Trái cây chưa tới lứa thu hoạch, chỉ cần ngâm hóa chất qua 1-2 đêm là vàng ươm. Rất khó xác định hóa chất đó gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe.
TIN BÀI KHÁC
Nhiều nhà vườn trồng mít, sầu riêng, chuối… ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ cho biết nhiều thương lái đến tận vườn “săn” cả trái sống, thậm chí còn non rồi xử lý bằng hóa chất cho trái chín. Một số chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng hóa chất, đặc biệt là hóa chất không nằm trong danh mục sử dụng trong thực phẩm. Người tiêu dùng nên lưu ý chọn trái chín cây để bảo đảm chất lượng và an toàn.
Mít, sầu riêng, chuối, xoài... đều được xử lý
Có dịp về miền Tây, chúng tôi được một người thân có vườn sầu riêng ở Cai Lậy - Tiền Giang cho biết vườn sầu riêng của anh vừa thu hoạch xong, sớm hơn dự kiến 10 ngày vì thương lái cứ nài nỉ mua cả vườn với giá khá tốt. Anh kể sau khi hái xong, thương lái phân loại trái chín cây để riêng, trái còn sống thì xử lý ngay tại vườn bằng một thùng nước có pha một loại hóa chất không mùi, màu trắng để sầu riêng nhanh chín. Anh còn cho biết hầu hết chủ vựa trái cây đều phải sử dụng hóa chất nếu muốn có trái chín đồng loạt để bán.
Giới thương lái chuyên thu mua trái cây ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ cũng sử dụng các loại hóa chất để xử lý làm chín trái cây. Chị Hậu, nhà ở Long Khánh - Đồng Nai, cho biết chị đã từng chứng kiến thương lái thu gom mít còn sống rồi nhúng vào thùng nước có pha bột hóa chất màu trắng trước khi mang ra khỏi vườn. “Thấy họ xử lý trước mặt mình, tôi phát hoảng và dặn con cháu trong nhà không được mua mít ngoài đường về ăn vì sợ bị nhiễm hóa chất độc hại”.
Không chỉ có mít, sầu riêng mà một số loại trái cây khác như chuối, xoài… cũng được thương lái, chủ vựa xử lý chín ép. Theo một người đẩy xe bán chuối dạo ở khu vực phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân - TPHCM, việc xử lý trái chín bằng hóa chất được làm từ vựa, do các thương lái thực hiện; người bán lẻ chỉ việc mua trái cây đã qua xử lý về bán chứ không “phù phép” gì thêm. Ông này thật thà cho biết phải ngâm thuốc thì chuối mới chín vàng tươi cả buồng, thậm chí trái chuối non ở nải chót cũng chín vàng ươm. Nói rồi, ông đưa cho chúng tôi nải chuối chót, nhìn trái chuối bé tí chín vàng, chúng tôi thoáng giật mình.
Cần được kiểm soát chặt
Theo một số chủ cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật dọc Quốc lộ 1A thuộc huyện Cai Lậy, Cái Bè – Tiền Giang, có khá nhiều loại thuốc dùng xử lý trái chín. Loại bột màu trắng, không nhãn mác nhập từ Trung Quốc được bán xá với giá rất rẻ đã bị khuyến cáo không sử dụng. Gần đây, loại hóa chất được giới thiệu làm chín trái cây giá chỉ 25.000 đồng/chai được bán phổ biến, đa số người mua dùng để xử lý sầu riêng.
Một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp xác nhận nhà vườn, thương lái, chủ vựa đều xử lý trái chín bằng hóa chất. Đặc biệt vào thời điểm trái cây hút hàng, giá cao, nhiều thương lái mua cả trái sống, trái non để làm chín. Theo vị này, loại hóa chất được dùng phổ biến có nguồn gốc từ chất ethrel, có tên khoa học là ethephon. Chất này được phép sử dụng trên rau quả ở châu Âu và Hoa Kỳ nhưng hàm lượng cho phép rất thấp, chỉ từ 0,01 ppm đến 5 ppm/kg rau quả.
Vị này cũng cho biết đã là hóa chất thì cần được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, hàm lượng, nếu không sẽ ảnh huởng sức khỏe con người. Bên cạnh đó, nếu nhà vườn chỉ nhắm tới lợi nhuận trước mắt, bán trái sớm để thu tiền mà quên rằng chất lượng trái cây giảm, người tiêu dùng quay lưng thì thiệt hại sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận trước mắt. Chắc chắn, trái bị chín ép sẽ không bảo đảm chất lượng như trái đủ tuổi. Ví dụ, với sầu riêng, thời gian thu hoạch từ 85 đến 125 ngày tính từ khi trổ hoa (tùy theo giống), nếu hái sớm hơn 5 ngày thì chất lượng trái không bảo đảm.
Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách văn phòng chuyên môn thuộc Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng vẫn chưa có tài liệu nào công bố chính thức tác hại của những loại hóa chất làm chín trái cây. Tuy nhiên, với những hóa chất không nằm trong danh mục cho phép của ngành y tế, người tiêu dùng nên lưu ý khi sử dụng sản phẩm được xử lý qua hóa chất. Trường hợp hóa chất được cho phép sử dụng cũng cần xem xét độ tinh khiết của hóa chất, thành phần chiết xuất, tạp chất kèm theo…
(Theo Người lao động)
TIN BÀI KHÁC
Giá đất đột ngột giảm gần 10 triệu đồng/m2
Phơi bày 'đẳng cấp' của hoa quả mác 'ngoại'
10 chân dài thu nhập trên 40 tỷ 1 năm
Rợn người thực phẩm đầy giòi bọ chờ lên mâm
Biệt phủ hàng trăm tỷ của “siêu người giời"
Viagra của Bin Laden đắt hàng tại New York
Phơi bày 'đẳng cấp' của hoa quả mác 'ngoại'
10 chân dài thu nhập trên 40 tỷ 1 năm
Rợn người thực phẩm đầy giòi bọ chờ lên mâm
Biệt phủ hàng trăm tỷ của “siêu người giời"
Viagra của Bin Laden đắt hàng tại New York
Nhiều nhà vườn trồng mít, sầu riêng, chuối… ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ cho biết nhiều thương lái đến tận vườn “săn” cả trái sống, thậm chí còn non rồi xử lý bằng hóa chất cho trái chín. Một số chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng hóa chất, đặc biệt là hóa chất không nằm trong danh mục sử dụng trong thực phẩm. Người tiêu dùng nên lưu ý chọn trái chín cây để bảo đảm chất lượng và an toàn.
Người tiêu dùng nên chú ý để tránh mua phải trái cây bị chín ép. (Ảnh: Người lao động) |
Mít, sầu riêng, chuối, xoài... đều được xử lý
Có dịp về miền Tây, chúng tôi được một người thân có vườn sầu riêng ở Cai Lậy - Tiền Giang cho biết vườn sầu riêng của anh vừa thu hoạch xong, sớm hơn dự kiến 10 ngày vì thương lái cứ nài nỉ mua cả vườn với giá khá tốt. Anh kể sau khi hái xong, thương lái phân loại trái chín cây để riêng, trái còn sống thì xử lý ngay tại vườn bằng một thùng nước có pha một loại hóa chất không mùi, màu trắng để sầu riêng nhanh chín. Anh còn cho biết hầu hết chủ vựa trái cây đều phải sử dụng hóa chất nếu muốn có trái chín đồng loạt để bán.
Giới thương lái chuyên thu mua trái cây ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ cũng sử dụng các loại hóa chất để xử lý làm chín trái cây. Chị Hậu, nhà ở Long Khánh - Đồng Nai, cho biết chị đã từng chứng kiến thương lái thu gom mít còn sống rồi nhúng vào thùng nước có pha bột hóa chất màu trắng trước khi mang ra khỏi vườn. “Thấy họ xử lý trước mặt mình, tôi phát hoảng và dặn con cháu trong nhà không được mua mít ngoài đường về ăn vì sợ bị nhiễm hóa chất độc hại”.
Không chỉ có mít, sầu riêng mà một số loại trái cây khác như chuối, xoài… cũng được thương lái, chủ vựa xử lý chín ép. Theo một người đẩy xe bán chuối dạo ở khu vực phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân - TPHCM, việc xử lý trái chín bằng hóa chất được làm từ vựa, do các thương lái thực hiện; người bán lẻ chỉ việc mua trái cây đã qua xử lý về bán chứ không “phù phép” gì thêm. Ông này thật thà cho biết phải ngâm thuốc thì chuối mới chín vàng tươi cả buồng, thậm chí trái chuối non ở nải chót cũng chín vàng ươm. Nói rồi, ông đưa cho chúng tôi nải chuối chót, nhìn trái chuối bé tí chín vàng, chúng tôi thoáng giật mình.
Người tiêu dùng nên biết phân biệt: Sầu riêng chín cây có mùi thơm nồng dễ tách vỏ, sầu riêng chín ép rất khó tách vỏ. (Ảnh: Người lao động) |
Cần được kiểm soát chặt
Theo một số chủ cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật dọc Quốc lộ 1A thuộc huyện Cai Lậy, Cái Bè – Tiền Giang, có khá nhiều loại thuốc dùng xử lý trái chín. Loại bột màu trắng, không nhãn mác nhập từ Trung Quốc được bán xá với giá rất rẻ đã bị khuyến cáo không sử dụng. Gần đây, loại hóa chất được giới thiệu làm chín trái cây giá chỉ 25.000 đồng/chai được bán phổ biến, đa số người mua dùng để xử lý sầu riêng.
Một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp xác nhận nhà vườn, thương lái, chủ vựa đều xử lý trái chín bằng hóa chất. Đặc biệt vào thời điểm trái cây hút hàng, giá cao, nhiều thương lái mua cả trái sống, trái non để làm chín. Theo vị này, loại hóa chất được dùng phổ biến có nguồn gốc từ chất ethrel, có tên khoa học là ethephon. Chất này được phép sử dụng trên rau quả ở châu Âu và Hoa Kỳ nhưng hàm lượng cho phép rất thấp, chỉ từ 0,01 ppm đến 5 ppm/kg rau quả.
Vị này cũng cho biết đã là hóa chất thì cần được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, hàm lượng, nếu không sẽ ảnh huởng sức khỏe con người. Bên cạnh đó, nếu nhà vườn chỉ nhắm tới lợi nhuận trước mắt, bán trái sớm để thu tiền mà quên rằng chất lượng trái cây giảm, người tiêu dùng quay lưng thì thiệt hại sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận trước mắt. Chắc chắn, trái bị chín ép sẽ không bảo đảm chất lượng như trái đủ tuổi. Ví dụ, với sầu riêng, thời gian thu hoạch từ 85 đến 125 ngày tính từ khi trổ hoa (tùy theo giống), nếu hái sớm hơn 5 ngày thì chất lượng trái không bảo đảm.
Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách văn phòng chuyên môn thuộc Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng vẫn chưa có tài liệu nào công bố chính thức tác hại của những loại hóa chất làm chín trái cây. Tuy nhiên, với những hóa chất không nằm trong danh mục cho phép của ngành y tế, người tiêu dùng nên lưu ý khi sử dụng sản phẩm được xử lý qua hóa chất. Trường hợp hóa chất được cho phép sử dụng cũng cần xem xét độ tinh khiết của hóa chất, thành phần chiết xuất, tạp chất kèm theo…
Nhận biết trái cây chín ép Sầu riêng chín cây có mùi thơm nồng, gõ vào phần dưới của trái nghe tiếng kêu lộp bộp và chỉ cần tách nhẹ ở “đít” trái là vỏ sẽ nứt ra theo từng múi. Sầu riêng chín ép rất khó tách vỏ nên một số người bán chỉ tách phần giữa trái cho khách xem chứ không tách phần “đít” trái. Mít chín cây thì cả múi mít, xơ mít đều chín vàng, mùi thơm ngọt, gai mít nở to. Đối với chuối cau, loại dùng hóa chất thường rất vàng, trái chuối không no tròn, trông rất mướt, buồng chuối vàng đều từ nải đầu đến nải cuối. Chuối chín tự nhiên sẽ có màu vàng xỉn hơn, không bóng mượt nhưng có mùi thơm tự nhiên. Tương tự, xoài chín ép có vỏ vàng rực, bóng láng nhưng không có mùi thơm đặc trưng của xoài chín |
(Theo Người lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét