Thảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ Việt Nam Ngô Minh Loan
Ngọc Thu dịch
Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã qua rồi nhưng tài liệu làm nên diện mạo nhiều mặt của nó thì chưa được cập nhật đầy đủ. Đó sẽ là một khó khăn rất lớn cho những ai muốn dựng lại một bộ tín sử về thời đoạn lịch sử quan trọng này. Biết được yêu cầu của chúng tôi, một số cộng tác viên có ý định từ nay sẽ cung cấp dần những tài liệu quý hiếm đã nằm trong kho lưu trữ của các nước nhưng chưa được bạch hóa tại Việt Nam. Mở đầu là bài dịch dưới đây, tiếp nối bài của chính dịch giả đã in trên trang mạng Đàn chim Việt mà chúng tôi xin phép in lại trong phần phụ lục. Đương nhiên, đây là những tài liệu mà độ phần trăm thật giả chưa được lượng định. Tuy vậy ít nhiều chúng cũng cung cấp cho ta những bức tranh đa dạng nhiều kích cỡ, nói lên những thuận lợi cũng như những khó khăn trắc trở mà Việt Nam phải tìm mọi cách để vượt qua trong cuộc chiến gay go của mình. Bauxite Việt Nam |
05-13-1967
Mô tả: Kiều Quán Hoa không đồng ý về kế hoạch chuyển máy bay của Liên Xô qua Việt Nam bằng đường hàng không thay vì bằng đường xe lửa.
Kiều Quán Hoa: Tôi có một vấn đề cần thảo luận với đồng chí Đại sứ. Đây là một vấn đề cụ thể liên quan đến viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam.
Ngày 6 tháng 5 năm 1967, chúng tôi được đồng chí Thứ trưởng Nghiêm Bá Đức (1) và đồng chí Phạm Thanh Hà (2) thông báo ở Hà Nội và Bắc Kinh rằng, tháng 5 và tháng 6 năm 1967, Liên Xô sẽ cung cấp cho Việt Nam 24 máy bay Mig-17 và Mig-21 (12 máy bay mỗi loại) và chúng tôi cũng được yêu cầu giúp vận chuyển những máy bay này đi qua ngõ Trung Quốc.
Ngày 9 tháng 5 năm 1967, đồng chí Phạm Thanh Hà chính thức thông báo với Ủy ban Kinh tế Đối ngoại của chúng tôi là, 24 máy bay này sẽ được vận chuyển bằng đường xe lửa. Sẽ có hai chuyến hàng, mỗi chuyến có thể chở 12 máy bay.
Tuy nhiên, cùng vấn đề này, phía Liên Xô thông báo cho chúng tôi khác đi: ngày 8 tháng 5, họ yêu cầu máy bay AN-12 của họ chở 24 máy bay này đi qua vùng trời của Trung Quốc trong khoảng thời gian 10 ngày, từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 24 tháng 5 năm 1967.
Ngày 9 tháng 5 năm 1967, đồng chí Nghiêm Bá Đức tại Hà Nội đề xuất kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không.
Lãnh đạo của chúng tôi đặt nặng vấn đề này trong chương trình nghị sự. Chúng tôi đã nghiên cứu yêu cầu của cả hai phía Việt Nam và Liên Xô rất cẩn thận. Thay mặt Chính phủ Trung Quốc, tôi muốn thông báo cho đồng chí Đại sứ, rằng chúng tôi đồng ý với kế hoạch đề xuất của đồng chí Phạm Thanh Hà về việc vận chuyển 24 máy bay bằng đường xe lửa, chứ không phải bằng kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không.
Việc vận chuyển bằng đường hàng không 24 máy bay này là một vấn đề quan trọng. Như đồng chí Đại sứ đã biết, ý kiến của chúng tôi từ lâu khác với ý kiến của phía Liên Xô. Từ đầu năm 1965, khi viện trợ của Liên Xô bắt đầu đến Việt Nam, nhiều lần Liên Xô đề nghị chuyển hàng đến Việt Nam bằng đường hàng không, qua vùng trời của Trung Quốc. Nói chung, chúng tôi không đồng ý với ý kiến đó. Trước đây, Việt Nam cũng không đồng ý vận chuyển bằng đường hàng không, bởi vì các ông hiểu lập trường của chúng tôi [về vấn đề này]. Lần này, tôi muốn nói rõ ràng hơn với các đồng chí Việt Nam về lý do tại sao Liên Xô muốn vận chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam bằng phương pháp này.
Trong vài năm qua, bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của mình, Liên Xô đã và đang cố gắng công bố công khai số hàng viện trợ với quy mô lớn cho Việt Nam. Chúng tôi cho rằng Liên Xô cố ý làm như vậy để cho Hoa Kỳ biết về khoản viện trợ quy mô lớn của Liên Xô cho Việt Nam và làm như vậy, Liên Xô tiết lộ một số bí mật cho phía Mỹ.
Trong vài năm qua, chúng tôi giúp Việt Nam vận chuyển hàng viện trợ bằng tàu hỏa, rất an toàn và kịp thời. Phía Việt Nam cũng đã rất hài lòng. Vậy tại sao lần này Liên Xô đòi vận chuyển bằng đường hàng không? Nếu Liên Xô phải sử dụng đến việc vận chuyển bằng đường hàng không với quy mô lớn, máy bay do thám Mỹ – vốn luôn bay trên bầu trời Trung Quốc – sẽ phát hiện ra ngay, sau khi máy bay của Liên Xô cất cánh khỏi Irkutsk. Lập trường của chúng tôi về vấn đề này rõ ràng đối với Việt Nam: làm như vậy, Liên Xô muốn khoe khoang với Hoa Kỳ [về khoản viện trợ cho Việt Nam], công khai tiết lộ bí mật quân sự cho kẻ thù.
Họ cũng sử dụng viện trợ cho Việt Nam để kiểm soát tình hình và hợp tác với Mỹ, để buộc Việt Nam phải chấp nhận đàm phán hòa bình. Báo chí phương Tây thậm chí còn nói rằng Liên Xô tăng cường viện trợ cho Việt Nam để tạo ra tình trạng đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô – Mỹ, điều này sẽ dọn đường cho thỏa hiệp. Tôi đưa nhận xét của chúng tôi về vấn đề này để cho các ông hiểu rõ lập trường của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định áp đặt nó lên các ông.
Tóm lại, chúng tôi cho rằng:
(1) đề nghị của Liên Xô về vận chuyển bằng đường hàng không là có ý xấu và là một âm mưu,
(2) việc vận chuyển những chiếc máy bay này là một hành động quân sự lớn, nhưng Liên Xô đã không tham khảo ý kiến với chúng tôi và buộc chúng tôi phải chấp nhận. Điều này không có gì khác hơn là thái độ của người theo chủ nghĩa Sô vanh.
Ghi chú:
1. Nghiêm Bá Đức, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam dân chủ cộng hòa từ năm 1954, thành viên của đoàn đại biểu kinh tế đến Liên Xô và Đông Âu giữa năm 1965 và 1975. Sau đó làm cố vấn kinh tế tại Lào.
2. Phạm Thanh Hà là sĩ quan hậu cần quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam, là người dẫn đầu phái đoàn viện trợ quân sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1965-1973.
N.T. dịch từ: Wilsoncenter.org
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN
Phụ lục:
Liên Xô viện trợ cho Việt Nam
Albert Parry
Ngọc Thu dịch
Bài viết này đã được viết lại từ bản gốc, do báo THE REPORTER đăng ngày 12 tháng 1 năm 1967. Bản quyền © 1967 thuộc The Reporter Magazine Company. Tiến sĩ Parry là Giáo sư về Văn minh và Ngôn ngữ Nga và là Chủ tịch Khoa Nghiên cứu Nga tại Đại học Colgate, Hamilton, New York. Ông là tác giả của quyển sách Russia’s Rockets and Missiles and The New Class Divided: Khoa học và Công nghệ chống lại Chủ nghĩa Cộng sản.
Mùa hè năm ngoái, [phóng viên] Ivan Shchedrov của báo Pravda đi cùng với một đơn vị Việt Cộng khi tìm cách đi qua khu rừng ở miền Nam, Việt Nam, khoảng 35 dặm về phía Tây Bắc Sài Gòn. Ông đã viết trên báo Pravda về kinh nghiệm của mình mặc dù không tiết lộ nhiều sự kiện quan trọng. Gần đây, hai nhà quay phim truyền hình người Liên Xô, Oleg Artseulov và Vladimir Komarov, trở về từ miền Nam, Việt Nam, nơi mà họ đã sống và đi lại hàng tuần với các du kích quân của vùng đầm lầy và ruộng lúa thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Tháng 9 năm 1966, báo Komsomolskaya Pravda (báo khổ nhỏ của Nga, khác với báo Pravda: ND) đăng bốn bài viết dài về cuộc phiêu lưu của Artseulov. Vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, Komarov đã viết về những ấn tượng của ông ở miền Nam Việt Nam trên báo Izvestiya. Đánh giá về 16 bức ảnh được đăng lại trên hai tờ báo, tất cả đều thú vị và đầy sức thuyết phục mặc dù hơi tối, hai người Liên Xô đã cung cấp nhiều hình ảnh đáng chú ý.
Sự hiện diện của Liên Xô
Từ những tin tức như thế mà người ta có cảm giác về sự hiện diện của Liên Xô ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Những bức ảnh có thể cho ra những mẩu thông tin, một số ngẫu nhiên và rải rác tuy không đáng kể, trên báo chí Liên Xô và Đông Âu khác, việc giám sát các bài viết về các chương trình phát sóng thường xuyên gây ngạc nhiên về chủ đề bắt nguồn từ các đài phát thanh Đông Âu; và các tin tức về chủ đề đó đã đến với chúng tôi từ hàng loạt các nhà ngoại giao không cộng sản, những người lính, thủy thủ, phóng viên, du khách, và các nhà quan sát khác ở Đông Nam Á. Và một điều rõ ràng là: Liên Xô đang đẩy mạnh viện trợ cho Việt Nam.
Cái giá đưa hàng viện trợ vào trong nước (Bắc Việt) là cả một vấn đề đối với Liên Xô. Liên Xô ngày càng gia tăng việc gửi hàng bằng đường biển, dài 7.500 dặm, từ Đông Âu thay vì dựa vào sự hợp tác không rõ ràng của Trung Quốc, qua việc cho phép người và trang thiết bị vận chuyển bằng đường bộ.
Mãi cho đến gần đây, trong khi phần lớn hàng viện trợ của Liên Xô vẫn được chuyển bằng đường sắt và xe tải qua ngả Trung Cộng, mỗi cuộc đột kích của Mỹ trên các con lộ ở Việt Nam từ biên giới Trung Quốc hướng về phía Nam, đã cho Bắc Kinh thêm một lý do để ngăn chặn hoặc làm chậm các chuyến hàng của Liên Xô, sau đó [Trung Quốc] đổ lỗi cho Liên Xô về việc cung cấp nhỏ giọt và chậm chạp.
Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh là buộc Moscow gia tăng viện trợ bằng đường biển và do đó gây ra sự phong tỏa của Mỹ về giao thông đường biển của Liên Xô cũng như các cuộc tấn công của Mỹ vào cảng Hải Phòng. Với diễn biến như thế, Trung Quốc hy vọng sẽ dẫn đến sự tuyệt giao giữa Moscow và Washington.
Không phong tỏa
Mặc dù một số người trong Quốc hội Mỹ và những người Mỹ khác luôn bực tức, cho đến nay vẫn chưa có sự phong tỏa. Nhưng Hoa Kỳ đã bắt đầu ném bom ở vùng ngoại ô Hải Phòng, và vỏ bom và đạn của Mỹ đã rơi gần những con tàu của Liên Xô: vài thủy thủ Liên Xô đã bị thương. Ngoài ra, các đơn vị hải quân Mỹ liên tục theo dõi và truy vấn, bằng xêmapho (semaphore), các con tàu cộng sản trên đường đến Việt Nam.
Tuy nhiên, dù có một vài ghi nhận về sự bực tức trong phản đối ngoại giao, nhưng Liên Xô an tâm rằng, Hoa Kỳ không sử dụng đến bất cứ biện pháp nghiêm ngặt nào trên biển và hàng không như cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962, và họ (Liên Xô) tiếp tục gia tăng sự tiếp tế cho Bắc Việt bằng đường biển.
Nói chung, người ta không biết rằng Trung Quốc cũng có giao thương bằng đường biển như vậy với Bắc Việt. Hồi giữa tháng 8 năm 1966, tin tức từ Hong Kong cho thấy, cái gọi là giao thông xã hội chủ nghĩa đi vào Hải Phòng, trung bình mỗi tháng gồm có từ 10-15 tàu Trung Cộng (Red China), ngoài 6-8 tàu của Liên Xô và 5 tàu từ các nước Đông Âu, mỗi tàu chở từ 6.000 đến 10.000 tấn hàng. Tuy nhiên, Chính phủ Liên Xô tuyên bố rằng, phần lớn giao thông bằng đường biển là đi đến Hải Phòng. Tháng 8 năm ngoái, Liên Xô tuyên bố, hơn phân nửa trong tất cả các con tàu lúc đó đi vào Hải Phòng là tàu đăng ký từ Liên Xô.
“Odessa-Mamma”, là tên gọi trìu mến mà Liên Xô gọi bến cảng, là nơi quan trọng nhất của tất cả sự vận chuyển này. Một bản tin bằng tiếng Anh phát đi từ Moscow đến Nam Á vào ngày 23 tháng 12 năm 1965, đã hoan hỉ:
“Odessa là cảng lớn nhất trên Biển Đen. Tuyến đường bận rộn nhất của nó là tuyến đường đi đến Hải Phòng. Một đoàn tàu lớn chở hàng liên tục miệt mài trên tuyến đường này”.
Khi đế chế phương Đông kết thúc, cảng Vladivostok cũng đóng một vai trò quan trọng. Tinh thần của những công nhân bốc vác địa phương được giữ vững bằng các cuộc biểu tình thường xuyên.
Hỗ trợ thủy thủ Liên Xô
Các tuyên bố chính thức của Liên Xô ca ngợi thủy thủ Liên Xô đã giúp đỡ các công nhân bốc xếp ở cảng Bắc Việt, bốc dỡ hàng trên tàu xong trong thời gian kỷ lục. Tuy nhiên, có thể phỏng đoán rằng, một phần của sự hăm hở của thủy thủ trong việc giúp đỡ này bắt nguồn từ mong muốn giảm bớt thời gian nguy hiểm của họ ở tại các cảng Bắc Việt. Báo cáo không chính thức từ các cảng Liên Xô có khuynh hướng xác nhận điều này. Không chỉ vì lý do an toàn, mà còn vì lý do tinh thần chiến đấu của các thủy thủ dường như được tham gia vào thực tế, theo đó một số tàu Liên Xô được công bố là đi đến các nước Mỹ Latinh, cho đến khi những con tàu này đi tới Địa Trung Hải, nơi mà các thủy thủ đoàn được báo cho biết rằng, lộ trình đã được thay đổi từ Havana đến Hải Phòng.
Các tuyến đường bộ đi ngang qua Trung Quốc không bị bỏ mặt, ngay cả khi không còn vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô nhiều như trước đây. Lịch sử tranh chấp vũ khí của Liên Xô mang đầy màu sắc. Đầu năm 1965, Hà Nội cấp bách yêu cầu Moscow giúp hệ thống phòng không. Hồ Chí Minh không chỉ muốn có súng không mà thôi, ông ta còn muốn có tên lửa đất đối không. Tháng 2 năm 1965, Liên Xô đồng ý gửi các chuyến hàng quan trọng đầu tiên về vũ khí và các nhóm kỹ thuật viên, với điều kiện Trung Quốc cấp phép cho số hàng này đi qua. Trung Quốc yêu cầu được phép kiểm tra. Liên Xô đồng ý, nhưng bắt đầu phàn nàn rằng Trung Quốc làm mất nhiều thời gian. Trung Quốc phản đối rằng Liên Xô gửi viện trợ quân sự và nhân viên của Liên Xô đi qua đất của Trung Quốc với sự vận chuyển nhanh nhất có thể, nhưng các trang thiết bị của Liên Xô gửi đến Việt Nam hoặc đã lỗi thời hoặc bị hư hỏng mà không xài được.
Trang thiết bị bị sao chép
Liên Xô bị [Trung Quốc] cáo buộc dùng số hàng viện trợ này cho Việt Nam như một dịp thuận tiện để loại bỏ các trang thiết bị hư hỏng trong kho của họ. Moscow đáp trả lại rằng, Trung Quốc thường tự động lấy đi các vũ khí tốt nhất của Liên Xô chuyển tới Hà Nội. Một người thạo tin ở Washington nói rằng đa số các hàng của Liên Xô bị chậm trễ là do Trung Quốc thực hiện việc copy, thay vì giữ lại các linh kiện trang thiết bị nào đó. Ông cho biết:
“Một số trường hợp, các thiết bị của Liên Xô thực sự bị hư hỏng. Nó bị hư hỏng là do các chuyên gia Trung Quốc, những người không có chuyên môn. Họ không biết cách lắp ráp lại các trang thiết bị của Liên Xô bằng cách nào, sau khi tháo ra để sao chép”.
Tháng 3 năm 1966, đáp trả những lời cáo buộc của Trung Quốc, rằng Liên Xô giúp cho Hà Nội quá ít, lãnh đạo Moscow đã gửi một lá thư bí mật tới tất cả các nước cộng sản anh em. Cẩn thận rò rỉ thông tin ra thế giới bên ngoài, thông qua những người cộng sản Đông Đức, bức thư nhấn mạnh rằng, trong năm 1965, Bắc Việt đã nhận được các thiết bị quân sự vũ khí từ Liên Xô trị giá 555 triệu đô la. Danh sách bao gồm, lắp đặt hệ thống tên lửa và súng phòng không, máy bay MIG và máy bay khác, xe tăng, pháo binh chống tàu, và tàu chiến nhỏ.
Ngày 21 tháng 4 năm 1966, Nguyên soái Rodion Y. Malinovsky, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, đã phát biểu công khai, qua đó một lần nữa, ông cáo buộc Cộng sản Trung Quốc cản trở viện trợ của Liên Xô trên tuyến đường bộ đến Bắc Việt.
Trong một bài đáp trả đầy phẫn nộ hôm 3 tháng 5, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh tuyên bố rằng, từ tháng 2 năm 1965 khi xung đột ở Việt Nam lần đầu tiên gia tăng nghiêm trọng, cho tới cuối năm đó, Liên Xô đã chuyển cho Hà Nội qua ngả Trung Quốc tổng cộng 43.000 tấn thiết bị chiến tranh, một số lượng nhỏ nhặt, với quan điểm đầy khinh miệt của Bắc Kinh. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng họ đã giúp đỡ, không phải cản trở, viện trợ của Liên Xô. Hơn nữa, Trung Quốc tuyên bố rằng trong một thời điểm, Trung Quốc đã cung cấp 1.780 xe vận tải hàng hóa Trung Quốc, trong [khi] đó Liên Xô chỉ sử dụng [giúp] 556 chiếc.
Sự thật có lẽ là các tuyến đường sắt và đường xe tải Trung Quốc thường không tương xứng để chịu đựng sức nặng của các chuyến hàng của Liên Xô. Những chiếc xe vận tải hàng hóa bị dằn rất dữ; xe lửa thì nhỏ và chậm. Hơn nữa, việc thay đổi khoảng cách chiều rộng đường ray từ Liên Xô và phía ngoài Mông Cổ từ 5 feet cho tới Trung Quốc còn 4 feet 8,5 inch và sau đó thậm chí lòng đường ở miền Bắc Việt Nam còn hẹp hơn, liên quan đến việc nâng và chuyển dịch thân xe rất nhiều.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã cố gắng đối phó với các vấn đề: đó là những người lính làm đường sắt, làm việc cật lực và có kỷ luật cao được gửi tới [Chính phủ] Hồ Chí Minh, giữ phần phía Việt Nam về các tuyến đường tiếp tế phải đối mặt với các cuộc tấn công của Mỹ. Họ là những người lính xây dựng bình thường, trong bộ đồng phục, cơ cấu trong các đơn vị, nhưng không vũ trang. Họ sửa các tuyến đường và cầu, xây dựng các tuyến đường thay thế. Tin tức cho biết, một số được bố trí ở đường băng nhỏ gần biên giới.
Một số đội pháo phòng không bảo vệ các trung tâm giao thông chính của Bắc Việt, nhưng thường công việc này là một đặc quyền bảo vệ với sự đố kỵ [cảnh giác] của người Việt. Tháng 7 năm ngoái, các quan chức ở Washington ước tính, lượng người xây dựng đường Trung Quốc như thế từ 30.000 đến 40.000 người. Hồi tháng 8, dự đoán đã lên đến 50.000 và trong tháng 12 lên đến 100.000 người (trong khi số người Việt bận rộn làm đường là ¼ triệu).
Vận chuyển bằng đường hàng không
Dĩ nhiên, có cách thứ ba để gửi viện trợ cho Hà Nội: bằng đường hàng không. Nhưng làm điều này có nghĩa là những chiếc bay máy bay chở hàng của Liên Xô bay qua Trung Quốc, và Bắc Kinh không không hề thích điều này. Họ khăng khăng đòi phải có giấy phép riêng cho từng chuyến bay, thay vì phát hành một giấy phép cho tất cả các chuyến bay. Và như vậy, đường biển càng trở thành giải pháp. Máy bay trinh sát của Mỹ bay qua Hải Phòng đã chụp được ảnh về nhiều hàng viện trợ chưa được bốc dỡ trên tàu Liên Xô, không chỉ máy móc bình thường, mà còn có cả tên lửa và thiết bị phóng tên lửa, cũng như súng phòng không.
Kể từ mùa thu năm 1965, số lượng súng phòng không ở Bắc Việt đã tăng từ 1.500 cho tới ít nhất 5.000 khẩu; một nguồn tin không chính thức ở Washington ước tính con số vào khoảng 7.000 khẩu súng. Vào mùa thu năm 1956, Bắc Việt chỉ có bốn khẩu đội pháo tên lửa đất đối không. Đến đầu tháng 10 năm 1966, con số này đã tăng lên đến 25 hoặc 30, mỗi khẩu có sáu dàn phóng. Lúc đó, có khoảng 130 địa điểm mà các khẩu đội pháo này có thể hoạt động, với 20% khẩu đội pháo hoạt động bất kỳ thời điểm nào.
Một điều thú vị là chương trình phát thanh trong nước bằng tiếng Séc, phần lớn đã dành hết cho các vấn đề quân sự tại Việt Nam, bị theo dõi ở phương Tây khi nó vượt ra khỏi Praha hôm 29 tháng 7 vừa qua. Các sĩ quan Séc khi được hỏi, cho thấy họ không hài lòng về cộng sản địa phương qua việc điều khiển tên lửa đất đối không ở Việt Nam. Một câu hỏi là:
Có sự tồn tại hệ thống phòng không thiếu hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn máy bay Mỹ ném bom ở Bắc Việt, và các nước xã hội chủ nghĩa [dĩ nhiên là muốn nói tới Tiệp Khắc] muốn nói như thế?
Đáp lời, Trung tá Vladimir Novak, thuộc Học viện Quân sự Séc, trấn an thính giả rằng, một cách tự nhiên, tên lửa phòng không và radar của Séc tốt hơn. Ông ta giải thích:
Đó là vì [vũ khí] phòng thủ của chúng tôi được những người đã trải qua nhiều năm đào tạo điều khiển và cũng bởi vì chúng tôi có một hệ thống cảnh báo hoàn hảo trên mặt đất từ lâu đời. Điều này, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không có. Tôi không muốn nói rằng, có rất ít máy bay Mỹ bị bắn hạ. Hàng chục chiếc đã bị bắn rơi. Nhiều chiếc khác đã bị pháo binh bắn hạ và một số bằng máy bay. Lý do là tên lửa đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm và huấn luyện.
Thật là sai lầm khi cho rằng sự ra đời của tên lửa có nghĩa là sự kết thúc của pháo phòng không. Tên lửa thì quá đắt tiền và tốn kém khi sử dụng chỉ để chống lại bất kỳ loại máy bay nào. Chúng được sử dụng để chống lại loại máy bay có mang bom đặc biệt nguy hiểm hoặc tấn công các mục tiêu rất quan trọng. Vì lý do này, nó không thể được xem là sẽ thay đổi đáng kể, ngay cả trong tương lai – rằng tên lửa sẽ trở thành [vũ khí] phòng thủ duy nhất, chống lại các cuộc không kích. Tên lửa đúng hơn là trường hợp ngoại lệ …
Như vậy, thông qua Praha, chúng ta thu thập thêm một điều là, Liên Xô không muốn leo thang trong chiến tranh Việt Nam nếu họ có sự chọn lựa khác, và chắc chắn không phải bằng cách gửi số lượng tên lửa đất đối không lớn hơn nhiều so với số đã có ở đó (Việt Nam), cũng không phải bằng cách đào tạo số lượng lớn sĩ quan và binh lính Bắc Việt để vận hành các máy tính và bệ phóng.
Những người phóng tên lửa Liên Xô
Ở Washington, người ta tin rằng, một số nhân viên quân sự Liên Xô đã được phân công có mặt tại những chỗ phóng tên lửa đất đối không ở Bắc Việt, có thể đã bị thương hoặc thậm chí bị giết chết từ khi họ phục vụ bên cạnh các học sinh bản xứ trong điều kiện chiến đấu. Các chuyên gia Liên Xô đào tạo sinh viên ở Hà Nội hoặc gần Hà Nội, sau đó cùng đi với các sinh viên này đến các trạm chiến đấu thực tế để xem cách thực hành như thế nào dưới hỏa lực. Có thêm huấn luyện viên đi theo ra hiện trường, do đó, hầu như không thể tránh khỏi việc các sĩ quan và binh sĩ Liên Xô thực sự ở vị trí điều khiển màn hình radar và các thiết bị phóng tên lửa, ít nhất trong giai đoạn đầu hướng dẫn.
Theo báo Krasnaya Zvezda (Red Star), một ngày làm việc của những người phóng tên lửa Liên Xô ở Việt Nam chính thức kéo dài 13 giờ – còn không chính thức thì lâu hơn. Thời gian làm thêm được dành để “tham vấn cá nhân” giữa các giáo viên Liên Xô và những sinh viên của họ. Lúc đầu, vấn đề là một số chiến sĩ trẻ Việt Nam hóa ra không chỉ thiếu kiến thức kỹ thuật cần thiết để điều khiển radar và bắn tên lửa, mà còn thiếu cả kiến thức về “giáo dục phổ thông,” như những người Liên Xô nhẹ nhàng đánh giá.
Và như vậy, những giờ rảnh rỗi được sử dụng để dạy những sinh viên người Việt: toán, hóa, và các yếu tố về “công nghệ điện”. Nhóm đã có các nhân viên gốc Việt nói tiếng Nga, nhưng nhiều giáo viên và học sinh “làm việc bằng một thứ ngôn ngữ riêng – hỗn hợp kỳ diệu giữa các từ tiếng Nga và tiếng Việt với các thuật ngữ kỹ thuật”. Cả hai bộ phận của nhóm học cách để hiểu nhau rất tốt, phóng viên báo Krasnaya Zvezda cho biết.
Huấn luyện ở Liên Xô
Phần lớn việc huấn luyện của Liên Xô cho các học viên Việt Nam diễn ra trong điều kiện an toàn hơn: ở Liên Xô. Con số kỷ lục tuyệt đối gây ấn tượng. Theo Đài phát thanh Moscow, trong chương trình phát thanh bằng tiếng Quan thoại ở Trung Quốc, hôm 15 tháng 3 năm 1966, đã tự hào rằng, vào thời điểm đó, có gần 3.000 thanh niên và thiếu nữ trẻ Việt Nam được học tại Liên Xô, và rằng trong khi tổng số 2.300 chuyên gia Liên Xô làm việc ở Bắc Việt trong những năm 1955-1964, có 4.500 chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại các trường cao đẳng và đại học Liên Xô, tính đến mùa xuân năm 1966.
Trong mùa hè và mùa thu năm 1966, những người Việt Nam này, gồm những người ghi danh vào học tại Trường Kỹ thuật Hàng hải cao cấp ở Odessa, đào tạo thành Thuyền trưởng và Kỹ sư cho Hạm đội Bắc Việt. Không phải Liên Xô để mặc cho Trung Quốc là nước duy nhất bảo trợ việc xây dựng đường sắt Việt Nam: trong số những người mới đến Moscow thời gian gần đây, là một nhóm thanh niên và thiếu nữ trẻ Bắc Việt học tại Viện Kỹ thuật Giao thông vận tải Đường sắt.
Khóa học kéo dài sáu năm, và người ta cho rằng dự án này thể hiện các kế hoạch tầm xa của Liên Xô về việc viện trợ cho Hà Nội. Nhưng lịch sử cộng sản có đầy dẫy những trường hợp tốt nghiệp khẩn cấp một thời gian dài trước ngày dự định của các chuyên gia. Những sinh viên trẻ này có thể bay trở về nhà bất cứ ngày nào.
Trường hợp huấn luyện quan trọng nhất liên quan đến các học viên sĩ quan hàng không Bắc Việt, hiện đang được các cựu chiến binh Không quân Xô Viết huấn luyện bay những chiếc máy bay siêu âm MIG-21. Một nhóm học viên sĩ quan kế tục một nhóm khác tại lễ tốt nghiệp gần Rostov-on-Don, ở Trường Không quân Xô viết Bataisk.
Những bức ảnh thường và những hình ảnh chuyển động được công bố ở Liên Xô cho thấy, các học viên Bắc Việt thông minh và được cho ăn uống đầy đủ, trong bộ đồng phục khi họ tuần hành hoặc nghe giảng bài. Những gương mặt và hình dáng trẻ trung, nhưng một báo cáo chính thức của Liên Xô cho biết, có ít nhất một số học viên đang được huấn luyện để trở thành những chiến binh chiến đấu trong rừng, là những người ở độ tuổi 30.
Nhu cầu về các học viên bay là cấp thiết, nếu chúng ta tin rằng, theo ước tính của phương Tây vào giữa tháng 10, lực lượng không quân của [Chính phủ] Hồ Chí Minh lúc đó có khoảng 50 chiếc MIG-15 và MIG-17 hoặc cũ hơn, và 20 chiếc MIG-21, nhưng Liên Xô chuẩn bị gia tăng thêm số lượng máy bay mô hình mới. Thật vậy, vào giữa tháng 12, tình báo phương Tây đưa ra ước tính không chính thức về số lượng máy bay MIG, ở Việt Nam có từ 180 hoặc thậm chí 200 chiếc, loại mới nhất là loại có cánh hình tam giác vuốt về phía sau, MIG-21C và MIG-21D.
Các phiên dịch viên cũng rất cần để đi cùng với các giảng viên Liên Xô. Một bộ phim Liên Xô mới trình chiếu cho thấy, một giảng viên quân sự Xô Viết dạy cho các học viên sĩ quan không quân Bắc Việt, mà không có bất kỳ trợ giúp nào từ các phiên dịch. Điều này có nghĩa là, hoặc có ít nhất một trong các giảng viên nói tiếng Việt thông thạo, hoặc một số sinh viên học tiếng Nga rất nhanh.
Khi Moscow gửi các chuyên gia tới Việt Nam để giúp những người bản xứ các vấn đề về quân sự và hòa bình, dĩ nhiên, điều họ đạt được là, thực tế các chuyên gia này trở về nhà với kiến thức mở rộng bao la về Việt Nam. Về một điểm không mới nhưng có giá trị là những người Liên Xô học về Việt Nam, cách thức và ngôn ngữ hồi thập niên 40 và 50, và những người, thật ra là các cựu chiến binh chiến đấu trong rừng trong khoảng thời gian đó.
Những kẻ đào ngũ
Đó là người đàn ông tên là Platon Skrzhinsky, 44 tuổi và là người gốc Ukraine hiện đang cư ngụ tại Moscow. Sau Đệ nhị Thế chiến, ông gia nhập vào Quân đoàn Ngoại giao Pháp. Nhưng khi Pháp chuyển đơn vị của ông đến Sài Gòn, Skrzhinsky lên kế hoạch đào tẩu. Mất một năm để ông ấy thiết lập liên lạc với các du kích quân. Trong hàng ngũ Việt minh mới, ông đã tìm thấy những người đào ngũ khác từ đội quân Pháp: một người Áo, hai người Đức, và một số người Algérie. Ông ta nhận được cái tên Việt Nam: Than (Thành?), có nghĩa là “Người trung thành”. Ông kết hôn với một cô gái địa phương, và họ đã có một em bé. Năm 1950, ông chỉ huy một đơn vị pháo binh du kích.
Ông trở lại Moscow vào năm 1955 cùng với đứa con gái sáu tuổi gốc Việt của mình. Trong gần 10 năm qua, ông được thuê làm biên tập viên cho Đài phát thanh Moscow, có thể giúp những chương trình phát thanh bằng tiếng Việt ở Đông Nam Á. Những người hiện sống sót trong những lần đào ngũ như thế, từ Quân đoàn Ngoại giao Pháp, gồm một người Ba Lan, một người Séc, và một người Đông Đức. Hầu hết nhóm người lãng mạn này có thể vẫn còn được sử dụng cho bất kỳ điều gì, từ huấn luyện, tư vấn, hoặc yêu cầu phiên dịch ở những nước mà họ đang sống có liên quan đến Việt Nam.
Trong số “những nước dân chủ nhân dân” đóng góp cho [Chính phủ] Hồ Chí Minh hiện nay, Đông Đức có thể là nước đóng góp tích cực nhất. Viện trợ quân sự từ Chính phủ Walter Ulbricht, gồm các thiết bị vũ khí và điện tử đặc biệt, được thiết kế để chịu đựng được khí hậu nhiệt đới. Thêm nữa, sự hỗ trợ bao gồm xe máy và xe đạp được xem là rất quan trọng cho dịch vụ đưa tin trên đường phố bị chiến tranh tàn phá ở Bắc Việt, nơi xe ô-tô không thể lưu thông dễ dàng. Tháng 9 năm ngoái, Hội nhà văn tại Đông Đức đã gây quỹ để mua một ngàn chiếc xe đạp làm quà tặng cho Hà Nội. Số tiền này có từ việc để dành một tỷ lệ phần trăm tiền thù lao của các nhà văn.
Việc tiếp tế y tế cho [Chính phủ] Hồ Chí Minh, dường như phần lớn đến từ Đông Đức, và một trăm Bác sĩ Đông Đức được báo cáo là đang phục vụ ở Bắc Việt. Ngoài con số 800 người Xô Viết được báo cáo là đã có mặt ở Bắc Việt để làm nhiệm vụ phòng không, một số viên chức Đông Đức và những người đàn ông được đồn đại rằng, họ được dùng để huấn luyện việc sử dụng tên lửa của Bắc Việt. Về hàng hóa và vốn liếng viện trợ không trực tiếp liên quan đến các loại trang thiết bị sử dụng trong chiến tranh, Chính phủ Ulbricht được cho là đã chuyển giao cho [Chính phủ] Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 10 năm 1966 tổng trị giá bốn triệu đô la.
Viện trợ kinh tế
Tuy nhiên, viện trợ kinh tế và thương mại lớn nhất của khối [XHCN] cho Hà Nội, dĩ nhiên là Liên Xô. Tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Moscow hồi giữa tháng 10 năm 1966, Liên Xô và tám nước đồng minh của họ đã đồng ý cung cấp khoảng một tỷ đô la bổ sung cho việc giúp đỡ Hà Nội trang thiết bị và tiền bạc, trong số đó, có 800 triệu đô la đến từ Liên Xô. Đóng góp từ những nước khác điển hình là Ba Lan, cam kết 30 triệu đô la.
Các thỏa thuận khéo léo của Liên Xô để giúp Bắc Việt, bắt đầu từ giữa thập niên 50, ngay sau khi hiệp định Geneva phân chia đất nước, với thỏa thuận “tam giác” quan trọng. Trong thỏa thuận này, Miến Điện trả cho sự gắn bó với Liên Xô, bằng cách chuyển 160.000 tấn gạo đến Hải Phòng, do đó, theo đánh giá của ông Bernard B. Fall, cứu Bắc Việt khỏi bị đói.
Người Kỹ sư Liên Xô đầu tiên đến nhà máy xi măng Hải Phòng hồi tháng 9 năm 1955, và ông ta chính là người đã chỉ cho những người bản xứ cách đào bới các máy móc mà người Pháp đã chôn cất khi họ rút lui. Trong tháng 11 năm đó, mẻ xi măng đầu tiên được sản xuất, và đến năm 1958 sản lượng tăng gấp đôi so với thời Pháp. Mùa hè năm 1966, mặc dù bị các cuộc tấn công ném bom của Mỹ, Liên Xô tuyên bố rằng sản lượng đã tăng nhiều gấp ba lần.
Mặc dù rất khó có được con số chính xác, người ta ước tính rằng, trong 10 năm qua, [từ năm 1954 đến] năm 1964, Liên Xô viện trợ kinh tế cho Bắc Việt tổng cộng khoảng 350 triệu đô la. Vào năm 1963-1964, có hơi bị chùn lại, khi Nikita S. Khrushchev dường như đã từ chức khi thấy đất nước rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc (năm 1955-1964, Trung Quốc viện trợ kinh tế cho Bắc Việt lên tới khoảng 450 triệu USD).
Mối quan tâm của Liên Xô đã trở lại
Tuy nhiên, những người kế nhiệm Khrushchev đã làm sống lại mối quan tâm của Liên Xô đối với [Chính phủ] Hồ Chí Minh. Xuất khẩu của Nga sang Bắc Việt đã tăng từ 47,6 triệu đô la năm 1964 lên tới hơn 74,8 triệu đô la vào năm 1965, dĩ nhiên, con số này cộng thêm vào số vũ khí trị giá 555 triệu đô la đã được gửi [tới Bắc Việt] chỉ trong năm 1965. Các con số trong năm 1966 hứa hẹn sẽ còn cao hơn.
Vào ngày 21 tháng 6 năm 1965, trong chương trình phát thanh tiếng Đức tại nước Đức, Đài phát thanh Moscow tuyên bố rằng, các quỹ [viện trợ] mà Bắc Việt lúc đó đã nhận được từ tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, gần phân nửa đến từ Liên Xô. Bản tin phát thanh cho biết, một phần ba trong tổng số viện trợ này của Liên Xô là viện trợ không hoàn lại. Khoảng 50 xí nghiệp công nghệ lúc đó được xây dựng hoặc xây dựng lại nhờ sự trợ giúp kỹ thuật của Liên Xô. Các nhà máy do Liên Xô hỗ trợ đã sản xuất tất cả các các loại khoáng chất (apatite) và phân bón (superphosphate) ở Bắc Việt, khoảng 90% trữ lượng than đá, và hơn một nửa các cụng cụ máy móc. Sức mạnh, khai thác, kỹ thuật, và các ngành công nghệ kỹ thuật của đất nước, tất cả đã được các nhà tài trợ và các cố vấn Liên Xô giúp đỡ hoặc điều hành.
Từ các nguồn thông tin khác của Liên Xô, chúng ta biết rằng, bộ phận kinh tế của Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội có trách nhiệm coi sóc tất cả sự viện trợ này. Họ tuyên bố rằng, thiết bị máy móc dụng cụ ở Hà Nội, gồm 14 mẫu, toàn bộ được trang bị bằng thiết bị của Liên Xô. Bốn mươi Kỹ sư và kỹ thuật viên Liên Xô đang trợ giúp công trình xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà.
Một sự cân bằng tế nhị
Bất cứ sự kiện và con số nào phía Liên Xô chính thức tiết lộ về sự viện trợ của họ cho Bắc Việt được đưa ra trước công chúng không những để chế nhạo Hoa Kỳ, mà còn để gây ấn tượng với Bắc Kinh – và thậm chí [với mục đích] lớn hơn nữa là để phản bác lại các nước còn lại trong thế giới cộng sản, rằng Trung Quốc cáo buộc Moscow không giúp đủ cho Hà Nội.
Bất cứ nơi nào có thể, Moscow trích dẫn các nguyên tắc chung có khuynh hướng cao hơn là những khó khăn về chi tiết. Và điều này không chỉ vì lý do an ninh, mà chắc chắn còn có lý do không muốn chọc giận Hoa Kỳ nhiều quá.
Tuy nhiên, về phần mình, Moscow không lập lờ trong cuộc xung đột, ngay cả khi chuyển giao số lượng vũ khí, họ cũng gửi bằng cách rất thận trọng. Rõ ràng, Liên Xô không muốn Hoa Kỳ hay Trung Quốc giành chiến thắng. Mà Liên Xô chỉ không muốn có Chiến tranh thế giới thứ Ba từ kết quả của cuộc chiến tại Việt Nam. Do vậy, lượng vũ khí của Liên Xô chỉ gia tăng sau khi Hoa Kỳ leo thang sự tham gia bằng cách này hay cách khác, như họ đã làm hồi tháng 2 năm 1965 bằng cách tấn công vào Bắc Việt, và mùa hè vừa qua bằng cách đánh vào những nơi lắp đặt các hệ thống máy móc ở Hải Phòng và Hà Nội một cách trực tiếp hơn.
Lời lẽ chính thức của Liên Xô và các nước đồng minh Đông Âu, đề nghị gửi quân tình nguyện đến chiến đấu ở Bắc Việt, nhưng Hà Nội đã lịch sự từ chối lời đề nghị và cám ơn. Khả năng có thể là do lo ngại một sự leo thang chiến tranh khác, nên thực tế, Moscow đã kiềm chế sự giúp đỡ như thế, và rằng, vì lý do tuyên truyền và ngoại giao, giữa Moscow và Hà Nội đã thỏa thuận sự giả vờ về lời đề nghị và từ chối sẽ được tiếp tục, mặc dù không quá ồn ào hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.
Một đại tá Mỹ thông thạo tình hình, nhận định như sau:
Hà Nội muốn nhận tất cả các quân tình nguyện kia nhưng không dám yêu cầu. Vì nếu yêu cầu Nga và các đồng minh, Hà Nội cũng sẽ phải mời Trung Quốc, và Hà Nội muốn tránh điều này. Việc chịu đựng những người Trung Quốc không có súng đến xây dựng đường sắt là một vấn đề, nhưng vấn đề sẽ hoàn toàn khác, khi để cho toàn bộ quân đội Trung Quốc có trang bị vũ khí [đến giúp]. Không, không thể ở miền Bắc Việt Nam.
Các viên chức Mỹ am hiểu tình hình cảm thấy rằng, Hà Nội không sợ Liên Xô, ngay cả Liên Xô có trang bị vũ khí khi đến [miền Bắc]. Và có lẽ như thế này, bởi vì Hà Nội biết rằng Moscow chưa sẵn sàng gửi những người lính vũ trang đi rất xa, tới nơi có nhiều rủi ro làm cho các cuộc xung đột lớn hơn. Thật vậy, Moscow có thể trở lại thái độ của mình hồi thời kỳ đầu tháng 10 năm 1964, ngay cả trong các vấn đề kinh tế. Đầu tư của Liên Xô gia tăng và đang phát triển ở Bắc Việt có thể bị chấm dứt nếu mọi thứ ở Đông Nam Á yên ổn, chẳng hạn như Trung Quốc cần thư giãn trong giai đoạn hậu Mao Trạch Đông và sự thích nghi với những người có thể kế nhiệm Mao hiểu biết hơn.
Một nhà quan sát ở Washington phỏng đoán:
Nếu điều này xảy ra, những người kế thừa Khrushchev có thể tin rằng, dường như khi Khrushchev đã làm, rằng cuối cùng thì Bắc Việt ở quá xa Nga, và tại sao không thỏa thuận với Bắc Kinh, chẳng hạn như trao đổi nhà máy thiết bị tuyệt vời kia ở Hà Nội để lấy số bất động sản mà họ ao ước ở gần nhà hơn, như Tân Cương chẳng hạn?
N.T.
Nguồn: Báo The Reporter: leavenworth.army.mil
Nguyên bản tiếng Anh:
The Reporter
Soviet Aid to Vietnam
Albert Parry
This article was digested from the original, published in THE REPORTER, 12 January 1967. Copyrighted © 1967 by The Reporter Magazine Company. Dr. Parry is Professor of Russian Civilization and Language and Chairman of the Department of Russian Studies at Colgate University, Hamilton, New York. He is the author of the books Russia’s Rockets and Missiles and The New Class Divided: Science and Technology Versus Communism.
Last summer, Ivan Shchedrov of Pravda accompanied a Viet Cong unit as it made its way through the South Vietnamese jungle some 35 miles northwest of Saigon. He wrote in Pravda about his experiences although without revealing many vital facts. More recently, two Soviet motion-picture cameramen, Oleg Artseulov and Vladimir Komarov, returned from South Vietnam where for weeks they lived and traveled with the guerrillas of the Mekong Delta’s swamps and rice paddies.
In September 1966, Komsomolskaya Pravda ran four long articles on Artseulov’s adventures. In late October and early November, Komarov wrote of his South Vietnam impressions in Izvestiya. Judging from the 16 photos in both papers, all interesting and some forceful despite their murky reproduction, the two Soviets brought back a notable pictorial haul.
Soviet Presence
It is from reports like these that one gets an impression of the growing Soviet presence in Vietnam. The picture can be filled out by bits and pieces of information, some casual and scattered yet significant, in the Soviet and other East European press; the monitored texts of the surprisingly frequent broadcasts on the subject emanating from sundry East European radio stations; and the reports on the topic reaching us from a wide range of non-Communist diplomats, soldiers, seamen, newsmen, travelers, and other observers in southeast Asia. And one thing is lcear: the Soviets are stepping up their aid to Vietnam.
The sheer logistics of getting aid and supplies into the country is a problem for the Soviet Union. Increasingly, she is sending them via the 7,500-mile sealanes from Eastern Europe instead of relying on dubious Chinese cooperation in allowing men and materiel to proceed overland.
Until recently, while the bulk of Soviet aid still arrived by rail and truck via Communist China, each US raid on the Vietnamese roads leading south from the Chinese border gave Peking one more excuse to halt or slow down the Soviet shipments, then to blame the Soviets for the sluggish trickle. Chief among Peking’s aims was to force Moscow to increase its seaborne aid and thus cause a US blockade of the Soviet sea traffic as well as US raids on the port of Haiphong. Such a development, the Chinese hoped, would lead to a break between Moscow and Washington.
No Blockade
In spite of some angry insistence in the Congress and elsewhere in the United States, there is no blockade so far. But the United States did start bombing the outskirts of Haiphong, and her shell and shot have fallen close to the Soviet ships: a few Soviet seamen have been wounded or injured. Also, US naval units insistently follow and query, by semaphore, Communist vessels en route to Vietnam.
Nevertheless, despite a few angry notes of diplomatic protest, the Soviets are relieved that the United States has not resorted to anything like the stringent sea and air measures of the 1962 Cuban crisis, and they continue to increase supplies to North Vietnam by sea.
It is not so generally known that the Chinese, too, are in this sea commerce with North Vietnam. In mid-August 1966, word from Hong Kong indicated that the so-called Socialist traffic coming into Haiphong consisted in an average month of 10 to 15 Red Chinese ships in addition to six to eight Soviet vessels and five from other Eastern European nations, each ship bringing from 6,000 to 10,000 tons of cargo. The Soviet Government, however, claims a larger share of this sea traffic to Haiphong. Last August, it declared that more than half of all the ships then entering Haiphong were of Soviet registry.
“Odessa-Mamma,” as the Soviets fondly call the port, is the foremost source of all this traffic. An English language broadcast from Moscow to southern Asia on 23 December 1965 exulted:
Odessa is the biggest port on the Black Sea. Its busiest route is the one leading to Haiphong. A constant caravan of big merchant ships is plying this lane.
At the empire’s eastern end, Vladivostok plays a role too. The local stevedores’ morale is kept up by frequent rallies.
Soviet Sailors Assist
Official Soviet statements praise Soviet sailors for helping North Vietnam’s longshoremen unload their ships in record time. It may be surmised, however, that part of the seamen’s eagerness to help stems from a desire to cut short their own dangerous stay in North Vietnam’s ports. Unofficial accounts from Soviet ports tend to confirm this. Not only reasons of security but also of the seamen’s morale seem to be involved in the practice whereby some Soviet ships are announced as sailing for Latin-American destinations – until they reach the Mediterranean, where the crews are told that the course has been changed from Havana to Haiphong.
The overland route across China is by no means abandoned even if it no longer carries as much of the Soviet aid as before. The history of the dispute over Soviet arms has been colorful. Early in 1965, Hanoi urgently asked Moscow to help with antiaircraft defenses. Ho Chi Minh wanted not only guns, but also surface-to-air missiles. In February 1965, the Soviets agreed to send the first important shipments of weapons and groups of technicians, on the condition that China clear their passage. China demanded the right of inspection. The Soviets agreed, but began to complain that China took her time about the job. China countered that she was sending the Soviet military loads and personnel across her soil with all possible dispatch, but that the Soviet materiel sent to Vietnam was either obsolete or so damaged that it was useless.
Materiel Copied
The Soviets were accused of using this aid to Vietnam as a handy chance to clear damaged materiel from their warehouses. Moscow retorted that the Chinese often removed for themselves the best of the Soviet arms destined for Hanoi. A contact in Washington said that much of the delay in Soviet shipments was due to the Chinese practice of copying, rather than keeping, certain pieces of Soviet equipment. He said:
“In some cases the Soviet equipment was indeed damaged, but it was damaged by the Chinese experts, who weren’t too expert. They didn’t know how to reassemble the Soviet materiel after taking it apart for copying”.
In March 1966, in reply to Chinese charges that the Soviet help to Hanoi was all too scant, the Moscow leaders sent a confidential letter to all fraternal Communist Parties. Carefully leaked out to the world at large via the East German Communists, the letter stressed that in 1965, North Vietnam received from the Soviet Union arms and military equipment worth 555 million dollars. The list included missile installations and antiaircraft guns, MIG’s and other aircraft, tanks, coastal artillery, and small warships.
On 21 April 1966, Marshal Rodion Y. Malinovsky, the Soviet Defense Minister, delivered a public speech in which he again accused Communist China of obstructing Soviet aid on her overland route to North Vietnam.
In an indignant rejoinder of 3 May, Peking’s Foreign Ministry claimed that, from February 1965 when the Vietnam conflict was first seriously stepped up, to the end of that year, the Soviet Union shipped to Hanoi across China a total of 43,000 tons of war materiel – a pittance, in Peking’s scornful opinion. Peking insisted that it was helping, not hindering, Soviet aid. Furthermore, the Chinese claimed that in one period they provided 1,780 Chinese freight cars, of which the Soviets used only 556.
The truth seems to be that the Chinese railroads and truck roads are generally inadequate to the sudden burden of Soviet shipments. The freight cars are poorly ballasted; the trains are small and slow. Furthermore, the changes from the broad Soviet and Outer Mongolian gauge of five feet to China’s four feet eight and a half inches and then to North Vietnam’s even narrower roadbed involve a lot of lifting and shifting of the car bodies.
Nevertheless, the Chinese have made an attempt to cope with the problems: it is the well-disciplined and hard working railroad troops they sent to Ho Chi Minh who keep the Vietnamese part of the supply route going in the face of US raids. These are regular soldier-builders, in uniform, organized in divisions, but not armed. They repair tracks and bridges and build alternative routes. Some have been reported to be laying out small airstrips near the border.
A very few man the antiaircraft batteries guarding North Vietnam’s main transport centers, but usually this task is a jealously guarded prerogative of the Vietnamese. Last July, officials in Washington estimated the number of such Chinese road builders at from 30,000 to 40,000. In August, the guess went up to 50,000 and in December to 100,000 (while the native Vietnamese busy on road work number a quarter million).
Air Transport
There is, of course, a third way of sending help to Hanoi: by air. But this would mean flying Soviet cargo planes over China, and Peking does not like this at all. It insists on clearing each plane separately, rather than issuing a wholesale permit for over-flight. And so the sea is more and more the answer. US reconnaissance planes flying over Haiphong have photographed more and more supplies being unloaded from Soviet ships – not only peaceful machinery, but also missiles and launching equipment, as well as antiaircraft guns.
Since the fall of 1965, the number of antiaircraft guns in North Vietnam has risen from 1,500 to at least 5,000; one unofficial estimate in Washington puts the figure at 7,000. In the fall of 1956, there were only four North Vietnamese batteries firing surface-to-air missiles. By early October 1966, this number had risen to 25 or 30, each with six launchers. There were then some 130 sites from which the batteries could operate; 20 percent were occupied and active at any given time.
An interesting domestic radio broadcast in Czech, devoted, in part, to the military problems in Vietnam, was monitored in the West as it came out of Prague last 29 July. Czech officers were asked questions that showed dissatisfaction on the part of local communists with the surface to air missile performance in Vietnam. One question was:
Is there no more effective anti-aircraft defense in existence that would prevent U.S. aircraft from bombing North Vietnam, and have the socialist states [meaning Czechoslovakia, of course] such means?
In reply, Lieutenant Colonel Vladimir Novak of the Czech Military Academy reassured the listeners that, naturally, Czech radar and missile defenses were better. He explained:
This is because our defense is handled by men who have had years of training and also because we have a perfect ground warning system of long standing. This does not exist in the Democratic Republic of Vietnam. I would not say that the number of American planes brought down is low. Several dozen have been shot down. Many more have been shot down by artillery and some by aircraft. The reason is that rockets demand years of experience and training. Incidentally, it is wrong to assume that the introduction of missiles means the end of anti-aircraft artillery. Missiles are too expensive and costly to be used against just any aircraft. They are used against aircraft that are carrying particularly dangerous bombs or attacking very important targets. For this reason it cannot be expected even in the future that this would change substantially – that missiles would become the sole defense against air raids. They are rather the exception…
Thus, via Prague, we garner one more hint that the Soviets do not want to escalate the Vietnam war if they can help it – and surely not by sending in a substantially greater number of surface to air missiles than they already have there, nor by training far larger numbers of North Vietnamese officers and soldiers to operate those computers and launchers.
Soviet Rocket Men
It is believed in Washington that some of the Soviet military personnel assigned to surface to air missile sites in North Vietnam may have been wounded or even killed since they serve beside their native pupils in combat conditions. The Soviet experts train their students in or near Hanoi, then go with them to the actual battle stations to see how they do under fire. More coaching follows on the spot, so it is almost inevitable that the Soviet officers and soldiers actually man the radar screens and the missile launching devices, at least in the initial stages of instruction.
According to Krasnaya Zvezda, the Soviet rocket men’s working day in Vietnam officially lasts 13 hours – unofficially, far longer. The extra time is devoted to “individual consultations” between the soviet teachers and their charges. The trouble at first was that some of the young Vietnamese soldiers turned out to be deficient not only in technical knowledge needed for radar operation and missile firing, but also in “general education,” as the Soviets gently put it.
And so the spare hours were used to teach the Vietnamese their mathematics, chemistry, and elements of “electrotechnology.” The group had native Vietnamese on the staff who spoke Russian, but many of the teachers and their pupils “worked out a language all their own – a wondrous mixture of Russian and Vietnamese words with technical terms.” Both components of the group learned to understand one another very well, said the Krasnaya Zvezda correspondent in Hanoi.
Training in USSR
Much of the Soviet training of the Vietnamese goes on amid safer circumstances – in the Soviet Union. The sheer numerical record is impressive. Speaking in Mandarin to China on 15 March 1966, Radio Moscow boasted that at the time nearly 3,000 young Vietnamese men and women were studying in the Soviet Union, and that while a total of 2,300 Soviet experts worked in North Vietnam in the years 1955-1964, some 4,500 Vietnamese experts had been trained in the Soviet colleges and universities by the spring of 1966.
In the summer and fall of 1966, these Vietnamese included enrollees in Odessa’s higher Maritime Engineering School, training to be captains and engineers of North Vietnam’s Fleet. Nor would the Soviet Union let China remain the sole patron of Vietnam’s railroad construction: among recent arrivals in Moscow are a group of North Vietnamese young men and women studying at the Institute of Railroad Transport Engineers.
The full course lasts six years, and one might suppose that this project represents long-range Soviet plans of aid to Hanoi. But Communist history is replete with cases of emergency graduation of experts long before the set dates. These young students may be flown back home any day.
The most significant case of training involves the North Vietnamese air cadets now being taught by Soviet Air Force veteran to fly supersonic MIG-21 jets. One group of cadets succeeds another at graduation ceremonies near Rostov-on-Don – at the Soviet Air Force School of Bataisk.
Photos and motion pictures made public in the Soviet Union show well-fed and smartly uniformed North Vietnamese cadets as they march or listen to lectures. The faces and figures are youthful, but an official Soviet report reveals that at least a few of the trainees are seasoned jungle fighters in their thirties.
The need for flying cadets is urgent if we are to believe the Western estimate of mid-October that Ho Chi Minh’s air force then consisted of some 50 older MIG-15′s and MIG-17′s and 20 MIG-21′s, but that the Soviets were about to increase the number of the later models. Indeed, in mid-December, Western intelligence raised its unofficial estimate of the number of MIG’s in Vietnam to 180 or even 200, the latest being some delta winged MIG-21C’s and MIG-21D’s.
Also great is the need for interpreters to accompany the Soviet lecturers. A Soviet film recently released showed a Soviet military instructor teaching North Vietnamese flying cadets without any visible aid from interpreters. This apparently meant that either at least one of the Soviet instructors speaks fluent Vietnamese or some of the students learn Russian quickly.
As Moscow send its experts to Vietnam to help the natives in matters both military and peaceful, the gain is, of course, in the fact that such specialists return home with a vastly expanded knowledge of Vietnam. Of an older yet very valuable vintage are those Soviets who learned Vietnam and her ways and language in the 1940′s and 1950′s, and who, in facts are veterans of the jungle warfare of that remote time.
Deserters
Such a man is Platon Skrzhinsky, 44 years old and a native of the Ukraine now residing in Moscow. After World War II he enlisted in the French Foreign Legion. But when the French shipped his unit to Saigon, Skrzhinsky made plans to desert. It took him a year to establish contacts with the guerrillas. In his new Viet Minh ranks, he found other deserters from the French: one Austrian, two Germans, and several Algerians. He received a Vietnamese name, Than, meaning “Loyal One.” He married a native girl, and they had a baby. By 1950 he commanded a guerrilla artillery unit.
He returned to Moscow in 1955 with his six year old Vietnamese daughter. For nearly 10 years he has been employed as an editor with Radio Moscow, possibly helping with those broadcasts in Vietnamese to southeast Asia. Present day survivors of such desertions from the French Foreign Legion include a Pole, a Czech, and an East German. Most of this romantic group may still be used for whatever training, advising, or interpreting is required in their countries in connection with Vietnam.
Of the “people’s democracies” contributing to Ho Chi Minh today, East Germany is probably the most active. Military aid from Walter Ulbricht’s government includes arms and electronic equipment specially made to stand up in tropical weather. Also included are motorcycles and bicycles which are so important for messenger service on North Vietnam’s war-torn roads where automobiles cannot get through easily. Last September, the writers’ union in East Germany launched a fund drive to buy a thousand bicycles as a gift to Hanoi. The money comes by setting aside a percentage of the writers’ honoraria.
The major part of Ho Chi Minh’s medical supplies seems to come from East Germany, and a hundred East German doctors are reported to be serving in North Vietnam. In addition to the 800 Soviets reportedly already present in North Vietnam on air defense missions, some East German officers and men are rumored to be employed in North Vietnam’s missile training. In goods and capital aid not directly of the war materiel kind, Ulbricht’s government is thought to have delivered to Ho Chi Minh from June 1965 to October 1966 a total of four million dollars worth.
Economic Aid
But the bloc’s largest economic aid to and trade with Hanoi is, of course, extended by the Soviet Union. Gathered at a summit meeting in Moscow in mid-October 1966, the Soviet Union and her eight allies agreed to give about one billion dollars worth of additional help to Hanoi in materiel and money, of which 800 million dollars are to come from the USSR. Contributions from the others are typified by the Polish pledge of 30 million dollars.
Ingenious Soviet deals to help North Vietnam began in the middle 1950′s, right after the Geneva division of the country, with the celebrated “triangular” deal. In this transaction, Burma, to pay for Soviet cement, delivered 160,000 tons of rice to Haiphong, thus, in Bernard B. Fall’s opinion, saving North Vietnam from starvation.
The first Soviet engineer came to the Haiphong cement plant in September 1955, and it was he who showed the natives how to dig up the machines buried by the retreating French. In November of that year, the first cement was produced, and by 1958 the output was twice as high as in the French era. In the summer 1966, despite US bombing raids, the Soviets claimed that production was three times as great.
Although precise figures are difficult to obtain, it is estimated that, in the 10 years through 1964, Soviet economic aid to North Vietnam totaled some 350 million dollars. It faltered somewhat in 1963 and 1964 when Nikita S. Khrushchev apparently was resigned to seeing the country in China’s orbit (in 1955-1964, China’s economic aid to North Vietnam amounted to about 450 million dollars).
Soviet Interest Revived
However, Khrushchev’s successors have revived the Soviet interest in Ho Chi Minh. Moscow’s exports to North Vietnam rose from 47.6 million dollars in 1964 to more than 74.8 million in 1965 – this, of course, in addition to some 555 million dollars worth of arms sent in 1965 alone. The figures for 1966 promise to be still higher.
In its German language broadcast to Germany on 21 June 1965, Radio Moscow declared that, of the funds that North Vietnam was then getting from all Socialist countries, nearly half came from the Soviet Union. A third of this Soviet aid, the broadcast said, was given free of charge. Some 50 industrial enterprises had by then been built or rebuilt with Soviet technical aid. Such Soviet – assisted plants produced all of North Vietnam’s apatite and superphosphates, about 90 percent of her coal, and more than half of her machine tools. The country’s power, mining, engineering, and technical industries were all helped or run by the Soviet donors and advisors.
From other Soviet sources we learn that the economic division of the Soviet Embassy in Hanoi is in charge of all this aid. It is claimed that the Hanoi machine tool plant, covering 14 acres, is entirely fitted out with Soviet equipment. Forty Soviet engineers and technicians are aiding in the erection of a hydroelectric plant at Tkhak Ba (Thác Bà?).
A Delicate Balance
Whatever facts and figures the Soviets officially reveal about their aid to North Vietnam are being made public not in order to taunt the United States, but to impress Peking – and even more to refute to the rest of the Communist world the Chinese charges that Moscow is not helping Hanoi enough.
Wherever possible, Moscow cites high minded generalities rather than hard details. And this is not only for reasons of security, but also, most definitely, so as not to anger the United States too much.
Yet Moscow is not equivocal about its part in the conflict, even if it allots the quantities of arms it sends extremely gingerly. Obviously, the Soviet Union wants neither the United States nor China to win. Still, she wants no third world war to result from the struggle in Vietnam. So her stream of arms is speeded up only after the United States escalates her involvement in one way or another, as she did in February 1965 by striking at North Vietnam, and last summer by hitting Haiphong’s and Hanoi’s installations more directly.
The official word is that the Soviet Union and her East European allies have offered to send volunteers to fight in North Vietnam, but that Hanoi has politely and gratefully declined the offer. The chances are that, fearing still another escalation of the war, Moscow has, in fact, refrained from such an offer, and that, for reasons of propaganda and diplomacy, it was agreed between Moscow and Hanoi that a fiction of offer and refusal would be maintained although not too loudly or repeatedly.
An American colonel conversant with the situation put it this way:
“Hanoi would like to get all those volunteers but doesn’t dare to ask for them. For were she to ask Russia and her allies, she would have to invite China, too, and this she wants to avoid. It’s one thing to tolerate those Chinese railroad construction men with no guns, but quite another to have a whole army of Chinese with weapons. No, not in North Vietnam”.
Informed US officials feel that Hanoi does not fear the Soviets even if they come armed. And, perhaps, this is so, because Hanoi knows that Moscow is not eager to send armed men so far away to so many risks of greater conflicts. In fact, Moscow may yet return to its pre-October 1964 attitude even in economic matters. Its large and growing investment in North Vietnam may be curtailed if things calm down in southeast Asia – for instance, if China should relax in her post-Mao Tse-tung phase and an accommodation with Mao’s more sensible successors became possible.
A Washington observer speculated:
If this happens, Khrushchev’s heirs may come to believe, as Khrushchev apparently did, that North Vietnam is after all too distant from Russia, and why not make a deal with Peking, exchanging, say, that wonderful machine too plant in Hanoi for some far more desirable properties closer to home – in Sinkiang, for instance?
Nguồn: Danchimviet.info
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét