Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Phản động trong quốc hội đảng ta!!!

Posted on Tháng Ba 24, 2011 by truongthondlb1


Danlambao – Trong kỳ họp thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng, “bè lũ phản động” đã chui vào “cuốc hội của đảng ta” diễn đàn. Qua những phát ngôn này, người dân mới thấy rõ như ban ngày là tại sao đảng và nhà nước ta phải dành độc quyền lãnh đạo. Nếu bầu cử tự do, đa nguyên đa đảng thì… bố ai bầu cho mấy bố mang thẻ đỏ này!

“Chúng ta cứ thử điều tra xã hội học, sẽ thấy người dân không lo lắng về kinh tế mà bức xúc chủ yếu là tham nhũng, chạy chức, chạy quyền. Cứ mỗi dịp đại hội các cấp, mỗi lần cơ quan có cất nhắc, đề bạt cán bộ là thấy chạy chức, chạy quyền rất rõ”. – Chủ nhiệm Ủy ban An ninh – Quốc phòng của Quốc hội Lê Quang Bình

“Dư luận râm ran việc mua chức, có tiền mới có chức. Có hay không tình trạng này, Chính phủ cũng cần phải nói để dân biết” – Đại biểu Nguyễn Tấn Trịnh (Quảng Nam)

“Chính phủ phải đánh giá là có hay không tình trạng chạy chức, chạy quyền và trách nhiệm của mình để đánh giá và rút ra kinh nghiệm” – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận.

“Chính phủ đánh giá sự lãng phí, quan liêu, tham nhũng khá mờ nhạt. Tôi thấy có những vụ chỉ bắt trộm hai con vịt thôi đã bị phạt tù trong khi có những đơn vị thua lỗ, nợ đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng lại không ai bị kỷ luật cả. Như thế dân không hài lòng đâu!”. – Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (BR-VT).

“Đề nghị đang trong thời bão giá, nhiều vấn đề khó khăn, Chính phủ nên xem xét lại những dự án lớn. Dẫn ra các ví dụ “Dự án bauxite giải thích chưa ổn lắm”; “Điện hạt nhân nói ở Nhật Bản công nghệ cũ còn ta mới không thuyết phục”…, ông Dũng nói: “Nhà nước nên lắng nghe công luận, đặc biệt ý kiến của các nhà khoa học”. – Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (BR-VT)

“Báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ cho thấy Chính phủ chưa thật sự quyết liệt, nhất là trong công tác chống tham nhũng. Cử tri băn khoăn không hiểu chúng ta có thực lòng chống tham nhũng hay không!… Kỳ vọng của tôi trong nhiệm kỳ tới là vấn đề phòng chống tham nhũng, chạy chức chạy quyền. Nhiều nơi muốn xin việc là phải có quyền. Tôi có cô cháu ở quê đi xin việc thì mẹ cháu bảo với cô ấy: “Phải quyết định cho rõ là muốn đi làm hay học tiếp để còn tính, vì xin việc không phải là xin không!”. Chúng ta cũng cần có cơ chế cạnh tranh công bằng để tìm người tài và tốt nhất. Trong phòng chống tham nhũng, chúng ta có biện pháp đủ rồi, vấn đề còn lại là hành động… ”. – Đại biểu Ngô Minh Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM

“Đây là một nhiệm kỳ mà thành tích cũng có, yếu kém cũng có nhưng thành tích nhiều quá. Khen thưởng, danh hiệu quá nhiều so với các nhiệm kỳ trước trong khi kỷ luật thì lại không có gì. Có đồng chí lãnh đạo bảo: “kỷ luật nhiều quá thì người đâu mà làm?”. Điều này để lại dư âm nặng nề trong cử tri. Vụ Vinashin chẳng hạn – không kỷ luật ai cả. Không phải chúng ta muốn kỷ luật nhưng cũng phải có người chịu trách nhiệm với những tồn tại đó chứ!” – Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội

“Việc cho nước ngoài thuê rừng được dư luận rất quan tâm nhưng sau đó không thấy các bộ, ngành phản ứng, không kết luận là đúng hay sai. Riêng vụ Vinashin “cái chủ quan là chậm, là không phát hiện được” – Đại biểu Nguyễn Viết Thịnh (Hà Nội)

“Xin lỗi anh (Nguyễn Sinh) Hùng, nhưng tôi phải nói là tôi chưa yên tâm về phần báo cáo của Chính phủ liên quan đến Vinashin” – Đại biểu Nguyễn Phụ Đông (Bắc Ninh)

“Cử tri Đà Nẵng rất quan tâm đến việc xử lý trách nhiệm liên quan đến sai phạm của Vinashin, nhưng “báo cáo về Vinashin như thế, cử tri chưa hài lòng” – Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng)

“Nhân dân không bằng lòng nếu nói thiếu sót không đến mức kỷ luật… Cho rằng không thể nói đơn giản quá như vậy. Bởi việc tái cơ cấu Vinashin rất khó khăn tốn kém, trách nhiệm của Chính phủ đến đâu ít ra phải nói rõ, chứ không thể nói đơn giản là đã kiểm điểm” – Đại biểu Ngô Minh Hồng (TPHCM)

“Một số chương trình, dự án quan trọng quốc gia, việc chuẩn bị của Chính phủ còn hời hợt, chưa sâu sắc nên khi trình Quốc hội không tạo được sự đồng thuận cao. Ví dụ việc sáp nhập Hà Nội – Hà Tây, quy hoạch Hà Nội, khai thác bauxite, đầu tư đường sắt cao tốc… ” – Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa)

“Lẽ ra báo cáo đánh giá phải được lập căn cứ vào chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ theo hiến pháp và pháp luật. Chính phủ phải đánh giá lại việc mình làm, cái gì được, cái gì chưa được, nguyên nhân là gì, giải pháp là gì…” – Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội)

“Bao nhiêu trong đó là do sản xuất kinh doanh, bao nhiêu là do đồng tiền mất giá? Tính được cụ thể thì mới lý giải được tại sao tăng trưởng cao mà đời sống người dân không đi lên. Người nghèo, công chức bậc trung bị bão giá tác động nên đời sống vẫn vô cùng khó khăn. Vì thế mà càng gia tăng tham nhũng vặt” – Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận

“Nếu chỉ nói sai phạm ở Vinashin chưa đến mức kỷ luật ai là chưa được. Cần phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm cụ thể. Cho dù Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận rồi nhưng, cái gì liên quan đến Đảng thì Đảng vẫn có quyền xem xét lại, liên quan đến Quốc hội thì Quốc hội vẫn có quyền yêu cầu xem xét lại” – Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Trị Phạm Đức Châu

“Thâm hụt ngân sách ngày càng cao, nợ công ngày càng lớn, vậy lấy đâu trả nợ trong tương lai? Vốn chiếm hơn 57% tăng trưởng kinh tế, lấy đâu cho công nghiệp hóa?… Qua tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến than phiền, lạm phát tăng quá cao so với các nước trong khu vực, gấp 2 lần Trung Quốc, 3 lần Thái Lan. Khoảng cách giàu-nghèo chênh lệch tới 9,10 lần. Lạm phát khiến người nghèo càng nghèo thêm trong xã hội. ” – Đại biểu Nguyễn Danh (Gia Lai)

Dân Làm Báo tổng hợp

Nguồn:

http://phapluattp.vn/2011032311292039p0c1013/khong-ky-luat-ai-lam-sao-chong-duoc-tham-nhung.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét