Ông Robert Kaplan, tác giả sách: “Gió mùa: Ấn Độ Dương và tương lai của cường quốc Mỹ”, đã nói với một nhóm nhỏ ở Cambridge: “Trung Quốc muốn có sự hiện diện. Ấn Độ mất bình tĩnh vì tất cả điều này”.
Stephen Kurczy
26-10-2010
Hãy chơi trò kết nối các dấu chấm. Sau khi cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ, Tổng thống Obama sẽ đi thăm Ấn Độ, Indonesia, Nam Hàn và Nhật Bản. Liên kết các quốc gia lại với nhau, nhận ra rằng nó kết nối với nhau như thế nào, băng qua Ấn Độ Dương và quay ngược trở lại, xuyên qua biển Đông và biển Hoa Đông, tạo thành một hình bán nguyệt vòng quanh Trung Quốc.
Tuyến đường này nhấn mạnh tầm quan trọng của các quốc gia và các vùng biển khi Hoa Kỳ tìm cách kiểm tra sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, ông Robert Kaplan, tác giả quyển sách vừa được xuất bản “Gió mùa: Ấn Độ Dương và tương lai của cường quốc Mỹ”.
Ông Kaplan nói với một nhóm nhỏ hôm thứ Hai ở hiệu sách Harvard, tại Cambridge: “Đó không phải là một cuộc chiến tranh mà tôi dự đoán, nhưng những gì tôi đang ám chỉ là một sự sắp xếp quyền lực ở Metternichian rất phức tạp, từ vùng Sừng châu Phi lên tới tận ngang qua vùng biển Nhật Bản. Chúng tôi không phải can thiệp ở khắp mọi nơi, chúng tôi chỉ cần xích lại gần hơn với các đồng minh dân chủ của chúng tôi trong khu vực để họ có thể làm nhiều hơn nữa công việc nặng nhọc này”.
Tranh chấp đang diễn ra giữa Trung Quốc với Nhật ở biển Hoa Đông về các đảo mà Nhật tuyên bố chủ quyền là một thí dụ gần đây nhất về sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên biển. Nam Hàn và Indonesia – các điểm dừng chân khác của ông Obama vào tháng tới – cũng là để cảnh giác đến các tuyên bố hàng hải rộng lớn của Trung Quốc. Về phần mình, Ngoại trưởng Hillary Clinton dường như là lấp vào các khoảng trống giữa các quốc gia này với các chuyến viếng thăm sắp tới của bà tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Papua New Guinea, Australia, và New Zealand.
Sự trỗi dậy của Ấn Độ và Trung Quốc
Một phóng viên phụ trách vùng Đại Tây Dương và là thành viên của Ủy ban Cố vấn Chính sách Quốc phòng Liên bang, ông Kaplan nói, ông tin rằng phương Tây nên tập trung vào vai trò mà các cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng, khi họ tranh giành sự thống trị ở Ấn Độ Dương, khu vực giàu tài nguyên và là tuyến đường vận chuyển quan trọng.
Ông nói: “Trong thế giới hậu Iraq, hậu Afghanistan này... chúng ta đang thấy sự trỗi dậy của Ấn Độ và Trung Quốc. Hãy suy nghĩ việc Trung Quốc đang cố gắng di chuyển về phía Nam Ấn Độ Dương và Ấn Độ đang di chuyển về phía Tây và phía Đông. Trường hợp họ gặp nhau sẽ là nơi cho sự cạnh tranh suốt thế kỷ 21”.
Trung Quốc hiện có máy bay chiến đấu đặt ở Tây Tạng, có thể vươn tới không phận Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ hiện đang có mặt tại biển Đông. Và ở Ấn Độ Dương, cả hai cường quốc đang chạy đua để thiết lập sự hiện diện của họ.
Trung Quốc đang xây dựng các dự án cảng lớn ở Pakistan, Bangladesh, Miến Điện (Myanmar), và Sri Lanka, trong khi cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự đáng kể cho những nước này. Tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên hồi tháng Tám đã có mặt ở Miến Điện, theo tin tức gần đây của ông Ben Arnoldy, phóng viên tờ [Christian Science] Monitor, cảnh báo rằng Ấn Độ Dương có thể trở thành một điểm nóng nghiêm trọng hơn cho các tham vọng chồng chéo của Trung Quốc và Ấn Độ.
“Trung Quốc muốn có sự hiện diện. Ấn Độ mất bình tĩnh vì những điều này”, ông Kaplan nói.
Trung Quốc cần đến biển cả
Hoa Kỳ cũng sẽ cần phải chơi trò chơi “quyền lực mềm” này trong khu vực. “Chúng tôi đã quen với Burger King, kiểu chiến tranh lạnh”, ông Kaplan nói với một khán giả đang cười. Trong tương lai, quân đội Mỹ có thể cung cấp viện trợ cho các quốc gia duy trì các căn cứ quân sự để đổi lấy quyền sử dụng. “Nói cách khác, [điều này đúng] hơn là một mối quan hệ tế nhị”.
Cũng như Hoa Kỳ đã tăng cường lực lượng hải quân và gia tăng các hoạt động hàng hải sau khi củng cố biên giới đất liền của mình, Trung Quốc đang mở rộng trên các đại dương hiện nay mà họ đã gần như hoàn thành việc vẽ biên giới đất liền của họ từ Tây Tạng đến Đài Loan.
“Trung Quốc có thể xây dựng một lực lượng hải quân lớn vì biên giới đất liền của họ thì an toàn”, ông Kaplan nói. Ngược lại, ông nói Ấn Độ vẫn cố gắng kiểm soát biên giới với Pakistan (tại Kashmir), Nepal, và Bangladesh, việc này lấy hết năng lực của hải quân Ấn.
Không còn sân chơi cho Mỹ
Điều này nhấn mạnh Ấn Độ vẫn còn ở đằng xa, phía sau Trung Quốc. Trung Quốc lót nhiều dặm đường mỗi năm hơn là Ấn Độ đã có. Nền kinh tế và quân sự của Trung Quốc đều lớn hơn nhiều so với Ấn Độ. Ngay cả các trò chơi Commonwealth gần đây tại Delhi, đầy chậm trễ và phiền hà, làm nổi bật sự phô trương bằng sức mạnh của Trung Quốc đánh bật qua Olympic Bắc Kinh 2008.
Bất kể khi nào hoặc nếu Ấn Độ đuổi kịp Trung Quốc, điều này rất rõ ràng đối với Washington, ông Kaplan nói: “Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương không còn là cái hồ của Mỹ”.
S. K.
Ngọc Thu dịch từ Csmonitor
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét