Tác giả: Hàn Diệu Kì
Lời nói đầu
Lời nói đầu , Chương 1 , Chương 2 , Chương 3 , Chương 4 , Chương 5 , Chương 6 , Chương 7 , Chương 8 , Chương 9 , Chương 10 , Chương 11 , Chương 12 , Chương 13 , Chương 14 , Chương 15 , Chương 16 , Chương 17 , Chương 18 , Đoạn kết ,
ĐÔI LỜI VỀ TÁC GIẢ
Hàn Diệu Kì là hội viên của Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc. Ông sinh tháng 6 năm 1951 tại thị trấn Công Chủ Linh.
Năm 1975 tốt nghiệp khoa trung văn Học viện Sư phạm Tây Bình. Ông đã từng là thành phần trí thức, thương gia, sáng tác gia, biên tập viên, phóng viên, thư ký của Bí thư Ủy ban nhân dân thành phố, nhưng ông hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sáng tác những tác phẩm văn học mang tính ghi chép lại sự thực. Những tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết “Nơi xa xưa”, những tác phẩm chuyên ngành “Diện mạo Mãn tộc đời Thanh”. Hiện nay ông giữ chức Phó chủ nhiệm Trung tâm sáng tác văn học tỉnh Cát Lâm, kiêm Tổng thư ký Hội liên hiệp hữu nghị thương – tác gia tỉnh Cát Lâm.
LỜI NÓI ĐẦU
Khi chúng ta dùng ngòi bút của mình để phủi đi những lớp bụi lịch sử trên con người Lã Bất Vi thì chúng ta không những bị thu hút bởi những biến cố thăng trầm rung động lòng người mà con người này đã trải qua, bởi một tình yêu sâu đậm mà còn bị những tư tưởng mới vượt xa hơn người của ông ta lôi vào vòng cuốn. Ví như Lã Bất Vi có khí phách của người anh hùng dám đương đầu với sóng gió. Ông ta và phụ thân của mình đều là thương nhân của nước Vệ. Có lần Lã Bất Vi hỏi cha: ”Làm ruộng thì số lời sẽ thu là bao nhiêu?”, cha ông ta trả lời : “Một trăm lần”; ông ta lại hỏi tiếp: “Lập một quốc vương thì có thể thu lợi là bao nhiêu?”. Lần này cha ông không biết trả lời sao. Ông ta nói với cha mình rằng : “Lập một quốc vương thì món lời đó sẽ không thể tính được”. Vậy mà trong cuộc chém giết nhau trên chiến trường và tranh giành nơi triều chính, thậm chí đôi lúc mạo hiểm cả tính mạng; nhưng Lã Bất Vi vẫn không hề tỏ ra run sợ, ông ta sẵn sàng đương đầu đón nhận những nguy hiểm đó. Và sau những nỗ lực, gian khổ, cuối cùng ông ta đã thành công. Ví như tư tưởng thiên hạ chi công của Lã Bất Vi trong cuốn “Lã Thị Xuân Thu. Qúy Công” có viết: “Thiên hạ giả, phi nhất nhân chi thiên hạ, thiên hạ chi thiên hạ dã. Âm dương chi hòa, bất tưởng nhất loại, cam lộ thời vũ, bất tư nhất vật; vạn dân chi chủ, bất a nhất nhân”. Câu nói này thật hay biết bao. Nó có nghĩa là: Thiên hạ không phải là thiên hạ của riêng ai, mà là thiên hạ của mọi người; khi âm dương kết hợp với nhau một cách tự nhiên thì những vật phẩm được sinh ra từ sự kết hợp đó sẽ không phải chỉ có duy nhất một loại; khí hậu mưa thuận gió hòa thì những sinh vật được hưởng những ưu đãi này cũng không phải chỉ có một loài: chủ của muôn dân cũng không phải chỉ có một người.
Lại ví như chủ trương mai táng của Lã Bất Vi.Ông ta bảo: “Ngày xưa vua Nghiêu sau khi mất đã được chôn cất tại Cốc Lâm, trên mộ trồng vô số cây: Vua Thuấn sau khi mất thì được chôn tại Kỉ Thị và vẫn cho mọi người buôn bán, họp chợ tại nơi đó ; vua Vũ thì được chôn tại Hội Kê, cũng không phải sử dụng đến nhân lực, vì vậy tiên vương cũng phải tiết kiệm trong việc chôn cất (Xem Lã Thị Xuân Thu. An Tử).
Có thể nói một cách không khoa trương rằng những tư tưởng tiến bộ của dân tộc Trung Hoa từ thời xa xưa đều có thể tìm thấy trong quỹ đạo khởi đầu trong thế giới tinh thần của Lã Bất Vi.
Tính cách chính là vận mệnh. Năm 246 trước CN, Tần Thủy Hoàng mới chỉ có mười tuổi đã lên kế vị. Lã Bất Vi nhiếp chính với danh nghĩa “Trọng phụ” và tướng quốc, và đã trở thành người cầm quyền sinh sát chính thức của nước Tần. Lúc này cũng chính là lúc nước Tần cầm quân đi thôn tính sáu nước và giành được thắng lợi liên tiếp. Trên một góc độ nào đó, thì chính Lã Bất Vi là người đã đặt nền móng cho sự thống nhất thiên hạ của nước Tần.
Mười một năm sau đó, Tần Thủy Hoàng chính thức lên nắm quyền. Lã Bất Vi bị cách chức, cuối cùng trên đường cùng uống thuốc độc tự kết liễu đời mình. Kết cục bị thảm của Lã Bất Vi là do hai mâu thuẫn gây ra. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa cái tôi trong tính cách của ông ta. Mâu thuẫn giữa ông ta và Tần Thủy Hoàng là đối lập nhau. Trong cuốn “mười điều phê phán của Quách Mạt Nhược đã nêu ra mười nội dung: chú trọng việc dùng đức để trị hay dung hình phạt để trị? Quan thiên hạ hay gia thiên hạ, quân chủ chiêu hiền hay là quân chủ cực quyền, tôn sự trọng Nho giáo hay là đốt sách bài Nho v.v… Tần Thủy Hoàng không thể tha thứ cho những ai có ý chống đối với mình, mặc dù người đó là Lã Bất Vi – người cùng dòng máu với mình, người đã giúp ông ta xây dựng cơ nghiệp. Những mâu thuẫn: tiến thủ và trốn tránh, bác ái và nhỏ nhen, khôn khéo và thẳng thắn trong tính cách của Lã Bất Vi. Ví như, ông ta phải ghìm long để dâng người thiếp yêu của mình là Triệu Cơ cho Dị Nhân trở thành vua Nước Tần, nhưng tình yêu của Triệu Cơ đối với Lã Bất Vi vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi hai người lén lút gặp nhau thì cái chủ trương kiềm chế và tâm lý phòng nguy hiểm đã khiến Lã Bất Vi phải rời xa chốn buồng the nơi hậu cung và tìm Lao Ái – tên giả hoạn quan để thay thế mình. Hành động rút lui đó của Lã Bất Vi không chỉ tạo ra một khoảng trống trong tâm hồn của Vương hậu mà còn tạo ra không gian quyền lực, rất nhanh Lao Ái đã tạo dựng cho mình thế lực chính trị trogn cung. Bị vây chặt giữa hai thế lực là Tần Thủy Hoàng và Lao Ái, Lã Bất Vi không còn sức chống chọi nữa. Con người nếu rơi vào cái mâu thuẫn nội tại của chính bản thân mình thì có thể coi như vô tội, đồng thời với việc tạo dựng và phân tích con người Lã Bất Vi, chúng ta có lý do để thông cảm với nhân vật đầy tính bi kịch này.
HÀN DIỆU KÌ
Trường Xuân tháng 12-2000
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét