Đó là tựa đề của một cuốn sách của học giả người Pháp Jean-François Susbielle, một người am tường về Á Châu từ hơn 20 năm qua. Sách do nhà xuất bản FIRST ấn hành năm 2006, tại Paris. Một tài liệu nghiên cứu nghiêm túc dài gần 400 trang khổ A5. Nguyên bản tiếng Pháp có tên : CHINE-USA LA GUERRE PROGRAMMÉE.
Sau đây tôi xin tóm lượt ngắn gọn nội dung của tài liệu nghiên cứu công phu và nghiêm túc này để gởi đến người Việt trong nước, thêm một cái nhìn tiêu biểu của giới chuyên gia tây phương đối với hiểm họa Trung Cộng. (lời ngưòi dịch được viết bằng nét chữ nghiên).
Mở Đầu :
Chiến tranh thế giới thứ 4 :
Cái nôi của những sự xung đột trong tương lai không phải ở trung đông. Nó ở tại Đông Á ! vì sự trổi dậy của Trung Quốc đối với Mỹ, là nguyên do của tất cả mọi mối đe dọa.
Thời gian không còn nhiều cho nước Mỹ để triệt hạ sự trổi dậy của Trung Quốc, để gìn giữ vai trò lãnh đạo (leadership) của Mỹ.
Để ngăn chận sự trổi dậy của Trung Quốc, Mỹ đả chi tiêu hơn 10 tỷ USD mỗi năm để phát triển hệ thống lá chắn chống hỏa tiễn. Cũng với lý do đó mà Mỹ sử dụng, theo con số được công bố, 510 tỷ USD cho nền quốc phòng, một ngân sách đả được nhân lên gấp hai kể từ cuối nhiệm kỳ của Bill Clinton.
Vì lý do phải giữ cho Trung Quốc trong tình trạng lệ thuộc về năng lượng mà nưóc Mỹ đả chiếm lấy Irak và các mỏ dầu hỏa của nưóc này. Và cũng để chuẩn bị cho một cuộc chiến thế giới thứ 4, khả dỉ có thể xảy ra, mà Mỹ đả thiết lập các căng cứ quân sự ở xung quanh nước tàu.
Một cuộc chiến tranh lạnh, một sự chung sống hòa bình giữa hai thế lực thù địch là điều khó nghĩ đến. Vì Trung Quốc không có một lực lượng đủ mạnh để đảm bảo một trạng thái cân bằng dựa trên học thuyết MAD (Mutual destruction Assured - Sự đảm bảo phá hũy lẩn nhau).
Vì vậy thực hiện một cuộc chiến tranh, là giả thuyết khả thi nhất, vì hòa bình không phải là một lựa chọn của Ngũ Giác Đài và cánh tân bảo thủ.
Và Nhật Bản có vai trò tiên phong đứng ra chống tàu.
Cuộc chiến tranh lạnh, là cuộc chiến thế giới thứ 3 mà Mỹ là kẻ chiến thắng
Người ta thường quên rằng cuộc chiến chống cộng sản mà Mỹ đả chủ động, là một cuộc chiến tranh tòan cầu, mà địa bàn triển khai trải dài từ Việt Nam đến Phi Châu, từ Triều Tiên đến Cu Ba, và từ Berlin đến Santiago.
Cuộc chiến thứ ba đả chính thức bắc đầu vào tháng 8 nam 1945, với hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, nhằm bắt buộc Nhật đầu hàng và cũng là để thị oai với Liên Xô đồng thời vạch ra một lằng ranh giới hạn những tham vọng của họ. Cuộc thế chiến thứ 3 này đả chấm dức ngày 09 tháng 11 năm 1989 với sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và chiến thắng tòan diện thuộc về Mỹ.
Hiểm họa trung cộng
Trung quốc là một mối đe dọa cho sự ổn định ở Đông Á, và là một sự thách thức với trật tự thế giới, đó là những khẳng định của chính giới Hoa Kỳ, và Nhật Bản cũng đả có nhưng nhận định tương tự.
Mỹ và Nhật sẻ không để cho Trung Cộng vượt lên quá giới hạn mà họ có thể chấp nhận được.
Đối với giới diều hâu trong chính quyền Mỹ thì, Trung Quốc với một nền kinh tế tập trung, một ngân khỏang quốc phòng bội tăng, và sự trổi dậy của chủ nghĩa dân tộc, là một quốc gia phát-xít.
Mặt dù Trung Quốc cũng chỉ mới bắc đầu trổi dậy, nhưng nó đả khuất phục môi trường chung quanh nó để sử dụng cho mục tiêu tăng tốc phát triển của nó, từ cánh đồng đậu nành ở Brésil đến các mỏ dầu hỏa của Phi Châu, và tiến trình này cũng chỉ mới ở giai đọan đầu.
Thời khắc đả điểm
Trung Quốc thì muốn mua thời gian, vì thời gian vô cùng quý giá đối với họ, nó giúp họ đạt đến chiến thắng không tránh khỏi. Và Mỷ thì cũng hiểu là thời gian của Mỷ cũng không còn nhiều nữa.
Đối với Mỹ, thì Liên Xô và cả hệ thống chính trị và kinh tế của nó, không tranh dành những quyền lợi sống còn với Mỹ, cả hai hệ thống không có gì tuơng đồng và đả được thiết kế để tồn tại độc lập với nhau. Đằng này với tàu thì lại khác hẳn. Tàu ở ngay trung tâm điểm của nền kinh tế tòan cầu hóa.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ 4 có lẻ đả bắt đầu vào tháng 5 năm 1999, với một cuộc dội bom lên tòa đại sứ của tàu ở Belgrade. Cuộc chiến này sẻ không kéo dài 45 năm như cuộc chiến tranh lạnh, vì trước cuối thập niên này thì Mỹ và Tàu sẻ có cuộc hẹn với lịch sử.
PHẦN THỨ I
Tái thiết lập đế quốc Trung Hoa
« Nguời tàu muốn gì » đó là câu hỏi mà cả thế giới đang lo ngại tự đặt ra, trưóc cái gọi là « sự trổi dậy hòa bình » của Trung Quốc. Họ cũng chưa quên rằng chỉ vừa chiếm được chính quyền ở Trung Quốc, thì quân đội của Mao đả tiến chiếm Tây Tạng, phà hủy các đền thờ và tàn sát vị sư sải.
Nguời tàu muốn gì ?. Khi mà họ đả là nền kinh tế hàng đầu thế giới, và là trung tâm của thế giới vào cuối thế kỷ XVIII. Và sau đó là một giai đoạn tăm tối cho đến năm 1979, để thoát ra với những chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Và để rồi sẻ nối lại dòng lịch sử đế quốc của nó ?.
Thèm khác sự công nhận, và kính nể, Trung Quốc muốn phục thù rữa hận vớì « thế kỷ của sự nhục nhã », để dành lại vị thế bá chủ thế giới của họ. Một thế giới mà phần còn lại sẻ phải thuần phục họ như các chư hầu.
Sự phục thù đối với lịch sử
Khi mà các học giả tây phưong cho rằng, và các cuộc nghiên cứu cho đến nay xát nhận, là lòai ngưới có nguồn gốc từ Phi Châu, thì các khoa học gia Trung Quốc cương quyết phủ nhận rằng họ xuất thân từ Phi Châu.
Các khoa học gia Trung Quốc thì luôn một mực, bằng tất cả mọi phưong tiện, để chứng minh rằng người tàu cớ xuất xứ từ người vượng Bắc Kinh. Điều này đặc lại vấn đề một cách hệ trọng với các khoa học gia của tây phuơng, và nó phù hợp với niềm kiêu hảnh của ngưòi tàu rằng họ thuộc một dòng giỏi chính thống và duy nhất, là trung tâm của thế giới, và cũng là cái nôi văn minh của chính họ.
Ý thức tạo nên cái gọi là, một chủng tộc riêng biệt, độc lập và rất khác biệt với các chủng tộc khác, rất phổ biến nơi người tàu. Vì lẻ đó họ tự xem, chủng tộc Hán, là thuần chủng và rất ít pha trộn với các dân tộc ở xung quanh.
Tiếp theo, tác giả lượt qua lịch sử của tàu từ nguồn gốc của ngưòi tàu đến những giao tiếp đầu tiên của tây phương với tàu. Và bắc đầu là những giao tranh với 3 cuộc chiến tranh nha phiến giữa tàu với Anh,rồi với liên quân Anh Pháp Mỹ Nga. Thực chất nha phiến chỉ là cái cớ để nước Anh và tây phương tiến hành chiến tranh để làm suy yếu và triệt hạ tàu.
Từ năm 1839 đến 1860, hơn 20 năm mà tàu phải đối phó với những cuộc chiến với tây phương và nạng ma tuý. và cũng là giai đoạn suy yếu của nó. Chưa yên, thì hơn 30 năm sau, Nhật tấn công tàu vào năm 1895, kéo theo sự thất bại của tàu, là những sụ nhường đất cho Nhật và Nga. Đối với người tàu những thất bại truớc Nhật và tây phương cũng như những áp đặt của họ lên nuớc tàu, thì đó là « một thế kỷ của sự ô nhục » mà họ đang muốn phục thù.
Có thể nói, Đặng Tiểu Bình đả mở màng cho những tham vọng trở lại ngôi vị bá chủ thế giới của người tàu. Họ Đặng cũng không quên dặn dò người tàu, phải « che dấu ý đồ của mình, che dấu sức mạnh của mình »… « Không nên giưong cao những ngọn cờ, và lèo lái con sóng » (họ Đặng muốn nói là không nên giương cao ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa, hay công khai những sự hảnh diện, hoặc thái độ của kẻ cả, kẻ thống trị)
Họ Đặng khẳng định « một quốc gia yếu thì không có ngoại giao ». Vì vậy phải chịu khó cong lưng, khi mà họ vẫn chưa có khả năng để áp đặc trên phương diện ngoại giao. Sự lẫn tránh va chạm đó của người tàu đối với Mỹ, đã khiến cho Mỹ khó kéo tàu vào trong một cuộc đọ sức cho đến đầu thập niên vừa qua.
Nhưng đến nay, thì tàu đả thay đổi thái độ, không cần che giấu tham vọng và những dã tâm của nó nữa , thái độ thách thức cộng động quốc tế của tàu ngày một rỏ rệt. Mỹ, tây phương, Nhật, và cả cộng đồng quốc tế đang đứng trước một thách thức to lớn của lịch sử nhân loại vì mức độ nghiêm trọng, vì bản chất và cách hành xử của chính quyền Trung Quốc.
Một chính quyền đả thể hiện, theo như logic lịch sử của tàu, về tham vọng vô bờ bến của nó. Về cách hành xử bất chấp thủ đoạn, bất chấp các nguyên tắc, luật lệ, và quy uớc của cộng đồng thế giới trong mọi lĩnh vực, từ nhân quyền, dân chủ, đến kinh tế và chính trị…
Hơn nữa lảnh đạo tàu hiện nay vẫn theo đuỗi cái ý niệm cho rằng họ là chủng tộc siêu đẳng hơn cả, họ phải thống trị thế giới, và phần còn lại thì đuơng nhiên phải là chư hầu của họ.
Trung Quốc còn là một sự đe dọa cho mô hình dân chủ trên tòan cầu.
Như họ Đặng đả tuyên bố « một hòn núi không cho phép hai con hổ sống chung ».
Và để kết thúc phần I của tài liệu này, tác giả viết :
Thế giới được chia ra thành nhiều chiến quốc, như thời đại Xuân Thu Chiến Quốc bên tàu. Một cuộc chiến là không thể tránh khỏi, Trung Quốc biết rất rỏ, và vẫn luôn biết như vậy. Ngày hôm nay, tàu không thể thắng đuợc, nó chưa sẳng sàng. Mỹ thì đả thức tỉnh.
Chiến dịch be bờ của Mỹ đối với tàu đả điểm, sự trả đủa của tàu cũng đi theo. Bao giờ thì sự bùng nổ từ bên trong sẻ xảy ra ở tàu, vì những bất công và áp bức ?. Bao giờ thì thị truờng thế giới sẻ phải đóng lại, vì nó đả quá mở rộng cho tàu hưởng lợi ?. Và bao lâu nữa thì các hiệp sĩ Nhật sẻ quay lại thách đấu với tàu ?.
PHẦN II : CUỘC CHIẾN ĐÃ BẮT ĐẦU
Vì lý do thời gian có hạn, nên tôi sẻ tóm lượt phần này trong một bài viết sau.
http://phothuongdan2011.wordpress.com/2011/06/12/trung-qu%e1%bb%91c-usa-cu%e1%bb%99c-chi%e1%ba%bfn-d%e1%ba%a3-d%c6%b0%e1%bb%a3c-len-ch%c6%b0%c6%a1ng-trinh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét