Vào lúc 9 giờ sáng ngày 23/6/ 2011, tại trụ sở của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, GS. Ngô Bảo Châu, người vừa được tặng Giải thưởng Fields cao quý nhất về Toán học trên thế giới (19/8/ 2010), đã có bài giảng đầu tiên để bắt đầu một chuỗi các hoạt động khoa học khai trương Viện này.
GS. Châu giảng bài trong một căn phòng khá rộng và lịch sự. Các thính giả với mái tóc từ bạc đến hoa râm và đen ngồi chật kín, lắng nghe rất chăm chú và ghi chép cẩn thận.
GS. Châu nói: Sau khi kết thúc, loạt bài giảng của mình và các đồng nghiệp sẽ được tập hợp và biên tập lại thành một cuốn sách bằng tiếng Anh trong tuyển tập Lecture Notes in Mathematics (tạm dịch Tập bài giảng Toán học) do Springer xuất bản.
GS. Châu giảng bài trong một căn phòng khá rộng và lịch sự. Các thính giả với mái tóc từ bạc đến hoa râm và đen ngồi chật kín, lắng nghe rất chăm chú và ghi chép cẩn thận.
GS. Châu nói: Sau khi kết thúc, loạt bài giảng của mình và các đồng nghiệp sẽ được tập hợp và biên tập lại thành một cuốn sách bằng tiếng Anh trong tuyển tập Lecture Notes in Mathematics (tạm dịch Tập bài giảng Toán học) do Springer xuất bản.
GS Ngô Bảo Châu |
Tôi để ý theo dõi cách GS. Ngô Bảo Châu giảng bài. Anh nói hoàn toàn bằng tiếng Việt, không lai từ Tây, vừa nói vừa dùng phấn viết nhanh lên bảng bằng tiếng Anh rất chuẩn mực, theo thói quen, vì anh đã từng giảng bài ở nhiều nơi trên thế giới bằng tiếng Anh.
Tôi lại rất thích kiểu "2 trong 1" này, vì ở dưới các thính giả toán học trẻ Việt Nam còn được học thêm từ vựng toán học bằng tiếng Anh. Tất nhiên sau này khi có cả giảng viên và thính giả quốc tế đến Viện thì sẽ nói và viết đều bằng tiếng Anh. Đáng lẽ một số nhà toán học hàng đầu thế giới, trong đó có người đã được nhận Giải thưởng Fields như GS. Châu, sang giảng bài kỳ này và hợp tác nghiên cứu với Viện, nhưng vì Viện mới được thành lập, nên chưa kịp dự trù kinh phí.
Trong suốt bài giảng hơn hai giờ, GS. Châu không hề dùng Powerpoint, không hề nhìn một trang tài liệu, giáo án nào, tất cả đều từ trong đầu mà ra, vừa nói vừa viết một cách từ tốn, sinh động, hấp dẫn.
Khi vào phòng hội thảo, anh có đeo một chiếc túi da nhỏ, nhưng chắc trong đó không có “giáo án”.
Trong một bức thư điện tử gửi trước lúc về Việt Nam lần này, anh viết một cách rất khiêm tốn: “Tôi đang dạy một chuyên đề về các dạng tự đẳng cấu ở ĐH Chicago nên đang còn nhớ nhiều chi tiết, có thể kể lại, sợ sang năm lại quên mất. Ngoài ra, vì tôi cũng hiểu mỗi thứ một chút, nên sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, giữ nhịp cho seminar”.
Người giảng bài còn trẻ trung, không hề có dấu hiệu mệt mỏi. Mặc dù trong phòng lớn có micro, nhưng anh không dùng và nói đủ to để mọi người vẫn nghe rõ. Tất cả người nghe đều bị cuốn hút, cho đến khi kết thúc bài giảng, không một ai ra về trước.
Chỉ trong vòng một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, GS. Châu đã "kể" cho người nghe một câu chuyện toán học dài xuyên qua hơn hai chục thế kỷ từ thời các phương trình nghiệm nguyên Diophantine cho đến những thành tựu toán học kiệt xuất của nhân loại trong thế kỷ XX, XXI, trong đó có những phần liên quan tới chứng minh của anh cho Bổ đề cơ bản do R. Langlands phỏng đoán.
Anh đã "vẽ" ra một bức tranh toàn cảnh “nối những bến bờ xa lạ” trong toán học và vật lý lại với nhau, như phương trình Diophantine, lý thuyết số, biểu diễn Galois, biểu diễn các nhóm Lie, dạng modular và dạng tự đẳng cấu, hình học, tô pô, vật lý, …
Mặc dù lĩnh vực toán học chuyên ngành của tôi hơi xa những vấn đề mà GS. Châu đề cập đến trong bài giảng hôm đó, nhưng qua cách diễn đạt “dân dã” của anh, tôi cũng hiểu được phần nào “câu chuyện dài vừa cổ tích vừa hiện đại” này.
Trước đây tôi chưa bao giờ dám mơ sẽ có một ngày mà người được mời về giảng bài tại Việt Nam, sau khi nhận Giải thưởng Fields, lại chính là một người Việt Nam, giảng bài bằng tiếng Việt! Nói ra ngoài Toán học: Hãy thử hình dung sẽ vui mừng biết bao nếu một ngày nào đó chúng ta được xem ngay tại nước mình một bộ phim Việt Nam được trao Giải Oscar mà từ kịch bản đến đạo diễn và diễn viên cơ bản là người Việt Nam!
Thật là có ý nghĩa khi nhớ lại: Năm 1974, GS. Tạ Quang Bửu đã mời một số nhà toán học giỏi người Pháp và người Việt Nam ở Pháp, như GS. B. Malgrange, GS. F. Phạm, GS. Lê Dũng Tráng và GS. A. Chenciner sang Việt Nam để tổ chức một chuỗi bài giảng về Lý thuyết các kỳ dị, cũng tại ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Khi đó lý thuyết này còn rất mới mẻ trên thế giới nhưng đã hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng. Nhờ vậy mà đến nay Việt Nam đã có hẳn một nhóm nghiên cứu rất mạnh trong lĩnh vực này.
Khác với năm 1974, đợt này, ta đã có hẳn một Viện để tổ chức các bài giảng một cách bài bản, đó là Viện NCCCT, và giảng viên là GS. NB Châu và các GS, các nhà toán học xuất sắc trong nước và ngoài nước, 100% là người Việt Nam. Chỉ qua ví dụ so sánh đơn giản này, chúng ta đã có thể thấy một bước tiến đáng trân trọng của nền Toán học nước nhà.
Tôi đã cùng các thính giả Việt Nam khác nghe từ đầu đến cuối hơn hai giờ bài giảng đầu tiên của GS. Ngô Bảo Châu với nhan đề "Các dạng tự đẳng cấu" ( tạm dịch từ "Automorphic Forms").
• GS Trần Văn Nhung- Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
Tôi lại rất thích kiểu "2 trong 1" này, vì ở dưới các thính giả toán học trẻ Việt Nam còn được học thêm từ vựng toán học bằng tiếng Anh. Tất nhiên sau này khi có cả giảng viên và thính giả quốc tế đến Viện thì sẽ nói và viết đều bằng tiếng Anh. Đáng lẽ một số nhà toán học hàng đầu thế giới, trong đó có người đã được nhận Giải thưởng Fields như GS. Châu, sang giảng bài kỳ này và hợp tác nghiên cứu với Viện, nhưng vì Viện mới được thành lập, nên chưa kịp dự trù kinh phí.
Trong suốt bài giảng hơn hai giờ, GS. Châu không hề dùng Powerpoint, không hề nhìn một trang tài liệu, giáo án nào, tất cả đều từ trong đầu mà ra, vừa nói vừa viết một cách từ tốn, sinh động, hấp dẫn.
Khi vào phòng hội thảo, anh có đeo một chiếc túi da nhỏ, nhưng chắc trong đó không có “giáo án”.
Trong một bức thư điện tử gửi trước lúc về Việt Nam lần này, anh viết một cách rất khiêm tốn: “Tôi đang dạy một chuyên đề về các dạng tự đẳng cấu ở ĐH Chicago nên đang còn nhớ nhiều chi tiết, có thể kể lại, sợ sang năm lại quên mất. Ngoài ra, vì tôi cũng hiểu mỗi thứ một chút, nên sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, giữ nhịp cho seminar”.
Từ năm 1967 đến nay, đã có một số nhà toán học hàng đầu thế giới sau khi nhận Giải thưởng Fields đã từng sang thăm và giảng bài tại Việt Nam, như GS. A. Grothendieck (Pháp), GS. L. Schwartz (Pháp), GS. A. Hironaka (Nhật Bản) |
Chỉ trong vòng một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, GS. Châu đã "kể" cho người nghe một câu chuyện toán học dài xuyên qua hơn hai chục thế kỷ từ thời các phương trình nghiệm nguyên Diophantine cho đến những thành tựu toán học kiệt xuất của nhân loại trong thế kỷ XX, XXI, trong đó có những phần liên quan tới chứng minh của anh cho Bổ đề cơ bản do R. Langlands phỏng đoán.
Anh đã "vẽ" ra một bức tranh toàn cảnh “nối những bến bờ xa lạ” trong toán học và vật lý lại với nhau, như phương trình Diophantine, lý thuyết số, biểu diễn Galois, biểu diễn các nhóm Lie, dạng modular và dạng tự đẳng cấu, hình học, tô pô, vật lý, …
Mặc dù lĩnh vực toán học chuyên ngành của tôi hơi xa những vấn đề mà GS. Châu đề cập đến trong bài giảng hôm đó, nhưng qua cách diễn đạt “dân dã” của anh, tôi cũng hiểu được phần nào “câu chuyện dài vừa cổ tích vừa hiện đại” này.
Trước đây tôi chưa bao giờ dám mơ sẽ có một ngày mà người được mời về giảng bài tại Việt Nam, sau khi nhận Giải thưởng Fields, lại chính là một người Việt Nam, giảng bài bằng tiếng Việt! Nói ra ngoài Toán học: Hãy thử hình dung sẽ vui mừng biết bao nếu một ngày nào đó chúng ta được xem ngay tại nước mình một bộ phim Việt Nam được trao Giải Oscar mà từ kịch bản đến đạo diễn và diễn viên cơ bản là người Việt Nam!
Thật là có ý nghĩa khi nhớ lại: Năm 1974, GS. Tạ Quang Bửu đã mời một số nhà toán học giỏi người Pháp và người Việt Nam ở Pháp, như GS. B. Malgrange, GS. F. Phạm, GS. Lê Dũng Tráng và GS. A. Chenciner sang Việt Nam để tổ chức một chuỗi bài giảng về Lý thuyết các kỳ dị, cũng tại ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Khi đó lý thuyết này còn rất mới mẻ trên thế giới nhưng đã hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng. Nhờ vậy mà đến nay Việt Nam đã có hẳn một nhóm nghiên cứu rất mạnh trong lĩnh vực này.
Khác với năm 1974, đợt này, ta đã có hẳn một Viện để tổ chức các bài giảng một cách bài bản, đó là Viện NCCCT, và giảng viên là GS. NB Châu và các GS, các nhà toán học xuất sắc trong nước và ngoài nước, 100% là người Việt Nam. Chỉ qua ví dụ so sánh đơn giản này, chúng ta đã có thể thấy một bước tiến đáng trân trọng của nền Toán học nước nhà.
Tôi đã cùng các thính giả Việt Nam khác nghe từ đầu đến cuối hơn hai giờ bài giảng đầu tiên của GS. Ngô Bảo Châu với nhan đề "Các dạng tự đẳng cấu" ( tạm dịch từ "Automorphic Forms").
• GS Trần Văn Nhung- Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước
Tới dự bài giảng của GS. Ngô Bảo Châu và sau này có thể phối hợp giảng bài là các giáo sư toán học hàng đầu trong nước gần chuyên ngành và các nhà toán học trẻ của Việt Nam từ trong nước và từ Pháp, Mỹ, …, về, như GS. Hà Huy Khoái, GS. Ngô Việt Trung, GS. Lê Tuấn Hoa, GS. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS. Nguyễn Tự Cường, GS. Đỗ Ngọc Diệp, GS. Đỗ Đức Thái, GS.Nguyễn Quốc Thắng, GS. Phùng Hồ Hải, TS. Nguyễn Chu Gia Vượng, TS. Lê Hùng Việt Bảo (từ ĐH Harvard, Mỹ), TS. Ngô Đắc Tuấn (ĐH Paris 13), TS. Bùi Hùng, TS. Lê Minh Hà, TS. Phan Dương Hiệu (ĐH Paris 8-13), TS. Ngô Quang Hưng (ĐH Suny Buffalo, Mỹ), … |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét