TRẦN THÁI TÔN vời TRẦN THỦ ĐỘ giúp dựng nghiệp Vua
NHÀ TRẦN THỜI KỲ HƯNG THỊNH (từ 1225 đến 1341)
CHIẾN THẮNG QUÂN MÔNG CỔ LẦN THỨ NHẤT (1257)
CHIẾN THẮNG QUÂN MÔNG CỔ LẦN THỨ HAI (1284-1285)
CHIẾN THẮNG QUÂN MÔNG CỔ LẦN THỨ BA (1287-1288)
SỰ BANG GIAO CỦA NHÀ TRẦN VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
Trần Cảnh lên ngôi lúc mới 8 tuổi, lấy hiệu là Trần Thái Tôn, phong cho Trần Thủ Độ làm Thái Sư, quyết định mọi việc trong nước. Việc đầu tiên của Trần Thủ Độ là tìm cách diệt họ Lý để tạo sự bền vững cho cơ nghiệp nhà Trần. Trong mục tiêu tận diệt nhà Lý, Trần Thủ Độ đã làm cho vua Lý Huệ Tôn phải thắt cổ tự tử chết và trong dịp làm lễ tế tổ tiên nhà Hậu Lý, Trần Thủ Độ sai người đào hầm và làm nhà lá ở trên. Các tôn thất nhà Hậu Lý vào tế lễ bị sụp cả xuống hầm. Trần Thủ Độ sai người đổ đất chôn sống tất cả. Muốn về sau không ai nhớ đến họ Lý nữa, Trần Thủ Độ lấy cớ tổ tiên nhà Trần tên Lý (Trần Lý) để bắt trong nước ai họ Lý đều phải đổi ra họ Nguyễn.
Cái khó khăn kế tiếp nhà Trần mà Trần Thủ Độ phải đối phó là việc tiễu trừ nội loạn : ở mạn Quốc Oai có người Mường nổi loạn, ở Hồng Châu có Đoàn Thượng chiếm giữ đất Đường Hào tự xưng làm vua, ở Bắc Giang có Nguyễn Nộn xưng vương tại làng Phù Đổng. Sau khi thu xếp xong việc cướp ngôi của nhà Hậu Lý, Trần Thủ Độ mới ra lệnh cử binh đi dẹp loạn. Bình dẹp xong giặc Mường, Trần Thủ Độ ra lệnh tiến đánh Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Nhưng thế lực của 2 người này còn quá mạnh cho nên Trần Thủ Độ dùng mưu khôn khéo chia đất và phong vương cho họ để giảng hòa. Sau một thời gian, Nguyễn Nộn đem quân đánh Đoàn Thượng chiếm đất Đường Hào, nhưng vài tháng sau Nguyễn Nộn bị mất và hàng ngũ quân lính cũng tan rã trước sự đánh dẹp của triều đình. Từ đó, nhà Trần thống nhất giang sơn.
Còn về việc nội trị, Trần Thủ Độ cho tổ chức lại triều chính, định cách thăn quan chức và đặt ra chức Ngự Sử để giám sát các cơ quan lại. Luật pháp được sửa đổi lại rất nghiêm minh vì tình hình lúc bấy giờ chưa được thực sự yên ổn. Về thuế má thì ấn định rất rõ ràng. Việc canh nông đdược khuyến khích mở mang hơn. Đặc biệt hơn cả là về việc binh bị đã chỉnh đốn toàn diện. Tấc cả dân tráng trong nước đều phải đi lính. Có thể nói trong lịch sử nước ta, thời nhà Trần quân lực có một tổ chứ chu đáo, hùng hậu và mạnh mẽ nhất và đã tạo những chiến thắng vẻ vang nhất đối với cuộc xâm lăng của Bắc Phương.
1/ Phương diện cai trị :
Đời nhà Trầén nước ta chia ra làm 12 lộ, mỗi lộ có quan An Phủ Sứ cai trị. Dưới chức vụ này có Đại Tư Xã, Tiểu Tư Xã, cai trị hai hoặc ba, bốn xã. Mỗi xã có một xã quan (tức là Chánh Giám Sứ). Mỗi lộ đều có quyền dân tịch để kiểm soát dân số trong lộ. Dân chúng trong nước được chia ra làm 3 hạng : hạng Tiểu Hoàng Nam (từ 18 tuổi đến 20T), hạng Đại Hoàng Nam (từ 20T đến 60T) và Lão hạng (trên 60T). Lúc đầu chỉ có những người trong hoàng tộc mới được giữ các chức quan nhưng từ đời vua Anh Tôn, những người tài đức cũng được tuyển dụng vào giữ các chức vụ quan trọng này.
2/ Phương diện luật pháp :
Vua Trần Thái Tôn cho sửa lại luật pháp rất nghiêm minh. Hình phạt gồm 3 hạng : Tội Đồ (khắc chữ vào trán và bắt phạt cầy cấy công điền). Tội Lưu (bị đày đi ở chỗ nước độc) và Tội Chết. Riêng về tội trộm cắp có thể bị chặt tay, chặt chân hoặc đem cho voi dầy hoặc tuỳ quyền xử dụng của chủ nhân bị mất của.
3/ Phương diện kinh tế :
Về mặt nông nghiệp để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tôn sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đ-e gọi là Hà Đê Sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Triều đình cũng cho phép những Vương Hậu có quyền chiêu tập những người nghèo khó lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
Về mặt thuế má thì có 2 loại thuế : Thuế Thân và Thuế Điền. Thuế Thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế Điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuếu trầu cau, rau quả, tôm cá v.v? Còn về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng, vàng bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.
4/ Phương diện binh bị :
Binh bị đời nhà Trần được tổ chức rất chu đáo. Tất cả những người thuộc hạng Đại Hoàng Nam đều phải đi lính. Các Hoàng thân có quyền chiêu tập binh lính và giữ các chức vụ chỉ huy. Nhà vua còn cho mở Giảng Võ Đường để luyện tập võ nghệ. Binh sĩ được chia ra làm 3 nghành : Cấm Quân là lính túc vệ ở kinh đô, gồm những người dũng lược. Lộ Quân là lính đóng ở các lộ. Thuỷ Quân đóng giữ mặt biển. Thời bình trong nước có 10 vạn binh nhưng đến thời chiến số quân tăng lên 20 vạn. Quân luật rất nghiêm : ai đào ngũ phải bị chặt ngón chân, nếu tái phạm thì bị voi dầy. Đặc biệt là các tướng sĩ thương yêu nhau như người anh em trong một nhà.
5/ Phương diện văn học :
Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang. Nho học rất được toàn thịnh.
a/ Việc thi cử : Trước kia dưới triều Hậu Lý, có mở những khoa thi Tam Trường để lấy Cử Nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tôn cho mở khoa thi Thái Học Sinh để lấy Tiến Sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra kháo thi Tam Khôi để lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn và Thám Hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu Bảng Nhãn.
b/ Việc mở trường : Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời Hậu Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.
c/ Những văn tài nổi tiếng : Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều văn tài nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của nước ta. Mạc Đĩng Chi nổi tiếng là một ông Trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên bên Tầu phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền treo gương thanh khiết cương trực. Các vua Thái Tôn, Thánh Tôn, Nhân Tôn, Anh Tôn, Minh Tôn đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch Tướng Sĩ.
d/ Văn Nôm : Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra luậy thơ Nôm. Và vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn Thuyên mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị.
6/ Phương diện tôn giáo : Về Phật Giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đức chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. Vua Nhân Tôn còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Còn về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những kháo thi Tam Giáo như đời Hậu Lý.
Các Cuộc Chiến Tranh Với Quân Mông Cổ Của Nhà Trần :
1/ Chiến Thắng Quân Mông Cổ Lần Thứ Nhất :
Đời nhà Trần ở nước ta thì lúc bấy giờ nhà Tống bên tầu đã bị một danh tướng của Mông Cổ tên là Hốt tất Liệ đem quân sang đánh chiếm và lập nên nhà Nguyên. Quân Mộng Cổ rất hung hãn, có tài vừa đánh giặc vừa cỡi ngực, phi ngựa rất nhan và bắn tên rất giỏi.
Sau khi chiếm được nhà Tống quân Mông Cổ xua quân sang đánh nước ta.
Năm 1257, tướng nhà Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai đem quân đi đánh nước Đại Việt (địa phận tỉnh vân Nam, Trung Hoa bay giờ). Sau khi chiếm xong nước này, thì sai sứ sang nước ta bảo vua Trần Thái Tôn về thần phục Nguyên triều. Vua Trần Thái Tôn không chịu và còn ra lệnh bắt giam sứ giả nhà Nguyên. Biết rằng thế nào nhà Nguyên cũng sẽ sang đánh nước ta, Thái Tôn cử trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế chuẩn bị bộ binh lẫn thủy binh để chống giữ biên thuỳ.
Đúng như dự đoán, Ngột Lương Hợp Thai từ Vân nam đem đại quân theo đường sông Thao ồ ạt tìến quân đánh thẳng về Thăng Long. Trần Quốc Tuấn vì quân ít không chống nổi phải lui quân về Sơn Tây và xin viện binh. Vua Trần Thái Tôn phải ngự giá thân chinh nhưng cũng không ngăn cản nổi sức tiến của quân Mông Cổ, đành phải bỏ thành lui về đóng đô ở Thiên Mạc (địa phận tìỉnh Hưng Yên bây giờ). Quân Mông Cổ tiến vào chiếm lấy Thăng Long, thấy sứ giả của họ bị giam và bị chết, Ngột Lương Hợp Thai tức giận ra lệnh cho đốt kinh thành và tàn sát tất cả nhân dân.
Thấy tình thế nguy ngập, vua Trần Thái Tôn ngự thuyền đến hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ dõng dạc tâu rằng : « Đầu thần chưa rơi xin Bệ Hạ đừng lo » . Thái Tôn vững lòng và quyết tâm chiến đấu. Một thời gian sau đó, quân Mông Cổ không quen thủy thổ nên bị bệnh và chết rất nhiều. Cùng lúc Thái Tôn cho tiến quân đánh Đồng Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua bỏ chạy về vùng Qui Hòa và lại bị thổ dân ở đây đánh cho một trận tơi bời, nên phải hối hả rút quân về Vân Nam. Nhà Trần đã chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất.
2/ Chiến Thắng Quân Mông Cổ Lần Thứ Hai
Khi Trần Nhân Tôn lên ngôi vua, nhà Nguyên sai sứ đòi sang chầu. Vua Nhân Tôn cử người chú là Trần Duy Aùi sang chầu thay. Vua nhà Nguyên đòi đưa người sang giám trị nước ta, vua Nhân Tôn ra lệnh bắt và đuổi về. Nhà Nguyên tức giận, khuyến dụ Trần Duy Aùi làm An Nam Quốc Vương rồi lấy cớ đưa Duy Aùi về nước để đem quân sang đánh nước ta. Vì tham quyền Trần Duy Aùi thuận lời và cùng quan tướng nhà Nguyên dưới sự chỉ huy của Sài Thung và 1 000 quân hộ tống trở về nước ta. Vua Nhân Tôn sai quân đón đánh ở biên thuỳ. Sài Thung bị bắn mù một mắt, trốn chạy về tầu, còn Duy Aùi thì bị bắt đưa về kinh trị tội. Tức giận nhà Nguyên sai binh tướng sang đánh nước ta lần thứ hai.
Thái Tử Thoát Hoan của nhà Nguyên cùng 2 danh tướng Toa Đô và ô mã Nhi đem 50 vạn binh giả tiếng mượn đường sang đánh Chiêm Thành xuyên qua nước ta. Quân Nguyên chia làm 2 cánh : Thoát Hoan đi đường bộ qua ngã Lạng Sơn. Toa Đô đi đường biển qua lối Chiêm Thành. Vua Trần Nhân Tôn họp các vương hầu ở Bình Than phong cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế thống lãnh 2 vạn binh. Hưng Đạo Vương sai Trần Bình trọng đóng đồn ở Bình Than và Trần Khánh Giư giữ mặt Vân Đồn, còn tự mình đóng binh ở Vạn Kiếp để tiếp ứng cho các nơi. Vua Trần Nhân Tôn còn triệu tập các bô lão ở điện Diên Hồng để hỏi ý kiến là nên hòa hay nên chiến. Các bô lão đều đồng thanh quyết đánh. Do đó, các tướng sĩ đều một lòng quyết chiến đấu.
Quân Nguyên ồ ạt tiến sang. Hưng Đạo Vương đem quân cản đường Thoát Hoan, Hưng Đạo Vương thua trận phải rút về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tôn nghe tin này bèn đến gặp Hưng Đạo Vương và ngỏ ý muốn hàng. Hưng Đạo Vương dõng dạc tâu : « Nếu Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã. » Hưng Đạo Vương chiêu tập thêm binh sĩ và truyền hịch khuyên răn động viên tinh thần tướng sĩ. Nhiều quân sĩ quá hăng say, thích vào cánh tay hai chữ « sát Thát » nghĩa là giết quân Mông Cổ. Thế tiến quân của Mông Cổ quá mạnh, Vạn Kiếp bị chiếm rồi Thăng Long thành thất thủ. Cùng lúc Toa Đô của Mông Cổ đến Chiêm Thành rồi kéo quân ra bằng đường bộ với Ô mã Nhi tiếp ứng. Trần Quang Khải chận đánh ở Nghệ An nhưng không cản nổi, phải lui về giữ những nơi hiểm yếu.
Trần Bình Trọng trấn giữ Thiên Trường bị giặc vây và bị bắt. Trần Bình Trọng không hàng giặc và cam chịu chết. Thế giặc quá mạnh Hưng Đạo Vương phải rước Hoàng Thượng và Nhân Tôn vào đất Thanh Hoá lánh nạn. Sau đó, Toa Đô và Ô Mã Nhi dùng đường biển kéo ra Bắc để hợp binh với Thoát Hoan, nhưng bị Trần Nhật Duật và Trần Quốc Tuấn đón đánh ở bến Hàm Tử, làm cho quân Nguyên thua to, phải rút về trấn giữ Thiên Trường. Cùng lúc, Trần Quang Khải và Phạm Ngũ Lão từ Thanh Hóa kéo ra bến Chương Dương phá tan thủy quân của giặc Nguyên rồi tiến quân vào Thăng Long. Thoát Hoan bỏ thành chạy về giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh), Hưng Đạo Vương sai quân chận đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau rồi dẫn quân đến đánh Toa Đô ở Tây Kết. Toa Đô bị phục binh bắn chết. Ô Mã Nhi lẻn trốn lên một chiếc thuyền con chạy ra biển trốn về Tầu.
Biết trước thế nào Thoát Hoan cũng sẽ bỏ chạy, Hưng Đạo Vương sai quân tướng chận đứng các lối hiểm ở vùng Vạn Kiếp rồi tự dẫn quân đi đánh Thoát Hoan. Thoát Hoan bị thua chạy đến vạn Kiếp thì bị phục binh, vội vã chui vào ống đồng bỏ lên xe bắt quân lính kéo chạy về nước. Nhờ sự đoàn kết của toàn dân và nhờ tài dùng binh của Hưng Đạo Vương mà chỉ trong vòng 6 tháng quân dân ta đã đánh tan 50 vạn binh của Mông Cổ.
Sự Ngoại Giao Với Các Nước Lân Bang Của Nhà Trần
Trong triều đại nhà Ttrần, ngoài những cuộc chiến tranh với quân Mông Cổ ở phía Bắc thì nước ta cũng có những sự liên hệ với các nước láng giềng. Dó là Ai Lao và Chiêm Thành.
1/ Sự Giao Thiệp Với Ai Lao.
Vào đời nhà Trần quân của Ai Lao thường sang quấy phá cướp bóc nước ta ở vùng Nghệ An và Thanh Hóa. Vì thế triều đình đã phải sai quân lính đi đánh dẹp mãi và chính các vị vua phải thân chinh đi dẹp gặc, trong đó nhiều nhất phải kể đến vua Trần Nhân Tôn. Mỗi lần bị thua thì quân Ai lao rút về nhưng sau đó thì lại sang quấy phá. Trong đời vua Trần Anh Tôn, ông cũng nhiều lần thân chinh đi dẹp giặc nhưng ông cũng đã ra lệnh cho Phạm Ngũ lão hơn ba, bốn phen đi dẹp giặc. Vua Trần Minh Tôn cũng nhiều phen thân chinh đi dẹp giặc. Trong triều đại nhà Trần, mục đích của nước ta là dẹp các cuộc đánh phá và quấy nhiễu của quân Ai lao chứ không có mục đích đánh chiếm lấy đất nước này.
2/ Sự Giao Thiệp Với Chiêm Thành.
Có thể nói trong các triều đại nước ta, Chiêm Thành không lúc nào không quấy phá chúng ta và cuộc chiến tranh giữa 2 ngước đã thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa. Trong đời vua Trần Nhân Tôn, sau khi chinh phạt Chiêm Thành, thì giữa nước ta và nước Chiêm Thành có sự giao hảo tốt đẹp. Đến đời vua Trần Anh Tôn, lúc bấy giờ Trần Nhân tôn đã lên làm Thái Thượng Hoanég và trong lúc sang thăm vãn cảnh nước Chiêm và để cho tình giao hảo của 2 nước trở nên bền vững hơn, nnà Trần đã gả Công Chúa Huyền Trân cho vua nước Chiêm là Chế Mân (1306). Chế Mân dâng châu Ô và châu Rí cho nước ta. Vua Trần Anh Tôn đổi tên là Thuận Châu và Hoá Châu rồi đặt qaun cai trị cũng như cho di dân sang ở. Một năm sau, Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì Hoàng hậu phải bị hỏa thiêu chết theo. Vua Trần Anh Tôn sai tướng trần Khắc Chung gia « tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về.
Chế Mân chết thì Chế Chỉ lên thay và đòi lại 2 châu mà Chế mân đã dâng cho nước ta. Vua Trần Anh Tôn sai quân sang bắt Chế Chỉ đem về trị tội và phong cho em của Chế Chỉ là Chế Đà A Bà lên thay làm vua nước Chiêm Thành. Đến đời vua trần Dụ Tôn, con và rể của vua Chiêm Thành tranh giành nhau ngôi vua, quân nhà Trần sang can thiệp nhưng bị nước Chuêm đánh bại cả 2 lần. Lúc bấy giờ thấy thế lực nhà Trần suy yếu, nước Chiêm có ý khởi binh đánh đòi lại 2 châu đã mất. Đến đời vua Trần Duệ Tôn, nhà vua và tướng nhà Trần là Lê Quý Ly Cử binh sang đánh Chiêm Tằnh. Chiếm xong cửa Thị nại (Quy Nhơn) rồi tiến đánh kinh thành là Đồ bàn (1377). Lúc bấy giờ vủa của Chiêm Thành là Chế Bồng Nga, là một ông vua có tài thao lược nên đã đánh tan được quân của nhà Trần. Vua Trần Duệ Tôn bị tử trận và Lê Quý Ly rút quân bỏ chạy về nước. Thừa thắng xông lên, Chế Bồng Nga sai quân sang đánh phá nước ta và đã 3 lần tiến đánh đến Thăng Long Thành. Năm1390, Chế Bồng Nga lại đem quân sang đánh. Trần Khắc Chân đã đem binh dàn trận ở sông hải Triều (sông Luộc ở vùng Hưng Yên ngày nay). Chế Bồng Nga bị trúng tên tử trận (vì có người Chiêm quốc hàng phục nước ta làm nội tuyến chỉ điểm cho quân nhà Trần phục binh đánh). Chế Bồng Nga chết, quân Chiêm bỏ chạy và sau đó con của Chế Bồng Nga hàng phục nước ta.
Thời Kỳ Suy Vong Của Nhà Trần
Nhà Trần đã có một thời đại thật hưng thịnh, đã từng phá quân Nguyên cũng như bình phục được ChiêmThành, nhưng kể từ khi Thái Thượng Hoàng Trần Minh Tôn qua đời, vua Trần Dụ Tôn ham mê tửu sắc, phó mặc mọi việc triều chính để cho nhà Trần bước vào giai đoạn suy vi và sau cùng bị mất ngôi.
Vua Trần Dụ Tôn chẳng những phế bỏ triều chính mà còn ra lệnh cho xây cung điện, tạo sư cao thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ta thán. Trong nước giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng.
Lúc bấy giờ, có Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình, đã dâng sớ đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại. Vua Trần Dụ Tôn đã không chịu nghe nên ông Chu Văn An đã từ quan về nhà dậy học. Khi vua Trần Dụ Tôn mất thì Trần Nghệ Tôn lên thay. Nghệ Tôn làm vua được 2 năm, thì lên làm Thái Thượng Hoàng cho các triều đại Duệ Tôn, Đế Hiến và Thuận Tôn. Thái Thượng Hoanøg Nghệ Tôn nắm cả quyền binh trong tay nhưng lại quá tin dùng một gian thần, đó là Lê Quý Ly. Do đó, Qúy Ly đã chuyên quyền xúi giục Nghệ Tôn giết hại các trung thần, các hoanég tử, các thân vương và ngay cả vua Hiến Đế cũng bị sự gièm pha của Quý Ly mà bị Nghệ Tôn phế bỏ.
Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của Nghệ Tôn cho nên Lê Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và bè đảng ở triều đình và khắp mọi nơi. Rồi từ đó Quý Ly càng ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì. Năm 1394, Nghệ Tôn mất, Lê Quý Ly nắm lấy cả quyền hành rồi sai người vào đất Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau khi công việc xong xuôi, Lê Quý Ly bắt Trần Thuận Tôn dời kinh về Tây Đô rồi lập mưu xúi giục Thuận Tôn nhường ngôi cho Thiếu Đế (3 tuổi) lên ngôi. Lê Quý Ly lên làm Phụ Chính sai người giết Thuận Tôn và chuẩn bị cướp ngôi.
Nhìn thấy gian mưu của Lê Quý Ly, nhiều người lầp hội với cơ mưu tiễu trừ lê Quý Ly như Trần Khắc Chân?nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết vào khoảng hơn 370 người. Năm 1400, Lê Quý Ly truất phế Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua chiếm lấy ngôi nhà Trần.
Nhà Trần trị vì được 175 năm và truyền ngôi được 12 đời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét