việc này sẽ đòi hỏi một thời gian rất dài để các doanh nghiệp nhà nước ứng phó với những chỉ thị [nếu quả thực họ cam kết sẽ thực hiện].
Bảo thủ như vậy sẽ làm cho các nhà đầu tư băn khoăn. Những vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước đã giải thích kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang suy yếu trầm trọng. Các doanh nghiệp nhà nước cần phải được tự do hoạt động, nhưng để thực hiện điều này, Đảng Cộng sản cần phải từ bỏ sự độc quyền kiểm soát chính trị của nền kinh tế. Vì vậy, các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả này tiếp tục “nuôi” tham nhũng và tiếp tục phung phí ngân sách của nhà nước. Trong khi đó, chính phủ cũng đã và đang bội chi, lãng phí ngân sách nhà nước. Năm ngoái, thâm hụt tài chính tăng lên tới 7,4% GDP, vi phạm các mục tiêu 6,2% đã được đặt ra. Ngoài ra, nợ công của Việt Nam đã lên đến 57% và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011.
Việt Nam hiện nay cũng theo chạy các mậu dịch lớn và thâm hụt tài khoản vãng lai, vì họ phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu có giá trị thấp như thủy sản chế biến và gạo. Những thiếu hụt, thêm vào lạm phát, đã tăng lên 11,8% năm ngoái, đã gây áp bức cho tiền đồng, buộc chính phủ phải phá giá liên tục ba lần trong 14 tháng qua. Chính vì lý do này mà người dân vội vàng tích trữ đô-la và vàng, như họ đã bị mất niềm tin vào tiền đồng.
Chính phủ vừa qua đã cam kết rằng sẽ cải thiện tất cả những con số ảm đạm nêu trên. Tuy nhiên, theo đuổi tốc độ tăng trưởng 7% một năm trở lên mà không thay đổi cơ cấu điều hành thì chỉ tạo ra thêm nhiều chỉ số ảm đạm tương tự.
Nguyên Ân
© Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét