The Economist – Thủ đô nước Việt Nam quá thường xuyên bị cúp điện. Cầu thang máy tại các khách sạn nửa chừng ngưng chạy và ngay cả máy làm cà phê expresso tại các quán cà phê kiểu mẫu Paris ở Hà Nội cũng thôi không phun cà phê nữa.
Nhiều người tưởng rằng quốc gia phát triền nhanh chóng này đã vứt bỏ những cảnh tượng như trên vào quá khứ rồi. Vả lại hiện nay nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ và suy thoái không bắt kịp tiêu chỉ tăng trường mà các cấp lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam mong muốn. Lạm phát đang gia tăng; tài chính nhà nước thâm thủng; tỷ giá đồng tiền Việt Nam giảm sút; và người dân đổ sô đi mua đô-la hoặc vàng để phòng thân tiết kiệm.
Tôm và gạo rất ngon, nhưng không thể làm những món xuất khẩu hàng đầu
Đã có những đề nghị hành động quả quyết vào cuối tháng vừa qua, nhưng không phát xuất từ Đại Hội thứ 11 của đảng Cộng Sản Việt Nam. Chẳng khác gì nền kinh tế suy thoái, danh sách những vấn nạn bao gồm tình trạng tham nhũng cửa quyền, sự việc quần chúng bất bình trong việc thu mua đất đai, việc phá hủy môi trường sinh thái và vẫn theo thường lệ, sự thiếu minh bạch về chính trị. Người ta không trông mong gì nhiều vào một sự thay đổi trong chính sách, ngay cả thay đổi nhân sự, ngoài việc thay đổi ghế ngồi ở chóp bu đảng. Thiên hạ càng sớm mong có một đội ngũ cán bộ lãnh dạo có tinh thần cải tiến thây thế cho thế hệ già nua, thiên hạ càng thất vọng vì thế hệ này sơ cứng hơn.
Ngay cả ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có thể ở lại vị trí cũ của mình, mặc dù trước đó người ta ức đoán ông phải chịu hậu quả của một thất bại lớn nhất, sự phá sản của tập đoàn Vinashin, một xí nghiệp đóng tàu khổng lồ của Nhà nước. Năm ngoái, tập đoàn rộng lớn này đã vỡ nợ vì thâm thủng mất 4,5 tỉ Mỹ Kim. Tháng Chạp tập đoàn Vinashin đã phải xin khất nợ với các chủ nợ quốc tế và bó buộc phải cúi đầu van xin chính quyền trả lương cho công nhân.
Đối với một số chuyên gia về chính sách của Việt Nam, sự phá sản của Vinashin là một hình ảnh sống động cho thấy nguy cơ trông cậy vào những Xí Nghiệp Quốc Doanh (SOE =State-Owned Enterprise) để tạo nên động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và canh tân. Vẫn theo những tài liệu của đại hội đã được chuẩn phê, các Xí Nghiệp Quốc Doanh tiếp tục giữ « vài trò tiên phong » trong nền kinh tế, vẫn luôn y hệt như trước. Một chuyên gia về Viêt Nam, ông David Koh thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (South-East Asian Studies) ở Singapore nói rằng ngoài phạm vị của đại hội, chính quyền đã ra một số biện pháp. Chính quyền đã đưa ra một số chỉ thị nhằm hạn chế những hoạt động của những Xí Nghiệp Quốc Doanh, đặc biệt là mức độ phân phối sinh hoạt xa rời những sinh hoạt kinh doanh nồng cốt của xí nghiệp. Nhưng kinh doanh ở Việt Nam rất là hành chánh. Các xí nghiệp Nhà Nước sẽ kéo dài thời gian tuần hành những chị thị trên, nếu họ thực sự có thiện chí. Trong khi chờ đợi, ai là người đứng ra chỉ đạo cho các xí nghiệp đâu là con đường phải đi?
Những trì trệ như vậy sẽ làm cho các nhà đầu tư phát rét. Những vấn đề của các xí nghiệp quốc doanh giải thích viễn tượng sa sút của nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Nếu chính quyền không chịu giải quyết những xí nghiệp quốc doanh, họ còn rất ít khả năng để làm chuyện khác. Các xí nghiệp quốc doanh cần phải được cởi trói, nhưng để làm việc này cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải từ bỏ quyền kiểm soát chính trị trên kinh tế. Điều này không thể nhượng bộ được. Vì vậy những con quái vật quốc doanh khổng lồ vừa tham nhũng vừa vô năng tiếp tục nuốt ngấu nghiến và rồi phung phí những vốn đầu tư ngoại quốc và những lợi nhuận xuất khẩu đổ vào trong nước. Mặt khác chính quyền đang thổi phồng ngân sách. Mức thâm thủng ngân sách đã lên đến 7,4% Tổng Sản Lượng Quốc Gia năm ngoái, phá vỡ tiêu chí 6,2%.
Hiện nay Việt Nam đang thâm thủng về mậu dịch và tỷ giá hối đoái, vì họ dựa quá nhiều trên việc xuất cảng những loại hàng hóa có giá trị thấp chẳng hạn như thực phẩm biển biến chế và gạo. Những lỗ thâm thủng này, cộng với đà làm phát, năm ngoái đã tăng lên 11,8%, tạo áp lực lên trên đồng tiền Việt nam. Ba lần trong vòng 14 tháng qua, chính quyền đã buộc phải phá giá, do dó người dân đổ xô đi mua đô la và vàng vì họ không tin vào tỉ giá đồng Việt Nam nữa. Chính quyền hứa sẽ khác phục những tệ trạng này. Tuy nhiên việc tìm kiếm tăng trưởng 7% hoặc hơn nữa trong năm mà không có những thay đổi cơ cấu tương ứng chỉ đẻ thêm nhiều tệ trạng khác nữa mà thôi.
The Economist
Nguyễn Gia Thưởng chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét