Những sai phạm của Vinashin đã ảnh hưởng tới tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận. Cơ quan này cũng liệt kê 20 cán bộ lãnh đạo Vinashin phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ của Tập đoàn này.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tập đòan Công nghiệp tàu thủy Vinashin. Đầu tư dàn trải tùy tiện và không hiệu quả là nhận định đầu tiên của cơ quan này.
Từ cuối năm 2005 đến nay, Tập đoàn Vinashin đã huy động khoản vay cả dài hạn, ngắn hạn tính tới 30/6 là trên 70.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản vốn này đã được Tập đoàn sử dụng tùy tiện, vi phạm các qui định pháp luật để lại hậu quả nghiêm trọng. Hệ lụy là Tập đoàn đã không tăng cường kịp thời năng lực đóng tàu theo đúng chủ trương của Chính phủ. Điều này đã lý giải cho hiện trạng từ cuối năm 2007, Vinashin rơi vào tình trạng không đủ năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tay nghề, quản lý và tiềm lực tài chính để thực hiện các hợp đồng đã ký.
Nhiều hợp đồng bị hủy mà không phải do khủng hoảng xảy ra. Nhiều khách hàng đã nhân nhượng, chia sẻ với Tập đoàn này bằng việc cho chấp thuận gia hạn hợp đồng giao hàng, song Vinashin lại là người vi phạm giao kết hợp đồng với khách hàng trong và ngòai nước, dẫn tới phải hủy quá nhiều hợp đồng đóng tàu. Kèm theo đó, Tập đoàn này buộc phải chấp nhận trả lãi tiền đặc cọc và bị phạt vi phạm hợp đồng, thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Tập đoàn đã không cân đối được dòng tiền trả nợ vay trong ngắn hạn và dài hạn, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Sự yếu kém đó đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và ảnh hưởng tới cả tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường quốc tế.
Từ cuối năm 2005 đến nay, Tập đoàn Vinashin đã huy động khoản vay cả dài hạn, ngắn hạn tính tới 30/6 là trên 70.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản vốn này đã được Tập đoàn sử dụng tùy tiện, vi phạm các qui định pháp luật để lại hậu quả nghiêm trọng. Hệ lụy là Tập đoàn đã không tăng cường kịp thời năng lực đóng tàu theo đúng chủ trương của Chính phủ. Điều này đã lý giải cho hiện trạng từ cuối năm 2007, Vinashin rơi vào tình trạng không đủ năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tay nghề, quản lý và tiềm lực tài chính để thực hiện các hợp đồng đã ký.
Nhiều hợp đồng bị hủy mà không phải do khủng hoảng xảy ra. Nhiều khách hàng đã nhân nhượng, chia sẻ với Tập đoàn này bằng việc cho chấp thuận gia hạn hợp đồng giao hàng, song Vinashin lại là người vi phạm giao kết hợp đồng với khách hàng trong và ngòai nước, dẫn tới phải hủy quá nhiều hợp đồng đóng tàu. Kèm theo đó, Tập đoàn này buộc phải chấp nhận trả lãi tiền đặc cọc và bị phạt vi phạm hợp đồng, thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Tập đoàn đã không cân đối được dòng tiền trả nợ vay trong ngắn hạn và dài hạn, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Sự yếu kém đó đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và ảnh hưởng tới cả tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường quốc tế.
Mất vốn Nhà nước tới 5.000 tỷ đồng
Thanh tra Chính phủ cho biết, về tải sản và nguồn vốn, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, giá trị tài sản và nguồn vốn của Vinashin tại thời điểm 31/12/2008 là 102.536 tỷ đồng. Nếu loại trừ công nợ nội bộ, giá trị nguồn vốn và tài sản của Vinashin chỉ còn 92.575 tỷ đồng. Nợ phải trả là 86.745 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số lỗ của Vinashin trong năm 2009 là năm xảy ra khủng hoảng, Thanh tra Chính phủ đưa ra con số lớn hơn nhiều so với kết quả kiểm toán
Theo đó, kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 chỉ xác định số lỗ là 1.682,5 tỷ đồng nhưng cơ quan thanh tra cho rằng, thực chất là 4.985,16 tỷ đồng, tăng thêm 3.302,66 tỷ đồng.
Trong đó, lỗ 848 tỷ đồng do yếu tố chi phí như: chi phí chưa phân bổ hết đối với những hợp đồng đã đóng tàu hoàn thành, bàn giao cho chủ tàu là 114 tỷ đồng. Chi phí phải trả cho các công ty quản lý tàu chưa ghi nhậ là 57 tỷ đồng, chi phí khấu hao, tài sản cố định mà Tập đoàn chưa trích là 527 tỷ đồng, các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa phân bổ là 151 tỷ đồng.
Tuy vậy, khoản lỗ lớn tăng thêm chủ yếu do khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại tài sản và nợ phả trả dài hạn bằng tiền là 2.455 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra cũng cảnh báo, có những khoản chưa ghi nhận là lỗ nhưng giờ phải đặc biệt lưu ý vì khả năng trở thành lỗ là tiềm tàng, hiện thực. Đó là khoản 2/787 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của những hơp đồng đã bị hủy, chênh lệch các khỏan phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối tượng phải thu là 4.688 tỷ đồng và khoản 1.035 tỷ đồng bị phạt hợp đồng.
Thanh tra Chính phủ xác định, đến thời điểm 31/12/2009, Vinashin đã không bảo toàn vốn được giao, làm thâm hụt mất gần 5000 tỷ đồng vốn điều lệ Nhà nước cấp.
Thanh tra Chính phủ cho biết, về tải sản và nguồn vốn, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, giá trị tài sản và nguồn vốn của Vinashin tại thời điểm 31/12/2008 là 102.536 tỷ đồng. Nếu loại trừ công nợ nội bộ, giá trị nguồn vốn và tài sản của Vinashin chỉ còn 92.575 tỷ đồng. Nợ phải trả là 86.745 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số lỗ của Vinashin trong năm 2009 là năm xảy ra khủng hoảng, Thanh tra Chính phủ đưa ra con số lớn hơn nhiều so với kết quả kiểm toán
Theo đó, kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009 chỉ xác định số lỗ là 1.682,5 tỷ đồng nhưng cơ quan thanh tra cho rằng, thực chất là 4.985,16 tỷ đồng, tăng thêm 3.302,66 tỷ đồng.
Trong đó, lỗ 848 tỷ đồng do yếu tố chi phí như: chi phí chưa phân bổ hết đối với những hợp đồng đã đóng tàu hoàn thành, bàn giao cho chủ tàu là 114 tỷ đồng. Chi phí phải trả cho các công ty quản lý tàu chưa ghi nhậ là 57 tỷ đồng, chi phí khấu hao, tài sản cố định mà Tập đoàn chưa trích là 527 tỷ đồng, các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa phân bổ là 151 tỷ đồng.
Tuy vậy, khoản lỗ lớn tăng thêm chủ yếu do khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại tài sản và nợ phả trả dài hạn bằng tiền là 2.455 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra cũng cảnh báo, có những khoản chưa ghi nhận là lỗ nhưng giờ phải đặc biệt lưu ý vì khả năng trở thành lỗ là tiềm tàng, hiện thực. Đó là khoản 2/787 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của những hơp đồng đã bị hủy, chênh lệch các khỏan phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối tượng phải thu là 4.688 tỷ đồng và khoản 1.035 tỷ đồng bị phạt hợp đồng.
Thanh tra Chính phủ xác định, đến thời điểm 31/12/2009, Vinashin đã không bảo toàn vốn được giao, làm thâm hụt mất gần 5000 tỷ đồng vốn điều lệ Nhà nước cấp.
20 lãnh đạo Vinashin sai phạm
Theo bản đánh giá của Thanh tra Chính phủ, điểm khởi phát cho những sai phạm yếu kém của Tập đoàn này chính là một thể chế tổ chức đồ sộ, đa dạng, phức tạp trong các mối quan hệ kinh tế phụ thuộc, độc lập, đan xen, trong khi đó, lại thiếu, buông lỏng quản lý. Và nguyên nhân chính là bắt đầu từ sự thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng Quyết định của Thủ tướng của HĐQT công ty mẹ.
Gần 5 năm qua, công ty mẹ của Tập đoàn vẫn hoạt động theo Điều lệ “cũ”, theo Quy chế tài chính “cũ” của thời kỳ trước khi lên tập đoàn năm 2006 trở về trước. Đồng thời, đơn vị cũng không thực hiện việc đề xuất, bổ nhiệm, hoặc thuê Tổng giám đốc mà để chủ tịch HĐQT kiêm chức Tổng giám đốc kéo dài trong nhiều năm.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là năm 2007, Vinashin đã thành lập, sáp nhập thêm quá nhiều công ty con, số lượng tăng thêm trên 200 doanh nghiệp, song, nhiều đơn vị con này lại ra đời không phải do nhu cầu tăng cường năng lực ngành chính là đóng tàu. Có nhiều trường hợp ở các công ty con đã có vi phạm nghiêm trọng về qui định tổ chức nhân sự, quản lý vốn, tài sản.
Hầu hết các qui định quản lý trong Tập đoàn đều ở tình trạng buông lỏng như Điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế quản lý tài chính, tổng giám đốc điều hành, quy chế, quy trình trong quản lý cán bộ, tiền, tài sản.
Phân tích về các nguyên nhân, cơ quan thanh tra nhấn mạnh lãnh đạo Tập đoàn, trước hết là HĐQT và người đứng đầu đã có khuyết điểm sai phạm trong tổ chức, quản lý điều hành Tập đoàn. Trình độ cán bộ lãnh đạo không đáp ứng yêu cầu quản trị của một Tập đoàn kinh tế lớn. Đặc biệt, người đứng đầu và một số cá nhân hạn chế về năng lực, thiếu trách nhiệm, tùy tiện, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái vi phạm pháp luật.
Về trách nhiệm, Thanh tra Chính phủ cho rằng ông Phạm Thanh Bình và các thành viên HĐQT tập đoàn giai đoạn 2006- 30/6/2010 phải chịu trách nhiệm về các vấn đề yếu kém trên. Theo đó, ngoài ông Bình, các thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ của Tập đòan là: Ông Ngô Thế Việt, Chu Thế Hưng, Hồ Ngọc Tùng, Nguyễn Đức Thận, Trần Văn Liêm, Đỗ Thành Hưng, Lưu Quyết Thắng, Trần Quang Vũ.
Trong đó, ông Vũ phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thanh lý tàu Bạch Đằng Giang và những sai phạm dẫn tới thua lỗ lớn ở Tổng công ty Nam Triệu. Ông Tùng là Tổng giám đốc Tài chính Tập đoàn, Trưởng ban Kiểm soát.
Ngoài ra, các cá nhân khác là Tổng giám đốc kinh doanh Nguyễn Quốc Ánh, Tổng giám đốc đầu tư Lê Lộc, Kế toán trưởng, Trưởng ban tài chính kế toàn Đỗ Văn Phệch, các trưởng ban Kế hoạch đầu tư qua các thời kỳ là Nguyễn Hữu Ngọc và Lê Anh Tuấn, trưởng ban kinh doanh đối ngoại là Phạm Thu Hằng.
Cũng theo kết luận của Thanh tra, ông Phạm Thanh Bình còn phải chịu trách nhiệm cụ thể với các sai phạm như thực hiện dự án mua tàu Hoa Sen, xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng, sử dụng nguồn vay lại trái phiếu quốc tế của Chính phủ mua lại nợ từ ngân hàng BIDV, trong đó nhiều khoản là nợ xấu. Ngoài ra còn có những sai phạm trong việc chuyển nhượng cổ phần Ngân hàng Nhà Hà Nội, việc đầu tư mua cổ phần của Công ty CP đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin, mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt, tiếp quản Công ty Vật tư tổng hợp Yên Bái, quyết định cử ông Nguyễn Tuấn Dương làm chủ tịch HĐQT công ty Cửu Long do vợ ông Dương tham gia sáng lập, đầu tư dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 1. Ông Dương nguyên là chủ tịch kiêm TGĐ cty thép Cái Lân.
Ngoài ra, nhiều cá nhân ở các công ty con của Vinashin cũng phải chịu trách nhiệm cụ thể ở từng vụ việc. Theo Thanh tra Chính phủ xác định, liên quan công ty CP CNTT Hòang Anh lâm vào tình trạng mất vốn và khả năng thanh toán hiện nay là trách nhiệm của ông Ngô Tùng Lâm, nguyên chủ tịch HĐQT Tcty và ông Lưu Văn Hợp, Trưởng ban kiểm soát Tập đoàn Vinashin.
Trong đó, trực tiếp nguyên TGĐ Nguyễn Văn Tuyên đã cố ý làm trái qui định về việc góp vốn thành lập do bản thân ông Tuyên và các anh em ruột thành lập. Tiêu biểu nhất là việc phê duyệt 4 dự án có chi phí đã đầu tư là 87,31 tỷ đồng với các sai phạm như chia nhỏ các dự án nhóm A để trình Tập đòan và tự duyệt, tự ký ký hợp đồng tổng thầu mà không đấu thấu… Các “nhân vật” chủ chốt của Cty Viễn dương Vinashin cũng bị nêu tên như bà Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp đối với công ty Biển Đông, ông Vũ Xuân Bão đối với công ty Bạch Đằng.
Thanh tra kiến nghị Tập đoàn Vinashin phối hợp với Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải thu hòi 615 tỷ đồng chi sai cho các công ty thành viên, giảm trừ 138 tỷ đồng khi nghiệm thu quyết toán một số dự án, giảm dự toán một số gói thầu ở các Tổng công ty Phà Rừng, Hạ Long, Cam Ranh- Nha Trang và Bạch Đằng.
Sau kết quả thanh tra, cơ quan này đã chuyển hồ sơ 7 vụ việc sang Bộ Công an tiếp tục điều tra xử lý.
Đến nay, Vinashin đang trong quá trình tái cơ cấu theo quyết định của Thủ tướng. Trong các kiến nghị của cơ quan thanh tra, ngoài việc rà soát, chấn chính vấn đề tài chính, tổ chức đáng chú ý nhất là đề xuất tới Chính phủ cần có tổng kết thí điểm việc thành lập cái Tập đoàn kinh tế Nhà nước qua sự việc của Vinashin. Trong đó, những vấn đề cần được đút rút là việc giao quyền tự chủ cho HĐQT Tập đoàn lớn nhưng chưa có cơ chế kiểm soát tương ứng, công ty mẹ cấp tín dụng nhưng không có cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, các hoạt động quản lý, ủy thác vay vốn giữa công ty mẹ và công ty tài chính trong Tập đoàn, việc thành lập các công ty cấp 3, cấp 4 của tập đoàn.
Theo bản đánh giá của Thanh tra Chính phủ, điểm khởi phát cho những sai phạm yếu kém của Tập đoàn này chính là một thể chế tổ chức đồ sộ, đa dạng, phức tạp trong các mối quan hệ kinh tế phụ thuộc, độc lập, đan xen, trong khi đó, lại thiếu, buông lỏng quản lý. Và nguyên nhân chính là bắt đầu từ sự thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng Quyết định của Thủ tướng của HĐQT công ty mẹ.
Gần 5 năm qua, công ty mẹ của Tập đoàn vẫn hoạt động theo Điều lệ “cũ”, theo Quy chế tài chính “cũ” của thời kỳ trước khi lên tập đoàn năm 2006 trở về trước. Đồng thời, đơn vị cũng không thực hiện việc đề xuất, bổ nhiệm, hoặc thuê Tổng giám đốc mà để chủ tịch HĐQT kiêm chức Tổng giám đốc kéo dài trong nhiều năm.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là năm 2007, Vinashin đã thành lập, sáp nhập thêm quá nhiều công ty con, số lượng tăng thêm trên 200 doanh nghiệp, song, nhiều đơn vị con này lại ra đời không phải do nhu cầu tăng cường năng lực ngành chính là đóng tàu. Có nhiều trường hợp ở các công ty con đã có vi phạm nghiêm trọng về qui định tổ chức nhân sự, quản lý vốn, tài sản.
Hầu hết các qui định quản lý trong Tập đoàn đều ở tình trạng buông lỏng như Điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế quản lý tài chính, tổng giám đốc điều hành, quy chế, quy trình trong quản lý cán bộ, tiền, tài sản.
Phân tích về các nguyên nhân, cơ quan thanh tra nhấn mạnh lãnh đạo Tập đoàn, trước hết là HĐQT và người đứng đầu đã có khuyết điểm sai phạm trong tổ chức, quản lý điều hành Tập đoàn. Trình độ cán bộ lãnh đạo không đáp ứng yêu cầu quản trị của một Tập đoàn kinh tế lớn. Đặc biệt, người đứng đầu và một số cá nhân hạn chế về năng lực, thiếu trách nhiệm, tùy tiện, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái vi phạm pháp luật.
Về trách nhiệm, Thanh tra Chính phủ cho rằng ông Phạm Thanh Bình và các thành viên HĐQT tập đoàn giai đoạn 2006- 30/6/2010 phải chịu trách nhiệm về các vấn đề yếu kém trên. Theo đó, ngoài ông Bình, các thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ của Tập đòan là: Ông Ngô Thế Việt, Chu Thế Hưng, Hồ Ngọc Tùng, Nguyễn Đức Thận, Trần Văn Liêm, Đỗ Thành Hưng, Lưu Quyết Thắng, Trần Quang Vũ.
Trong đó, ông Vũ phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thanh lý tàu Bạch Đằng Giang và những sai phạm dẫn tới thua lỗ lớn ở Tổng công ty Nam Triệu. Ông Tùng là Tổng giám đốc Tài chính Tập đoàn, Trưởng ban Kiểm soát.
Ngoài ra, các cá nhân khác là Tổng giám đốc kinh doanh Nguyễn Quốc Ánh, Tổng giám đốc đầu tư Lê Lộc, Kế toán trưởng, Trưởng ban tài chính kế toàn Đỗ Văn Phệch, các trưởng ban Kế hoạch đầu tư qua các thời kỳ là Nguyễn Hữu Ngọc và Lê Anh Tuấn, trưởng ban kinh doanh đối ngoại là Phạm Thu Hằng.
Cũng theo kết luận của Thanh tra, ông Phạm Thanh Bình còn phải chịu trách nhiệm cụ thể với các sai phạm như thực hiện dự án mua tàu Hoa Sen, xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng, sử dụng nguồn vay lại trái phiếu quốc tế của Chính phủ mua lại nợ từ ngân hàng BIDV, trong đó nhiều khoản là nợ xấu. Ngoài ra còn có những sai phạm trong việc chuyển nhượng cổ phần Ngân hàng Nhà Hà Nội, việc đầu tư mua cổ phần của Công ty CP đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin, mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt, tiếp quản Công ty Vật tư tổng hợp Yên Bái, quyết định cử ông Nguyễn Tuấn Dương làm chủ tịch HĐQT công ty Cửu Long do vợ ông Dương tham gia sáng lập, đầu tư dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 1. Ông Dương nguyên là chủ tịch kiêm TGĐ cty thép Cái Lân.
Ngoài ra, nhiều cá nhân ở các công ty con của Vinashin cũng phải chịu trách nhiệm cụ thể ở từng vụ việc. Theo Thanh tra Chính phủ xác định, liên quan công ty CP CNTT Hòang Anh lâm vào tình trạng mất vốn và khả năng thanh toán hiện nay là trách nhiệm của ông Ngô Tùng Lâm, nguyên chủ tịch HĐQT Tcty và ông Lưu Văn Hợp, Trưởng ban kiểm soát Tập đoàn Vinashin.
Trong đó, trực tiếp nguyên TGĐ Nguyễn Văn Tuyên đã cố ý làm trái qui định về việc góp vốn thành lập do bản thân ông Tuyên và các anh em ruột thành lập. Tiêu biểu nhất là việc phê duyệt 4 dự án có chi phí đã đầu tư là 87,31 tỷ đồng với các sai phạm như chia nhỏ các dự án nhóm A để trình Tập đòan và tự duyệt, tự ký ký hợp đồng tổng thầu mà không đấu thấu… Các “nhân vật” chủ chốt của Cty Viễn dương Vinashin cũng bị nêu tên như bà Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp đối với công ty Biển Đông, ông Vũ Xuân Bão đối với công ty Bạch Đằng.
Thanh tra kiến nghị Tập đoàn Vinashin phối hợp với Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty hàng hải thu hòi 615 tỷ đồng chi sai cho các công ty thành viên, giảm trừ 138 tỷ đồng khi nghiệm thu quyết toán một số dự án, giảm dự toán một số gói thầu ở các Tổng công ty Phà Rừng, Hạ Long, Cam Ranh- Nha Trang và Bạch Đằng.
Sau kết quả thanh tra, cơ quan này đã chuyển hồ sơ 7 vụ việc sang Bộ Công an tiếp tục điều tra xử lý.
Đến nay, Vinashin đang trong quá trình tái cơ cấu theo quyết định của Thủ tướng. Trong các kiến nghị của cơ quan thanh tra, ngoài việc rà soát, chấn chính vấn đề tài chính, tổ chức đáng chú ý nhất là đề xuất tới Chính phủ cần có tổng kết thí điểm việc thành lập cái Tập đoàn kinh tế Nhà nước qua sự việc của Vinashin. Trong đó, những vấn đề cần được đút rút là việc giao quyền tự chủ cho HĐQT Tập đoàn lớn nhưng chưa có cơ chế kiểm soát tương ứng, công ty mẹ cấp tín dụng nhưng không có cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, các hoạt động quản lý, ủy thác vay vốn giữa công ty mẹ và công ty tài chính trong Tập đoàn, việc thành lập các công ty cấp 3, cấp 4 của tập đoàn.
7 vụ việc ở Vinashin chuyển bộ Công an xử lý Với một loại sai phạm ở Vinsahin, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ 7 vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự sang Bộ Công an, bao gồm: - Vụ việc cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc dùng 1000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu quốc tế để mua nợ từ BIDV. - Vụ thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái trong dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 1, gây thiệt hại 59 tỷ đồng tiền thuế nộp cho nhà thầu nước ngoài và thiệt hại do không phạt nhà thầu nước ngoài vi phạm hợp đồng - Vụ thiếu trách nhiệm và có dấu hiệu tham nhũng trong chuyển nhượng cổ phiếu ngân hàng nhà Hà Nội. - Vụ việc cố ý lam trái qui định, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong các tổ chức doanh nghiệp của ông Ngô Tùng Lâm, nguyên CT HĐQT Công ty CP CNTT Hoàng Anh, Lưu Văn Hợp, ủy viên HĐQT công ty CP Hoàng Anh, Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn Vinashin, ông Nguyễn Văn Tuyên, nguyên TGĐ công ty Hoàng Anh. - Vụ cố ý làm trái qui định Nhà nước về đầu tư sử dụng vốn vay 300 tỷ đồng của Tập đoàn sai mục đích, dẫn đến nợ quá hạn, có khả năng mất vốn đối với Ông Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Cửu Long. - Vụ làm trái qui định Nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng, gây thất thoát số tiền lớn tại dự án Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu - Vụ sai phạm đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng tại công ty CNTT Cái Lân: dự án san lấp giai đoạn 1, khu kinh tế Hải Hà, dự án đóng mới tàu khách 200 chỗ, việc thiệt hai 4,3 tỷ đồng tiền đặt cọt cho công ty Cổ phần Phương Trinh mua ôtô tải sản lấp, việc cho công ty CP Cửu Long Vinashin vay 13 tỷ đồng dẫn tới khả năng mất vốn. Bên cạnh đó, cơ quan Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công an giao nghiên cứu, thu thập bổ sung tài liệu cần thiết để nếu đủ điều kiện thì điều tra, xử lý theo qui định, cụ thể 4 dự án: Cố ý làm trái gây thiệt hại trong hợp đồng tư vấn Dự án mua tàu Enery của công ty Vận tải Biển Đông; Tthiếu trách nhiệm làm trái chỉ đạo của Thủ tướng trong việc tiếp nhận công ty Vật tư tổng hợp Yên Bái; Đầu tư mua cổ phàn của công ty CP đầu tư và vận tải Dầu khí có dấu hiệu che dấu, biển thủ 318 tỷ đồng; Cố ý làm trái qui định trong đầu tư, quản lý tài chính, gẫn tới lãng phí trong sử dụng gần 1000 tỷ đồng vốn đầu tư tại 2 dự án của nhà máy đóng tàu Bến Thủy. |
Theo VEF
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét