TÂY TIẾN
Quang Dũng
Quang Dũng(1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Đan Phượng, Hà Tây . Ông học đến bậc Trung Học ở Hà Nội. Sau CMT8 ông tham gia quân đội, Quang Dũng có viết văn, làm thơ, vẽ tranh, làm nhạc. ta cảm nhận được ở QD 1 hồn thơ trung hậu, yêu tha thiết quê hương đất nước, hồn thơ ấy cũng rất tài hoa, lãng mạn, đặc biệt là khi viết về người lính tây Tiến và xứ Đoài, quê hương mình. Tây Tiến là 1 đoàn quân thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng quân Pháp và bảo vệ vùng Thượng Lào và Tây bắc VN. Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là những sinh viên trí thức Hà Nội , Quang Dũng từng là đại đội trưởng trong đơn vị Tây Tiến. Chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành, đoàn quân Tây Tiến hi sinh gần hết, sau thời gian hoạt động chuyển về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. bài thơ viết năm 1948 khi QD chuyển sang đơn vị khác, nhớ đơn vị cũ ông đã sáng tác bài Tây Tiến khi đang dừng chân ở Phù Lưu Chanh( Thanh Hóa)
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Quang Dũng
Quang Dũng(1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Đan Phượng, Hà Tây . Ông học đến bậc Trung Học ở Hà Nội. Sau CMT8 ông tham gia quân đội, Quang Dũng có viết văn, làm thơ, vẽ tranh, làm nhạc. ta cảm nhận được ở QD 1 hồn thơ trung hậu, yêu tha thiết quê hương đất nước, hồn thơ ấy cũng rất tài hoa, lãng mạn, đặc biệt là khi viết về người lính tây Tiến và xứ Đoài, quê hương mình. Tây Tiến là 1 đoàn quân thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng quân Pháp và bảo vệ vùng Thượng Lào và Tây bắc VN. Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là những sinh viên trí thức Hà Nội , Quang Dũng từng là đại đội trưởng trong đơn vị Tây Tiến. Chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành, đoàn quân Tây Tiến hi sinh gần hết, sau thời gian hoạt động chuyển về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. bài thơ viết năm 1948 khi QD chuyển sang đơn vị khác, nhớ đơn vị cũ ông đã sáng tác bài Tây Tiến khi đang dừng chân ở Phù Lưu Chanh( Thanh Hóa)
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét