nói GDP đầu người của Việt Nam tính đến hết năm 2010 lên
đến 1.168 USD.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước tính theo
giá thực tế trong năm 2010 là 1.980.941 tỷ đồng. Nếu lấy tỷ
giá trước lúc điều chỉnh là 19.500 đồng/1 USD thì GDP đầu
người của Việt Nam đúng là vào khoảng 1.168 USD.
Nếu lấy tỷ giá sau điều chỉnh vào tuần trước là 20.900
đồng/1 USD thì GDP đầu người còn 1.089 USD.
Còn nếu lấy tỷ giá thực tế vào chiều hôm qua, thứ Sáu
18/2/2011 là 22.250 đồng thì GDP của mỗi người dân Việt Nam
chỉ còn lại 1.023 USD.
Đừng tin tưỏng mù quáng vào
GDP
Dương Danh Dy (gt)
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Cách đây không lâu, Ban Biên Tập Hoàn cầu thời báo tổ chức
cuộc thảo luận nghiên cứu về sự phát triển của Trung Quốc
trong 10 năm tới. Tại cuộc họp đó một số học giả được
gọi là tinh anh nhất của Trung Quốc đã cho rằng, năm 2009 GDP
đã vượt Nhật Bản (thực tế là năm 2010) thì chỉ cần qua 10
năm nữa là GDP của Trung Quốc có thể vượt Mỹ.
Thế nhưng nhân định này đã bị một số ngưòi Trung Quốc
đại lục cho là kỳ đàm quái luận (luận điểm kỳ quái).
Họ đã bác lại bằng các lập luận sau:
Năm 1840, GDP của Trung Quốc bằng 1/3 thế giới còn GDP của
đế quốc mặt trời không bao giờ lặn – nước Anh, chỉ
chiếm 1/20 thế giói; cộng toàn bộ châu Âu lại cũng còn kém
Trung Quốc xa. Thế mà vì sao Trung Quốc không phân chia được
châu Âu mà lại bị châu Âu chia cắt?
Ngay vào lúc đã suy tàn năm 1894, GDP của Trung Quốc vẫn còn
hơn 9 lần của GDP Nhật Bản, thế mà vì sao Trung Quốc không
đánh bại được Nhật Bản thu hồi đảo Lưu Cầu (Nansei-shoto)
mà ngược lại bị Nhật Bản đánh thua, và mất luôn Đài Loan.
Trên lịch sử, số lưọng GDP không có nghĩa là vị thế nước
lớn; vì sao ngày nay nó lại trở thành tiêu chí của nước
lớn?
Có người hỏi vì sao GDP hiện nay của Mỹ và Nhật mới
được coi là GDP của nước lớn? Đó là vì cấu thành GDP của
họ là kỹ thuật cao, là công nghệ thông tin, là công nghiệp
vũ trụ, là công nghiệp hàng hải, là ngành chế tạo cơ khí
lớn, là công nghệ vi sinh và nông nghiệp hiện đại. Những
ngành sản xuất đó trong thời bình đều có tính bành trướng
thế giới, đều có thể thu lợi nhuận lớn kiếm được
nhiều tiền của thế giới; còn vào thời chiến, toàn bộ
chúng đều có thể chuyển thành thực lực quân sự quốc gia,
tiêu diệt kẻ thù, cướp đoạt của cải.
Còn Trung Quốc thì sao? GDP thời nhà Thanh là chè uống, tơ tằm,
còn hiện nay GDP chủ yếu là nhà đất, về căn bản không thể
bành trướng ra thế gíới và kiếm tiền của ngưòi ta, chỉ
có thể trấn lột dân chúng mình và giúp tư bản quốc gia
cướp của của cải của nhân dân mình. Các thứ khác như hàng
dệt, đồ chơi, thuốc lá, đều là thứ kỹ thuật thấp mang ra
nước ngoài kiếm được ít tiền mang về thì cũng là đổi
bằng mồ hôi xưong máu, ngoài ra khó có thể chuyển đổi thành
thực lực quốc phòng khi có chiến tranh.
Hãy thử nhìn các loại ô tô đang chen chúc chạy trên đưòng,
xem có loại nào hoàn toàn do Trung Quốc tự chế tạo ra không?
Trên những chiếc tàu thủy lớn, những máy bay chiến đấu
chủ lực của Trung Quốc có chiếc nào không dùng động cơ mua
của nước ngoài không? Những cái tạo nên GDP của Trung Quốc
bây giờ không có cái nào có thể chuyển hóa thành chiến tranh
mạng và chiến tranh vũ trụ hiện đại, chỉ có thể cung cấp
những hưởng thụ nhỏ cho quốc dân và hưỏng thụ lớn cho
một số tham quan ô lại, nhưng cuối cùng vẫn có thể bị
ngưòi nước ngoài lấy đi mất!
____________________
Ngưòi giới thiệu xin mạn phép nói thêm đôi lời:
Mấy nhận định của người Trung Quốc nói trên là thẳng
thắn và tương đối chính xác. Tuy vậy ông ta đã quá hạ
thấp một số thành tựu của Trung Quốc mà ai cũng thấy, như
có ngành công nghiệp vũ trụ của mình, tự đưa ngưòi thành
công vào vũ trụ, có công nghiệp quốc phòng đáng nể, và có
cả những tin tặc nổi tiếng thế giới. Trung Quốc đang vươn
tay, đặt chân tới nhiều nơi trước đây họ chưa thể vươn
tay tới, đặt chân tới như Trung Đông, Châu Phi và ngay cả
một phần châu Âu v.v. Những cái đó cũng đều do trong tiến
trình phân đấu thực hiện GDP tăng cao, tăng mạnh của Trung
Quốc sản sinh ra đấy chứ!
Một câu hỏi đặt ra, vì sao họ lại nói quá như vậy? Để
nhắc nhở nhau đừng chủ quan bốc đồng? Hay để đánh lừa
dư luận quốc tế?
Tháng 2/2011
DDD
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
GDP
Dương Danh Dy (gt)
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Lâu nay, một luận điệu phổ biến
và khá bùi tai do các vị quan chức chúng ta thường xuyên đưa
ra khiến dân đen nghe đến mà sướng mê tơi: GDP của nước ta
ngày một tăng so với nhiều nước láng giềng, nó là tín hiệu
cho thấy chúng ta đang sớm trở thành một "con hổ Đông Nam
Á". Nhưng vì sao GDP tăng mà tình trạng kinh tế lại đi
xuống, và hiện nay đang đứng bên bờ vực của sự lạm phát
đáng lo ngại? BVN đã từng có lần giải thích sơ lược, muốn
hiểu thực chất GDP tăng có làm cho dân giàu nước mạnh thật
hay không thì phải nghiêm túc xem xét cái gọi là tăng trưởng
GDP ấy là do những yếu tố gì cấu thành. Chẳng hạn, nếu
chỉ là đi vay vốn của nước ngoài về đầu tư thêm một số
công trình – mà lại là những công trình với dây chuyền công
nghệ cũ kỹ lạc hậu nước cho vay vốn đã xếp xó, cốt
đẩy nó đi để thay cho dây chuyền công nghệ mới, thì trước
mắt chúng ta có tạo thêm được một số việc làm, khiến
việc tính GDP có vẻ như tăng lên thật, nhưng chỉ cần qua
một thời đoạn rất ngắn, khi các nhà máy mà chúng ta rước
về bộc lộ sự hỏng nát của chúng, là biết tay nhau lập
tức. Nợ nước ngoài sẽ ùn lên không thể nào trả nổi, còn
công nhân thì thất nghiệp, bấy giờ số liệu GDP liệu còn che
mắt được ai?
Tưởng rằng cách giải thích của chúng tôi chỉ là một
tiếng nói đơn độc thôi, nào ngờ thật là may, vừa đây nhà
Trung Quốc học Dương Danh Dy mới cung cấp cho một bài của các
học giả Trung Quốc phê phán chính hiện tượng tăng GDP của
Trung Quốc được làm rùm beng trên thế giới lâu nay. Tất
nhiên, so với Việt Nam thì việc tăng GDP Trung Quốc có giá trị
đích thực gấp bao nhiêu lần mà chúng ta không nên so sánh, vì
Trung Quốc làm là làm thật chứ không phải làm như kiểu tập
đoàn "quả đấm thép" Vinashin của chúng ta; họ nói cũng là
nói thật chứ không phải là cách che đậy nói đằng nào cũng
được như các "chuyên gia" nhà nước vừa đây đang trở
lại reo ca Vinashin "tái cơ cấu" sẽ sớm lấy lại tư cách
một "quả đấm" lợi hại, nghĩa là một tập đoàn làm ăn
lại sẽ có lãi cho đất nước. Tuy nhiên, dầu là thế thì bài
báo của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng sẽ vô cùng có ích
cho những ai đang có tâm huyết xây dựng nền kinh tế Việt Nam
một cách trung thực, nhằm rút nhiều kinh nghiệm quý báu để
đưa đất nước đi lên, chứ không phải chỉ muốn thu quyền
lực vào tay để… tự tung tự tác, nói chung là những ai thực
sự cầu thị, thực lòng muốn nghe tiếng nói của chuyên gia.
Vì vậy, xin trân trọng giới thiệu bài báo bổ ích này
đến bạn đọc.
Nguyễn Huệ Chi
và khá bùi tai do các vị quan chức chúng ta thường xuyên đưa
ra khiến dân đen nghe đến mà sướng mê tơi: GDP của nước ta
ngày một tăng so với nhiều nước láng giềng, nó là tín hiệu
cho thấy chúng ta đang sớm trở thành một "con hổ Đông Nam
Á". Nhưng vì sao GDP tăng mà tình trạng kinh tế lại đi
xuống, và hiện nay đang đứng bên bờ vực của sự lạm phát
đáng lo ngại? BVN đã từng có lần giải thích sơ lược, muốn
hiểu thực chất GDP tăng có làm cho dân giàu nước mạnh thật
hay không thì phải nghiêm túc xem xét cái gọi là tăng trưởng
GDP ấy là do những yếu tố gì cấu thành. Chẳng hạn, nếu
chỉ là đi vay vốn của nước ngoài về đầu tư thêm một số
công trình – mà lại là những công trình với dây chuyền công
nghệ cũ kỹ lạc hậu nước cho vay vốn đã xếp xó, cốt
đẩy nó đi để thay cho dây chuyền công nghệ mới, thì trước
mắt chúng ta có tạo thêm được một số việc làm, khiến
việc tính GDP có vẻ như tăng lên thật, nhưng chỉ cần qua
một thời đoạn rất ngắn, khi các nhà máy mà chúng ta rước
về bộc lộ sự hỏng nát của chúng, là biết tay nhau lập
tức. Nợ nước ngoài sẽ ùn lên không thể nào trả nổi, còn
công nhân thì thất nghiệp, bấy giờ số liệu GDP liệu còn che
mắt được ai?
Tưởng rằng cách giải thích của chúng tôi chỉ là một
tiếng nói đơn độc thôi, nào ngờ thật là may, vừa đây nhà
Trung Quốc học Dương Danh Dy mới cung cấp cho một bài của các
học giả Trung Quốc phê phán chính hiện tượng tăng GDP của
Trung Quốc được làm rùm beng trên thế giới lâu nay. Tất
nhiên, so với Việt Nam thì việc tăng GDP Trung Quốc có giá trị
đích thực gấp bao nhiêu lần mà chúng ta không nên so sánh, vì
Trung Quốc làm là làm thật chứ không phải làm như kiểu tập
đoàn "quả đấm thép" Vinashin của chúng ta; họ nói cũng là
nói thật chứ không phải là cách che đậy nói đằng nào cũng
được như các "chuyên gia" nhà nước vừa đây đang trở
lại reo ca Vinashin "tái cơ cấu" sẽ sớm lấy lại tư cách
một "quả đấm" lợi hại, nghĩa là một tập đoàn làm ăn
lại sẽ có lãi cho đất nước. Tuy nhiên, dầu là thế thì bài
báo của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng sẽ vô cùng có ích
cho những ai đang có tâm huyết xây dựng nền kinh tế Việt Nam
một cách trung thực, nhằm rút nhiều kinh nghiệm quý báu để
đưa đất nước đi lên, chứ không phải chỉ muốn thu quyền
lực vào tay để… tự tung tự tác, nói chung là những ai thực
sự cầu thị, thực lòng muốn nghe tiếng nói của chuyên gia.
Vì vậy, xin trân trọng giới thiệu bài báo bổ ích này
đến bạn đọc.
Nguyễn Huệ Chi
Cách đây không lâu, Ban Biên Tập Hoàn cầu thời báo tổ chức
cuộc thảo luận nghiên cứu về sự phát triển của Trung Quốc
trong 10 năm tới. Tại cuộc họp đó một số học giả được
gọi là tinh anh nhất của Trung Quốc đã cho rằng, năm 2009 GDP
đã vượt Nhật Bản (thực tế là năm 2010) thì chỉ cần qua 10
năm nữa là GDP của Trung Quốc có thể vượt Mỹ.
Thế nhưng nhân định này đã bị một số ngưòi Trung Quốc
đại lục cho là kỳ đàm quái luận (luận điểm kỳ quái).
Họ đã bác lại bằng các lập luận sau:
Năm 1840, GDP của Trung Quốc bằng 1/3 thế giới còn GDP của
đế quốc mặt trời không bao giờ lặn – nước Anh, chỉ
chiếm 1/20 thế giói; cộng toàn bộ châu Âu lại cũng còn kém
Trung Quốc xa. Thế mà vì sao Trung Quốc không phân chia được
châu Âu mà lại bị châu Âu chia cắt?
Ngay vào lúc đã suy tàn năm 1894, GDP của Trung Quốc vẫn còn
hơn 9 lần của GDP Nhật Bản, thế mà vì sao Trung Quốc không
đánh bại được Nhật Bản thu hồi đảo Lưu Cầu (Nansei-shoto)
mà ngược lại bị Nhật Bản đánh thua, và mất luôn Đài Loan.
Trên lịch sử, số lưọng GDP không có nghĩa là vị thế nước
lớn; vì sao ngày nay nó lại trở thành tiêu chí của nước
lớn?
Có người hỏi vì sao GDP hiện nay của Mỹ và Nhật mới
được coi là GDP của nước lớn? Đó là vì cấu thành GDP của
họ là kỹ thuật cao, là công nghệ thông tin, là công nghiệp
vũ trụ, là công nghiệp hàng hải, là ngành chế tạo cơ khí
lớn, là công nghệ vi sinh và nông nghiệp hiện đại. Những
ngành sản xuất đó trong thời bình đều có tính bành trướng
thế giới, đều có thể thu lợi nhuận lớn kiếm được
nhiều tiền của thế giới; còn vào thời chiến, toàn bộ
chúng đều có thể chuyển thành thực lực quân sự quốc gia,
tiêu diệt kẻ thù, cướp đoạt của cải.
Còn Trung Quốc thì sao? GDP thời nhà Thanh là chè uống, tơ tằm,
còn hiện nay GDP chủ yếu là nhà đất, về căn bản không thể
bành trướng ra thế gíới và kiếm tiền của ngưòi ta, chỉ
có thể trấn lột dân chúng mình và giúp tư bản quốc gia
cướp của của cải của nhân dân mình. Các thứ khác như hàng
dệt, đồ chơi, thuốc lá, đều là thứ kỹ thuật thấp mang ra
nước ngoài kiếm được ít tiền mang về thì cũng là đổi
bằng mồ hôi xưong máu, ngoài ra khó có thể chuyển đổi thành
thực lực quốc phòng khi có chiến tranh.
Hãy thử nhìn các loại ô tô đang chen chúc chạy trên đưòng,
xem có loại nào hoàn toàn do Trung Quốc tự chế tạo ra không?
Trên những chiếc tàu thủy lớn, những máy bay chiến đấu
chủ lực của Trung Quốc có chiếc nào không dùng động cơ mua
của nước ngoài không? Những cái tạo nên GDP của Trung Quốc
bây giờ không có cái nào có thể chuyển hóa thành chiến tranh
mạng và chiến tranh vũ trụ hiện đại, chỉ có thể cung cấp
những hưởng thụ nhỏ cho quốc dân và hưỏng thụ lớn cho
một số tham quan ô lại, nhưng cuối cùng vẫn có thể bị
ngưòi nước ngoài lấy đi mất!
____________________
Ngưòi giới thiệu xin mạn phép nói thêm đôi lời:
Mấy nhận định của người Trung Quốc nói trên là thẳng
thắn và tương đối chính xác. Tuy vậy ông ta đã quá hạ
thấp một số thành tựu của Trung Quốc mà ai cũng thấy, như
có ngành công nghiệp vũ trụ của mình, tự đưa ngưòi thành
công vào vũ trụ, có công nghiệp quốc phòng đáng nể, và có
cả những tin tặc nổi tiếng thế giới. Trung Quốc đang vươn
tay, đặt chân tới nhiều nơi trước đây họ chưa thể vươn
tay tới, đặt chân tới như Trung Đông, Châu Phi và ngay cả
một phần châu Âu v.v. Những cái đó cũng đều do trong tiến
trình phân đấu thực hiện GDP tăng cao, tăng mạnh của Trung
Quốc sản sinh ra đấy chứ!
Một câu hỏi đặt ra, vì sao họ lại nói quá như vậy? Để
nhắc nhở nhau đừng chủ quan bốc đồng? Hay để đánh lừa
dư luận quốc tế?
Tháng 2/2011
DDD
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét