Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Tháo nút “thắt” tiến trình cổ phần DNNN lớn

KT – Tháo nút “thắt” tiến trình cổ phần DNNN lớn 



http://bee.net.vn/dataimages/201106/original/images722239_A_01.jpg
Ông Nguyễn Duy Long
-
(TTHN) – Tháo nút “thắt” tiến trình cổ phần DNNN lớn hay là dấu hiệu sự sụp đổ của nền Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của đảng CSVN?
Chủ trương lớn về Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của đảng CSVN là duy trì các Tập đoàn Tổng công ty thuộc sở hữu nhà nước, với vai trò là những quả đấm thép của Chính phủ thời ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là một chủ trương phi thực tế, phản quy luật của nền kinh tế thị trường tự do mà không có bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới áp dụng, kể cả Trung quốc. Mà chính sách kinh tế sáng suốt nhất, phù hợp với xu hướng chung là phải cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở mức cao nhất có thể, trừ các doanh nghiệp liên quan tới an ninh, quốc phòng hoặc luôn luôn phải bù lỗ như ngành vận chuyển đường sắt là một ví du.
Qua bài viết dưới đây đăng trên BeeNet.vn dưới đây, cho thấy những suy nghĩ của anh CXN thể hiện qua các bài viết về vấn đề tìm lối thoát duy nhất cho một mô hình kinh tế không giống ai của Chính phủ Việt nam hiện nay là phải khẩn trương cổ phần hóa các DNNN là hết sức sáng suốt, nay đã được họ xem xét ghi nhận và chuẩn bị các điều kiện triển khai trong thời gian tới. Tuy việc cổ phần hóa các DNNN là việc tư nhân hóa sở hữu công cộng, một việc trái hoàn toàn với nguyên tắc cơ bản của CN Maxr- Lenine là công hữu hóa sở hữu tư nhân. Nhưng hy vọng qua các bài học thất bại đau đớn của các doanh nghiệp chủ lực của Nhà nước trong thời gian qua cũng làm cho họ tỉnh ra, đừng là những gì phản quy luật.
—————
Tháo nút “thắt” tiến trình cổ phần DNNN lớn
Những “nút thắt” khó gỡ nhất trong cổ phần hoá (CPH) DNNN như: xác định giá đất, tìm kiếm cổ đông chiến lược… sắp được gỡ khi dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 109 về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần đã được Bộ Tài chính hoàn tất và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành trong tháng 6 này.
Ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng Đổi mới, sắp xếp và phát triển DN, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) đã hé lộ những điểm mới của Nghị định lần này.
Khắc phục điểm “nghẽn” về xác định giá đất khi tính giá trị DN trước đây,  điểm mới của dự thảo Nghị định là không đưa ra quy định về xác định lợi thế vị trí địa lý đối với diện tích đất DN chọn hình thức thuê, vì khái niệm này gây nhiều khó khăn cho xác định giá trị DN thời gian qua. Thay vào đó là căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế theo thị trường để trả tiền thuê đất.
Do vậy, khi xác định giá trị DN, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt CPH không đơn thuần dựa vào khung giá đất do UBND cấp tỉnh công bố ngày 1/1 hàng năm để phê duyệt mức giá cho thuê, mà còn phải căn cứ vào giá thực tế trên thị trường.
Cơ sở để tính giá đất thuê theo thị trường đã được hướng dẫn tại Nghị định 121/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Một điểm mới nữa của dự thảo Nghị định là loại diện tích đất sử dụng vào mục đích phúc lợi, công cộng (đường đi, diện tích cây xanh…) khi xác định giá trị đất trong quá trình tính giá trị DN, đồng thời giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết nội dung này.
Những quy định mới trên không chỉ gỡ tắc cho xác định giá trị DN khi tiến hành CPH, mà còn tạo ra sự bình đẳng cho các thành phần DN khác nhau khi ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước.
Nhằm đảm bảo việc xác định giá trị DN chuẩn xác, tránh thất thoát tài sản nhà nước Dự thảo Nghị định lần đầu tiên bổ sung vào dự thảo Nghị định trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình xác định giá trị DN.
Theo đó, sau khi đơn vị tư vấn đưa ra phương án xác định giá trị DN, điểm khác biệt so với quy định hiện hành là Kiểm toán Nhà nước sẽ thẩm tra lại phương án xác định giá trị DN của bên tư vấn. Sau khi Kiểm toán Nhà nước có ý kiến, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt CPH mới phê duyệt giá trị DN.
Việc tăng cường vai trò giám sát của Kiểm toán Nhà nước là nhằm tránh nguy cơ thất thoát tài sản của Nhà nước trong quá trình CPH các tập đoàn, tổng công ty có vốn, tài sản nhà nước lớn.
Để tạo sự chủ động cho DN trong tìm kiếm cổ đông chiến lược, đặc biệt là các cổ đông có tiềm lực tài chính mạnh, kỹ năng quản trị tốt, có cam kết gắn bó lâu dài với DN, dự thảo Nghị định cho phép DN được lựa chọn phương thức bán cổ phần cho các cổ đông chiến lược trước khi bán cho các đối tượng khác như: người lao động, tổ chức công đoàn, đấu giá công khai ra công chúng, để trình phương án CPH cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mặt khác, để tạo thuận lợi cho việc IPO và chuyển DN sang hoạt động theo mô hình CTCP, dự thảo Nghị định cho phép nếu số cổ phần IPO lần đầu không bán hết, DN vẫn được phép chuyển đổi mô hình hoạt động sang CTCP. Sau đó, trong Nghị quyết ĐHCĐ lần đầu của DN phải thể hiện rõ nội dung sẽ tiếp tục bán nốt số cổ phần đã được phê duyệt khi đưa ra IPO, để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.
Đây là biện pháp khắc phục tình trạng CPH chậm trễ vừa qua do vướng quy định nếu số lượng cổ phần không bán hết trên 30% tổng số cổ phần chào bán, DN phải tổ chức đấu giá bán tiếp, thì mới được chuyển đổi hoạt động sang mô hình CTCP.
Hữu Hòe (theo StockBiz.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét