Bất ổn vẫn còn trong vùng Biển Đông
Biển Nam Trung Quốc, mà Việt Nam còn gọi là Biển Đông, từ lâu là một vùng tranh chấp. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vùng biển này. Tuy nhiên nhiều quốc gia khác cũng cho rằng nhiều đảo và vùng biển khác nhau thuộc chủ quyền của họ. Hoa Kỳ cũng có một lịch sử lâu dài liên quan đến vùng Biển Đông mặc cho Trung Quốc bất bình. Thông tín viên Đài VOA Jim Stevenson ghi lại những nhận định của những nhà ngoại giao trước đây và hiện nay về lập trường của Hoa Kỳ trong vấn đề này.
Jim Stevenson | Washington Thứ Hai, 18 tháng 10 2010
Vùng Biển Đông đang có nhiều tranh chấp
Chia sẻ
Digg
Yahoo Buzz
Facebook
del.icio.us
StumbleUpon
Tin liên hệ
Liên lạc được với 9 ngư dân VN được Trung Quốc phóng thích
Nhật Bản muốn Google sửa lại bản đồ về hải đảo
‘Các bên đều mong muốn biển Đông ổn định’
Chưa liên lạc được với 9 ngư dân VN mà TQ nói đã phóng thích
Trung Quốc tìm cách giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông
Trung Quốc phóng thích các ngư dân Việt Nam
Các nước ‘nêu vấn đề biển Đông’ tại Hà Nội
Đài Loan muốn góp tiếng nói trong đàm phán về Biển Đông
Việt Nam đòi TQ 'thả ngay và vô điều kiện' 9 ngư dân bị giam giữ
Hoa Kỳ sẵn sàng giúp thiết lập nguyên tắc ứng xử tại Biển Đông
Những căng thẳng hiện nay tại vùng Biển Đông được thảo luận tại Washington trong một diễn đàn mới đây được Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS, một cơ quan tư nhân, tổ chức. Ông Kurt Campbell, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương nói Hoa Kỳ muốn giữ cho vùng biển được sử dụng nhiều này là một khu vực hàng hải thương mại quốc tế tự do và an toàn.
Ông Campbell nói: “Theo những gì chúng ta thấy trong những năm gần đây thì Biển Đông thực sự là một vùng biển bao la, trong nhiều thập kỷ qua, trong nhiều thế hệ vẫn là một vùng biển đầy những tranh chấp chủ quyền của các nước chồng chéo lên nhau. Lập trường cố hữu của Hoa Kỳ là chúng ta không giữ một lập trường nào về chủ quyền và thật ra chúng ta cũng không nhận chủ quyền ở vùng biển này. Tuy nhiên, chúng ta có một lợi ích quốc gia rất mạnh trong việc bảo vệ quyền tự do thông thương tại vùng biển này và giữ cho vùng này là một vùng biển tự do.”
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên toàn Biển Đông. Tuy nhiên cựu đại sứ Stapleton Roy, giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ nói Trung Quốc có thể có những bất đồng chính trị nội bộ về Biển Đông.
Cựu đại sứ Roy cho biết: “Trong nội bộ Trung Quốc, hiện có chiều hướng chống lại một chính sách quá mềm yếu không thích hợp với việc bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trong Biển Đông. Hiện nay rất khó mà hiểu được lập trường của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông. Chỉ có một điểm rõ ràng trong chuyện này là Trung Quốc tin rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi được về vùng Biển Đông.”
Đại sứ Roy nói chính sách bề ngoài của Trung Quốc không nhất quán ngoại trừ lời tuyên bố nhận chủ quyền hoàn toàn trên vùng biển này.
Ông nói thêm: “Trung Quốc không nói chính xác về Biển Đông. Một số người Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nhưng không có tài liệu chứng minh liên hệ đến những hành động chính thức của Trung Quốc. Việc sử dụng từ 'lợi ích cốt lõi', tôi có thể chỉ cho các bạn thấy những tài liệu về tiếng Trung Quốc đề cập đến Biển Đông như là một lợi ích cốt lõi. Nhưng không có một thông báo chính thức nào của Trung Quốc nói Biển Đông là một lợi ích cốt lõi.”
Những điều Trung Quốc tin tưởng về Biển Đông đã tạo nên những căng thẳng và đôi khi gây ra tranh chấp trên vùng biển này. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell nói những hoạt động trên vùng Biển Đông không giới hạn trong lãnh vực hàng hải thương thuyền hay đánh cá.
Ông nói: “Sự thật là nhiều quốc gia hoạt động mạnh tại vùng Biển Đông. Có những hoạt động về quân sự, chẳng hạn như Trung Quốc có nhiều cuộc tập trận cũng như Hoa Kỳ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và những quốc gia khác.”
Đại sứ Stapleton Roy nói, ngay cả khi có căng thẳng trong khu vực này, hầu hết các quốc gia đang tìm cách làm việc với Hoa Kỳ để giữ hòa dịu trên vùng biển.
Ông cho biết: “Tôi không cảm thấy có sự báo động khẩn cấp nào vì các quốc gia không nghĩ là tình hình vượt quá tầm kiểm soát. Tuy nhiên nếu có chăng là những nước này càng ngày càng mong muốn có sự đoàn kết chặt chẽ hơn đối với Hoa Kỳ. Nhưng đây không phải là những điều chúng ta phải thúc đẩy. Đó là những điều những quốc gia này tự lôi kéo vào.”
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell nói giải pháp sẽ đến bằng những cuộc thương thuyết với những quốc gia liên hệ đến Biển Nam Trung Quốc:
“Cuối cùng khi Trung Quốc bàng trướng các hoạt động quân sự và những hoạt động khác, những quốc gia trong vùng sẽ càng ngày càng tiếp xúc với Hoa Kỳ nhiều hơn nữa. Đó là vì quyền lợi của Hoa Kỳ, và thực sự quyền lợi của Trung Quốc và quyền lợi của các quốc gia khác trong vùng châu Á-Thái Bình Dương mà các quốc gia chúng ta sẽ làm việc chặt chẽ hơn để thiết lập những qui tắc hướng dẫn, tạo sự tin tưởng nhiều hơn nữa về những điều chúng ta kỳ vọng và đó là việc chúng ta đang tìm kiếm bằng cách duy trì biện pháp đối thoại.”
Trung Quốc đã nói là Hoa Kỳ không nên dính líu vào những cuộc tranh chấp trong vùng về Biển Đông. Tuy nhiên, Trợ lý Bộ trưởng Campbell nói nhân dân châu Á muốn Hoa Kỳ can dự:
“Tính chất độc đáo, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của Hoa Kỳ, tính cởi mở của người Mỹ đối với thị trường lao động của Mỹ, mặc dù chúng ta có thể có những nhược điểm yếu của chúng ta, nhưng tôi muốn so những nhược điểm ấy với sức mạnh của chúng ta. Và theo tôi thì nói chung, có một sự thừa nhận rằng quí vị đánh giá thấp sức mạnh của nước Mỹ, và điều đó có hại cho chính quí vị. Và tôi nghĩ đây là bổn phận của thế hệ hiện nay của người Mỹ phải đáp ứng niềm lạc quan mà người châu Á tin tưởng nơi chúng ta, nói thẳng ra là nhiều khi còn cao hơn những gì mà chúng ta có thể. Nếu quí vị muốn thực sự nghe những tin tốt lành và cảm nghĩ về những gì mà người Mỹ có thể thành đạt được, quí vị hãy nói chuyện với giới trẻ tại Á châu.”
Một trong biến cố xảy ra gần đây tại Biển Đông liên hệ đến việc Trung Quốc bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam bị cáo buộc đánh cá bằng chất nổ. Việt Nam bác bỏ sự cáo buộc này và yêu cầu chiếc tàu được thả ra. Trung Quốc trả tự do cho con tàu từ một cảng của Trung Quốc vào ngày 11 tháng 10.
Một tàu tuần tra Trung Quốc sau đó kéo chiếc tàu này về vùng đảo Hoàng Sa đang tranh chấp sau khi máy tàu bị hỏng. Chuỗi đảo nhỏ này đều được Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét