Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Phỏng vấn nữ thi sĩ, nhà báo bị kiện 24,1 tỷ vì viết bài đấu tranh chống tham nhũng

Phỏng vấn nữ thi sĩ, nhà báo bị kiện 24,1 tỷ vì viết bài đấu tranh chống tham nhũng
Posted on 29/10/2010 by danlambaoblog
Nhà báo Nghiêm Thị Hằng : Ở vụ việc này chúng tôi vấp phải bức tường ICC giăng ra, là Tổng Cục II BQP, để che chắn. Chúng tôi phải đối mặt với một số cán bộ cao cấp có thế lực, lộ diện hoặc giấu mặt, che chắn cho ICC và ông Đồng. Một số cán bộ chủ chốt cơ quan … dựng văn bản giả, trả lời theo đơn thư mạo danh, trái pháp luật; lợi dụng con dấu đỏ của cơ quan pháp luật để bảo kê, che chắn cho Cty ICC và ông Đồng – chính là bảo vệ đường dây tham nhũng và đường dây chạy án cho ICC…

Ngày 1/11/2010 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án phúc thẩm vụ Cty ICC và ông Hoàng Kim Đồng kiện Báo Nông nghiệp Việt Nam và PV Nghiêm Thị Hằng đòi bồi thường 24,1 tỷ đồng, vụ án dân sự lớn nhất trong làng báo. PV chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà báo, thi sĩ Nghiêm Thị Hằng.

Phóng viên (PV). Xin chào nhà thơ “Mùa hoa cải”, nhà báo “24,1 tỷ”. Chị có thể cho vụ đấu tranh chống tiêu cực của chị và báo NNVN có gì khác với các vụ đấu tranh chống tiêu cực về đất đai gần đây?

Nghiêm Thị Hằng (NTH). Điều khác biệt trong vụ đấu tranh chống tiêu cực này, chúng tôi không có quyền lợi nghĩa vụ gì về cá nhân, mà chỉ có nghĩa vụ đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ đất đai tài sản của Nhà nước, chính là bảo vệ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Chính là học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hành động thiết thực. Vậy mà nguyên đơn lại tố cáo chúng tôi “đang bảo kê cho xã hội đen”. Chẳng lẽ xã hội của chúng ta là “xã hội đen”, thì xã hội của ICC là xã hội gì ? Ở vụ việc này chúng tôi vấp phải bức tường ICC giăng ra, là Tổng Cục II BQP, để che chắn. Chúng tôi phải đối mặt với một số cán bộ cao cấp có thế lực, lộ diện hoặc giấu mặt, che chắn cho ICC và ông Đồng. Một số cán bộ chủ chốt cơ quan Thanh tra, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở kế hoạch & Đầu tư, UBND TP, Cty Lương thực Hà Nội, PC15, PC27 công an TP, dựng văn bản giả, trả lời theo đơn thư mạo danh, trái pháp luật, lợi dụng con dấu đỏ của cơ quan pháp luật để bảo kê, che chắn cho Cty ICC và ông Đồng, chính là bảo vệ đường dây tham nhũng và đường dây chạy án cho ICC. Do đó Cty ICC và ông Đồng mới kiện Báo NNVN và tôi đòi đính chính và bồi thường 24,1 tỷ đồng để đe dọa các nhà báo, các tòa soạn báo không còn ai dám đụng đến Cty ICC

Chúng tôi đã lật tẩy được bức màn giả mạo Tổng cục II BQP của ông Đồng, Cty ICC mượn danh, dùng công văn, giấy giới thiệu của Detetour, để xin đất đai, dự án, mở cửa cho các cơ quan báo chí được điều tra, đăng bài về các sai phạm của ICC, ông Đồng cùng đường dây tham nhũng. Việc làm này của Báo NNVN và cá nhân tôi, chẳng những bảo vệ được tài sản đất đai trị giá gần 700 tỷ đồng của Nhà nước, không bị biến thành tài sản riêng của Cty ICC, mà còn bảo vệ được danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Quân đội, không bị Cty ICC lợi dụng nói xây nhà ở cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Quân đội tại số 2-4 Đội Nhân, bảo vệ danh dự của Tổng Cục II và TCty DETETUOR, không bị Cty ICC và ông Đồng lợi dụng để làm trái pháp luật.

PV: Vì sao tòa phúc thẩm vụ án này lại kéo dài tới 31 tháng mới xét xử có gì lạ ở phiên tòa này ?

NTH: Có rất nhiều chuyện kỳ lạ ở phiên tòa này. Tòa sơ thẩm quận Hoàn Kiếm, có lẽ vì phiên tòa này xử đêm đến 9 giờ tối mới nghỉ nghị án, xử trái luật oan sai cho chúng tôi, nên sau khi tuyên án, không hiểu vì sao bà thẩm phấn, phó chánh án Trần Thị Hồng Ngọc lại bị “gãy cầu rớt chức”


Nhà báo Nghiêm Thị Hằng tại tòa

31 tháng qua, chưa mở được phiên tòa phúc thẩm, vì chúng tôi phát hiện có sự chạy án, thẩm phán Nguyễn Thị Kim Dung là người nhà của phía nguyên đơn và 25 tài liệu và bút lục trong hồ sơ án sơ thẩm “không cánh mà bay”, bà Kim Dung bị tòa thay không cho thụ lý vụ án này. Giờ thì đã rõ trong bản giải trình ngày 20/10/2008 của nguyên đơn với bà Dung tại bút lục 1462, phía ICC được tòa sơ thẩm cho rút 104 tài liệu của bút lục 775, theo biên bản bàn giao tài liệu bút lục 774 và tài liệu này bị rút trong giai đoạn bà Kim Dung đang thụ lý vụ án. Nguyên đơn cũng không đưa ra được đơn xin rút tài liệu ngày tháng năm nào, ai cho rút, rút bao nhiêu tài liệu ? Rõ ràng rồi sẽ đến lượt bà thẩm phán Kim Dung phải đối diện việc ICC rút 104 tài liệu?

Cần nói rõ một số tài liệu bị rút là tờ trình 334 ngày 15/5/2002 của UBND Quận Ba Đình xin TP giao đất tại số 2-4 Đội Nhân cho quận xây chợ, bị ông Phạm Cao Nguyên biến thành nội dung tờ trình 2346 ngày 24/5/2002 đề nghị UBNP TP giao đất cho Cty ICC, trong khi ngày 18/9/2002 ông Đồng mới dùng giấy giới thiệu của DETETOUR đến sở TNMT Và NĐ xin đất dự án tại số 2-4 Đội Nhân. Ngày 25/11/2002 ông Đồng mới ký công văn số 99 gửi ông Lê Quý Đôn để xin đất. Thế là đã rõ từ nhiều tháng trước ông GĐ Sở TNMT Hà Nội đã làm tờ trình xin đất cho con “ma Cty ICC”. Chuyện vỡ lở từ chiều 20/10/2010 rồi cũng đến lượt ông Nguyên phải làm rõ trước cơ quan pháp luật việc đánh tráo nội dung tờ trình của UBND quận Ba Đình.

Lại việc công văn 513 ngày 5/12/2002 của Cty lương thưc Hà Nội đề nghị UBND TP giao đất cho Cty ICC là đơn vị thực hiện các dự án trọng điểm của TCty DETETOUR. Chính bà Hoàng Thị Minh GĐ Cty Lương thực người ký tờ trình 174 báo cáo với TCty Lương thực miền Bắc về biên bản mở thầu 5 đơn vị thầu mua tài sản tại số 2-4 Đội Nhân. Mặc dù tài liệu đã được nguyên đơn thông đồng với thẩm phán thụ lý án phúc thẩm rút khỏi hồ sơ, nhưng trước văn bản của Sở KHĐT Hà Nội xác minh 3/5 Cty tham gia đấu thầu theo văn bản 174 là “công ty ma do bà Minh dựng lên” và số tiền 1,9 tỷ nhận từ việc mua tài sản và hỗ trợ của Cty ICC, không có hóa đơn GTGT đã làm bà Minh “bay mất chức Phó TGĐCty Lương thực miền Bắc”

Bà Thượng tá Nguyễn Minh Nguyệt trưởng phòng PC17 công an Hà Nội xác nhận ông Đồng “không có tiền án” rồi bà Nguyệt sẽ phải đối mặt với bản án 147 HS 2 Hoàng Kim Đồng đào ngũ cướp của giết người 10 năm tù giam và TAQS QK7 đang thụ lý vụ gia đình nạn nhân đề nghị Phúc và Đồng 2 kẻ giết người phải bồi thường dân sự 1,5 tỷ đồng sau 30 năm giết người chưa thi hành phần bồi thường dân sự.

Thượng tá phó phòng PC15 công an Hà Nội là ông Lê Hùng Vạn trả lời theo đơn thư mạo danh ông Đặng Quang Vinh. Kết Luận giao đất cho Cty ICC tại 317 Trường Chinh là liên doanh liên kết ( kết luận trái luật), khi tôi đến làm việc nghe nói ông Vạn ốm nặng đi viện không biết đã khỏi chưa ?

TGĐ Cty DETETOUR cấp giấy giới thiệu cho ông Đồng xin đất dự án tại số 2-4 Đội Nhân, rồi cấp công văn giới thiệu ICC là đơn vị thực hiện các dự án trọng điểm của DETETOUR. Theo hồ sơ pháp nhân của doanh nghiệp này, vài tháng sau có TGĐ mới, cứ nghĩ là ông Ngô Văn Vinh nghỉ hưu. Đến TCTy này làm việc mới biết có sự cố với vị TGĐ này, nghỉ hưu hay kỷ luật chỉ ông Vinh biết rõ.

Ông Đặng Minh Tuấn Trưởng Phòng ĐKKD xóa tên các cổ đông ma cổ đông không góp vốn của Cty ICC cấp cho DN này giấy chứng nhận ĐKKD lần thứ 9, sau khi bị phát giác vụ việc, ông Tuấn được “lên chức thành nhân viên thường của sở”…

Rồi chuyện 2 dự án với 6720m2 đất giao cho Cty ICC từ 6-8 năm qua bỏ hoang không triển khai dự án thì lãnh đạo TP Hà Nội cũng phải trả lời trước dân trước Đảng ?

Chuyện 2 ông Chánh phó Thanh tra dựng công văn 617, 1611 báo cáo gian dối với Văn phòng Chính phủ và UBND TP các Bộ ngành TW và Hà Nội có nội dung trái luật bảo kê cho Cty ICC, cũng sẽ phải giải trình ?

Còn nhiều chuyện lạ nữa xin để kể tiếp ở những lần sau.

PV: Chị nghĩ thế nào về Cty ICC và ông Hoàng Kim Đồng?

NTH: Tôi nghĩ họ cũng chỉ là nạn nhân. Nếu UBND TP giao đất đúng pháp luật thì họ không khổ như thế này. Nếu Thanh tra TP ra các quyết định về vụ việc này đúng pháp luật thì không kéo theo ông Vũ Hồng Khanh sai phạm trong vụ này. Còn việc PC15, PC27 công an Hà Nội trả lời theo đơn thư mạo danh, cấp văn bản xác nhận trái sự thực, văn bản trả lời của ban Phòng chống TNTW, Ủy ban Kiểm tra TW Đảng cũng đẩy Cty ICC và ông Đồng trở thành nạn nhân cố vin vào các văn bản trái luật để khởi kiện chúng tôi.

PV. Chị có niềm tin gì vào phiên tòa phúc thẩm ?

NTH: Sau 3 ngày làm việc tranh tụng của nguyên đơn bị đơn và các luật sư. Sự thực đã rõ như ban ngày, các luật sư đều đề nghị hủy án sơ thẩm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xét xử theo án hình sự. Tòa phúc thẩm xét xử ban ngày, không xét xử đêm như tòa sơ thẩm, tôi mong rằng bản tuyên án, cũng sáng tỏ như ban ngày. Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn nhân dân, các cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp, đã giúp tôi có các chứng cứ trong điều tra, giúp tôi đăng bài làm sáng tỏ vụ án. Tôi xin cảm ơn gia đình và bè bạn cả những người hiện diện có mặt và những người hiện diện không có mặt, cả những người bạn tốt đã giúp đỡ chăm sóc gia đình tôi trong 6 năm, để tôi phá án. Tôi tin tưởng công lý sẽ chiến thắng, các nhà báo dũng cảm bảo vệ tài sản của nhà nước, bảo vệ pháp luật sẽ được pháp luật bảo vệ.

Hoa Tùng Lâm (Thực hiện)

*

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên UVBCT, nguyên Phó chủ tịch HĐBT nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn: “ Tôi ủng hộ nhà báo Nghiêm Thị Hằng nguyên bộ đội Trường Sơn, có tinh thần đấu tranh bảo vệ đất đai của nhân dân. Cần động viên tinh thần các nhà báo.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng : Pháp luật phải bảo vệ nhà báo Nghiêm Thị Hằng.

Việc làm của nhà báo Hằng là kiên cường dũng cảm, Tòa AND TP Hà Nội, bảo vệ các nhà bảo bảo vệ pháp luật hay bảo vệ ai ? Tôi khâm phục nhà báo Nghiêm Thị Hằng. Không có lý do gì UBNP TP Hà Nội không sửa sai thu hồi 6720m2 đất của 2 dự án giao cho ICC. Những dấu hiệu trong vụ án có liên quan đến hình sự đề nghị chuyển sang cho cơ quan điều tra theo pháp luật…

TS Luật sư Trần Đình Triển:Nhà báo Nghiêm Thị Hằng xứng đáng được tặng thưởng Huân Chương

Vụ giao đất cho Cty ICC đã gây thất thoát cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Không sợ gian khổ, nhà báo Nghiêm Thị Hằng bất chấp mọi sức ép để đưa vụ việc này ra anhs sang, với mục đích bảo vệ tài sản cho Nhà nước. Chỉ riêng việc này thôi nhà báo Nghiêm Thị Hằng đã xứng đáng được thưởng Huân chương.

http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/nguoicaotuoi.org.vn/Nu-thi-si-nha-bao-bi-kien-241-ti-vi-viet-bai-dau-tranh-chong-tham-nhung/5095682.epi

Hai vị “Thiếu gia” và “lông hồng… ngàn cân”

Hai vị “Thiếu gia” và “lông hồng… ngàn cân”
Posted on 29/10/2010 by Dân Báo


“Trái cấm” bô xít, con tàu Vinashin…đột nhiên trở lại trong tuần qua, với những dư luận đa chiều, quyết liệt và thẳng thắn, nhưng đều không thể tránh né một điều: đó là lương tâm và trách nhiệm của tất cả xã hội trước vận mệnh quốc gia. Và đó cũng là thông điệp của Phát ngôn và Hành động tuần này gửi tới bạn đọc.

Bài của Kim Dung


Bô xit…no bô xit…bô xít…no…no…no..

Có một loại tài nguyên được đào bới lên từ trong lòng đất, và được sinh thành hình hài – một dự án lớn, ngay lập tức, nó trở thành mối quan tâm lo lắng lớn với xã hội. Đó là bô- xít ở Tây Nguyên.

Tài nguyên – con đẻ của đất nước, bao giờ cũng hứa hẹn sự trù phú, sự giầu có cho quốc gia. Nhưng ‘chữ tài liền với chữ tai một vần“- ngay khi mới xuất hiện, dự án bô-xít lại chứa chấp nguy cơ làm phân tâm xã hội. Ngay cả giữa lãnh đạo với lãnh đạo. Giữa những quan chức và trí thức trong cùng một lĩnh vực chuyên môn. Ai cũng có lý lẽ để biện minh khá mạnh mẽ cho quan điểm của mình.

Cái chữ bô-xít nó “nhạy cảm” và dễ làm tổn thương con người đến mức, nếu một nhà văn, nhà báo nào đó nào bênh vực chủ trương khai thác bô-xít, lập tức bị dư luận số đông xã hội kết tội “văn nô, báo nô”…

Tự lúc nào, bô-xít bỗng như một “trái cấm”. Thèm “đụng chạm” lắm, nhưng đố dám ai, kể cả không ít bác trí thức rất ga lăng, đào hoa, đang độ… hồi xuân, dám mon men đến gần.

Thế nhưng mới đây, sau những tháng ngày im ắng, ấm ức, bỗng “trái cấm” bô-xít bị “lộ hàng”, bất chấp nó đang buộc phải “mũ ni che tai” thật chặt.

Người làm “lộ”, lại không phải các bác trí thức người Việt máu đỏ da vàng. Mà là người Hungari, mũi cao, da trắng ở Châu Âu xa xôi. Đó là bởi sự cố thảm họa bùn đỏ của nước Hung vừa xảy ra. Hơn một triệu m3 bùn đỏ độc hại tràn khỏi bể chứa, ô nhiễm cả một vùng rộng đến 40 km2. Nói cho đúng hơn, trái cấm bô xít tự vỡ ra những hiểm họa đang mang trong mình nó, do công nghệ và thiết bị lạc hậu mà nước Hung du nhập.

Bụi đỏ phú kín những ngôi làng, những cánh đồng, những mảnh vườn của người dân Hung. Dòng bùn độc hại đã chảy lan tới sông Ðanuyp (dài 2.850 km), con sông lớn thứ hai ở Châu Âu, chảy qua Hungari, Xecbia, Bungari, Rumani và Ucraina… trước khi đổ ra Biển Ðen. Dòng bùn đỏ theo sông Ðanuyp khiến con sông xanh thơ mộng thuở nào biến thành con sông “đau mắt đỏ”. Sự cố này không chỉ khiến nước Hung, mà bất cứ quốc gia nào có “dan díu” với bô xít đều rất lo ngại.

Bùn đỏ
Chính vì thế, một loạt các báo đưa không ngừng nghỉ về “trái cấm” bô xít với những thông tin nóng bỏng liên quan vận mệnh quốc gia. Đáng chú ý và nổi bật nhất, có thêm nhiều cán bộ lãnh đạo tỏ rõ thái độ và nhiệt huyết của mình, ký tên kiến nghị tạm dừng khai thác bô xít, như Phó CT nước Nguyễn Thị Bình, một nhà lãnh đạo cấp cao, như GS Hồ Ngọc Đại, GS Chu Hảo, GS Đặng Hùng Võ…các trí thức có tên tuổi từng làm quản lý. Tiếng nói phản biện quanh “trái cấm” xanh như lá rừng…

Ngày 25-10, ViệtNamNet có bài: “Hai lý do cho phép đóng cửa dự án alumina” của TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, thuộc tập đoàn TKV – chủ đầu tư dự án bô xít Tây Nguyên, cảnh báo “Nguy cơ từ công nghệ thải bùn đỏ; và rủi ro về kinh tế”. Cái nguy cơ sẽ không tránh khỏi xuất phát từ sự nhập khẩu các thiết bị lẫn công nghệ khai thác bô xít lẫn xử lý bùn đỏ lạc hậu- bi kịch của các nước nghèo đang phát triển, trong bối cảnh thiên nhiên, thiên tai ngày càng thoát khỏi tầm kiểm soát của con người:

Thế nhưng, trước những lo ngại của xã hội, Bộ trưởng Tài Nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã trấn an dư luận bằng một phát ngôn khá ấn tượng: “Bộ TNMT khẳng định, hai khu xử lý bùn đỏ này (ở Tây Nguyên- KD) là an toàn. Tuy nhiên, vì chưa vận hành nên chúng tôi mới khẳng định sự an toàn trên lý thuyết…Sau khi đi khảo sát ở Hungary, bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu chỉ số an toàn ở hai khu xử lý bùn đỏ”

Một sự khẳng định của vị quan chức đầu ngành về môi trường cũng rất…lý thuyết!

Nhưng lập luận của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã bị chính người trong cuộc, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Dự án nhôm của TKV, người từng tham gia triển khai dự án Tân Rai, phản bác: “Phương pháp xử lý bùn đỏ kiểu thải ướt đang áp dụng đối với hai dự án bô xít Tây Nguyên không phải là phương pháp tiên tiến. Mặc dù TKV cho biết thực hiện theo kiểu chia ô, nhưng mỗi ô vẫn là một hồ bùn đỏ và các hồ nhỏ này nằm trong một hồ bùn đỏ lớn. Tức nếu có biến động thiên tai thì các hồ này sẽ bị tàn phá như nhau, nguy cơ thảm họa vẫn có thể xảy ra như ở Hungary…

Còn ông Nguyễn Khắc Vinh (Chủ tịch Tổng hội Địa chất VN):

Phải dừng lại để đánh giá tác động. Nếu xảy ra vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Tây nguyên sẽ rất nguy hiểm, vì chất bùn đỏ thẩm thấu vào tất cả lớp đất đá trong khu vực Tây nguyên và ảnh hưởng đến đầu nguồn hệ thống sông Đồng Nai. Nếu xảy ra trường hợp như vậy thì hàng triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại từ các mỏ bô xit. .

Cũng không phải chỉ có Hungari, mà ngay ở Trung Quốc: “Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhiều mỏ khai thác bô-xít trên lãnh thổ Trung Quốc để tránh thảm họa môi trường.


Khai thác bo xit, Ảnh Đất Việt
Những tấm gương bùn đỏ xa có, gần có, những sự can gián thiết tha của dư luận không biết có kết gắn được sự phân tâm xã hội, bắt đầu từ cái “trái cấm” địa đàng này không?

Mới đây, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản VN (TKV), phát biểu, nếu Chính phủ bảo dừng thì dự án sẽ được dừng (Tuổi trẻ, ngày 24-10)

Còn Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc cho hay, Chính phủ sẽ lắng nghe để thảo luận thêm nhằm đi đến quyết sách cuối cùng trong vấn đề này.

Câu chuyện bô xít của thời hiện đại sao giống câu chuyện tình yêu thuở hồng hoang của ông Adam và bà Eva lỡ ăn trái cấm đến thế. Nhưng hóa ra, ông Adam và bà Eva cũng có lúc “tàn lạnh tình yêu”? Cũng có lúc cả hai không cùng nhìn về một phía?

Vì quan niệm về tình yêu, vì con tim, hay vì lợi ích khác nhau?

Hay giờ đến lúc, cả xã hội ta cũng phải… bói hoa để tìm sự may rủi:

Bô xít… no bô xi… bô xit…no bô xit…bô xit…no…no…no..bô…xit

Các “Thiếu gia” tranh cãi…

Những ngày qua, cuối cùng, rồi tai nạn bất ngờ của chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi xuống sông Lam, đoạn xã Xuân Lam, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng tạm khép lại với nước mắt của hàng triệu con tim đau đớn dõi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Trần Văn Trường, kẻ lái xe phiêu lưu và coi thường sinh mạng hành khách đã bị bắt và bị khởi tố. Con đường sự nghiệp của nhân vật này đã không thể dài như cái tên Trường của anh ta.

Nhưng bây giờ, vở bi kịch về lương tâm và trách nhiệm con người mới là lúc vén cánh màn tang. Đã bắt đầu có sự tranh cãi, thanh minh, thậm chí “tặng lỗi” cho nhau giữa các “Thiếu gia”- Thiếu Trách nhiện, Thiếu Lương tâm, vì không ai thấy mình có lỗi với 20 nhân mạng vô tội bỗng nhiên phải chết kia.

Câu trả lời phổ biến mà các phóng viên VietNamNet, ngày 22-10 nhận được là: “Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm”.

Ông Nguyễn Trường Tương (Công ty 474): “Sào chắn chúng tôi có quyền lập chứ không có quyền chặn hay cho xe đi, cái đó là quyền của CSGT. Chúng tôi thì không có biển, không có thẻ, không có chế tài để xử lý…Chúng tôi đã làm hết chức năng nhiệm v…Nếu lái xe cảm thấy không an toàn thì phải tự biết để dừng. Chúng tôi không có quyền chặn xe”.

Còn ông Nguyễn Thanh Bảo, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh cho rằng, việc phân luồng, lập sào chặn là trách nhiệm của ngành giao thông đường bộ: “Hàng nghìn chiếc xe tắc dồn đống, khi không có sào thì không thể chặn được. Thái độ của lái xe, thái độ của khách không hợp tác trong việc phối hợp ngăn chặn xe. Có những xe đâm thẳng vào CSGT để chạy…Khi xe CSGT quay ngang giữa đường, lái xe vẫn lách tránh để vượt đi…”


‘Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm’, Ảnh Lao Động
Trước đó, khi thông tin với báo chí, ông Bảo lại nói rằng, chiếc xe trên đã bất chấp hiệu lệnh của CGST để chạy vào đoạn đường ngập sâu nước. CSGT có đuổi theo nhưng do trời tối nên không bắt được?

Cứ theo cái đà này, cái lôgic này, thì lỗi chính là cái xe khách bẹp dúm dó, và hoảng sợ đã nằm lịm với cái bụng đầy cát suốt nhiều ngày dưới dòng lũ dữ, lỗi tại những người khách- ai bảo đã lên chiếc xe ấy- để bị lũ cuốn.

Còn nếu theo lẽ phải đạo lý thông thường, thì mặc dù, chiếc xe đã được trục vớt, được sửa chữa, và mặc dù hầu hết nạn nhân xấu số đã trở về với cát bụi, hai ông “Thiếu gia” không nên tranh cãi mà nên tự nhìn lại mình, trước khi có chiếc cẩu, trục các ông ra ánh sáng của pháp luật.

Người viết bài này chỉ day dứt, xót xa một điều: Tại sao đất nước ta, đặc biệt dải đất miền Trung, luôn phải sống chung với bão, lũ, các tỉnh có các trung tâm cứu hộ phòng khi bão lụt xảy ra, nhưng lại chưa bao giờ nghĩ đến việc sản xuất áo phao cho người dân dự phòng (giống như mũ bảo hiểm cho người đi xe máy tại các đô thị).

Nếu có áo phao cho mọi người dân, lớn, bé, già, trẻ…thì khi lũ tới, trong khi chờ đợi cứu hộ, người dân, nhất là trẻ em, phụ nữ, người già yếu…có thể chủ động chung sống với lũ, không đến nỗi phải chết oan uổng như những ngày qua? Có quá khó không khi phòng hộ cho người dân, bằng một giải pháp đơn giản và không quá đắt ấy?

Lông hồng và… ngàn cân

Và với cái đà tranh cãi giữa hai ông “Thiếu gia” đang hoành hành ngang dọc ở bất cứ lĩnh vực nào hiện nay, xã hội ta lại đang phải lắng nghe, phải chuẩn bị một cái cầu trục khác – cỡ đại.

Bởi cái con tàu khổng lồ Vinashin vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ bị chìm, trong khi hai ông Thiếu Lương tâm và Thiếu Trách nhiệm thì vẫn chưa tìm ra.

Nguyên Bí thư Nghệ An Trần Văn Hằng đưa ra con số, trận lũ lụt chưa từng có trong lịch sử Hà Tĩnh và Quảng Bình đã xóa sổ 20 xã, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, tương đương với “xóa sổ” cả một tỉnh. Vậy nhưng, so với thiệt hại 86 nghìn tỷ đồng mà Vinashin gây ra thì chưa thấm vào đâu. Ông Hằng đặt câu hỏi: “Quan trọng nhất là sau đây xử lý thế nào? Tiếp sau Vinashin sẽ là ai?”

Ai sẽ trả lời cho các đại biểu QH- cũng chính là trả lời cho dân đây?

Cho dù Thủ tướng đã thẳng thắn đứng ra nhận trách nhiệm về phía Chính phủ, thế nhưng sự tiêu tan gần một trăm ngàn tỷ đồng mồ hôi nước mắt của nhân dân từ sự yếu kém của bộ máy điều hành Vinashin đã là con dao sắc, cứa vào tâm khảm những đại biểu Quốc hội vốn “lành như đất” như xưa nay người dân thường nhận xét, khiến cho họ phải dũng cảm kêu lên. Đó thực ra cũng là tiếng kêu bi thương của người dân trước tổn thất nghiêm trọng này.


Con tàu Vinashin lại mới được ‘trục vớt’, Ảnh VietNamNet
Trong khi đó, thú thực, dù cố bám theo các sự kiện, nhưng người viết bài này cũng hoa cả mắt, đau cả đầu vì các lý lẽ tranh cãi, từ các phía, các cơ quan chức năng tới tấp đổ lên đầu Vinashin, lúc này đã nằm bẹp dúm dó, đầy nuối tiếc – “Ôi thời bạo liệt nay còn đâu?”. Bạo thì đã mất, chỉ còn…liệt mà thôi!

Ngày 25-10, trong báo cáo gửi tới đại biểu QH, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH dẫn lại chuyện Vinashin “Như một điển hình cho việc tuy có phát hiện dấu hiệu tội phạm nhưng không xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Ủy ban Tư phápQH đánh giá, qua 11 lần thanh tra, kiểm toán những sai phạm…Nhưng Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của nhà nước”.

Ủy ban Tư pháp lưu ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, Kiểm toán Nhà nước các cấp đã phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị thu hồi nhiều tiền và tài sản nhưng Kiểm toán Nhà nước không chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự một trường hợp nào.

Số vụ việc được cơ quan thanh tra chuyển cho cơ quan điều tra cũng rất ít.

Thêm vào đó, một số cán bộ kiểm toán đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, có hành vi tham nhũng“

Ngay chiều 25-10, đến lượt cơ quan Kiểm toán Nhà nước phản bác. Theo ông Vương Đình Huệ, Tổng KTNN cho hay, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) từng nhiều lần lên kế hoạch kiểm toán, ngay từ khi Vinashin còn chưa nâng cấp lên tập đoàn.

Từ lúc Vinashin đi vào hoạt động (2006) đến nay, KTNN đã 2 lần xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với tập đoàn này…Tuy nhiên, kế hoạch này lại tiếp tục bị “trì hoãn” bởi không được phê duyệt.

Khi gửi cho Thanh tra Chính phủ, thì “Thanh tra Chính phủ thấy có sự trùng lặp về một số lĩnh vực và đối tượng kiểm toán”.

Và thú thực, người viết bài này cũng nghĩ mãi về câu phát ngôn cực kỳ ấn tượng của ông Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế QH trên báo VnExpress, ngày 21-10 rằng, Vinashin đã “phá sản theo kiểu Việt Nam”. Nghĩa là người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo… và Chính phủ vẫn giữ được sự ổn định vĩ mô”.

Nhưng thưa bác Nguyễn Đức Kiên, ở các nước tư bản, doanh nghiệp phá sản, người lao động bị đẩy ra đường, và phải hưởng lương thất nghiệp. Còn ở ta, người lao động ở Vinashin vẫn không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được bảo đảm…thì tiền đó là tiền thuế của nhân dân, của toàn xã hội đóng, hay là quỹ riêng của Nhà nước?

Và trong khi một số đại biểu trách Chính phủ, thì có lẽ, cũng nên nhìn nhận lại trách nhiệm giám sát của Quốc hội khi từ cách đây vài năm, các chuyên gia trong và ngoài nước đã cảnh báo mạnh mẽ về những bất ổn của mô hình Vinashin.

Dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan ban Đảng, những đầu mối nắm quản lý các nhân sự đứng đầu các tập đoàn như ông Phạm Thanh Bình, người đã bị bắt vì những sai phạm ở Vinashin.

Hay có lẽ vì mô hình quản lý tập đoàn nhà nước “kiểu Việt Nam”, phá sản “theo kiểu Việt Nam”, mà trách nhiệm quản lý cũng theo “kiểu Việt Nam”, chẳng giống ai, quá nhiều đầu mối chịu trách nhiệm, chẳng biết cá nhân nào phải chịu trách nhiệm?

Có lẽ, chưa bao giờ xã hội ta, nhân dân ta buộc phải đóng hộ cho Nhà nước một khoản “học phí” khổng lồ đến vậy.

Và cho dù, các đại biểu QH đã thẳng thắn đề cập đến “văn hóa từ chức” nhưng xem ra văn hóa này ở xã hội ta, còn là của “quý và hiếm”. Với các nước văn minh trên thế giới, người ta hành xử theo kiểu trách nhiệm “nặng ngàn cân” và việc từ chức “nhẹ như lông hồng”.

Còn ở ta, thì có khi trách nhiệm “nhẹ như lông hồng”, và từ chức lại “nặng ngàn cân”. Khổ thế đấy!

Chợt nhớ nụ cười hóm của nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến: “Tại cái nước Việt mình nó thế”.

Kim Dung.

Bài đăng trên Tuần Việt Nam

Vinashin – điển hình của lỗ hổng hệ thống

Vinashin – điển hình của lỗ hổng hệ thống


Ông Vũ Viết Ngoạn.


SGTT.VN - Hoạt động kém hiệu quả của một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), điển hình là Vinashin, có lỗ hổng cá biệt, có lỗ hổng hệ thống và cho thấy, việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động các tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế yếu kém. Phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Viết Ngoạn trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị bên hành lang Quốc hội hôm qua (26.10).

Theo ông, vụ Vinashin có thể coi một dấu hiệu đổ vỡ mang tính dây chuyền về quản trị doanh nghiệp nhà nước?

Có dây chuyền hay không dây chuyền phụ thuộc vào thái độ của chính chúng ta trong giải quyết, xử lý vấn đề. Nếu chúng ta thấy đó là một trường hợp điển hình cần tập trung, quyết liệt khắc phục những yếu kém mang tính hệ thống thì có thể hạn chế được những hậu quả tương tự xảy ra, còn nếu chúng ta bàng quan, thờ ơ thì ngược lại.

Như vậy, việc tiếp tục giao khối doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế có sai lầm?

Tôi cho rằng đây là một quan điểm mà chúng ta phải đánh giá đầy đủ kể cả những mặt được, chưa được. Vấn đề quan trọng là chúng ta đặt các DNNN ở vị trí nào trong việc sử dụng các nguồn lực của quốc gia, để nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất. Chủ trương của Đảng, các chương trình hành động của Chính phủ đều đã thể hiện rất rõ là phải tăng cường cổ phần hoá, giảm bớt DNNN nắm giữ, chi phối vốn. Tuy nhiên, lộ trình đó nhanh hay chậm như thế nào thì chúng ta còn nhiều quan điểm chưa đồng nhất. Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta phải đúc kết kinh nghiệm qua quá trình triển khai thực tiễn, tránh tình trạng một số ý kiến quá cực tả hoặc quá cực hữu, thì đều không có lợi cho sự phát triển của quốc gia, đất nước.


Doanh nghiệp nhà nước giữ nguồn vốn lớn của xã hội nhưng lại sử dụng kém hiệu quả, tạo ra sự không công bằng, minh bạch trong môi trường kinh doanh?

Hiện nay, hiệu quả sử dụng vốn không cao của một số DNNN do hai yếu tố: một là sở hữu, hai là quản trị. Việc sở hữu đồng vốn từ đâu không quyết định được đồng vốn đó hiệu quả hay không. Nhưng quản trị yếu kém rõ ràng dẫn đến hiệu quả thấp. Mặt khác, giữa sở hữu và quản trị có quan hệ với nhau bởi sự sở hữu, nếu không khéo, sẽ chi phối yếu tố quản trị. Chúng ta có thể so sánh với một nước rất gần chúng ta là Singapore. Theo đó, những doanh nghiệp rất lớn ở Singapore do nhà nước chi phối, hầu hết hội đồng quản trị là người của bộ máy nhà nước mà họ lại hoạt động rất hiệu quả. Điều đó cho thấy cơ chế quản trị doanh nghiệp của chúng ta hiện nay còn lúng túng.

Ông có cho rằng việc “giải cứu” các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hiện nay không khác gì cách đã thực hiện trước đây?

Tư tưởng chỉ đạo chúng ta đã có, ví dụ việc tách vai trò quản lý nhà nước với chủ sở hữu vốn khỏi DNNN. Nhưng thực hiện nó như thế nào, việc cụ thể hoá ra hiện nay chúng ta còn nhiều hạn chế. Qua đó thấy rằng từ lý luận đến thực tiễn, từ ý tưởng đến hành động là một khoảng cách. Tôi nghĩ rằng lúc này là lúc chúng ta phải bình tĩnh, nhìn vào thực tế của mình, đâu là lỗ hổng cá biệt, đâu là lỗ hổng hệ thống để rà soát lại, thay đổi cả về luật pháp, về chính sách để giải quyết vấn đề. Chúng ta cũng không nên qua một vài trường hợp cá biệt mà có tư tưởng nao núng.

Đâu là lỗ hổng mang tính cá biệt, đâu lỗ hổng có tính hệ thống, thưa ông?

Hệ thống ở đây là tôi muốn nói trên phạm vi rộng, tức là toàn bộ các DNNN, đặc biệt trong đó có các tập đoàn, tổng công ty. Từ đó đặt ra những vấn đề về luật pháp, chính sách, quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát…

Phải chăng chúng ta còn một lỗ hổng hệ thống nữa là việc thiếu lắng nghe phản biện về chính sách quản lý các tập đoàn, tổng công ty?

Quốc hội chỉ là một kênh trong phản biện xã hội. Phản biện xã hội khác, bao gồm xuất phát từ chính các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các nhà chuyên môn, các hiệp hội ngành nghề và toàn thể nhân dân… Dẫu sao chăng nữa, tất cả các phản biện đó cũng nên được thẩm định, phân tích đúng, sai. Vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng những nhìn nhận, đánh giá về Vinashin và một số trường hợp khác đã có từ lâu, nhưng việc thẩm định, đánh giá, phát hiện và xử lý còn chậm. Vấn đề này Chính phủ ghi nhận có phần lúng túng, bất cập và chưa hiệu quả.

Chính phủ mới đây đề xuất “bơm” thêm 5.000 tỉ đồng cho các tập đoàn, DNNN để họ thực hiện một số nhiệm vụ. Điều này có khiến cho chúng ta thêm một lần nữa lẫn lộn quản lý nhà nước với quản trị doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp hiện là một thực thể tồn tại, Nhà nước phải đầu tư bằng vốn nhà nước là một yêu cầu tất yếu, bằng cách giao cho địa phương, giao cho các bộ, ngành (thông qua ban quản lý) hoặc giao cho các doanh nghiệp của nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, chúng ta phải giao cho những doanh nghiệp có khả năng quản trị, quản lý tốt, còn nếu giao cho những trường hợp yếu kém thì sẽ mang đến hậu quả là tất yếu.

Mạnh Quân – Xuân Thu (thực hiện)

Nguồn: SGTT
Tập đoàn kinh tế nhà nước - cần một cái nhìn thực chất

Kỳ I: Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước & Vài sự thực

Nguyễn Quang A






Sự đổ vỡ (thực chất là phá sản) của Vinashin đã quá đủ của một lời cảnh báo

LTS. Thực chất hoạt động, vai trò và sức mạnh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ra sao? Đó là một trong những câu hỏi đang nóng trong dư luận những ngày này. Các tập đoàn kinh tế nhà nước của chúng ta được thành lập khi chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý tương ứng và hoạt động không hiệu quả - Đó là cảnh báo được đưa ra từ hơn bốn năm nay của các chuyên gia kinh tế.


Sự đổ vỡ (thực chất là phá sản) của Vinashin với khoản nợ có tin là tới 120 nghìn tỷ đồng (không phải 86 nghìn tỷ đồng như thông báo lúc đầu) cùng hàng loạt quan chức cao nhất của tập đoàn bị khởi tố, bắt tạm giam đã quá đủ của một lời cảnh báo. Do đó đã đến lúc cần một cái nhìn thực chất về vấn đề các tập đoàn kinh tế nhà nước theo đúng tinh thần mà ngay từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước (Đại hội Đảng lần thứ VI- 1986) Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra. Đó là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật. Trên tinh thần đó, báo điện tử Tổ Quốc giới thiệu bài viết của GS-TS Nguyễn Quang A nhằm tham góp những ý kiến mang tính đề xuất để các cấp có thẩm quyền và bạn đọc rộng đường tham khảo, suy ngẫm. Rất mong nhận được ý kiến của các nhà nghiên cứu và bạn đọc về chủ đề này.

Bài báo này của tôi cập nhật nội dung của một báo cáo đã được trình bày từ vài năm qua mà nội dung của nó vẫn còn rất thời sự.

Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao (trên dưới một nửa) trong tổng đầu tư xã hội nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP không cân xứng chỉ ở mức 37-39% và tạo công ăn việc làm cho khoảng 4,4% của tổng số lao động. Suốt hàng chục năm khu vực kinh tế nội địa, mà có lẽ chủ yếu là khu vực kinh tế nhà nước, luôn nhập siêu ở mức cao, khu vực đầu tư nước ngoài lại xuất siêu, nói cách khác các doanh nghiệp nhà nước đã tiêu dùng và đầu tư hơn mức nó tạo ra rất nhiều trong thời gian dài. Sự kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế vĩ mô, tăng lạm phát. Đấy là những con số thống kê biết nói về thành tích của khu vực kinh tế giữ vai trò “chủ đạo”.

Đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước. Ý tưởng về có các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn mà nhà nước đầu tư và bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo để làm công cụ cho Nhà nước “điều khiển” là một cám dỗ quyền lực hấp dẫn. Song liệu đó đã là sự lựa chọn khôn ngoan chưa khi Nhà nước không phải lúc nào cũng điều khiển được chúng (vấn đề về người ủy thác, người chủ (nhà nước) và những người được ủy thác).

Nên tận dụng cơ hội khó khăn hiện nay để xem xét lại tận gốc rễ thực chất vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước để đẩy nhanh việc cải tổ chúng.

I. Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước

Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi trong quan niệm của Đảng CSVN và được ông Trần Đức Nguyên tóm tắt lại như sau:

Đối với kinh tế quốc doanh [1], nhận thức về vị trí của khu vực kinh tế này được điều chỉnh từng bước trong tiến trình đổi mới. Đại hội VI (12-1986) gắn vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh với việc “chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông”; Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (3-1989) vẫn đặt quốc doanh vào vị trí chủ đạo, nhưng “không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề”. Vào đầu thập kỷ 90 (thế kỷ trước), kinh tế quốc doanh đang nắm vai trò chi phối nền kinh tế với 12 nghìn xí nghiệp (toàn bộ vốn đều thuộc Nhà nước), chiếm tỷ trọng lớn và giữ những vị trí then chốt trong các ngành phi nông nghiệp[2]. Cương lĩnh 1991[3] chỉ nêu gọn “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”. Chiến lược 1991[4] nói rõ hơn : “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà các thành phần khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh... Những cơ sở không cần giữ hình thức quốc doanh thì Nhà nước chuyển hình thức kinh doanh, hình thức sở hữu hoặc giải thể, đồng thời có chính sách giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động”.

Quan điểm này một mặt tạo tiền đề cho sự phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là kinh tế tư nhân; mặt khác, không coi vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh là điều mặc nhiên mà phải gắn với việc “sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh, tự trang trải và tích luỹ trong môi trường hợp tác, cạnh tranh; Nhà nước chỉ tài trợ có thời hạn cho một số cơ sở thật sự cần thiết”.

Chủ trương đó đã thúc đẩy việc đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, giảm mạnh số xí nghiệp [5], tiến hành cổ phần hóa và đổi mới cơ chế, nâng cao tính tự chủ của xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, khu vực quốc doanh chưa thật sự đảm nhiệm được vai trò chủ đạo vì nhìn chung kém hiệu quả hơn các khu vực khác, vẫn còn dựa dẫm, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước dưới nhiều hình thức và còn bị ràng buộc bởi cơ chế “chủ quản” của cơ quan hành chính.

Từ thực tế đó, để định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ, kiểm soát được các hoạt động trong nền kinh tế, Nhà nước phải sử dụng toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình, không chỉ có các doanh nghiệp nhà nước, mà còn có các nguồn lực quan trọng khác, như ngân sách nhà nước, vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác (ngoài doanh nghiệp nhà nước), dự trữ nhà nước, tài nguyên quốc gia, đặc biệt là đất đai. Với nhận thức đó, Đại hội VIII (6-1996) xác định vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế không chỉ đặt vào các doanh nghiệp nhà nước mà dựa vào toàn bộ kinh tế nhà nước bao gồm đẩy đủ các nguồn lực nêu trên. Quan điểm này điều chỉnh sự đánh giá quá mức về vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay, công cuộc cải cách này vẫn chưa đi kịp yêu cầu của cuộc sống, cả về mặt sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, đổi mới quản trị doanh nghiêp cũng như về cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. [6]

Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá IX về các Văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có nêu: “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Trong Bản trình bày của đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có giải thích về vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước như sau: “… vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỉ trọng đóng góp GDP cao hay thấp mà ở chỗ, đó là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 (gọi là Báo cáo phát triển Kinh tế-Xã hội), cụm từ “vai trò chủ đạo” xuất hiện 1 lần duy nhất trong “vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương”. Nghị quyết số 21-NQ/T.Ư Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng CSVN khóa X "về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã nhiều lần nhắc lại “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nước.

Ở đây có sự chưa rõ ràng về khái niệm: khu vực kinh tế nhà nước nghĩa là gì? Nó có đồng nghĩa với khu vực của các doanh nghiệp nhà nước không? Có vẻ nó rộng hơn, như nêu ở trên nhưng cụ thể là gì thì chưa được nêu một cách tường minh. Cũng trong báo cáo phát triển kinh tế-xã hội có nói: “khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế”. Nếu hiểu theo nghĩa này thì gần như khu vực kinh tế nhà nước đồng nhất với khu vực các doanh nghiệp nhà nước. Tuy còn có những điểm chưa rõ, nhưng người ta vẫn hiểu các doanh nghiệp nhà nước có “vai trò chủ đạo”. Báo điện tử ĐCSVN ngày 2-4-2008 khẳng định trong khó khăn của nền kinh tế hiện nay, thì “đây là lúc khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước”.

Tuy đã được giải thích, “vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỉ trọng đóng góp GDP cao hay thấp” nhưng chắc chắn những chỉ số như vậy cũng quan trọng trong “vai trò chủ đạo” ấy. Chúng ta hãy xem các con số nói lên điều gì.

II. Vài sự thực

1. Vốn đầu tư, vốn kinh doanh và tài sản cố định

a) Vốn đầu tư

Theo Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch đầu tư, 4-2008, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Từ năm 2000 đến năm 2003, tỷ trọng này luôn chiếm trên 50%, cụ thể, năm 2000, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 59,14%; năm 2001 chiếm 59,81%; năm 2002 chiếm 57,33% và năm 2003 chiếm 52,9%, và có giảm trong những năm tiếp theo (năm 2004: 48,06%; năm 2005: 47,11% và năm 2006: 46,4%) nhưng vẫn chiếm một phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Số vốn đầu tư thực tế đã thực hiện diễn biến như sau:



Hình 1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Trung tâm Thông tin và dự báo, MPI.8

Tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn khu vực Nhà nước 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn; vốn khu vực ngoài Nhà nước 187,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,7% ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% và tăng 17,1%[7]

Có thể nói, số vốn đầu tư huy động hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong GDP nhưng chủ yếu của khu vực kinh tế nhà nước.[8]

b) Vốn kinh doanh

Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), tổng số vốn kinh doanh (theo giá ghi sổ) của doanh nghiệp ở Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua; và tổng số vốn năm 2006 là 3062,7 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2000. Về thành phần kinh tế, thì trong cùng thời gian, số vốn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tăng gần 2,4 lần (từ khoảng 670 ngàn tỷ đồng lên 1601 ngàn tỷ đồng); số vốn của doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng khoảng 8,7 lần, từ 98,4 ngàn tỷ lên 857 ngàn tỷ VNĐ. Số vốn của doanh nghiệp FDI tăng lên khoảng 2,6 lần, từ 229,8 lên 604,6 ngàn tỷ VNĐ. Như vậy, đến năm 2006, tuy số lượng DNNN giảm mạnh, số vốn của DNNN vẫn lớn gần gần 2 lần số vốn của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo thành phần kinh tế cũng đã thay đổi đáng kể. Tỷ trọng vốn kinh doanh của DNNN đã giảm xuống từ khoảng 67% vào năm 2000 xuống còn khoảng 53% năm 2006; tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI tăng lên tương ứng từ khoảng 10 và 23% vào năm 2000 lên 28 và 19,7% năm 2006. Như vậy, DNNN vẫn tiếp tục nắm giữ hơn ½ tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Hình 2



Nguồn: báo cáo CIEM

c) Tài sản cố định

Về giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp, thì tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp đã tăng lên 3,51 lần trong thời kỳ 2000-2006, trong đó DNNN tăng hơn 3,53 lần, doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng hơn 8,8 lần và doanh nghiệp FDI tăng gần 2,3 lần. Tuy vậy, giá trị tăng thêm về tài sản cố định của DNNN trong thời kỳ nói trên vẫn chiếm hơn một nửa số giá trị tăng thêm về tài sản cố định của các doanh nghiệp và cao gấp hơn 2 lần so với doanh nghiệp tư nhân trong nước như có thể thấy ở bảng dưới đây:

Bảng 1 Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn 31-12 hàng năm (Tỷ đồng)


2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007



Tổng số
411713
476515
552326
645505
744573
952437
1429782
1882000

DNNN
229856
263153
309084
332077
359988
486561
794194
900600

DN ngoài N.N
33916
51049
72663
102945
147222
196200
298296
591200

DN FDI
147941
162313
170579
210483
237363
269676
337292
390200

Cơ cấu (%)

Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00

DNNN
55.83
55.23
55.96
51.44
48.35
51.09
55.55
47.90

DN ngoài N.N
8.24
10.71
13.16
15.95
19.77
20.60
20.86
31.40

DN FDI
35.93
34.06
30.88
32.61
31.88
28.31
23.59
20.70



Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Bảng 2. Doanh thu thuần (tỷ đồng)


2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007



Tổng số
809786
897856
1194902
1436151
1720339
2157785
2684341
3459800

DNNN
444673
460029
611167
666022
708898
838380
961461
1089100

DN ngoài N.N
203156
260565
362657
482181
637371
851002
1126356
1635300

DN FDI
161957
177262
221078
287948
374070
468403
596524
735500

Cơ cấu (%)

Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00

DNNN
54.91
51.24
51.15
46.38
41.21
38.85
35.82
31.500

DN ngoài N.N
25.09
29.02
30.35
33.57
37.05
39.44
41.96
47.30

DN FDI
20.00
19.74
18.50
20.05
21.74
21.71
22.22
21.20



Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Về cơ cấu giá trị tài sản cố định, trong thời kỳ 2000-2006, tỷ trọng của DNNN giảm nhẹ sau đó lại tăng lên nhưng hầu như không thay đổi; trong khi đó, tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng mạnh từ 8,3% năm 2000 lên 20,7% năm 2006; và tỷ trọng của doanh nghiệp FDI giảm tương ứng từ 35,9% xuống còn 23,3% trong cùng thời kỳ.

Hình 3



Nguồn: báo cáo CIEM

Với lượng vốn đầu tư, vốn kinh doanh và tài sản cố định rất lớn của khu vực kinh tế nhà nước như nêu trên, tiếp sau chúng ta sẽ xem xét nó đã đạt những thành tích và kết quả như thế nào.

2. Đóng góp cho GDP

Bảng sau cho thấy đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP.

Bảng 2: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%)


Năm:
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Khu vực N.N
38,52
38,40
38,38
39,08
39,10
38,40
37,39
35,93
34,35

Khu vực ngoài N.N
48,20
47,84
47,86
46,45
45,77
45,61
45,63
46,11
46,97

Khu vực FDI
13,28
13,76
13,76
14,47
15,13
15,99
16,98
17,96
18,68



Nguồn: CSO

Có thể thấy đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước không tương xứng với nguồn lực (vốn đầu tư, vốn kinh doanh, tài sản cố định) mà nó sử dụng. Chúng sử dụng nhiều nguồn lực song tạo ra ít giá trị. Khu vực tư nhân nói chung (trong nước và FDI) tạo ra gần 2/3 của GDP.

Cũng nên lưu ý rằng đóng góp của “kinh tế nhà nước” cho GDP, theo Tổng cục Thống kê, bao gồm cả đóng góp của nhà nước trong các lĩnh vực: quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (đóng góp 3,28% năm 1998 và 2,77% năm 2008); giáo dục đào tạo (3,66% năm 1998 và 2,61% năm 2008); y tế cứu trợ, văn hoá thể thao, đảng và đoàn thể (2,11% năm 1998 và 1,8% năm 2008) [tổng cộng là 9,05% năm 1998 và 7,18% năm 2008]. Nếu trừ phần đóng góp này khỏi thành tích của khu vực nhà nước, chúng ta có một ước lượng cho sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước vào GDP như sau:

Bảng 2.b. Ước lượng đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào GDP


Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

% GDP
30,95
30,32
30,35
30,31
30,42
30,74
31,29
31,33
29,46
28,15
27,17



Theo số liệu trên, tất cả các doanh nghiệp nhà nước đóng góp khoảng 27% cho GDP năm 2008, và phần của các tập đoàn không thể vượt quá con số này. Thế mà có vị phó thủ tướng vẫn khẳng định: “Chính phủ cho rằng các tập đoàn và Tổng công ty, lực lượng chiếm trên 40% GDP của cả nước luôn đóng vai trò quyết định”. Thật không hiểu nổi.

N. Q. A

---------------------------------------

1 Từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng CSVN (1-1994), kinh tế quốc doanh được đổi tên gọi là khu vực doanh nghiệp nhà nước, xuất phát từ nhận thức mới về chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế, tuy có vai trò đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhưng không trực tiếp kinh doanh.

2 Năm 1991, các xí nghiệp quốc doanh chiếm 53,5% giá trị sản xuất công nghiệp, hầu hết kim ngạch ngoại thương, hầu hết bán buôn và 33,5% tổng mức hàng hoá bán lẻ, hầu hết tín dụng và dịch vụ ngân hàng, 90,4% vận tải hàng hoá và 53,5% vận tải hành khách.

3 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thông qua tại Đại hội VII năm 1991 nên ở đây gọi tắt là Cương lĩnh 1991.

4 Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000, được thông qua tại Đại hội VII năm 1991 nên ở đây gọi tắt là Chiến lược 1991. Những đoạn in nghiêng ở đây là trích từ Cương lĩnh 1991 và Chiến lược 1991.

5 Trong công nghiệp từ 2798 doanh nghiệp năm 1990, đến năm 2000 còn 1786; trong thương nghiệp từ 1836 doanh nghiệp năm 1993, đến năm 2000 còn 1387

6 Trần Đức Nguyên, “Chiến lược 1991-2000, bước đột phá về quan điểm phát triển”, trong cuốn Đổi mới ở Việt Nam - Nhớ lại và suy ngẫm, NXB Tri Thức, 2008

Nguồn: Toquoc

An ninh Biển Đông và giải pháp thực tế

An ninh Biển Đông và giải pháp thực tế
Leszek Buszynski





ề cập về các thách thức an ninh đối với khu vực Biển Đông và giải pháp thực tế cho tranh chấp tại khu vực này, giáo sư Leszek Buszynski, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế, Trường đại học quốc tế Nhật Bản, cập nhật bài tham luận tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội tháng 11/2009 và đăng tại tạp chí “Nam Today” (Ấn Độ) như sau.

Vùng Biển Đông, trong đó có quần đảo Spratly, Việt Nam gọi là Trường Sa, Trung Quốc gọi là Nam Sa, quần đảo Paracel, tiếng Việt Nam gọi là Hoàng Sa, tiếng Trung Quốc gọi là Tây Sa và Macclesfield Bank được biết với tên gọi quần đảo Trung Sa. Thống kê chính xác số lượng các đảo ở khu vực này rất khó vì khó xác định giữa các đảo, đảo san hô vòng và đá ngầm, trong đó nhiều đảo chỉ được nhìn thấy khi thuỷ triều xuống thấp. Có số liệu thống kê cho rằng tổng số đảo là 190, trong khi có thống kê lên tới 400 đảo đá, đá ngầm và đảo, thậm chí trong thống kê khác lên tới 650.

Số đảo có người ở dao động từ khoảng 48 đến 50 đảo. Lý do chiếm giữ các đảo này có nhiều ý nghĩa bởi một số đảo có thể đồn trú lâu dài, song ở một số đảo san hô chỉ có thể đồn trú trong những thời gian nhất định trong năm; một số khác có thể có bằng chứng về sự có mặt của con người và cho đến nay vẫn được gọi là “có người ở”. Hiện tại, Việt Nam sở hữu 27 đảo và đảo san hô; Philíppin có mặt trên 8 đảo ở phần phía Đông; Trung Quốc chiếm 9 đảo, mặc dù có những thông báo con số này chỉ là 7; Malaixia chiếm 3 đảo và có mặt trên 2 đảo khác; Đài Loan chiếm 1 đảo. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền hầu như đối với toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nghĩa là vùng yêu cầu chủ quyền của hai nước này chồng lấn lên các vùng yêu cầu chủ quyền của các nước Philíppin, Malaixia và Brunây. Đến lượt mình, ba nước này cũng lại có các khu vực nhận chủ quyền tiếp giáp lãnh thổ của họ chồng lấn nhau. Philíppin tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Kalayaan, là 1 đô thị hạng 5 ở tỉnh Palawan chồng lấn với vùng Malaixia cũng tuyên bố chủ quyền kéo dài từ 2 bang Sarawak/Sabah; Brunây tuyên bố chủ quyền kéo dài từ lãnh thổ nước này chồng lấn với các vùng mà cả Malaixia và Philíppin cũng đều nhận chủ quyền.

Việt Nam và Trung Quốc yêu cầu chủ quyền dựa trên cơ sở mối liên hệ lịch sử hoặc với lý do là nước đầu tiên phát hiện. Việt Nam đưa ra lý lẽ rằng họ có mối liên hệ lịch sử với các quần đảo họ tuyên bố chủ quyền từ thời nhà Nguyễn (thế kỷ 16-19). Việt Nam cũng đưa ra lý lẽ về chủ quyền với tư cách là chính quyền thừa kế chế độ thực dân Pháp vốn đã tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa hồi năm 1933.

Trung Quốc nhận chủ quyền với lý lẽ họ là nước đầu tiên phát hiện ra các quần đảo trên và đã giận dữ phản đối khi Hội nghị San Francisco tháng 9/1951 gạt bỏ quyền sở hữu của Nhật Bản đối với Trường Sa, song lại từ chối trao cho Trung Quốc.

Philíppin nhận chủ quyền đối với một khu vực liền kề Palawan trên cơ sở Tomas Cloma là người đầu tiên phát hiện ra vùng được gọi là vùng đất Nullius này. Yêu cầu của Philíppin được Tuyên bố Carloss Garcia tháng 2/1957 ủng hộ và được đưa vào trong tuyên bố của Tổng thống Ferdinand Marcos tháng 7/1971.

Malaixia yêu cầu chủ quyền đối với các vùng đã nêu dựa trên căn cứ vào thềm lục địa và đã công bố bản đồ khu vực này năm 1979. Malaixia và Philíppin đã chiếm một số đảo ở các vùng hai nước tuyên bố chủ quyền, động thái này gây phản ứng từ các nước láng giềng. Việc Tomas Cloma đòi chủ quyền đảo Kalayaan cho Philíppin năm 1956 đã khiến Chính quyền Nam Việt Nam đưa quân ra chiếm giữ một số đảo ở khu vực này. Đài Loan phản ứng tuyên bố của Tomas Cloma và cho quân chiếm lại Itu Aba hay Đảo Thái Bình mặc dù trước đó họ đã rút khỏi đảo này năm 1950.

Sau khi thống nhất năm 1975, Việt Nam bắt đầu chiếm giữ một số đảo ở Trường Sa và điều này đã làm tăng sự thù địch của Trung Quốc. Philíppin cũng chiếm giữ các đảo trong vùng biển họ khẳng định có chủ quyền bắt đầu từ tháng 3/1978 và Malaixia tuyên bố chủ quyền đối với vùng nước này nhận là của họ sau đó một năm.

Trung Quốc đã sử dụng hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Chính quyền miền Nam Việt Nam năm 1974 , song lực lượng hải quân xa bờ của họ khi đó còn yếu nên không thể tiến xa hơn xuống phía Nam, hơn nữa sự có mặt của hải quân Mỹ tại Philíppin và sau đó hải quân Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh có vai trò như lực lượng răn đe đối với Trung Quốc. Chỉ tới khi nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev bắt đầu cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, thì Trung Quốc mới vững tâm hành động chống Việt Nam và chiếm một số đảo tại Trường Sa. Tháng 3/1988, hải quân Trung Quốc xung đột với hải quân Việt Nam tại khu vực gần đá ngầm Fiery Cross Reef, bãi Chữ thập. 3 tàu của Việt Nam bị bắn chìm cùng với 72 lính thuỷ. Khi đó, Trung Quốc chiếm 7 đảo, sau đó chiếm thêm 2 đảo nữa.

UNCLOS-YẾU TỐ QUAN TRỌNG DẪN TỚI TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG
Một yếu tố quan trọng dẫn tới sự tranh giành Trường Sa là do luật biển; việc thương lượng về văn kiện pháp lý này được bắt đầu từ năm 1973 và kết quả là sự ra đời của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển – III (UNCLOS-III) tháng 12/1983. UNCLOS III cho phép các nước ven biển có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) kéo dài 200 hải lý (320 Km) tính từ đường cơ sở hoặc còn gọi là vùng thềm lục địa và quy định việc sở hữu các đảo có thể kéo dài thêm EEZ và thềm lục địa. Theo UNCLOS –III, mối liên hệ về lịch sử hay việc đầu tiên phát hiện ra không có nhiều sức nặng pháp lý nên yêu cầu chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực vượt quá ngoài EEZ của hai nước này ít sức thuyết phục. Điều đó đã kích thích hai nước này chiếm đóng các đảo để mở rộng EEZ và thềm lục địa. Các nước có yêu cầu chủ quyền khác như Malaixia và Philíppin cũng tiến hành các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm các đảo ở khu vực họ yêu cầu chủ quyền không bị nước khác chiếm đóng, đồng thời thực hiện các động thái thể hiện việc “chiếm giữ tích cực”. Thực tế là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “chiếm giữ tích cực” các đảo hơn là mối liên hệ lịch sử hay quyền đầu tiên phát hiện ra. Điều này đã được thể hiện trong việc phân xử chủ quyền đối với đảo Palma hồi tháng 4/1928. Gần đây hơn, Tòa án công lý quốc tế năm 2002 đã ủng hộ chủ quyền của Malaixia đối với các đảo Pulau Light và Pulau Sipadan tranh chấp với Inđônêxia cũng với lý do tương tự. Tòa án đã xem xét các chứng cứ về “các hoạt động chứng tỏ quyền quản lý thực sự và liên tục đối với các đảo này v.v... cũng như chứng tỏ ý muốn hành động với tư cách có chủ quyền”. Tòa đã phát hiện ra rằng Malaixia đã có các hoạt động thường xuyên do nhà nước bảo trợ “thể hiện ý định thực hiện chức năng nhà nước” đối với các đảo này và điều đó đã không bị phía Inđônêxia phản đối.

Trở ngại chính khác đối với các nước có yêu cầu chủ quyền là UNCLOS-III phân biệt rõ ràng các đảo với các đảo đá hay đảo san hô, theo đó không thể dựa vào để kéo dài vùng EEZ hoặc thềm lục địa. Điều 121 (3) về đảo đá hay đảo san hô viết “các đảo đá hay đảo san hô không có các điều kiện duy trì sinh hoạt cho con người hoặc phát triển kinh tế cho họ sẽ không có khu vực đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”. Rất nhiều các đảo “có người chiếm giữ” ở Biển Đông bị xếp vào diện này. Tuy nhiên, các nước đã hành động trước để ngăn chặn những nước khác chiếm các đảo loại này trong các khu vực họ nhận chủ quyền mà vẫn chưa có vị thế hợp pháp rõ ràng vốn đã bị ngừng sau đó một thời gian. Khi đó, họ có thể tăng cường các diễn giải về khả năng phát triển kinh tế để ủng hộ cho yêu cầu chủ quyền của mình. Nếu vùng nước xung quanh các bãi đá ngầm và đảo san hô được sử dụng thường xuyên cho các mục đích du lịch và đánh cá, nếu hoạt động bơi lặn giữa các vòng đảo san hô được tiến hành trên cơ sở có tổ chức, thì điều đó sẽ có thể đáp ứng những đòi hỏi xác nhận chủ quyền. Trong trường hợp đảo Ligital/Sipadan nêu ở trên, Tòa án quốc tế nêu ra tầm quan trọng của việc thu lượm trứng rùa khi ủng hộ yêu cầu chủ quyền của Malaixia về “chiếm giữ có hiệu quả” và các luận cứ tương tự có thể được sử dụng trong tương lai để ủng hộ những yêu cầu về khả năng phát triển kinh tế.

KHẢ NĂNG XUNG ĐỘT TIỀM TÀNG Ở KHU VỰC
Việc tranh chấp các đảo, sự cứng rắn trong các yêu cầu chủ quyền trái ngược nhau và việc không có bất kỳ tiến triển nào hướng tới một giải pháp cho thấy xung đột luôn có khả năng xảy ra. Cho đến nay, Trung Quốc là bên yêu cầu chủ quyền duy nhất đã sử dụng vũ lực, điều đó phản ảnh vị thế là bên đến sau cùng của họ. Trong khi các nước có yêu cầu chủ quyền khác đã chiếm giữ các đảo trong các vùng họ nhận chủ quyền, Trung Quốc bị loại khỏi việc xác nhận chủ quyền theo cách tương tự do hải quân của họ thiếu năng lực và sự có mặt của hải quân các siêu cường. Vì là bên đến sau cùng nên Trung Quốc có động cơ sử dụng vũ lực để đòi chủ quyền đối với khu vực này và để can dự vào các cuộc thương lượng tương lai liên quan đến Biển Đông. Trong các năm 1974 và 1988, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chống Việt Nam, nước có yêu cầu chủ quyền chiếm số lượng đảo lớn nhất ở khu vực Trường Sa; điều đó báo động các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế và làm tăng sự nghi ngờ về động cơ lâu dài của Bắc Kinh. Tháng 5/1992, Bắc Kinh tuyên bố đàm phán với công ty Crestone của Mỹ về thăm dò dầu mỏ làm tăng thêm nỗi lo ngại. Tuy vậy, Trung Quốc cùng với ASEAN đã ký một tuyên bố về Biển Đông năm 1992. Trong tuyên bố này, Trung Quốc và ASEAN cam kết giải quyết vấn đề chủ quyền ở Biển Đông “bằng các biện pháp hoà bình, không sử dụng vũ lực”. Nhưng sau đó, Trung Quốc đã vi phạm cam kết này và chiếm đảo Vành khăn (Mischief Reef) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philíppin. Sau đó, Trung Quốc xây dựng trên đảo này rồi mở rộng và củng cố công trình xây dựng trong năm 1999, để dành cho “các mục đích đánh cá”.

Rất nhiều cụm từ được sử dụng để đặt cho động thái của Trung Quốc, trong đó có “sáp nhập từ từ”, “sự xâm lấn lặng lẽ”, thể hiện nỗ lực giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột trực tiếp. Philíppin bị tấn công bởi là nước trong ASEAN ít có khả năng nhất trong việc tuần tra khu vực EEZ và đòi hỏi chủ quyền của nước này. Tuy nhiên, sự mạo hiểm đối với Trung Quốc tăng lên khi Philíppin thương lượng với Hải quân Mỹ về Hiệp định Lực lượng Thăm viếng (VFA) năm 1998, và văn kiện này đã được Thượng viện Philíppin phê chuẩn năm 1999. Mỹ có lợi ích trong việc giành được quyền thăm Philíppin cho hải quân nước này vì điều đó tạo điều kiện cho họ phản ứng nhanh chóng hơn nhiều trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng nữa ở Đài Loan. Vì vấn đề Đài Loan, Hải quân Mỹ bắt đầu can dự sâu ở Biển Đông. Tình hình bế tắc càng thể hiện rõ khi các tuyên bố nhận chủ quyền trái ngược nhau không được giải quyết. Tháng 11/2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), được nội bộ khối ASEAN đánh giá là một diễn biến tích cực, và là dấu hiệu cho thấy ý định của Trung Quốc đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, DOC chỉ là một phương cách giữ nguyên trạng và có lợi cho Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh lo ngại Mỹ can thiệp. DOC là động thái phòng thủ của Trung Quốc hơn là tín hiệu về ý muốn của Bắc Kinh muốn giải quyết vấn đề, do vậy văn kiện này cũng thể hiện dấu hiệu về khả năng bế tắc sẽ kéo dài.

Tình trạng bế tắc có thể kéo dài một thời gian trong nền chính trị thế giới mà không bùng nổ xung đột trong bối cảnh không có nhu cầu thúc ép phải giải quyết. Nếu như các hoạt động làm ăn có thể được tiến hành bất chấp các yêu cầu chủ quyền xung đột nhau thì tình thế nguyên trạng có thể chấp nhận được đối với tất cả các bên như một giải pháp thay thế cho xung đột. Tuy nhiên, sự nguyên trạng ở Biển Đông là không chắc chắn bởi lượng dự trữ dầu mỏ và khí đốt khổng lồ ở đây đòi hỏi phải có giải pháp cho các tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau trước khi việc khai thác ở quy mô lớn được bắt đầu. Nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng mạnh trong tương lai vì Trung Quốc và Ấn Độ, và các nước sản xuất khác tìm kiếm các nguồn năng lượng để bảo đảm sự phát triển các nền kinh tế của họ. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng rất nhanh chóng và nhập khẩu sẽ chiếm tới 50% toàn bộ mức tiêu thụ năng lượng của nước này trong năm 2010. Trung Quốc đã cố gắng đa dạng hoá các nguồn cung năng lượng để giảm bớt nguy cơ nguồn cung bị ngưng trệ bằng cách tìm kiếm các hợp đồng dài hạn với Venêxuêla, Nigiêria, Xuđăng và dường như họ đang quan tâm nhiều hơn tới các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông đã kích động Bộ Năng lượng Mỹ phản ứng với tuyên bố rằng “ít có bằng chứng ngoài tuyên bố của Trung Quốc ủng hộ ý kiến cho rằng khu vực này có trữ lượng dầu đáng kể”. Khí đốt tự nhiên có thể quan trọng hơn dầu mỏ ở Biển Đông vì báo cáo Điều tra địa chất của Mỹ cho rằng “60-70% dự trữ hyđrôcácbon ở khu vực này là khí đốt”. Đánh giá của Trung Quốc về dự trữ dầu khí ở đây cũng cao hơn đáng kể so với các nước khác. Tháng 4/2006, công ty Mỹ Husky Energy tiến hành thăm dò cùng với Tập đoàn quốc gia khai thác dầu mỏ ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố nguồn dự trữ khí đốt được khẳng định ở khu vực gần Trường Sa lên tới gần 4-6 nghìn tỷ foot khối ( 113, 2-169,8 tỷ m³).

Nhu cầu năng lượng thúc đẩy các nỗ lực khai thác tiềm năng năng lượng của Biển Đông trên thực tế có thể kích hoạt xung đột. Năm 1992, khi Trung Quốc mời Crestone thăm dò dầu khí ở khu vực này đã gây ra sự phản đối từ phía Việt Nam . Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về hoạt động của Crestone kéo dài suốt những năm 1990. Việt Nam là một nước sản xuất dầu mỏ quan trọng ở khu vực, khai thác khoảng 350.000 thùng dầu/ngày trong năm 2007. Liên doanh dầu khí Việt-Xô được thành lập từ năm 1981 và hoạt động tới ngày nay khai thác 3 giếng dầu ở Biển Đông gồm mỏ Bạch Hổ, bắt đầu khai thác năm 1986, Thanh Long và Đại Hùng. Sản lượng khai thác tại mỏ Bạch Hổ, mỏ dầu chính của Việt Nam ở ngoài khơi đang giảm khiến Việt Nam phải tìm kiếm các mỏ khác thay thế. Việt Nam cũng đang khai thác ở các mỏ khác như Sư tử Đen, Sư tử Vàng và Sư tử Trắng. Do Việt Nam

ra sức khai thác các mỏ mới nên có khả năng xảy ra xung đột mới với Trung Quốc. Tháng 10/2004, một mỏ dầu mới được phát hiện ở ngoài khơi khu vực miền Bắc Việt Nam, phía Tây đảo Hải Nam với sự tham gia của các công ty như Petro Vietnam, Petronas Carigali (Malaixia), Petroleum (Xinhgapo) và Technology Inc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối. Malaixia và Brunây cũng đã tranh chấp việc phát triển một mỏ khí đốt ở khu vực hai nước cùng tuyên bố chủ quyền. Cùng các lô ở khu vực này được dành cho các công ty khác nhau, Malaixia dành quyền thăm dò cho công ty Murphy Oil trong khi Brunây dành quyền tương tự cho công ty Roal Dutch Shell (Hà Lan) và Total (Pháp). Việc tranh chấp đã ngăn cản các công ty tiếp tục các hoạt động của họ cho tới tận tháng 3/2009, khi hai nước thoả thuận giải quyết tranh chấp để cho phép các công ty tiếp tục hoạt động thăm dò. Mãi tới gần đây, tháng 3/2009, Quốc hội Philíppin mới thông qua Luật về đường cơ sở nhằm xác định đường cơ sở của đất nước quần đảo này. Theo Luật này, bãi đá ngầm Kalayaan và Scarborough (đảo Hoàng Nham) không nằm trong chủ quyền lãnh hải của Philíppin, song lại đặt các thực thể này trong một dạng gọi là “chế độ các đảo dưới sự quản lý của Cộng hoà Philíppin”. Tất nhiên Trung Quốc phản đối, và Đại sứ quán nước này tại Philíppin tuyên bố động thái đó là bất hợp pháp. Cần thiết phải có giải pháp cho những yêu cầu chủ quyền trái ngược nhau nhằm tránh mọi bất trắc để tập trung các nỗ lực vào khai thác các nguồn năng lượng ở khu vực này.

CÁC NỖ LỰC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trung Quốc bác bỏ các đề xuất về tiến hành các cuộc đàm phán đa phương và khăng khăng đòi tiến hành đàm phán trên cơ sở song phương. Năm 1992, Tổng thống Philíppin Fidel Ramos đề nghị tíến hành một hội nghị quốc tế về Trường Sa dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, đề nghị được xem là một biện pháp lôgích. Đề nghị này tiếp đó được Raul Manglapus, Bộ trưởng Ngoại giao Philíppin nhắc lại tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN tháng 7/1992. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng phản đối và đề nghị này không được nêu lại một lần nào nữa từ đó đến nay. Tháng 3/1994, ông Ramos cũng kêu gọi phi quân sự hoá quần đảo Trường Sa và ngừng tất cả các hoạt động gây bất ổn định ở khu vực này. Ý định của ông Ramos là kích hoạt việc khởi động các cuộc đàm phán về vấn đề có thể đưa các bên ngồi lại với nhau để thảo luận những vấn đề chính ở giai đoạn sau đó. Trong mọi trường hợp, phi quân sự hoá khó có thể khởi động được vì nó sẽ tạo lợi thế cho Trung Quốc, bên đòi chủ quyền mạnh mẽ, song có số đảo chiếm giữ tương đối ít.

Nguyên nhân chính cho việc thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1993 là do nhu cầu phải can dự với Trung Quốc về một loạt các vấn đề, trong đó có Biển Đông. Philíppin phát hiện ra rằng sau khi Trung Quốc chiếm đảo Vành Khăn thì vấn đề này không thể được nêu lên tại ARF bởi các quan chức cấp cao phản đối không đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự. Cả ASEAN lẫn ARF đều không có khả năng giải quyết vấn đề này khiến người ta phải đặt câu hỏi về vai trò và mục tiêu của các tổ chức này. ASEAN không thống nhất về vấn đề này do Malaixia ủng hộ Trung Quốc về đàm phán song phương. Việc Thủ tướng Malaixia Mahathir về hùa với Trung Quốc trong vấn đề này phản ánh việc ông nhằm tới một chính sách đối ngoại rộng hơn và sự bất đồng của ông với Mỹ. Một cách từ từ, quan điểm thúc đẩy các cuộc đối thoại đa phương về vấn đề này đã được đưa ra. Nếu các bên yêu cầu chủ quyền đồng ý về các vấn đề song phương, điều đó có thể giảm bớt tranh chấp xuống mức có thể quản lý được và để lại phần khó khăn hơn đòi hỏi phải có các cuộc đàm phán đa phương ở giai đoạn muộn hơn. Ý tưởng này có thể hấp dẫn, do các vùng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Việt Nam chồng lấn với các vùng yêu cầu chủ quyền của đại đa số các nước khác. Trung Quốc ít nhất đã chấp nhận DOC hồi năm 2002, một động thái mà các nước ASEAN cho là còn sớm để coi đó là bằng chứng về việc Bắc Kinh chấp nhận đàm phán đa phương và hy vọng vào tương lai. Tuy vậy, DOC đáp ứng yêu cầu của Bắc Kinh trong việc ngăn chặn các nước ASEAN lôi kéo Mỹ can dự chặt chẽ hơn vào tranh chấp hoặc các hoạt động chống lại lợi ích của Trung Quốc. Thoả thuận này có tính chất chuẩn bị cho Bộ quy tắc ứng xử (COC) thực sự cần phải được đàm phán sau này, nhưng đã không có các động thái tiếp theo và tiến trình bị đình trệ.

Giải pháp hợp pháp cho sự tranh chấp ở Biển Đông đòi hỏi phải chấp nhận các nguyên tắc của UNCLOS nhằm hoà giải các tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau. Một trong những điều không thể lường trước của cuộc tranh chấp là việc Trung Quốc không xác định rõ yêu cầu chủ quyền của họ, nước này đã công bố các bản đồ về vùng tuyên bố chủ quyền bao gồm 80 % diện tích Biển Đông, song điều này là mập mờ và không có giá trị pháp lý. Trong mọi trường hợp, theo các điều từ 74 đến 83 của UNCLOS-III, trong trường hợp có sự chồng lấn các khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, việc phân định ranh giới sẽ có hiệu lực theo hiệp định dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế hoặc Tòa án tư pháp quốc tế nhằm “đạt được một giải pháp hợp tình hợp lý”. Cả hai điều khoản đều nêu rõ rằng trong trường hợp không đạt được thoả thuận nào trong “giai đoạn hợp lý”, thì các bên sẽ dựa vào trình tự giải quyết tranh chấp trong phần XV của UNCLOS. Phần này có viết “các bên có trách nhiệm giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình” (điều 279). Việc dùng tới trung gian có thẩm quyền là tự nguyện và UNCLOS-III nêu rõ: “các nước được tự do lựa chọn” một trong các biện pháp để giải quyết tranh chấp. UNCLOS-III không được sử dụng trong tình huống khi các bên yêu cầu chủ quyền không có ý định nhờ cậy tới trung gian bắt buộc.

Sử dụng đề xuất của Trung Quốc về cùng phát triển, coi đó là cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền là một cách thúc đẩy giải pháp hợp pháp. Ý tưởng này được Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đưa ra lần đầu tiên tại Xinhgapo ngày 13/8/1990, khi ông kêu gọi các nước yêu cầu chủ quyền gạt vấn đề chủ quyền sang một bên để tạo điều kiện thực hiện tiến trình cùng khai thác. Đề xuất này được nhắc lại khi Bộ trưởng Quốc phòng Malaixia khi đó, ông Najib Tun Nazak thăm Trung Quốc tháng 6/1992 và khi ông Lý Bằng thăm Hà Nội sau đó vào tháng 12/1992. Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham phát biểu nói tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN tháng 7/1992 rằng khi các điều kiện chín muồi có thể bắt đầu các cuộc thương lượng về Biển Đông, và về nguyên tắc, Trung Quốc muốn gác lại tuyên bố chủ quyền của nước này. Ý tưởng về cùng phát triển thường được phía Trung Quốc nêu ra trong những trường hợp khác, song không được làm cho rõ thêm. Việc khích lệ ý tưởng cùng phát triển được nêu trong một đề xuất giải quyết bằng pháp lý đối với các yêu cầu chủ quyền trái ngược nhau có thể thúc đẩy Trung Quốc làm sáng tỏ lập trường của họ. Điều đó có thể mở đường cho việc giải quyết vấn đề đáp ứng lợi ích của họ. Ít nhất đã có 4 cơ hội cùng phát triển có thể được tạo ra ở Biển Đông. Cơ hội thứ nhất là hiệp định Nhật Bản-Hàn Quốc tháng 1/1974 về cùng phát triển khu vực chồng lấn ở vùng eo biển Tsushima . Trung Quốc đã phản đối hiệp định này khiến việc thực hiện trở nên khó khăn. Trường hợp thứ hai là hiệp định Malaixia-Thái Lan tháng 2/1979 về đường lãnh hải giữa hai nước, trong đó có việc thành lập một cơ quan phát triển chung để quản lý một khu vực hai nước cùng nhận có chủ quyền. Trường hợp thứ ba là Hiệp ước khoảng trống Timo ký giữa Ôxtrâylia và Inđônêxia tháng 12/1989. Hiệp ước này quy định thành lập một khu vực cùng phát triển ở vùng biển chồng lấn. Sau khi Timo Leste giành độc lập từ Inđônêxia, các cuộc thương lượng về một hiệp ước mới với Ôxtrâylia đã dẫn tới sự ra đời của Hiệp ước biển Timo hồi tháng 5/2002. Trường hợp cuối cùng là hiệp định Malaixia-ViệtNam về phát triển một khu vực thềm lục địa hai nước cùng tuyên bố chủ quyền, ký tháng 6/1992.

Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều khó khăn trong việc áp dụng nguyên tắc trên vào việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các ví dụ trên là những trường hợp đạt được hiệp định song phương, nhưng việc chuyển ý tưởng này vào trường hợp đa phương phức tạp là đầy khó khăn. Hai bên yêu cầu chủ quyền chấp nhận một công thức chia thu nhập từ khu vực cùng phát triển là việc có thể, song việc đạt được thoả thuận sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều nếu có các bên khác can dự, như trường hợp Biển Đông, nơi có 7 bên liên quan tranh chấp. Điều đó gây khó khăn hơn cho các bên yêu cầu chủ quyền trong việc chia sẻ nguồn tài nguyên mà họ coi là sở hữu hợp pháp của mình với các bên khác. Cả Việt Nam và Malaixia đều không hào hứng với ý tưởng này, vốn được coi là có lợi cho Trung Quốc hơn cả. Các nhà chỉ trích coi đề xuất của Trung Quốc giống như một cách dùng đòn bẩy đẩy nước này vào khu vực gây thiệt hại cho các nước ASEAN có yêu cầu chủ quyền. Có một cách đáp ứng nỗi lo ngại chung là đưa ra đề xuất phát triển chung kèm theo công nhận chủ quyền. Nỗ lực này được thể hiện trong đề xuất của ông Ali Alatas năm 1994. Đề xuất này cho phép mỗi nước nhận chủ quyền đối với Khu vực đặc quyền kinh tế có chiều dài 320 Km tính từ đường cơ sở, đường lãnh hải của các khu vực này cắt nhau tạo ra khu vực giao nhau bên trong sẽ là đối tượng phát triển chung và thu nhập từ khu vực này sẽ được chia theo công thức thoả thuận. Đề xuất này được Đại sứ Hasjim Djalal nêu ra khi ông thăm ASEAN trong thời gian tháng 5 và 6/1994, nhưng không đạt được nhiều kết quả. Khó khăn chủ yếu đối với đề xuất này là nó bị Việt Nam và Trung Quốc phản đối vì nó giảm chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế của hai nước này xuống 320 Km như UNCLOS-III quy định. Đặc biệt, Trung Quốc sẽ bị tước mất đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ khu vực này mà không được đền bù nhiều. Hơn nữa, đề xuất này không xác định cách giải quyết các khu vực chồng lấn chủ quyền của các nước ASEAN như thế nào. Trong mọi trường hợp, một khi các nước ven biển tuyên bố sở hữu các nguồn tài nguyên trong khu vực đặc quyền kinh tế của họ sẽ còn rất ít để chia sẻ với các nước khác bởi các nguồn năng lượng lớn không được tìm thấy ở đây. Đó là những lý do giải thích tại sao đề xuất này ít tiến triển.

Cách tiếp cận luật pháp-chính trị là ý tưởng về một chế độ biển có thể sẽ chi phối khu vực Biển Đông. Cho đến nay, đề xuất đặc biệt về việc thành lập Cơ quan phát triển các nguồn năng lượng tại khu vực Trường Sa (SRDA) có thể huy động các nguồn tài chính của các nước có yêu cầu chủ quyền đối với khu vực này vào một quỹ chung và có thể thúc đẩy các nỗ lực chung để phát triển khai thác các nguồn tài nguyên của khu vực. Một chế độ biển dựa trên sự hiểu biết các nhu cầu chung là động cơ để giải quyết tranh chấp về đường lãnh hải giữa các nước yêu cầu chủ quyền. Điều 123 trong UNCLOS-III nêu rõ rằng các nước “tiếp giáp với biển kín hoặc bán kín phải hợp tác với nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Công ước này”. Điều khoản này bổ sung thêm rằng họ cần phải hành động như vậy “trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức khu vực thích hợp”. Mark Valenccia đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy quan điểm này lập luận rằng hợp tác biển ở khu vực có thể tiến triển từ chính sách tham vấn sang chính sách hài hoà, hợp tác và điều chỉnh chính sách quốc gia. Trong khi điều 123 quy định về vấn đề hợp tác, thì điều 56 dành cho các nước ven biển các quyền đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ít lý do để hợp tác với các bên khác trong việc xây dựng quy chế biển. Không nghi ngờ gì rằng một quy chế biển thích hợp đối với Biển Đông sẽ là điều đáng ao ước, song nó đòi hỏi phải có các cuộc đàm phán đa phương giữa các nước yêu cầu chủ quyền, điều mà Trung Quốc vẫn luôn phản đối. Việc xây dựng quy chế biển đòi hỏi phải có các quyết định chính trị, vấn đề các nước yêu cầu chủ quyền ở khu vực chưa sẵn sàng thực hiện.

VAI TRÒ CỦA HỘI THẢO TRONG VIỆC THÁO GỠ BẾ TẮC

Hội thảo đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp thường được coi là giải quyết các vấn đề tác động lẫn nhau, có thể được sử dụng khi các biện pháp ngoại giao chính thức lâm vào thế bế tắc và khi các bên tìm kiếm lối thoát khỏi tình huống đó. Hội thảo có thể được sử dụng như các biện pháp thúc đẩy các đề xuất giải quyết tranh chấp và phép thử không chính thức bởi khả năng không vướng phải các trở ngại liên quan tiến trình ngoại giao chính thức. Người đầu tiên đưa ra quan điểm này là ông John Burton, người thành lập Trung tâm phân tích xung đột thuộc Đại học Luân Đôn năm 1966, sau này chuyển tới Đại học Kent tại Canterbury. Quan điểm này cũng được Herbert Kelman thuộc Trường đại học Harvard và Leonard Doob thuộc Trường đại học Yale đưa ra trong một loạt cuộc hội thảo về xung đột tại Síp, Inđônêxia và Malaixia. Ông Kelman đã tổ chức hàng loạt cuộc hội thảo về xung đột giữa các nước Arập và Ixraen bắt đầu từ năm 1971 và tiếp tục cho tới sau hiệp định Ôxlô năm 1993. Ý tưởng này là đưa những người có liên quan cho tới lãnh đạo các bên xung đột tham dự hội thảo và tạo cho họ cơ hội xác định đường hướng và các biện pháp giải quyết cuộc xung đột. Các kết luận tại các cuộc hội thảo sẽ được chuyển tới các cuộc thương lượng ngoại giao hoặc là bởi những người tham dự hoặc những người tổ chức hội thảo, những người có các kênh thông tin riêng với chính phủ của mỗi bên trong cuộc xung đột. Đại sứ Hasjim Djalal đã áp dụng ý tưởng tiến hành các cuộc tương tự hội thảo về Biển Đông, được Bộ Ngoại giao Inđônêxia bảo trợ và Cơ quan phát triển quốc tế Cađana (CIDA) tài trợ cho tới năm 2001. Các cuộc hội thảo này mang chủ đề: “Quản lý các cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông” và được tiến hành hàng năm bắt đầu tại Bali tháng 1/1990. Tham gia hội thảo có các quan chức chính phủ, chuyên gia kỹ thuật về hợp tác phát triển các nguồn tài nguyên biển từ 11 nước, 6 nước ASEAN, Đài Loan, Campuchia, Lào và Việt Nam; Trung Quốc và Đài Loan tham gia trong năm 1991. Sau khi CIDA ngừng tài trợ, các cuộc hội thảo như vậy tiếp tục được tổ chức với nguồn tài chính cung cấp từ các bên tham gia.

Đã có một số nỗ lực nhằm chuyển các cuộc hội thảo lần thứ hai thành cuộc hội thảo ngoại giao đầu tiên theo cách thích hợp đối với Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Inđônêxia Ali Alatas năm 1992 tuyên bố rằng sau 3 hội thảo, Trung Quốc đã đồng ý gác lại tuyên bố chủ quyền của mình và tìm kiếm sự hợp tác cùng có lợi với ASEAN. Ông khẳng định rằng “các điều kiện là có ích cho các nước ASEAN” để xây dựng một số dạng hợp tác nào đó ở khu vực Trường Sa, song ông bị các đại biểu phản đối. Cuộc hội thảo trong năm 1994 có thể được nâng tầm để đưa vào chương trình nghị sự cả “các cuộc thảo luận liên chính phủ chính thức và hợp tác”. Thoạt đầu, ông Ali Alatas hy vọng mời đại sứ các nước tuyên bố chủ quyền tham gia nhằm trực tiếp chuyển hội thảo của các học giả thành hội thảo của các nhà ngoại giao. Khi bị Trung Quốc phản đối, ông Ali Alatas bèn đề xuất cách tiếp cận gián tiếp dựa trên cơ sở giả định chức năng. Nếu các quan chức chính phủ và các cơ quan trực thuộc được mời tham gia các nghiên cứu về các vấn đề chức năng như tình trạng ô nhiễm biển, đa dạng sinh học, an toàn hàng hải v.v… quan hệ hợp tác có thể được tạo dựng và có thể được mở rộng tới các vấn đề lớn hơn về tuyên bố chủ quyền bởi hiệu ứng “nước tràn”. Hàng loạt cuộc hội thảo tiếp tục các nghiên cứu và nhiều ủy ban đã được thành lập cho mục đích đó. Giả định chức năng về hiệu ứng “nước tràn”, tuy nhiên, tỏ ra không thực chất bởi sự hợp tác về các vấn đề chức năng có thể tiếp tục mà không cần tới bất kỳ một sự tác động rõ ràng nào lên ý nguyện của các đoàn đại biểu để thảo luận các vấn đề rộng lớn hơn. Ông Ali Alatas cũng đề xuất mời đại diện từ các nước bên ngoài như Mỹ và Nhật Bản tham gia các cuộc hội thảo này, song bị Trung Quốc phản đối.

Các cuộc hội thảo như trên đạt được mục tiêu gì? Những người ủng hộ cho rằng chúng giúp các đoàn đại biểu biết rõ về nhau và các lập trường của nhau hơn, rằng Trung Quốc đã biết nhiều hơn về lập trường của các nước khác cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Người ta nói rằng Tuyên bố năm 1992 về Biển Đông trước đó đã được thảo luận tại một hội thảo trước khi văn kiện này được ký kết. Tuy vậy, dù đánh giá theo tiêu chuẩn nào thì cuộc hội thảo này cũng đã thất bại khi không đạt được muc tiêu chủ yếu của mình khiến dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của cách tiếp cận này. Chỉ trích chủ yếu nhằm vào cách tiếp cận của các cuộc hội thảo về Biển Đông là các đại biểu tham gia ít có ảnh hưởng tới các chính phủ của họ. Một khi các hội thảo thu hút được các đại diện cấp cao có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo cấp cao nước họ, tham gia như trong hội thảo tại Đại học Harvard về vấn đề Arập-Ixraen, rõ ràng sẽ thu được các kết quả tốt hơn. Chính phủ các nước tuyên bố nhận chủ quyền, đặc biệt là Chính phủ Trung Quốc tỏ ra không quan tâm nhiều tới các cuộc hội thảo và việc thảo luận kéo dài không có kết thúc. Bất luận thế nào thì sự tham gia của các đại diện cấp cao trong hội thảo không nhất thiết dẫn tới kết thúc như các cuộc hội thảo tại Đại học Harvard về cuộc xung đột Arập –Ixraen đã cho thấy. Trong các cuộc hội thảo này, các đại diện cấp cao có thể thể hiện lý trí và sự hiểu biết nhiều hơn vì họ biết họ đang nói trong bối cảnh không chính thức. Ngay sau khi trở lại với cương vị tương ứng trong chính phủ, lập tức họ trở lại với lập trường của mình trước khi thương lượng. Từ hy vọng quá mức ban đầu đặt lên nó, cách tiếp cận của hội thảo không thể tiến triển thật xa một khi chính phủ các nước tuyên bố chủ quyền vẫn lưỡng lự chưa quyết định.

CÁCH TIẾP CẬN GIẢI PHÁP TỔNG THỂ
Không thể dựa vào các cách tiếp cận đã nêu trên để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi tình trạng pháp lý có thể buộc các nước ASEAN bám giữ đòi hỏi chủ quyền của họ và hy vọng về điều tốt nhất có thể đến, song điều đó ít hứa hẹn về triển vọng giải quyết tình hình. Càng chậm có giải pháp chừng nào thì nguy cơ bùng nổ xung đột và căng thẳng leo thang càng dễ xảy ra chừng ấy vì các nước tuyên bố chủ quyền tìm cách khai thác các nguồn năng lượng ở các khu vực tuyên bố chủ quyền tương ứng của họ. Kết quả trực tiếp từ tình trạng bế tắc hiện nay là việc thăm dò các nguồn năng lượng sẽ bị trì hoãn và việc khai thác thực sự sẽ bị ngăn chặn. Các công ty năng lượng quốc tế cần có môi trường ổn định và không có xung đột để hoạt động và họ sẽ do dự trong việc tham gia các dự án một khi môi trường an ninh không được bảo đảm. Lối thoát khỏi tình trạng này có thể là sử dụng việc hợp tác về năng lượng làm phương tiện để khởi xướng tiến trình cộng tác rộng lớn hơn như một bước tiến đầu tiên tới việc xây dựng quy chế biển. Nếu ASEAN có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng ở Biển Đông trên cơ sở thương mại thuần tuý, tổ chức này có thể giúp các bên phối hợp với nhau. Việt Nam , Malaixia và Phipíppin đã mờì các công ty dầu mỏ quốc tế thăm dò, khoan và khai thác ở khu vực này. Sẽ là một bước tiến nếu các công ty dầu mỏ quốc gia của các nước chủ yếu tuyên bố chủ quyền tham gia các hoạt động chung trên cơ sở thương mại và không động chạm tới các tuyên bố chủ quyền. Khi cho các công ty năng lượng Trung Quốc tiếp cận các nguồn năng lượng ở khu vực này trên cơ sở thương mại, điều đó sẽ khiến cho Trung Quốc đặt cược vào sự ổn định ở Biển Đông và có thể tạo ra các cơ hội cho việc thăm dò các nguồn năng lượng tại đây. Nếu các công ty năng lượng Trung Quốc như Tập đoàn xăng dầu quốc gia (NPC), Tập đoàn hoá dầu Trung Quốc (CPC) và Tập đoàn quốc gia thăm dò và khai thác dầu ngoài khơi (CNOOC) tham gia việc thăm dò cùng các công ty Petro Vietnam, Petronas của Malaixia và Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Philíppin (PNOC), thì Trung Quốc sẽ có động cơ trong việc tránh để xảy ra tình trạng làm ngưng trệ các hoạt động gây tổn hại tới lợi ích của họ. Không nghi ngờ gì rằng, nhiều khó khăn sẽ nảy sinh trong việc phân chia nguồn năng lượng một khi các hoạt động liên doanh đi vào khai thác bởi các nước tuyên bố chủ quyền sẽ đòi hỏi phần lợi nhuận đặc biệt cho việc công nhận tuyên bố chủ quyền của họ, song đó không phải là điều không thể vượt qua được.

Đã từng có tiền lệ về liên doanh nghiên cứu địa chấn biển (JMSU), một hiệp định ba bên về hợp tác thăm dò chủ yếu ở khu vực Philíppin tuyên bố chủ quyền, được ký năm 2004. Thoạt đầu, PNOC và CNOOC được mời tham gia dự án này, sau đó do có sự phản đối của Việt Nam , Petro Vietnam cũng được mời tham gia vào tháng 3 năm 2005. Hiệp định này bị chỉ trích dữ dội cả từ trong nước cùng như từ bên ngoài Philíppin vì những nguyên nhân khác nhau. Lý do chính khiến hiệp định này bị phản đối là vì nó vi phạm điều 12 (2) trong Hiến pháp Philíppin năm 1987. Điều khoản này quy định rõ các hiệp định hợp tác sản xuất hoặc liên doanh phải dành 60% cổ phần cho công dân Philíppin, và Tổng thống có trách nhiệm thông báo một cách thích hợp cho Quốc hội. JMSU đã được Chính quyền Manila giữ bí mật và các điều kiện trong hiệp định chỉ được công bố sau đó 3 năm. Các nhà chỉ trích trong nước Philíppin lên án Chủ tịch Quốc hội Jose De Venecia thương lượng về hiệp định này để đổi lấy những khoản vay đáng ngờ từ Trung Quốc, hàm ý có dấu hiệu tham nhũng. Các nhà chỉ trích tuyên bố rằng bằng việc cho phép Trung Quốc và Việt Nam hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của mình, tuyên bố chủ quyền của Philíppin đối với khu vực này bị yếu đi, và sự đoàn kết của ASEAN trong vấn đề Biển Đông bị phá vỡ. Cũng có những chỉ trích khác rằng Philíppin không được lợi từ hiệp định này khi Trung Quốc và Việt Nam nắm các số liệu địa chấn của khu vực. JSMU đúng là còn khiếm khuyết, nhưng dù sao nó cũng chỉ ra khả năng có thể tiến hành các hoạt động thăm dò trong tương lai, song phải trên cơ sở đa phương hoặc được sự ủng hộ của ASEAN. Một hiệp định về khoan thăm dò liên quan các công ty dầu mỏ quốc gia của các nước tuyên bố chủ quyền sẽ là nỗ lực thực hiện ý tưởng phát triển chung trong ngữ cảnh của một quy chế biển rộng lớn hơn. Nó sẽ buộc phải tránh những trở ngại không lường trước của JMSU do Philíppin bảo trợ và cần phải bao gồm tất cả các khu vực có chồng lấn chủ quyền, và không được đặt ở riêng bất kỳ một khu vực nào. Chắc chắn sẽ có một loạt vấn đề phải giải quyết liên quan đến quyền nắm các dữ liệu địa chấn trong trường hợp khai thác. Theo thông lệ, hệ thống luật pháp của nước tuyên bố chủ quyền sẽ quyết định các quy chế cho dự án thương mại như vậy và việc nhường quyền này cho đơn vị hợp tác sẽ có ý nghĩa như sự vi phạm chủ quyền và sẽ bị chống đối. Nếu dự án kinh doanh được ASEAN khuyến khích và nhận được sự ủng hộ tập thể của khối này, người ta có thể xây dựng được một khung đa phương hiệu quả khả dĩ có thể giải quyết các vấn đề này.

KẾT LUẬN
Đề xuất được nhấn mạnh nói trên trong bài viết này là vừa phải và thực tế trong bối cảnh bế tắc hiện nay tại Biển Đông. Các đề nghị đầy tham vọng ủng hộ việc tìm kiếm những hiệp định sâu rộng về cơ sở pháp lý hoặc chính trị không thể tiến triển trong cuộc tranh chấp này khi các bên khăng khăng giữ tuyên bố chủ quyền của mình. Tình trạng bế tắc có thể thích hợp với những chính phủ quan tâm tới việc thể hiện sự chiếm giữ tích cực các hòn đảo để hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền của họ, song điều đó không cho phép họ thăm dò các nguồn tài nguyên mà không gây ra kích động căng thẳng và xung đột. Động cơ tích cực khuyến khích hợp tác năng lượng biển và tất cả các lợi ích do hợp tác mang lại đòi hỏi phải vượt qua tình trạng bế tắc. Điều đó có nghĩa là xây dựng trên các nỗ lực hiện có nhằm thăm dò các nguồn tài nguyên ở khu vực hiện đang được các nước thực hiện riêng rẽ và trong các khu vực họ tuyên bố chủ quyền. Mở rộng các nỗ lực này trong một khuôn khổ đa phương do ASEAN điều phối là không thể thực hiện được bởi nó đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong lập trường của ASEAN đối với vấn đề này. Sự thụ động của ASEAN đối với hàng loạt vấn đề hiện khối này đang phải đương đầu là trở ngại đối với tương lai phát triển của khối, và do vậy ASEAN phải chủ động đưa ra sáng kiến giải quyết vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với tương lai của nó. ASEAN có vị thế đưa ra đề xuất này và bằng cách đó khối này sẽ tăng cường được vai trò của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.

L. B.

Nguồn: Seasfoundation

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

"Dự án bô-xít: Thà không vận hành còn hơn"

"Dự án bô-xít: Thà không vận hành còn hơn"
Phạm Huyền (thực hiện)



Ông Nguyễn Văn Ban, Nguyên Trưởng ban dự án Nhôm, Tổng công ty Khoáng sản (ảnh: Phạm Huyền)


(VNR500) - “Nếu bây giờ làm thì sang năm, hồ bùn đỏ cũng không vỡ ngay đâu. Nhưng có thể một ngày nào đó, con cháu chúng ta sẽ lĩnh đủ”, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban dự án Nhôm, Tổng công ty Khoáng sản, bày tỏ về dự án bô-xít Tây Nguyên.

- Thưa ông, trước kiến nghị dừng dự án bô-xít Tây Nguyên của các nhân sĩ, lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV), Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên môi trường đã khẳng định về tính hiệu quả dự án và độ an toàn của hồ chứa bùn. Ông có suy nghĩ thế nào về các câu trả lời đó?

- Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi nghĩ rằng, các nhân sĩ, trí thức có ý kiến nên dừng dự án bô-xít, đó là một điều băn khoăn bức bối trong giới trí thức, khoa học, lo cho vận mệnh đất nước vào thời điểm quan trọng này.

Họ trăn trở những dự án như thế này không biết có mang lại được kinh tế hay không, nếu có là bao nhiêu nhưng mà rủi ro xảy ra thì thiệt hại vô cùng lớn. Băn khoăn ấy là đúng.

Trước sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary, tôi thấy lãnh đạo TKV, Bộ Công Thương lo lắng và rất quan tâm đến.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nói hay Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên nói, hay bất cứ ai ở TKV phát biểu, thì người dân sẽ đều ghi nhận các cam kết ấy.


Nhưng khi các ông là nhà quản lý, dù người dân có nghe thì họ cũng vẫn cứ băn khoăn, không biết ông nói thế thì cơ sở nào để hiểu, để tin?

Trong khi, lũ miền Trung vừa xảy ra, có ai lường trước rằng miền Trung sẽ bị như vậy, cuốn cả nhà máy thủy điện, cả đập? Không ai dám chắc được, địa điểm xây dựng các hồ bùn đỏ, trong tương lai không xảy ra một trận bão lũ như ở miền Trung! Mà nếu bão lũ xảy ra, các hồ bùn đỏ này không vỡ thì cũng bị tràn. Trên thế giới cũng đã xảy ra điều ấy như Canada, Ukraina.

Thực sự mà nói, theo tôi, để yên lòng dư luận xã hội, không gì bằng việc có một hội đồng khoa học thẩm định bao gồm các chuyên gia đầu ngành đánh giá. Kết luận của hội đồng sẽ trả lời được tất cả. Như vậy, TKV được lợi, Chính phủ được lợi và dư luận yên tâm.

Còn giờ, cho dù vị lãnh đạo TKV hay quan chức nào hứa, khẳng định thì dư luận vẫn cứ nghi ngờ.

- Thưa ông, xin ông nói rõ quan điểm của ông về việc nên tiếp tục hay dừng các dự án bô-xít Tây Nguyên?

Theo tôi, Chính phủ nên thành lập một Hội đồng khoa học độc lập.

Với dự án Tân Rai, nếu kết quả thẩm tra của Hội đồng này cho thấy an toàn thì cho nhà máy Tân Rai họat động, nếu không an toàn thì bắt phải làm sao cho an toàn.

Tuy nhiên, xem xét kỹ lưỡng thì tôi thấy dự án sẽ rơi vào tình trạng: để tăng độ an toàn thì sẽ phải đầu tư rất nhiều tiền, tổng mức đầu tư dự án tăng lên và như vậy, hiệu quả kinh tế tụt xuống và có khi, không có hiệu quả.

Mà trong trường hợp ấy, vận hành nhà máy là “dở”, vì càng vận hành sẽ càng lỗ. Thà không vận hành còn hơn!

Đối với dự án Nhân Cơ, chính TKV đã cho biết rằng, rủi ro kinh tế là lớn. Chính Trưởng ban Dự án nhôm hiện nay khi trình Chủ tịch HĐQT TKV, bấy giờ là ông Đoàn Văn Kiển, đã nêu rằng, chỉ cần một vài chi phí thay đổi, thì dự án này đã không có hiệu quả.

Thế mà so với Tân Rai, dự án Nhân Cơ này có nhiều vấn đề hơn như đường sá xa xôi, nằm ở Tây Nguyên, rồi môi trường… Dự án tính đến nay gần như chưa bắt đầu, mới chỉ san gạt mặt bằng thôi. Nếu thế, nên dừng dự án này.

Dừng dự án Nhân Cơ ở thời điểm này thì sẽ cứu vãn được nhiều về mặt kinh tế, còn để thi công rồi mà lại dừng thì thiệt hại rất lớn.

Bô-xít của mình, có nhiều ưu điểm nhất định, nhưng đồng thời cũng có những nhược điểm nhất định. Có lẽ, những người làm dự án chỉ biết đánh giá về những cái “ưu” mà về nhược điểm, chưa chú ý và đánh giá hết.




Dự án bô xít Tân Rai bị chậm tiến độ (ảnh minh họa: vustar)



- Trước đây, tính hiệu quả kinh tế của dự án bô-xít đã gây tranh cãi nhiều như đặc điểm mỏ có khai trường lớn, chất lượng quặng, phương án vận chuyển phức tạp… Đến nay, những yếu tố nào cho thấy nhìn rõ rủi ro về mặt kinh tế ở dự án, thưa ông?

Nói tới dự án Tân Rai, ban đầu, chỉ số hiệu quả kinh tế IRR là tương đối tốt. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện tăng lên rất nhiều.

Lúc đầu, TKV tính chỉ khoảng trên 600 triệu USD rồi sau đó, chính ông Đoàn Văn Kiển Chủ tịch TKV tại cuộc họp ở Văn phòng Trung ương Đảng có báo cáo, là tổng mức đầu tư đã tăng lên 714 triệu USD.

Nhưng khi thông báo cho đoàn chuyên gia của Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật rằng, ban dự án của TKV đã cho biết, con số này đã lên tới khoảng 800 triệu USD.

Qua theo dõi, tôi được biết rất nhiều chi phí ở dự án này đã đều tăng lên, ví dự như chi phí đền bù trước đây là 300 triệu đồng/ha, nay, chính TKV đã thông báo đã lên 1,2 tỷ đồng/ha. Mỏ có khai trường lớn nên phạm vị ảnh hưởng lớn, diện tích đền bù nhiều.

Khâu vận tải tính bằng ôtô, dự án tính giá 1.300 đồng/tấn/km mà thực tế hiện nay cước vận tải đó đã tăng gấp đôi và sẽ càng ngày càng tăng theo giá xăng dầu.

Rõ ràng khi tổng mức đầu tư tăng lên thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm đi và rủi ro là rất lớn.

Bên cạnh đó, dự án chậm tiến độ.

Theo hợp đồng EPC với Trung Quốc, nhà máy alumin Tân Rai giờ đã phải hoàn thành. Và đáng lẽ, khâu mỏ tuyển ít nhất cũng phải hoàn thành trước 5-6 tháng để tuyển ra tinh quặng và dùng tinh quặng ấy chạy thử nhà máy alumin.

Rất tiếc rằng, đến nay, nhà máy alumin vẫn chưa xong, dự kiến phải 1-2 tháng nữa mới xong. Nhưng đặc biệt, khâu đáng lẽ phải xong sớm là mỏ tuyển cũng chưa xong và có khả năng còn chậm hơn cả nhà máy alumin.

Và như vậy, nhà máy alumina xong trước, sẽ phải nằm chờ và cứ mỗi một tháng chờ, với tổng số tiền đầu tư lớn, phải trả lãi, mất ít nhất 6-7 triệu USD/tháng.

Tất cả những việc ấy làm cho dự án mất tính khả thi. Tất nhiên là, đến thời điểm này, không ai cho biết rõ chính xác con số là bao nhiêu. Có lẽ, phải chờ đến một ngày, người ta thẩm định, kiểm toán dự án, mới có thể biết chắc chắn tổng mức đầu tư và hiệu quả là ra sao. Nhưng khả năng rủi ro là rất lớn.

- Lợi nhuận là yếu tố hàng đầu đối với một doanh nghiệp. Như ông nói, chính TKV đã cho hay dự án Nhân Cơ có rủi ro về kinh tế, thế mà TKV vẫn quyết tâm làm. Ông có đánh giá thế nào về sự mâu thuẫn khó hiểu này?

Đó là một câu hỏi phức tạp hiện nay. Nó cũng giống như Vinashin tại sao lại đổ vỡ, lại chìm như hiện nay? Bài toán kinh tế là quan trọng nhất của một tập đoàn nhưng tập đoàn ấy có coi như vậy không?

Theo tôi, cái “quy tắc” trên thì chỉ đúng với Tập đoàn kinh tế tư nhân, tiền vốn do họ bỏ ra thì họ lo đồng tiền ấy sử dụng sao cho hiệu quả. Đồng tiền đi liền với khúc ruột, khi tiền vốn không phải của anh thì sẽ khác.

Với doanh nghiệp nhà nước thì rất phức tạp. Báo chí hay gọi là lợi ích nhóm.

Không chỉ nước mình, kể cả Anh, Mỹ hay các nước tư bản phát triển, nếu là một tập đoàn Nhà nước sau một thời gian vận hành không tốt thì cuối cùng họ đành phải bán đi, tư nhân hóa đi.

Nguồn: Vnr500

Đôi lời với ông Lê Dương Quang

Đôi lời với ông Lê Dương Quang
Dân Thường

Tôi không có chuyên môn gì về bauxite nhưng những điều ông Lê Dương Quang quả là lẩm cẩm và có quá nhiều mâu thuẫn, vào đầu lại còn lên giọng trịch thượng.

Thứ nhất, ông nói: “Rất tiếc là đơn kiến nghị này chỉ được gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ mà không gửi tới Bộ Công Thương, TKV”. Thật buồn cười. Những người kiến nghị đã chứng tỏ họ sáng suốt, ít ra là hơn ông. Khai thác bauxite là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Làm hay không là do Đảng và Chính phủ quyết định, Bộ Công thương chỉ được phép làm theo chỉ đạo chứ đâu có được tự tung tự tác. Vì vậy kiến nghị phải gửi cho những người chỉ đạo. Gửi cho ông làm gì! Ông cứ ngồi chờ đấy. Khi nào Đảng và Chính phủ gọi, ông hãy báo cáo.

Thứ hai, ông nói: “Bởi khi dự án đưa vào sử dụng càng sớm thì càng phát huy được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu sớm đưa vào sử dụng chúng ta có sản phẩm xuất khẩu, thu hẹp được nhập siêu, phát triển đời sống của đồng bào”. Ông quên rằng để làm dự án này toàn dân đã phải chi hết bao nhiêu tiền. Cứ cho là năm 2011 có được sản phẩm để bán. Thu được bao nhiêu chưa biết nhưng vốn bỏ ra cả đống, lại còn phải mua thêm xăng dầu phục vụ cho việc vận chuyển và bao nhiêu thứ khác nữa. Vậy thu hẹp nhập siêu bao nhiêu? Còn phát triển đời sống đồng bào? Chính Bộ ông cũng tính toán phải 50-70 năm thậm chí hơn nữa mới có lãi. Vậy thì ông phải nói lại là “đồng bào thế hệ này tạm chịu khổ để 2-3 đời sau may ra có chút lãi từ bauxite mang lại”. Có lẽ chỉ có mang vàng đi bán mới có quyền nói thu tiền nhanh.


Thứ ba, ông nói sẽ “xem xét lại dự án Tân Rai đang thi công để bảo đảm an toàn”, rồi “thuê đơn vị tư vấn độc lập về phương án thiết kế hồ bùn đỏ”, rồi “xét lại các vấn đề về động đất ở Tây Nguyên”, rồi đi sang các nước để học tập. Những lời này chúng tôi đã quen lắm rồi. Nhiều công trình trọng điểm các loại, đủ thứ tư vấn giám sát nhưng không hiểu sao mọi sự cố vẫn xảy ra, từ cầu đường đến nhà máy, xí nghiệp. Không hiểu khi xây mấy cái nhà máy điện có tư vấn giám sát không mà ì ạch mãi không xong để đến nỗi thiếu điện triền miên. Nhà máy đồng Sinh Quyền tốn bao nhiêu tiền mà vẫn lỗ, càng sản xuất càng lỗ không biết, ông có biết không? Chắc khi xây dựng những nhà máy này không có “phương án thiết kế” và không được “xem xét”, giám sát! Còn chuyện đi tham quan các nước học tập thì thành thực khuyên các ông đừng tiêu tốn thêm tiền dân lại kéo dài thêm cảnh khổ của dân Tây Nguyên do phải chi thêm một khoản tiền tính vào giá thành làm chậm có lãi. Chưa đi nhưng kết quả chuyến tham quan ra sao chẳng nói ai cũng rõ. Sẽ đắp thêm đất vào đập, xẻ vài cái rãnh và sẽ chẳng có gì thay đổi lớn vì nhà máy đã xây, công nghệ đã định, chuyên gia nước bạn đã làm việc. Tất cả chỉ chờ ngày khánh thành. Làm sao mà có chuyện thay đổi? Nếu như vụ bùn đỏ ở Hungary xảy ra từ 1,2 năm trước các ông đi tham quan còn có lý. Nhưng thôi, các ông là “đơn vị trực tiếp liên quan đến dự án” nên nhân dịp này đi cho biết đó biết đây.

Thứ tư, ông nói hồ bùn đỏ được chia làm nhiều ngăn để nếu vỡ, ngăn này chảy sang ngăn khác. Tôi không hiểu thiết kế ra sao nhưng nghe ông đưa ra ví dụ “khi có một chiếc bát to chứa nhiều ngăn, vỡ các ngăn nhỏ thì còn có ngăn to”. Vậy xin hỏi nước đầy quá tràn ra khỏi bát hoặc cả cái bát vỡ, tức là cái ngăn to vỡ hoặc tràn thì ra sao?

Thứ năm, nói đến chuyện động đất, ông nói: “Nếu ai nói rằng vẫn có thể nguy hiểm thì hãy gửi các con số kỹ thuật để chứng minh, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe”. Vậy ông hãy đưa con số để chứng minh hoàn toàn không nguy hiểm để khỏi phải nói “không ai nói trước được rủi ro”!

Thứ sáu, về việc bán alumina, tuy chưa có sản phẩm ông đã nói đến “phương án phải đấu giá vì nhu cầu quá lớn”. Đúng là nhu cầu lớn cũng như đồng vậy. Và Bộ ông đã bán đồng thành đồng… nát. Nghe ông nói làm ta lại nhớ đến chuyện cô bé bán sữa của La Phôngten.

Thứ bảy, ông nói “kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia. Tiêu biểu trong đó là Nga, Hungary, Nhật Bản, Hàn Quốc…”. Xin nói thẳng, trong công nghệ hiện nay chỉ có ai làm chủ được công nghệ hoàn toàn mới nói đến chuyện học mỗi nơi một ý để tiếp tục sáng tạo, còn những ai không làm chủ được công nghệ, phải mua, phải nhập, phải thuê tư vần, phải thuê thi công, thậm chí phải vay mượn cả vốn để làm thì chẳng kế thừa được cái gì cả. Vì khi đã nhập máy móc ở đâu thì công nghệ là của anh bán máy giao cho chứ đâu có thay đổi được. Nếu ông nói là kế thừa của các nước, vậy xin hỏi với toàn bộ dây chuyền và máy móc thiết bị của nước ngoài và do nước ngoài lắp đặt, những kinh nghiệm ông “kế thừa” từ các nước khác được đặt vào đâu trong cái dự án này? Mà không biết kỹ sư, công nhân ta đã biết gì về các thiết bị đã lắp đặt hay phải chờ bàn giao?

Thứ tám, chuyện bùn khô, bùn ướt tôi thấy ông Nguyễn Thành Sơn giải thích cặn kẽ và có lý hơn ông nhiều.

Đáng lẽ tôi chấm dứt ở đây nhưng thấy ông quàng vào chuyện luyện thép nên tôi phải thêm đoạn này. Cũng xin nói, không chỉ công nghệ luyện thép mà nhiều công nghệ khác cũng có từ đời nảo đời nào. Nhưng thép cũng có nhiều loại. Có thép của Ý, của Nhật , của Mỹ và cả thép của… phong trào toàn dân làm gang thép ở bên láng giềng. Còn ta cũng có thép Thái Nguyên, thép liên doanh và có thời cả thép Bắc Ninh. Không biết ông định nói thép nào?

Mong ông Lê Dương Quang, với trách nhiệm được giao hãy đối thoại và trả lời cụ thể ý kiến của những nhà trí thức. Xin đừng nói cho có lệ.

D. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN