Nhà tiên tri vùng OmahaViệc Buffet bao che cho người kế nhiệm tiềm năng David Sokol trong một số thương vụ mờ ám, đã khiến các nhà bình luận, các nhà quản lý quỹ đầu tư cho rằng đây là minh chứng cho việc danh tiếng của Buffett đã quá bị thổi phồng.
Warren Buffett được ca ngợi là người hùng và là nhà tiên tri vùng Omaha, tiểu bang Nebraska của nước Mỹ. Đầu những năm 1990, khi tôi viết về tiểu sử Buffett, nét tính cách nổi bật khiến ông khác biệt hẳn với những người khác là tính độc lập hiếm thấy.
Buffett là một nhà đầu tư xuất sắc, có trách nhiệm xã hội, và chỉ tương tác với thế giới theo những quy tắc riêng của mình. Ông không muốn được lựa chọn hay tuyển dụng, dù là trongkinh doanh cổ phiếu, làm từ thiện hay chính trị. Thái độ xa lánh của ông thường khiến các công ty phải thất vọng. Ông chỉ sốt sắng bảo vệ thời gian và tiền bạc của mình, khiến con cái cũng chịu ảnh hưởng từ tính bảo thủ của người cha tỷ phú.
Bạn bè kể lại chuyện ông đã từ chối họ như thế nào, dù là những hỗ trợ rất nhỏ, chỉ để thỏa mãn những lý tưởng mà chỉ có tỷ phú mới hiểu được hết. Cơ bản là, các công ty muốn có mối quan hệ tình cảm thân thiết hơn với nhà đầu tư xuất chúng này.
Tất nhiên, phong cách làm việc độc lập của Buffett là một bí mật về sự thành công của ông. Năm 1969, sau thành công lớn khi quản lý một quỹ đầu tư, ông nhận thấy phố Wall không phải mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho những cơ hội nên đã quyết định thu lại khoản tiền đầu tư của mình. Việc này không hề ích kỉ mà dường như là một lời tiên tri.
Sau đó thị trường sụp đổ. Đến giữa những năm 1970, khi thị trường bị sa vào tình trạng đình đốn ảo, Buffett lại nhảy vào cuộc chơi, dùng Berkshire làm phương tiện. Mỹ xóa hết mọi cổ phiếu, nhưng Buffett đã tỉnh táo không để bị cuốn theo tâm lý đám đông.
Trong khi giới giao dịch nhìn vào các xu hướng, các biểu đồ khối lượng và các chỉ số trung bình thì Buffett chăm chú quan sát chứng chỉ cổ phiếu của những ngành kinh doanh ưu tiên. Bằng cách tập trung vào các triển vọng kinh doanh lâu dài, ông nhận thấy các giá trị kinh tế đã bị làm cho lu mờ bởi những ngụy biện của phố Wall.
Trong suốt 46 năm qua, những đầu tư của ông đã giúp tăng giá trị cổ phiếu của Berkshire từ 18 USD lên 122.000 USD/cổ phiếu như ngày nay. Tuy vậy, ông luôn tránh thói tham lam vẫn thường thấy ở phố Wall. Buffett không bao giờ chiếm giữ quyền mua cổ phiếu, và lương của ông cũng không vượt quá 100.000 đôla.
Nhưng điều đáng chú ý nhất là: ông chưa bao giờ bán một cổ phiếu Berkshire nào. Những cổ đông ban đầu của công ty ngày càng giàu có thêm: Con cái họ được học tại các trường ĐH tư nhân, nhà bếp của họ sáng bong với đá granit. Đối với ông, những phần thưởng mà ông nhận được hầu hết là vô hình và Berkshire chính là kiệt tác đầu tư tài chính của ông.
Đặt kế hoạch cho từng bước đi
Buffett kiểm soát công việc và thói quen của mình tỉ mỉ hơn bất kỳ người nào tôi biết. Ông chỉ gắn bó với những món ăn và bạn bè thân thiết. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã mơ ước được giàu có và ác cảm đặc biệt với những thỏa hiệp. Là một nhà quản lý quỹ đầu tư chưa được thử thách, ông từ chối tiết lộ những đầu tư của mình.
Thậm chí đến thời điểm này Berkshire cũng chỉ tuyển dụng 20 nhân viên làm việc ở trụ sở. Công ty không tuyển các nhân viên tư vấn, vì Buffett không muốn bị chệch hướng những dự định của bản thân, và cũng không cần phát ngôn viên, vì chỉ Buffett mới có thể "phát ngôn" cho chính mình. Các công ty khác rất sốc trước sự vững chắc của Berkshire. Scott Hord - một người bạn của Warren ở Omaha đã từng đề xuất với ông một thương vụ đầu tư.
Hord nói rằng đầu tư này có cơ hội thành công rất lớn. "Tỷ lệ thành công là bao nhiêu?", Buffett hỏi lại. Hord nói là 50%. "Vậy mà anh nói là rất tốt ư?", Buffett phản đối. Ông ví von rằng, việc này cũng giống như Hord trèo lên máy bay và nhảy xuống với cơ hội chiếc dù mở là 50%.
Làm từ thiện chứ không đầu tư vào những thương vụ ngoài tầm kiểm soát
Đối với Buffett, nguy cơ mất tiền là không thể, cũng giống như cái chết. Lòng thương người cũng mang lại những rủi ro tương tự - làm "lãng phí" những tài sản của ông để lại mà gần đây ông mới tuyên bố sẽ quyên góp một khoản lớn vào Quỹ Gates. Đây chính là con người của Buffett: Cho đi hơn là mở rộng quỹ đầu tư hay làm một việc ngoài tầm kiểm soát của mình.
Buffett cũng chịu ơn những quản lý kinh doanh như David Sokol, bởi họ giúp ông quản lý những nhóm lớn nhân viên - một công việc mà ông không muốn động tay vào. Berkshire kinh doanh khoảng 70 lĩnh vực khác nhau, từ năng lượng cho đến kẹo ngọt. Ngoại trừ một số lĩnh vực ông có chuyên môn sâu (ví dụ như bảo hiểm), còn thì ông đều chuyển hết mọi tiểu tiết cho các nhà quản lý. Ông không muốn vướng bận hay bị phân tâm vì những việc này. Hơn nữa, ông hoàn toàn dị ứng với sự đối đầu. Điều này có thể là do ông đã phải trải qua tuổi thơ khó khăn với một người mẹ mất cân bằng, hay mắng nhiếc và lăng mạ, có thể nổi điên lên bất cứ lúc nào.
Dù tuổi thơ có thế nào thì Buffett cũng luôn tránh những xung đột cá nhân ở mức tối thiểu. Rất ít nhà tư bản nào leo lên được vị trí cao như thế mà lại chịu ít thảm kịch đến như vậy. Ông không phải chịu đựng những bất đồng chung hay bất kỳ thái độ thù địch nào bởi ông tổ chức cuộc sống theo cách giảm thiểu những mâu thuẫn. Ông sống trong khu vực an toàn. Ông không tiếc lời khen ngợi các nhà quản lý, bởi ông biết lời khen có tác dụng thúc đẩy rất tốt. Ông xem xét các kết quả kinh doanh của họ giống bằng đôi mắt của diều hâu, nhưng ông không "soi mói" tiểu tiết và hạn chế quở trách.
Mô hình phân cấp này có hiệu quả với các nhà quản lý - những người rất đáng tin tưởng, nhưng với Buffett lại thiếu linh động khi ông muốn thay đổi đội hình nếu có một mắt xích thất bại. Đối với những nhà điều hành, ông không nhìn vào những điểm yếu mà cũng không lờ chúng đi. Ông nổi tiếng với nghệ thuật phê bình vượt quá mức doanh nghiệp, nhưng lại rất hạn chế phê bình cá nhân.
Tại cuộc họp thường niên vào năm ngoái, ông đẽ lên tiếng bảo vệ Moody's - một đầu tư của Berkshire và cũng là một trong những công ty xếp hạng AAA trong thị trường chứng khoán cầm cố. Do Berkshire là nhà đầu tư bị động nên Buffett không có trách nhiệm với nó. Nhưng điều tương tự không thể áp dụng với trường hợp của David Sokol.
Vụ bê bối David Sokol
Sokol đã từng được coi là người kế nhiệm sáng giá của Buffett. Ông là chủ tịch MidAmerican Energy - một trong những công ty mang lại nhiều lợi nhuận nhất của Berkshire. Trong lá thư thương niên gửi cả công ty hồi tháng 1, Buffett ca ngợi : "Tôi không thể nói quá về tầm quan trọng của những thành tựu mà David Sokol đã mang lại cho công ty". Sokol rõ ràng được ông coi như người tâm phúc.
Tháng trước, Sokol gợi ý Buffett rằng Berkshire nên mua lại công ty hóa chất vô danh Lubrizol mà trước đó Sokol đã mua 10 triệu USD cổ phiếu. Khi Berkshire chấp nhận mua lại Lubrizol vào tháng 3, khoản vốn góp của Sokol đã tăng khoảng 3 triệu USD.
Hai vấn đề nghiêm trọng nảy sinh. Thứ nhất, Sokol biết về công ty Lubrizol khi đang tại vị ở Berkshire . Thứ hai, việc đề nghị mua lại Lubrizol đã bị Sokol giữ kín. Nếu ông công bố rõ ràng rằng đang thuyết phục Buffett mua lại Lubrizol thì có lẽ giá cổ phiếu đã tăng. Nhưng ông không làm vậy, chỉ âm thầm mua cổ phiếu để đó.
Buffett đã biết chi tiếc vụ việc mua bán của Sokol trong tháng 3. Không lâu sau, Sokol từ chức. Tuyên bố của Buffett rõ ràng là không làm công chúng hài lòng, vì đã không thể hiện sự phản đối nào dù rất nhỏ. Ông cho rằng hành động của Sokol là không có gì sai trái. Điều khiến cho những người ngưỡng mộ Buffett và cổ đông của công ty thất vọng là ông đã bảo vệ cho một tiêu chuẩn đạo đức không đi liền với "pháp luật".
Người hâm mộ của ông ở Omaha đang hy vọng ông sẽ xem xét lại, nhưng việc công khai chỉ trích người trước đây ông thấy biết ơn sâu sắc có lẽ vượt quá khả năng của ông. Các nhà bình luận như Michael Steinhardt - nhà quản lý quỹ đầu tư về hưu cho rằng đây là minh chứng cho sự thật rằng danh tiếng của Buffett đã quá bị thổi phồng.
Berkshire nên rút ra bài học quý giá và sắp xếp lại hồi đồng quản trị mà hiện nay đã bị chi phối bởi những người thân cận của Buffett. Nếu vụ Sokol có thể nói lên điều gì thì đó là "nhà tiên tri" ở cái tuổi 80 cần phải được các CEO khác giám sát độc lập. Nhưng dù vụ Sokol có ảnh hưởng thế nào đi nữa, cũng không thể đánh bật Buffett ra khỏi vị trí nhà đầu tư lớn nhất của thời đại và nhà tài chính đáng kính của phố Wall trong suốt 50 năm qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét