Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Thất bại trong kinh doanh: cần nhìn thẳng vào sự thật!

Được đăng bởi mocxi.vn
Xét cho cùng, chẳng phải tinh thần dám làm dám chịu của những người Mỹ tiên phong - những người sẵn sàng chấp nhận vấp ngã trong suốt hành trình của họ - đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để thành công đó sao?

Từ châu Á tới châu Âu, các nhà hoạch định chính sách đều cổ vũ cho tinh thần dám chấp nhận thất bại nhằm thúc đẩy những doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Thậm chí, trong buổi phát động sáng kiến "Startup America" của Nhà Trắng mới đây, một thành viên tham dự đã đưa ra lời kêu gọi hết sức tha thiết rằng nước Mỹ hãy ủng hộ ý tưởng này. Xét cho cùng, chẳng phải tinh thần dám làm dám chịu của những người Mỹ tiên phong - những người sẵn sàng chấp nhận vấp ngã trong suốt hành trình của họ - đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để thành công đó sao?

Tuy nhiên, dù cho họ thiện chí đến đâu chăng nữa, những nỗ lực nhằm tán dương thất bại thực sự là sai lầm. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa "sợ hãi" và "lo lắng" - và việc ngợi ca thất bại dường như chỉ nhằm mục đích giảm bớt nỗi lo lắng của doanh nhân mà thôi.

Theo kiến giải của nhà tâm lý học nổi tiếng Freud, lo lắng là khi bạn phản ứng một cách vô lý trước một cái que như thể đó là một con rắn độc. Sợ hãi là khi bạn phản ứng trước một con rắn độc đúng với bản chất của nó - một con vật nguy hiểm. Lo lắng là hành vi bất thường, nhưng sợ hãi thì có thể có lợi: nó giúp bảo vệ chúng ta khỏi những điều nguy hiểm, chẳng hạn như khi gặp rủi ro. Các doanh nhân cần phải phát triển nỗi sợ hãi "lành mạnh" về những sai lầm có thể xảy ra, chỉ có điều không được để cho nó làm nản chí.
Đối mặt với sai lầm trong kinh doanh, các doanh nhân phải có cách nhìn nhận và giải quyết thích hợp, đầy đủ.



Dưới đây là 3 ý tưởng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách "điều chỉnh" nỗi sợ thất bại và cổ vũ tinh thần kinh doanh mà không tán dương sai lầm của doanh nghiệp.

Chấp nhận sự thật: Thất bại là một phần tất yếu của kinh doanh

Ở các nước có tinh thần kinh doanh cao như Israel, Đài Loan và Iceland, thất bại khi khởi nghiệp kinh doanh là điều rất phổ biến. Và ở bất cứ đâu, các nhà đầu tư mạo hiểm cũng thấm nhuần tư tưởng về đường cong J nổi tiếng: Thất bại luôn đến sớm, thành công cần thời gian. Những thất bại ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó đem lại bài học thấm thía về cái gì là cơ hội (và cái gì không) và làm thế nào để nắm bắt chúng; đồng thời thất bại sẽ nhanh chóng giải phóng nhân lực, nguồn vốn cũng như ý tưởng cho các dự án tiềm năng hơn. Các thất bại đến sớm hoạt động giống như cách chúng ta thông gió trong ống khói: Những người thất bại nhanh chóng rút lui sẽ thu hút những gương mặt mới trên thương trường.

Tuy nhiên, rất nhiều nhà hoạch định chính sách vốn ủng hộ việc khởi sự kinh doanh và xem đó là một chiến lược phát triển kinh tế lại coi tỉ lệ thất bại thấp là một dấu hiệu cho thấy các chính sách của họ có hiệu quả. Mặc dù thành công luôn có giá hơn thất bại song họ nên xem xét cả hai, về mặt số lượng hay về tác động, hoặc cả hai phương diện này.

Xóa bỏ những rào cản về cơ chế nhằm giảm các nguy cơ khách quan

Rất nhiều quốc gia, ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển, đang vô tình làm nản lòng doanh nghiệp bằng cách trừng phạt các công ty phá sản: Họ ngăn không cho các nhà đầu tư thất bại được tiếp tục theo đuổi công việc kinh doanh trong tương lai, thậm chí không được mở tài khoản ngân hàng, và trong một số trường hợp phá sản còn bị coi là phạm tội. Luật pháp khiến cho tổn phí của thất bại tăng lên và dập tắt ý định tham gia của những tay chơi mới, giống như ống khói bị bịt kín ngăn cản ôxy duy trì ngọn lửa trong lò. Về điểm này, luật lao động của nước Mỹ cũng gây thêm một khó khăn khác: nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc loại trừ những người phá sản khiến cho các chủ doanh nghiệp rất khó tuyển nhân viên và thay vì hỗ trợ cho những người thất nghiệp để các doanh nhân sẵn lòng thuê họ khi khởi sự kinh doanh, thì điều này lại khiến cho họ hạ thấp cấp bậc của mình nếu cần.

Ngăn chặn trước khả năng thất bại

Trái ngược với những lời đồn đại, các doanh nhân không phải là những con bạc liều lĩnh. Thực tế, kinh doanh mạo hiểm là một khía cạnh bản chất của việc thúc đẩy phong trào đổi mới. Nhưng điều quan trọng là cần có hướng dẫn để các doanh nghiệp chỉ thất bại ở mức vừa phải, nhanh chóng với giá rẻ. Những thất bại ít tốn kém sẽ không gây sự chú ý và cũng làm cho doanh nghiệp không phải lúng túng hay xấu hổ. Các nhà hoạch định chính sách cũng có thể hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp về các chiến lược và kỹ năng giảm thiểu rủi ro.

Nếu bạn làm theo những gợi ý này, bạn sẽ không cần bật sâm-panh mỗi khi doanh nghiệp thất bại. Coi thất bại là một điều bình thường khi bắt đầu kinh doanh và phát huy quan điểm đúng đắn về giá trị của nó sẽ giúp bạn khắc phục nỗi sợ thất bại cũng như tránh được sự tán dương quá mức mỗi khi nhắc đến nó

Bài này post 1 lần nhưng thiếu...Đây là bản đầy đủ:Truyện tình 2500 Chữ "T"thật tuyệt tác,Trần thị Thu Thủy

Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thơ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh
Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật
thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tròn, Thủy
tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt!
Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế.

Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi
thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:
“Trời! Trắng tựa tuyết!”
“Thon thả thế!”
“Tóc thật thướt tha!”
“Ti to thế! Tròn thế!”
“Tác tuyệt! Tuyệt tác

Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tưởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng,
tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai tơ: tán thắng
Thủy thì thua tam trâu. Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám
thúng tiền. Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên,
trai tráng trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trơn, thân thế thấp tè, thế
thì tán tới trăm tuổi!

Tiếng tăm Thủy truyền trong toàn tỉnh.Thư từ tới tấp tới tay Thủy. Thư thì thủ
thỉ tâm tình. Thư thì tranh thủ trình thêm thân thế, tiền tài. Thư thì than thở
tức tưởi. Thư thì thêm thơ, thêm tranh, trang trí thật trang trọng... Trong tám
tháng trên tám trăm thư, thật thế!

Trai tráng trong tỉnh tìm tới tán tỉnh Thủy tới trăm thằng. Tám thằng thân tôi:
Thằng Thịnh, thằng Tân, thằng Thuận, thằng Tạo, thằng Toàn, thằng Trung, thằng
Tiến, thằng Tuấn, tán tỉnh tài thế, tí ta tí tởn tới tán Thủy, tốn tiền trăm
tiền triệu, tiêu tiền tới trắng tay, thua tiếp tục thua. Tám thằng thất thểu tìm
tới tôi than thở:
“Thôi! Tiền thế, tài thế, tập tễnh tới tán Thủy thêm thiệt thòi.”

Tôi thích Thủy, tuy thế tôi tỉnh táo tự thấy: trí tuệ tôi tầm thường, tiền tài
thiếu thốn, thân thế tiếng thì to, thực tình thanh thế tổ tiên thôi, thân thế
tôi thấp tẹt. Tôi trù tính: thư từ tán tỉnh, trật! Tiền tài: trật! Thân thế:
trật. Tổ tiên ta từng truyền tụng: tham thì thâm. Thư từ, thân thế, tiền tài...
trật trật trật! Thua thua thua! Thủy thích tinh tế, trung thực, thật thà, thế
thôi.
Tôi tính toán thật tình tiết: từ thị trấn Tân Tiến tận tụy tới thôn Tám tìm Thủy
tâm tình, từ từ, từ từ, tránh trắng trợn, tránh thô thiển, thỉnh thoảng thêm tí
tranh, thêm tí thơ tặng Thủy, trời thương trời trợ thủ thì tất thành.
Trời thương tôi thật. Tới thôn Tám, thấy Thủy trơ trọi, thui thủi trên thềm, tôi
thích thú thấy tôi tính toán trúng.

Tôi trấn tĩnh, từ từ tiến tới tận thềm, thì thầm:
“Thủy! Tôi tên Trí, Trần Trọng Trí, thầy thuốc Tây...”
“Trần Trọng Trí!”, Thủy trầm trồ, “Thầy thuốc trị tim, trị thận, trị toàn thân
thể, tiếng tăm truyền tám tỉnh! Trời, trẻ thế! Trẻ thế!” Thủy tấm ta tấm tắc.

Tôi trùng tên thầy Trí, thầy thuốc thiên tài trên tỉnh. Thủy tưởng thế, thật
trúng tủ, trời toàn thương tôi!
Thấy tình thế thật thuận tiện, tôi tiếp tục thủ thỉ:
“Thủy, tôi trốn thầy, trốn thủ trưởng, trốn tránh tất thảy, từ thị trấn Tân Tiến
tới tìm Thủy!”
Thủy trao tôi tách trà, thẹn thùng:
“Thủy thật tầm thường, tìm Thủy thật trớ trêu...”
Tôi tíu tít:
“Thủy! Thủy! Thủy tránh tự ti. Thủy thật tuyệt trần, tiếng thơm truyền từ tỉnh
Thanh tới tỉnh Thừa Thiên, thật thế!”
“Thầy Trí tưởng thế thôi...”, tiếng Thủy trong trẻo, thánh thót.
Tôi thủng thẳng tán tỉnh, thầm thầm thì thì, tu từ thật tốt, thỉnh thoảng thêm
tí thán từ. Thấy Thủy thinh thích, tôi tấn tới, thả từng tiếng thật tha thiết:
“Tháng tư, tôi trông thấy Thủy tha thướt trong thị trấn. Tôi thảng thốt:
Trời, tiên từ trên trời tới thị trấn! Từ tháng tư tới tháng tám, tối tối tôi
thao thức, trằn trọc. Tâm thần tôi trục trặc, thân thể tiều tụy. Tưởng tượng
thấy Thủy trẻ trung, tươi tắn, tôi thổn thức: Thiếu thủ trưởng thì thảnh thơi,
thiếu trời thì tổn thọ, thiếu Thủy thì tắc thở! Thủy! Trái tim tôi tràn trề tình
thương Thủy.

Tôi tìm tới Thủy trao trọn trái tim thật thà, trái tim trong trắng, trái tim
thân thương, trái tim trẻ trung, trái tim trung thực... Tôi thề, tôi trao trọn!”
Thấy tôi thề thốt thật tha thiết, thật tận tình, Thủy thấy thương thương, thẹn
thò túm tóc thỏn thẻn:
“Thôi thôi, Trí thôi thề thốt...”

Thủy tin tôi, thật tuyệt! Thế thì tôi toàn trúng tủ, thật tuyệt! Tôi từ thủ thỉ
tâm tình tiến tới thề thốt trầm trọng, toàn từ to tát:
“Thủy tin tôi, thương tôi thì tôi thôi thề thốt. Thủy thiếu tin tưởng thì tôi
tiếp tục thề. Tôi thương Thủy, tha thiết trao trọn tình tôi tới Thủy.
Thủy tuyệt tình tôi thì tôi tự tử. Tôi theo Thủy tới trăm tuổi, tôi tuyệt tình
Thủy thì tôi tắc tử!”

“Trí!”, Thủy thổn thức, “Thủy tin Trí, thương Trí...”
Tôi trúng to, trúng to!
Trăng tròn tháng tám thấp thoáng trong tre, trời thu tươi tốt, tiếng thu thánh
thót. Tôi tấn tới tìm tay Thủy. Tay Thủy trong tay tôi.
“Thủy... Trí thương Thủy, thương tới tận tim...”, tôi thì thầm, từ từ thơm tay
Thủy.
Thủy thẽ thọt từng tiếng, từng tiếng thật thương:
“Tính Thủy thật thà, thương thì thương thật. Trí tâm tình thế, Thủy tin. Tất
thảy tình thương, Thủy trao trọn. Thủy tin: tình ta thắm thiết!”

Trời tối, Thủy tin tưởng trao thân. Tôi thơm tay Thủy, thơm tóc Thủy, thơm tới
tận tai, thơm thơm thơm thơm.

Thủy thất thần túm tay tôi, thét:
“Thôi, Trí! Trí thương Thủy thì thương từ từ. Tình ta tránh trần tục. Trí...thụt
tay!”
Trí tôi, tên trác táng, tha Thủy thì thua thiệt, tốn tiền tàu từ thị trấn Tân
Tiến tới thôn Tám. Thành thử tôi tiếp tục trổ tài tán tỉnh. Tôi thủ thỉ tâm
tình:
“Thủy thương Trí thì thương thật tình. Thủy trao trọn tình thì Trí trân trọng.
Thủy thủ thế, trốn tránh, thiết tưởng thiếu tin tưởng Trí.”
Thủy thật thà tin tôi, thả tấm thân trinh trắng tùy tôi thao túng. Thân thể Thủy
trắng trẻo, thơm tho. ***
Tôi tả thế thôi, tả thêm thì thô tục, tùy toàn thể tưởng tượng....

Thử đối chiếu sấm Trạng Trình với những biến cố đã và đang xảy ra

Thử luận bàn về những câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối chiếu với những biến cố đã xảy ra :

Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
----------

Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.


Hùm gầm khắp nẻo gần xa.
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời,
Rồng bay năm vẻ sáng ngời,
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng,
Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng,
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời.
Chín con rồng lộn khắp nơi,
Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.
Lời truyền để lại bấy nhiêu,
Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong.
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng,
Ðến khi ngộ biến đường trong giữ mình.

--------
Lời bàn :

Những biến động về mặt ngoại giao và quân sự đáng chú ý trong năm Canh Dần 2010 vừa qua, giữa Mỹ và Trung Cộng liên quan đến vấn đề chủ quyền Biển Đông, cũng như sự kiện một chiến hạm của Nam Hàn bị ngư lôi tàu ngầm Bắc Hàn thụt chìm vào tháng 3/2010, đã huy động lực lượng Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ với những cuộc tập trận trên biển Đông vào mùa Hè và ở Hoàng Hải vào mùa Thu năm Canh Dần 2010, với các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Á Châu, như mọi người đã biết. Nên có thể nói như sấm TT đó là"Hùm gầm khắp nẻo gần xa".


Những biến cố cách mạng mùa Xuân năm Tân Mão 2011 đã và đang xảy ra trên thế giới, đặc biệt là ở lục địa Châu Phi nói chung và Bắc Phi nói riêng, như Lybia hiện nay đang còn trong khói lửa... cũng như những dấu hiệu xuống hiệu ở Á Châu có tên cách mạng Hoa Nhài từ 2 tuần nay, và bắt đầu rục rịch ở VN với lời kêu gọi cách mạng Hoa Mai của Tuổi Trẻ Yêu Nước, hay cách mạng Hoa Sen của sinh viên VN, thì đúng là những tiếng kêu của dân gian trong năm con Mèo này, làm cho tơi bời những chế độ quỷ ma độc tài ở Bắc Phi, và làm lo sợ cho đảng CS Tàu cũng như đảng CSVN. Nên nếu đối chiếu với câu sấm TT là "Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời", thì cũng không thể bảo là hoàn toàn sai.


Còn nếu luận giải "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh" có nghĩa là "đầu năm (đuôi) con Rồng" (Long vĩ=đuôi con rồng) tức là Nhâm Thìn 2012, vì Nhâm thuộc về đuôi của Can, và còn có câu "Can qua xứ xứ khổ đao binh" có nghĩa là qua Can Nhâm năm Thìn 2012 khắp nơi khổ vì đao binh, tức là thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra là điều cũng rất có lý. Vì với những dấu chỉ cách mạng hiện nay ở Bắc Phi và lục địa Châu phi sẽ dẫn đến bất ổn xã hội, kinh tế, chính trị ở những xứ này để đừng nói là nội chiến, do những bàn tay lông lá của quỷ ma ngoại bang xúi dục để gây ảnh hưởng. Nên sự tranh giành quyền lợi giữa thế hệ trẻ yêu chuộng tự do dân chủ theo Âu Mỹ, và lớp già bảo thủ cuồng tín theo Hồi giáo ở những xứ này là điều tự nhiên không tránh khỏi. Vả lại, ai cũng biết là Phi Châu đã bị Tàu cộng bỏ tiền ra mua bọn lãnh tụ để khai thác tài nguyên và tranh giành ảnh hưởng với Âu Mỹ, từ cả chục năm nay và đã nuôi quân khủng bố ở đó, nên sẽ lợi dụng tình thế "nước đục thả câu" để gây chiến tranh và bán súng đạn, đồng thời là cách gián để gây chiến tranh với Âu Mỹ. Và rồi bắt buộc Mỹ và Âu Châu phải nhảy vào, như hiện tại Anh quốc đang gởi quân biệt kích vào Lybia, để giải tỏa bè lũ Gadafi dưới sự đồng ý của Mỹ. Và từ đó chiến tranh khủng bố sẽ bùng nổ và leo thang ở Âu Châu để làm dân hoảng sợ và quân đội các nước này ngày đêm phải lo đi lùng để diệt quân khủng bố, thì chính phủ các nước tự do đồng minh của Mỹ không thể gởi quân tham chiến trên các xứ đang muốn có nền dân chủ. Nhưng trái lại, Tàu cộng đã gởi quân đi khắp thế giới để đánh mướn và gài gián điệp vào các nước muốn theo Âu Mỹ này. Thêm vào đó, Tàu cộng có thể gây ra một dư luận quốc tế đổ tội cho CIA Mỹ về chiến tranh khủng bố ở Âu Châu và nội chiến ở Phi Châu, mà do Tàu giựt dây. Lúc đó dư luận sẽ chú ý đến Âu Châu và Phi Châu mà không còn lưu ý đến Á Châu, thì Tàu cộng sẽ rảnh tay ra lệnh cho Bắc Hàn đánh Nam Hàn, và đồng thời cũng sẽ tiến quân để thôn tính VN, đánh chiếm Đài Loan, và có thể luôn cả Thái Lan, để mới có thể bao vây Ấn Độ, là điều mà Tàu cộng hằng mơ ước. Vì vậy bắt buộc Mỹ phải can thiệp vào chiến tranh Đông Nam Á và phải đánh cho Tàu cộng tiêu luôn để diệt nạn CS tại Á Châu, và là mối đe dọa cho hòa bình thế giới.

Nếu có chiến tranh như vậy, thì mới ứng nghiệm lời sấm của Trạng Trình là : "Mười phần chết bảy còn ba ; Chết hai còn một mới ra thái bình", hay những câu sấm Trạng Trình tiên đóan về vận mệnh nước Việt Nam từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 sau đây, mà tôi thiết nghĩ chúng ta nên đọc lại để thấy sự ứng nghiệm của những lời sấm này của thánh hiền cách nay hơn 500 năm đã đúng đến mức độ nào :

Đảng Dân đại bại tan tành
Cầu cùng đảng cộng ra tranh chiến cùng
Tu binh mãi mã chiêu hùng
Núp lưng đảng cộng phục hưng nước nhà
Rồi sau sanh sự bất hoà
Lại cùng đảng cộng can qua chiến trường
Non cao biển cả đôi đường
Phân ranh biên giới tỏ tường mới an
Vầng hồng lộ khắp bốn phang
Tây phương cuốn gió tìm đường đào giông
Bập bồng Tần quốc bập bồng
Là nơi chiến địa huyết hồng chảy lan
Hải hồ rửa máu nghỉ an
Tiền Âu hậu Á Thiên Hoàng định phân
Thân gà dạ khỉ đấy chừ
Thì là ngọn lửa mới thâu dịu lần
Kỳ Phang thay đổi cuộc trần
Chó kia gặp chủ nó cần sủa tru
Quân minh dân sự ôn nhu
Heo kia thong thả ngao du đầy đường
Chuột rày gặp cảnh bình an
Trâu kia thong thả nghênh ngang đồn điền
Cọp rày làm chúa lâm điền
Quân thần cộng lạc miên miên cửu trường.
-------------------------

Những câu sau đây xác định rõ nơi chiến địa là Tần quốc, tức nước Tàu :

Bập bồng Tần quốc bập bồng
Là nơi chiến địa huyết hồng chảy lan
Hải hồ rửa máu nghỉ an
Tiền Âu hậu Á Thiên Hoàng định phân
Thân gà dạ khỉ đấy chừ
Thì là ngọn lửa mới thâu dịu lần

Và hai câu cuối của đoạn này cũng xác định thời gian chiến tranh chấm dứt là : "Thân Dậu niên lai kiến thái bình".

Ngoài ra những câu sau đây cũng diễn tả tư tưởng của những câu trên:

Rồng bay năm vẻ sáng ngời (Rồng : Nhâm Thìn 2012; năm vẻ=năm Châu; sáng ngời=khói lửa)

Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng (Rắn : Quý Tỵ 2013)

Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng (Ngựa : Giáp Ngọ 2014)

Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Ðến khi ngộ biến đường trong giữ mình
Ðầu Can võ tướng ra binh
Ất là trăm họ thái bình âu ca.
..........

Lời bàn :

"Chín con rồng lộn khắp nơi" : 9 con rồng=9 nước Á Châu:Tàu,Việt Nam, Đài Loan, Inđônêsia, Phi Luật Tân, Nhật, Nam Hàn, Bắc Hàn, Thái Lan)

"Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu" : Nhện giăng lưới gạch="world wide web" với facebook, twitter, điện thoại di động được xây dựng chắc chắn như lưới gạch, mà giới trẻ dùng để thông tin và kêu gọi xuống đường như chúng ta đã thấy. Nên "đại thời mắc mưu" là các chế độ độc tài cố vị của thời đại internet đã bị mắc mưu mạng nhện là như vậy.

"Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong" : Phương Đoài là phương Tây, nhưng chữ Đoài trong Kinh Dịch có nghĩa là đầm hay hồ, nên phương có Hồ Tây là Hà Nội ; và chữ giặc dùng để nói quân xâm lăng từ phương Bắc, tức quân Tàu.

"Đầu Can võ tướng ra binh": câu này giải cho câu "Mã đề Dương cước anh hùng tận", có nghĩa là năm Giáp Ngọ 2014 sẽ có tướng giỏi ra trận để dứt điểm chiến tranh, và có thể phải hy sinh để cứu quân cứu nước, vì ba chữ"anh hùng tận".
---------------

Nên nếu dựa trên những lời sấm tiên tri chưa bao giờ sai của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì có những điều trùng hợp đang xảy ra như là dấu chỉ của thời đại để cho ai muốn "thuộc lấy làm lòng", có nghĩa là tâm tư, suy nghĩ để tu thân hầu :"đến khi ngộ biến đường trong giữ mình". Do đó, những lời luận bàn trên đây của tôi cũng không ngoài mục đích để cho ai muốn suy nghĩ thì hãy tâm tư về ý nghĩa của những dấu chỉ thời đại để "giữ mình" tức tu thân, chứ không bắt ai phải tin vào đó như là một tín điều. Và nếu có bậc huynh trưởng nào cao kiến hơn về những câu sấm này, thì cũng xin chú giải cho mọi người đều biết.

Vì có lời chép rằng : "Khi các ngươi thấy mây kéo lên ở phía tây, các ngươi nói ngay: "Mưa đến nơi rồi", và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các ngươi nói : "Trời sẽ oi bức", và xảy ra đúng như vậy. Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận xét? Sao các ngươi không tự mình xét xem cái gì là phải ?" (Lc.13,54-57)


Ngoài ra bài viết dưới đây đang phổ biến trên mạng hiện nay cũng chỉ là luận diễn theo trình độ hiểu biết của tác giả là vào Tết Tân Mão 2011, thiên hạ sẽ thái bình, nhưng đâu là đúng theo lời sấm của Trạng Trình thì để cho"Hậu sinh thuộc lấy làm lòng", nhưng cũng nên đọc qua cho biết.

Sơn Hà


Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên tri về năm 2011

(Dân trí) - LTS: Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha đã dành khá nhiều tâm huyết của cuộc đời mình để nghiên cứu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà tiên tri số một trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Năm 1991, ông đã làm bộ phim tài liệu "Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cây đại thụ rợp bóng 500 năm". Giải thưởng Hội hữu nghị Việt Nhật 1992. Bài viết dưới đây ghi lại những câu sấm truyền nổi tiếng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho năm 2011.

***
Trong lịch sử Việt Nam, nhà tiên tri đầu tiên được mọi người biết đến là Thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) với những câu sấm về việc xuất hiện nhà Lý. Hơn 500 năm sau, xuất hiện Trạng Trình - nhà tiên tri thứ hai. Ở Pháp, cùng thời với Trạng Trình có nhà tiên tri Nostradams (1503-1566) sinh trưởng ở thành phố Saint Re'my thuộc xứ Provence. Toàn bộ sấm ngữ của ông này đã được xuất bản tại Lyon năm 1555 dưới tên gọi Les centurtes (Những thế kỷ). Năm 1966 kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông, tác phẩm này được in lại tại Nhà Xuất Bản Pierre Delpont.

Trạng Trình sinh trước (1491) và mất sau (1586). Năm 1986, kỷ niệm 400 năm ngày mất của Trạng Trình, người ta hay nhắc tới câu sấm tiên đoán về sự trở về của ông: "Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi - Sông Hàn nối lại thì tôi lại về". Từ đấy, Trạng Trình trở về với thời đại chúng ta thực sự.

Năm 1991, kỷ niệm 500 năm ngày sinh ông, đã có một lễ kỷ niệm trọng thể của Nhà nước diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Năm nay, kỷ niệm 520 năm ngày sinh ông (1491-2011), chưa biết chúng ta sẽ làm gì, nhưng vào dịp cuối năm cũ (2010), cụ đã "gặp" nhà ngoại cảm tên Phương người Giồng Trôm, Bến Tre và chỉ cho ông tìm ra mộ thật của mình với ước muốn để cháu con và hôm nay biết đúng chỗ và thờ cúng. Theo chỉ dẫn của cụ, nhà ngoại cảm đã tìm được mộ cụ ở làng Triền Am, Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng.

Từ nhiều đời nay, những câu sấm tiên tri của Trạng Trình đã giúp cho bao chính khách biết việc mà xuất xử đúng đắn. Nhờ tài kiệt xuất này, ông thật xứng đáng với câu đối đã ghi ở đền thờ tại Bạch Vân Am: "Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng - Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu" (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng - Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu).

Sinh thời, Trạng Trình cùng bạn thần đồng Bùi Ngu Dân (thường gọi là Bùi Công) thường rủ nhau bàn định bấm đoán về vận nước. Hay tin Mạc Đăng Dung muốn thoán ngôi vua Lê, cặp tri kỷ cùng nhau đoán định. Bùi Công viết vào lòng tay bốn câu ngũ ngôn: "Mộc đinh niên đinh khẩu - Bát đạo nhập mộc văn - Băng tâm đại đức vũ - Thiên hạ bán rã bình" (Phương Đông Mạc lên ngôi - Định đoạt nên danh tiếng - Thì tám hướng sẽ loạn - Những người luôn trung thành - đứng lên cầm vũ khí - Chỉ nửa được thái bình). Còn Trạng Trình thì viết vào lòng tay thất ngôn tứ tuyệt: "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh - Can qua xứ khổ đao binh - Mã đề dương cước anh hùng tận - Thân dậu niên lai kiến thái bình" (Cuối năm rồng, đầu năm rắn xảy ra chiến tranh - Nạn binh đao ở khắp mọi nơi - Cuối năm ngựa, đầu năm dê anh hùng mất hết - Qua năm khỉ, năm gà sẽ thái bình).

Trong lịch sử quả thật, Mạc Đăng Dung đã thực hiện lập Lê Cung Hoàng lên ngôi, sau đó sai giết Lê Chiêu Tông vào năm sau năm Ất Dậu (1525) và đoạt ngôi vào năm Đinh Hợi (1527) lập ra triều Mạc. Bốn câu này khi vào tuổi già, Trạng Trình ghép vào trong bài sấm ký dài của mình thì lại được dùng để nhận định vào thời đại của chúng ta từ năm Canh Thìn (1940) đến năm Ất Dậu (1945). Có người còn nghĩ rằng Bác Hồ từ câu sấm này, so đọ với tình hình Chiến tranh thế giới lần thứ Hai đã tới hồi sắp kết thúc mà quyết tâm cùng dân tộc làm nên Cách Mạng Tháng Tám 1945. Ngay từ khi còn ở Cao Bằng đầu năm Ất Dậu, Bác đã viết: "Ất Dậu ắt thành công".

Vào những năm Việt Nam hết sức rối ren giữa các thế lực nhà Lê với nhà Mạc, giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng, chỉ với 6 câu thơ tiên tri, Trạng Trình đã thu xếp được các thế lực vào đúng nơi trên đất nước khiến cho dân đỡ lầm than khổ sở trong nạn binh đao. Khi Nguyễn Hoàng xin ý kiến, ông đã tặng cho Nguyễn Hoàng hai câu thơ: "Hoành Sơn nhất đái-Vạn đại dung thân" (có bản đề là: "Khả dĩ dung thân"). Ý rằng hãy tìm đường vào phía Nam dựa vào dãy Trường Sơn mà tồn tại). Nguyễn Hoàng nghe theo xin Trịnh Kiểm vào trấn giữ từ Đèo Ngang trở vào. Khi người nhà Trịnh Kiểm hỏi ông về vị trí của mình, có nên thoán ngôi vua Lê không, ông trả lời: "Chịu khó mà thắp nhang- thờ Phật thì ăn oản" (Có nghĩa rằng phải thờ nhà Lê thì có lộc). Trước khi ông mất, nhà Mạc xin ý kiến tồn tại thế nào, ông đã đọc hai câu thơ: "Cao Bằng tàng tại- tam đại tồn cô" (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ sống thêm được ba đời nữa). Nhà Mạc đã theo kế ấy và đã tồn tại được thêm ba đời nữa thật. Có lẽ, do Cao Bằng cũng từng là kinh đô của vua Mạc, nên khi về nước lãnh đạo dân tộc làm Cách Mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng.

Sau khi ông mất, những lời sấm vẫn được chứng nghiệm ở đời sau. Có giai thoại nói rằng: vào thời Tự Đức, bỗng nhiên quan quân kéo về đập phá nhà thờ Quan Trạng. Hỏi ra mới hay vì Tự Đức quá tức giận bởi câu sấm: "Gia Long tam đại-Vĩnh Lại vi vương". Lời sấm truyền này nói rằng tự Đức không phải dòng giống Gia Long mà là con của Quận Quế- Người Vĩnh Lạc (Vĩnh Bảo hôm nay).

Lại có giai thoại kể rõ, Quan Thượng Tứ - Tổng Đốc Hải Dương có lần về thăm quê Trạng Trình. Khi đi dọc sông Tuyết Giang, thấy có ngôi mộ lớn đang có nguy cơ sụp lở, Thượng Tứ xem xét cẩn thận, thấy Trạng Trình là thầy rất "cao tay" sao lại đặt mộ bố ở chỗ thế này. Sau khi bàn bạc với con cháu Trạng Trình, Thượng Tứ quyết để lại ngôi mộ vào chỗ khác, ngầm sửa lại lỗi xưa của Trạng Trình. Khi đào đến gần hộp quách, thấy có tảng đá lớn, lật lên xem thì thấy tấm bia khắc hai dòng chữ: "Bát thập niên tiền khi chung vũ tả - Bát thập niên hậu khí nhập ư trung" (Tám mươi năm trước khí tốt bên trái - Tám mươi năm sau khí tốt rời vào trong).

Những giai thoại như trên nhiều và rì rầm ở khắp nơi. Nào là giai thoại cha con thằng Khả đánh đổ bia. Nào là giai thoại thằng Trứ (Nguyễn Công Trứ) phá đền... đều là những câu sấm lẻ Trạng Trình thốt nhiên nói ra. Khi về già, Trạng Trình mới làm hẳn một bài sấm ký dài lưu truyền lại với mục đích như câu cảm đề đã ghi: "Bí truyền cho con cháu- Dành hậu thế xem chơi". Bài sấm ký nói về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay.

Phần từ đầu đến khi Trạng Trình quy tiên thì không nhiều, chủ yếu là từ sau khi ông qua đời cho đến hôm nay. Bài sấm rất dài nhưng có đoạn gần cuối có vẻ ứng với hai năm tùng bách mộc này (2010 và 2011): "Phân phân tùng bách khởi- Nhiễu nhiễu xuất đông chinh - Bảo Giang thiên tử xuất - Bất chiến tự nhiên thành". Mọi ý sâu xa xin để người đời giải đáp, tức là vào Tết Tân Mão 2011, thiên hạ sẽ thái bình.

Nguyễn Thụy Kha
(Nguồn Dân Trí)

Tập đoàn, tổng công ty gửi nhà băng hơn 1,6 tỷ USD

Nguồn: vietnamnet

Liên quan đến việc rà soát tiền gửi là ngoại tệ tại các ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, qua báo cáo từ 78 tổ chức, tập đoàn, tổng công ty thì tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức này tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD.



Phải tin vào chính sách
Tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD. Đó là thông tin từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, khi ông trả lời những câu hỏi liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, được báo giới liên tiếp gửi đến người đứng đầu ngành ngân hàng tại buổi họp báo Chính phủ chiều 30/3.
Tại buổi họp báo, phần lớn các câu hỏi được báo giới đưa ra vẫn chủ yếu tập trung vào tính hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, thị trường ngoại tệ, vàng... trong thời gian qua.

Sau khi nhận được những "phàn nàn" về thực tế diễn biến trên thị trường sau hàng loạt các giải pháp được đưa ra, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước quả quyết, những chính sách đưa ra đã bước đầu có hiệu quả, những biến động trên thị trường tiền tệ, ngoại tệ, vàng đã giảm nhiệt khá nhiều.

"Chính phủ đã có những chính sách, giải pháp với nỗ lực là kiềm chế lạm phát. Chúng ta đừng có bi quan hay nghi ngờ gì trước những giải pháp đó. Trách nhiệm của chúng ta là phải tin vào những chính sách, bởi như thế nào cũng phải chờ thời gian thực hiện trong cuộc sống đã", Thống đốc nói.

Liên quan đến việc rà soát tiền gửi là ngoại tệ tại các ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, qua báo cáo từ 78 tổ chức, tập đoàn, tổng công ty thì tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức này tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD, trong đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD.

Theo Thống đốc, con số dư tiền gửi có kỳ hạn rõ ràng là nhằm mục đích găm giữ. Do đó, trong tuần tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty bán lại số ngoại tệ gửi có kỳ hạn nói trên cho tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ.

"Sau khi bán lại cho các ngân hàng, nếu các doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng về ngoại tệ thì các ngân hàng chắc cũng sẽ phải bán lại đúng theo chỉ đạo của Chính phủ", Thống đốc khẳng định.

Phiên họp báo của Văn phòng Chính phủ ngày 30/3/2011 (ảnh Vneconomy)

Một vấn đề cũng được báo giới quan tâm là việc các ngân hàng sẽ thu phí khi bán ngoại tệ cho người dân và doanh nghiệp. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, cho biết đây mới chỉ là phương án đề xuất và đang được các cơ quan chức năng cân nhắc, chưa trở thành chính sách. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đây vốn là công cụ được các nước sử dụng phổ biến.

"Không nên hiểu đây là một loại phí thông thường mà nên nhìn nhận nó là một biện pháp được triển khai để không khuyến khích người dân sử dụng ngoại tệ tiền mặt. Nếu các bạn sang nước khác có khi cầm USD cả ngày cũng không mua được thứ gì vì không ai nhận USD", Thống đốc nói.

Cũng liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, trả lời câu hỏi về việc một số ngân hàng áp dụng huy động tiền gửi bằng VND, nhưng được đảm bảo bằng USD, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết chỉ mới biết được thông tin này. Trong tuần tới sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng thẩm tra lại thực hư thế nào thì mới kết luận được, do đó chưa thể kết luận là vi phạm hay không.

Chính phủ đã chia sẻ về giá xăng dầu

Ngoài vấn đề liên quan đến thị trường tiền tệ, một vấn đề cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo giới là việc giá xăng dầu đồng loạt tăng cao hai lần trong vòng hơn một tháng qua.

Lý giải cho động thái tăng giá này, phát biểu tại cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa nói vào ngày 29/3, sau khi xem xét giá thế giới, liên bộ đã chấp thuận đề xuất tăng giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Về mật độ tăng giá khá dày, ông Thỏa cho hay, theo quy định của Nghị định 84, nếu giá cơ sở chênh lệch với giá bán hiện hành thì thời gian điều chỉnh cho phép giữa hai lần tối thiểu là 10 ngày.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, liên bộ đã báo cáo Thủ tướng giãn thời gian điều chỉnh lên 30 ngày và lần tăng gần nhất là 24/2. "Đây là điều chỉnh bất khả kháng vì từ ngày 24/2 đến nay, giá thị trường thế giới đã tăng từ 12-17%, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xăng dầu", ông Thỏa nói.

Cũng theo Cục trưởng Thỏa, Nhà nước đã quyết định điều chỉnh giá xăng dầu, nhưng với nguyên tắc vẫn lùi thuế nhập khẩu về 0%, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm chi phí kinh doanh về mức 600 đồng/lít, thay vì 900 đồng/lít theo tính toán, và không tính lãi 300 đồng/lít để đưa ra mức giá hợp lý.

"Đó chính là những chia sẻ của Chính phủ đối với người dân trong bối cảnh giá thế giới biến động liên tục. Còn nếu tính đủ tất cả các chi phí, thuế lợi nhuận thì lần tăng giá vừa rồi sẽ có mức tăng cao hơn nữa, chứ không chỉ là 2.000 đồng/lít".

Trong khi đó, theo tính toán của Cục Quản lý giá, việc tăng giá xăng dầu vừa qua có thể làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm khoảng 0,4%. Nhưng theo lãnh đạo cơ quan này, ngay cả khi điều chỉnh rồi thì giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu vực từ 3.000-5.000 đồng/lít.

Liên quan đến ý kiến cho rằng, giá xăng dầu tăng cao là do Nhà nước thực hiện các khoản thu quá cao, Cục trưởng Nguyễn Tiến Thỏa nói, các khoản thu đối với xăng dầu là 22%, tính trên giá bán, trong khi tại Lào là 38%, Thái Lan 48%, Campuchia là 35%...

"Trong bối cảnh 70% xăng dầu vẫn phải nhập khẩu thì không thể có cơ chế mua cao bán thấp được nữa, mà phải dần chuyển sang cơ chế thị trường", ông kết luận.

Cấm cảnh sát giao thông làm anh hùng Núp, nghe rất đểu!

Miền Lặng Lẽ -
Đầu tối, đọc báo trong nước, bài "Cấm
cảnh sát giao thông rình nấp, lôi kéo phương tiện
", nói
về những quy định được Phòng Cảnh sát giao thông đường
bộ - đường sắt đưa ra nhằm thực hiện kế hoạch số 20
của Công an Hà Nội về tổ chức thực hiện cuộc vận động
"Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp
sống văn hóa vì nhân dân phục vụ" trong lực lượng cảnh
sát giao thông.
Đọc thấy vui liền, nhưng chợt tỉnh và thấy thật chẳng
đến đâu. Bởi vì biết rằng, mấy anh Cảnh sát Giao thông
đó, là áo vàng đó, thì "đừng tưởng mọi áo vàng đều như
nhau, xin bạn nghĩ lại !".

CSGT đường bộ, ở đâu thì đâu về cơ bản chia làm 2 dạng.
CSGT đô thị và CSGT ngoại ô, trong đó nội đô cũng cả trong
thị xã, thị trấn nhỏ.

CSGT ở đô thị lớn chưa oách. Vì chưa oách nên gánh nặng
chỉ tiêu phạt nhiều hay ít, rồi ý chí chủ quan để làm
được thêm những việc gì đó ngoài quy định của nghề
nghiệp, nên họ phải "anh hùng Núp". Cân đong nhận xét chung,
trừ thiểu số, còn lại đa số họ còn nhiều vất vả, về
giờ giấc sức lực, độc hại do ô nhiễm. Phải nói là nghề
nặng nhọc.

CSGT oách thì phải là CSGT không làm việc trong đô thị lớn,
đô thị nhỏ,mà là ở những trạm kiểm soát tại các Quốc
lộ xuyên Việt, đi biên giới, hay cửa ngõ Sài Gòn, Hà Nội,
bến cảng, cửa khẩu quốc tế.v.v... có lưu lượng xe vận
tải, xe chuyên chở hành khách lưu thông dày đặc.

Ở những trạm như thế, chẳng ai thèm phải núp, cứ đưa cái
mặt lạnh bặm trợn ngạo mạn mà tuổi thì đáng con cháu
nhưng cánh tài xế bằng tuổi cha chú khi chạy đến xuất trình
giấy tờ cũng phải khúm núm dạ thưa, rồi cứ ưỡn cái bụng
bự đứng hiên ngang dáng đứng Việt Nam không đụng hàng, đưa
gậy như ý lên chỉ rồi phẩy một cái là nhà xe ngoan ngoãn
dừng lại để CSGT kiểm soát hay hỏi thăm sức khoẻ hay đưa
lại cái xấp giấy tờ của nhà xe mà khi nhận đến khi trả
lại thì độ dày của xấp giấy tờ sau một cú vuốt điêu
luyện trở nên mỏng hơn khi nhận.

Cũng có nhiều trạm kiểm soát như thế, qua trạm thấy CSGT
rất trong sạch, thủ tục lại nhanh gọn, chẳng có ai núp hay
rình mò gì ráo, tác phong đàng hoàng. Còn trước đó có liên
hệ rồi với ai không có bẩn với ai không để khi qua trạm
kiểm soát thấy toàn những CSGT trong sạch trở nên sạch, thì
nhà xe biết rõ mười mươi.

Vậy đó, "đẳng cấp" CSGT nội đô thì thấp hơn, vất vả
nhiều, lương hay lậu đáng là bao, nhưng lại là lực lượng
"chịu trận" thay cho CSGT ngoại ô ở các trạm.

Thế nên, quy định mới này chỉ tổ làm khổ những CSGT nội
đô thôi. Gọi là CHẾ TÀI CHẶT NGỌN, gốc thì chẳng hề gì.
Mang tính ru ngủ nhân dân là chính.

Bẻ gẫy 10 bằng chứng kết tội Cù Huy Hà Vũ

Luật gia Nguyễn Tường Tâm -
Sắp tới ngày lên đường tham dự phiên tòa xét xử người anh
hùng Cù Huy Hà Vũ, thiết tưởng việc xem lại các luận chứng
buộc tội và gỡ tội cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một việc
làm hữu ích.
Để dễ theo dõi, bài này được soạn theo bố cục sau:

  • Mở đầu là bằng chứng số 10 là bài viết của ông
    Nguyễn Thanh Ty, được luật sư biện hộ yêu cầu loại trừ
    vì không cần thiết.
  • Kế đó là bằng chứng số 9 được biện minh bằng cách áp
    dụng học thuyết về hành vi chưa hoàn thành (incomplete
    attempt).
  • Thứ ba là bằng chứng số 8 được biện minh bằng cách áp
    dụng học thuyết về bằng chứng gián tiếp (circumstantial
    evidence).
  • Sau đó là 7 bằng chứng khác hoàn toàn được biện minh
    bởi chính luận điểm và câu văn của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
    trong các bài do VKS viện dẫn, là ông đã nói và viết sự
    thật nên không thể kết án ông tội "xuyên tạc, phỉ báng"
    như cáo trạng của VKS.

Nói chung thì việc đánh đổ luận chứng buộc tội của VKS
đối với TS Cù Huy Hà Vũ thì rất dễ dàng. Nhưng các vị
chánh án và hội thẩm có xét xử theo lương tâm và luật pháp
của các nước văn minh hay không lại là một chuyện khác.

TRANH LUẬN VỀ CÁC BẰNG CHỨNG


Sự thật không cần chối cãi là Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (CHHV)
"làm ra, tàng trữ, và lưu hành một số các tài liệu,
và văn hóa phẩm"
nhưng các tài liệu và văn hóa phẩm
đó không có nội dung chống "Nhà nước Cộng Hòa Xã hội
Chủ Nghĩa Việt Nam"
như VKS khởi tố; mà đó chỉ là
những tài liệu đương sự bày tỏ sự bất đồng ý kiến
với chính quyền về một số vấn đề. Việc bày tỏ bất
đồng ý kiến của đương sự chỉ là việc thực hiện những
"hành vi tham gia quản lý nhà nước và thảo luận các vấn
đề chung của cả nước,"
một quyền Hiến định.

Nhưng để khởi tố CHHV, VKS đã viết, "Các bài viết và
trả lời phỏng vấn của Cù Huy Hà Vũ nêu trên đã có nội
dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước, phỉ báng chính quyền và thể chế nhà nước, xuyên
tạc cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc
Mỹ xâm lược, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam, đòi đa nguyên, đa đảng…
"

Tóm lại, VKS đã khởi tố CHHV hai loại tội danh nằm chung trong
tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
" qui định ở điều 88 là:

1. Đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt
nam, đòi đa nguyên đa đảng.

2. Xuyên tạc và phỉ báng Đảng, Nhà Nước, chính quyền, và
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ
xâm lược.

Mười bài báo của CHHV được VKS dùng làm bằng chứng buộc
tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
" được người viết đánh số theo thứ
tự từ 1 tới 10, cho dễ theo dõi và viện dẫn và sau đây tác
giả xin bác bỏ từng điểm một trong bản cáo trạng của
Viện Kiểm Sát.

Bằng chứng thứ 10 VKS dùng để khởi tố CHHV, đó là bài của
ông Nguyễn Thanh Ty có tựa đề "Bom áp nhiệt nổ giữa Ba
Đình", VKS cho rằng bài báo đó có "nội dung xuyên tạc
Đảng cộng sản Việt Nam, phỉ báng chính quyền." Nhưng thật
ra bài báo đó không có nội dung xuyên tạc hay phỉ báng chính
quyền, mà bài báo chỉ tường thuật hai sự thật:

Sự thật thứ nhất là nội dung những bài viết và những phát
biểu của CHHV lâu nay về các vấn đề chính trị, xã hội,
văn hóa của đất nước, mà trong việc trình bày sắp tới
người viết sẽ biện minh về tất cả những nội dung đó.

Sự thật thứ nhì là tuyên bố của nhà văn Trần Mạnh Hảo
trong bài nói chuyện công khai tại Đại Hội Nhà Văn Việt Nam
lần thứ 8 diễn ra từ 4 đến 6 tháng 8 năm 2010. Nội dung các
tuyên bố của nhà văn Trần Mạnh Hảo là đúng sự thật hay
"xuyên tạc Đảng cộng sản, phỉ báng chính quyền"
thì thiết tưởng tòa án cần triệu tập, khởi tố chính nhà
văn Trần Mạnh Hảo trong một vụ án khác chứ không liên quan
gì tới vụ án xét xử CHHV.

Nếu nhà văn Trần Mạnh Hảo chưa bị khởi tố về nội dung
bị cho là "xuyên tạc Đảng và phỉ báng chính
quyền
" của bản tuyên bố của ông ta thì không thể dựa
vào bản tuyên bố đó mà khởi tố CHHV tội tàng trữ bài báo
đó.

Bởi vậy việc liệt kê bài báo của ông Nguyễn Thanh Ty trong
danh sách các bằng chứng là không cần thiết. Tất cả những
bài viết và phát biểu của CHHV bị VKS lên án đều sẽ
được trình bày trong phần biện minh dưới đây.

Bằng chứng số 9 trong bản cáo trạng của VKS là bài "Bàn
về Đảng cầm quyền
". Về bài báo này, VKS ghi nhận,
"Vũ đang viết, chưa xong. Nội dung phỉ báng, xuyên tạc vai
trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam bằng lời lẽ:
"… Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền hay độc
tài?… chế độ chính trị ở Việt nam trên thực tế là chế
độ độc đảng hay độc tài
".

Bản cáo trạng của VKS ghi nhận bài viết của CHHV chưa xong;
đương sự đang viết. Như vậy bài báo này mới đang ở giai
đoạn chuẩn bị, chưa hoàn thành. Về mặt học lý, một hành
vi mới ở giai đoạn chuẩn bị, chưa hoàn thành thì chưa thể
bị kết tội, bởi vì, theo học lý, "từ chuẩn bị tới hành
động là một đoạn đường còn xa. Và trên đoạn đường
đó, nghi can có thể thay đổi ý định và dừng tay lại. Luật
pháp văn minh không muốn trừng phạt nghi can ở giai đoạn
chuẩn bị còn vì muốn khuyến khích nghi can ngừng phạm tội;
tránh tình trạng nghi can nghĩ rằng đã "mình đã lỡ
rồi
" nên phạm tội luôn. Xin dẫn chứng một vụ án
điển hình của học lý "không trừng trị một hành vi
chưa hoàn thành
", còn ở giai đoạn chuẩn bị như sau: Theo
học lý, một tiến trình hành động gồm có 3 giai đoạn: lập
kế hoạch (planning phase), chuẩn bị (preparation phase), và thi
hành (execution phase).

Trong bài "The Problem of the Incomplete Attempt" (Vấn đề hành vi
không được hoàn toàn thực hiện) viết bởi David M. Adams trên
trang mạng
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb6395/is_3_24/ai_n28719106/) về
vụ án có tên "People v. Miller" trong tòa án Hoa Kỳ. Trong nội
vụ, "nghi can tên Miller được tòa tha bổng tội mưu sát
(attempted murder) sau khi đã báo cho một nhân chứng biết là anh
ta sẽ giết một công nhân làm việc trong một nông trại gần
đó. Miller mang khẩu súng trường bước vào trang trại nơi có
nạn nhân dự trù đang làm việc và tiến tới nạn nhân. Khi
còn cách khoảng 100 mét, nghi can dừng lại và dường như nạp
đạn, nhưng không đưa súng lên nhắm. Nạn nhân bỏ chạy và
nghi can buông súng trong đó đã có đạn. Rõ ràng là nghi can đã
không hoàn toàn thực hiện kế hoạch dự trù." (1)

Dựa trên học thuyết này, vì bài báo của CHHV chưa hoàn tất;
đó là một hành vi chưa hoàn thành, nên không thể kết án CHHV
về bài báo này.

Thêm nữa, nội dung bài báo như bản cáo trạng ghi, "
Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền hay độc tài?…
chế độ chính trị ở Việt nam trên thực tế là chế độ
độc đảng hay độc tài
" thì chỉ là hai câu hỏi do CHHV
nêu lên. Đương sự chưa xác định ý kiến của mình thì
không có cơ sở gì để khởi tố thân chủ đương sự tội
"phỉ báng, xuyên tạc Đảng cộng sản" được.

Bằng chứng số 8 trong bản cáo trạng của VKS là bài báo trong
đó VKS viết rằng CHHV đã "kết án chính quyền chỉ nhằm
tham nhũng qua bài "Đuờng sắt cao tốc Bắc Nam …
", thì
ý kiến của CHHV là một sự thật khó thể chối cãi.

Tuy rằng trong bài "Đường sắt cao tốc..", CHHV không
đưa ra bằng chứng trực tiếp của sự tham nhũng, nhưng qua
những vụ tham nhũng nổi tiếng tràn lan trong quá khứ của
những cán bộ cao cấp trong đảng và nhà nước; trong đó có
những vụ lớn như vụ tham nhũng tiền viện trợ và cho vay
của Nhật Bản, vụ in tiền polimer với Úc, và mới đây nhất
là vụ Vinashin thua lỗ trên 4 tỉ đô la Mỹ (Theo bài báo,
"Vinashin không thể gặp chủ nợ" của đài BBC ngày
mùng 7/3/2011) CHHV và dân chúng có quyền đặt câu hỏi về tình
trạng tham nhũng tràn lan của các cán bộ cao cấp trong chính
quyền bấy lâu nay.

Ngoài ra, để kiểm chứng sự thật trong nhận định của CHHV,
Tòa cần áp dụng lý thuyết luật học về "bằng chứng
gián tiếp
" (Circumstantial evidence) mà hiện nay đang được
tòa án ở các quốc gia văn minh trên thế giới áp dụng để
xác minh là sự thật những tố giác của CHHV về nạn
"tham nhũng tràn lan trong giới lãnh đạo cao cấp trong
đảng và chính phủ
"lâu nay. Để xác định một cán bộ
nhà nước có tham nhũng hay không chỉ cần xét xem số gia tăng
tài sản của họ có bất minh hay không và cùng với sự gia
tăng tài sản đó họ có đóng thuế tương ứng hay không. Việc
kiểm tra này thực là dễ dàng bằng việc áp dụng luật "kê
khai tài sản" cho tất cả các cán bộ lãnh đạo chính phủ
và trung ương đảng. Cho tới nay giới lãnh đạo cao cấp nhất
trong đảng và chính phủ, kể cả bộ chính trị, đã không dám
áp dụng luật kiểm kê tài sản để chứng minh việc gia tăng
tài sản khổng lồ của họ và thân nhân có nguồn gốc minh
bạch, hợp pháp, thì không thể khởi tố CHHV tội danh
"kết án chính quyền chỉ nhằm tham nhũng" qua bài
báo viện dẫn.

Bản cáo trạng của VKS có viện dẫn bằng chứng số 1 là bài:
"Phải đa đảng mới chống
đuợc lạm quyền"
, CHHV trả lời phỏng vấn của đài
Châu Á Tự do (RFA) ngày 01/2/2010, trong đó VKS viết rằng CHHV
đã "xuyên tạc, phỉ báng chính quyền bằng lời lẽ:
"hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội
vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách Nhà nước chi vào những
việc thậm chí là Mafia…"


Qua nội dung bài viết viện dẫn, CHHV đã viết lên 100% sự
thật; và vì thế không thể khởi tố CHHV tội danh "xuyên
tạc, phỉ báng chính quyền"
được, bởi vì xuyên tạc,
phỉ báng là nói sai sự thật để làm mất phẩm giá hay danh
dự, danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức nào đó.

Thật là dễ dàng dẫn chứng tình trạng mafia đang nắm những
vai trò cao cấp hay lãnh đạo tại trung ương hay các địa
phương. Ví dụ các vụ ăn chặn tiền rồi chia chác nhau giữa
những cán bộ cấp lãnh đạo đã bị các cơ quan nước ngoài
tố giác với một số bị truy tố và kết án tại Việt Nam,
một số không bị truy tố. Vụ nhiều nữ sinh trung học, vị
thành niên bị hiệu trưởng toa rập với giới cán bộ lãnh
đạo tỉnh Hà Giang hiếp dâm, cưỡng bách mua dâm sau đó bị
cho chìm xuồng và 2 nữ sinh từ nạn nhân biến thành thủ phạm
bị án tù…và còn nhiều vụ nữa xảy ra trong xã hội mà báo
chí loan tin hàng ngày cho thấy tình trạng mafia trong giới cán
bộ cao cấp trong chính quyền không phải là hiếm.

Để dẫn chứng sự thật "chính quyền xử dụng ngân sách
vô tội vạ
," trong bài "Phải đa đảng…" CHHV
đã nêu hai vụ việc cụ thể là vụ chính quyền giải tỏa
nghĩa trang Thanh Mai ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, và vụ chính
quyền tổ chức đập bỏ hàng rào ở nhà của đương sự vào
buổi sáng và sau đó nhận thấy hành vi đập phá này là trái
pháp luật nên đã cho lắp lại một hàng rào khác vào buổi
tối cùng ngày.

Theo CHHV, đây chỉ là hai vụ điển hình của việc "chính
quyền xử dụng ngân sách vô tội vạ,
". Trong thực tế
còn "vô số trường hợp bị cưỡng chế, giải tỏa nhà,
thu hồi đất đã xảy ra trên khắp Việt Nam.
"

Các vụ giải tỏa đất đai bất công đã khiến hàng ngàn dân
chúng tập trung tại thủ đô biểu tình trong nhiều tháng trời
trong thời gian qua đã được các báo, đài đưa tin và thậm
chí cả trang mạng youtube đưa tin bằng hình ảnh. Thiết tưởng
không cần nêu thêm ra đây nữa. Đó là những bằng chứng
sống động của sự thật như CHHV đã viết "Hiện nay ở
Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất
nhiều tiền từ ngân sách nhà nước chi vào những việc thậm
chí có thể gọi là mafia. Tức là dùng vào những việc hoàn
toàn khuất tất, chống lại lợi ích của nhân dân. Ví dụ như
là việc cưỡng chế. Cưỡng chế nhiều lúc trái pháp luật.
Cướp đất của nhân dân hẳn hoi nhưng lại sử dụng tiền
đấy để nuôi bộ máy đi cướp đất của người dân. Nuôi
từ công an đến dân phòng, nuôi những lực lượng đi đóng
cọc rồi khoanh vùng, đập phá nhà cửa của người dân.
Chuyện ấy như cơm bữa ở Việt Nam, trên diện vô cùng
rộng."

Tóm lại, bài báo này hoàn toàn trình bày sự thật nên không
thể được dùng làm bằng chứng kết tội CHHV "xuyên tạc,
phỉ báng chính quyền."

VKS dựa trên bằng chứng số 2 là bài: "Chiến tranh Việt Nam và ngày 30
tháng 4 dưới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ"
, do CHHV trả lời
phỏng vấn của đài VOA ngày 29/ 4/2010 để khởi tố CHHV đã
"xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm
lược" bằng lời lẽ: "…Tóm lại, việc duy trì cho Đảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo đất nuớc không khác
hơn là để phục vụ lợi ích phi pháp một nhóm nhỏ trong
Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của
đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng
sản và vì vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa".
"Nhân đây, một lần nữa tôi kêu gọi ban lãnh đạo Đảng
Cộng sản Việt Nam mau chóng thực hiện chế độ đa đảng ở
Việt Nam bởi nếu không, hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ trở
thành lừa dối dân tộc với hậu họa đã có thể nhìn thấy
truớc…"

Trước tiên, một điều đáng lưu ý là VKS đã nối liền 2 ý
vốn không có liên hệ với nhau. Ý thứ nhất là "Xuyên tạc
cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược" và ý thứ
hai là "việc duy trì cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục
lãnh đạo đất nuớc không khác hơn là để phục vụ lợi ích
phi pháp một nhóm nhỏ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đi
ngược lại với lợi ích của đại đa số nhân dân trong đó
có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì vậy quyết không
thể kéo dài hơn được nữa".

Trước tiên, để phản biện ý thứ nhất, người ta dễ dàng
thấy CHHV không "xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Đế quốc
Mỹ xâm lược". Bằng cớ là trong cuộc phỏng vấn, CHHV vẫn
trân trọng tuyên bố: "Có một thực tế là Mỹ đã thua
trận trước các lực lượng cộng sản Việt Nam"

Nhưng tiếp theo đó CHHV đã bàn tiếp về nghĩa chủ nghĩa cộng
sản. CHHV không nói sai sự thật khi viết rằng, "chủ nghĩa
cộng sản dưới màu sắc chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ là
một hiện thực ở Việt Nam bởi cho đến ngày hôm nay hệ tư
tưởng ấy vẫn chỉ là "định hướng" như chính ban lãnh
đạo cộng sản Việt Nam thừa nhận." CHHV cũng nói đúng sự
thật khi viết tiếp, "Cốt lõi của chủ nghĩa xã hội theo
học thuyết Mác-Lê Nin là kinh tế Nhà nước chỉ huy hay kinh
tế tập trung, kinh tế tư nhân được coi là "bóc lột
người" bị loại trừ. Thế nhưng nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa đã phá sản tuyệt đối vào năm 1985 khi chính sách
giá-lương-tiền của Chính phủ Việt Nam gây lạm phát tới
900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh tế thị trường được
Đảng cộng sản Việt Nam phục hồi tại Đại hội 6 của
Đảng vào năm sau, 1986." Và CHHV cũng ghi nhận đúng sự thật
khi viết, "Nhưng phải đến năm 1990 thì chủ nghĩa tư bản
mới được chính danh bằng Luật Công ty và doanh nghiệp tư
nhân. Và Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra
cách đây 4 năm đã hoàn tất công cuộc phá bỏ chủ nghĩa xã
hội bằng cách chính thức cho phép đảng viên làm kinh tế tư
nhân."

Với những ghi nhận đúng sự thật như vậy, CHHV đã rất có
lý khi viết, "Sở dĩ có chuyện ban lãnh đạo Đảng cộng
sản Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo là vì họ sợ mất
quyền lợi của bản thân." Và vì thế, thật là hợp lý khi
CHHV kết luận, "việc duy trì cho Đảng cộng sản Việt Nam
độc quyền lãnh đạo đất nước không gì khác hơn là để
phục vụ lợi ích phi pháp của một nhóm nhỏ trong Đảng cộng
sản Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của tuyệt đại đa số
nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì
vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa!" Khi ghi nhận
đúng sự thật khách quan về các hoạt động của đảng và
chính quyền từ năm 1985 tới nay thì CHHV không thể bị khởi
tố tội xuyên tạc như trong bản cáo trạng của VKS. Và nhất
là CHHV không "xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Đế quốc
Mỹ xâm lược" khi trong bài viện dẫn CHHV vẫn trân trọng
tuyên bố: "Có một thực tế là Mỹ đã thua trận trước các
lực lượng cộng sản Việt Nam"

Bằng chứng số 4 trong danh sách các bằng chứng của VKS đưa ra
là bài "Kiến nghị trả tự
do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền
Việt Nam cộng hòa, lấy "Việt Nam" làm quốc hiệu để hòa
giải dân tộc"
, do CHHV trả lời phỏng vấn của đài RFA
ngày 31/8/2010, đồng thời gửi lên trang "Bauxite Vietnam".

Dựa vào bằng chứng này VKS đã kết án CHHV bóp méo sự thật
về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Phê phán Nhà nuớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây chia rẽ, thù hằn dân
tộc bằng lời lẽ: " …Tiếc thay cho ban lãnh đạo nhà nước
Việt nam thống nhất đã không làm đuợc như thế mà ngược
lại – phải nói thật – còn sát muối vào vết thương chiến
tranh chưa kịp lên da bằng việc tập trung cải tạo trong hàng
năm trời cả trăm nghìn quân nhân, viên chức VNCH, ….đẩy
không ít người Việt thuộc chính quyền cũ vào vòng xoáy thù
hận, dẫn đến một số quay ra chống chính quyền mới, để
rồi bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia"

VKS đã kết án CHHV hai điểm: Thứ nhất là kết án CHHV "bóp
méo sự thật về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc." và
thứ nhì là, "Phê phán Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam gây chia rẽ, thù hằn dân tộc."

Trong bản kiến nghị viện dẫn, không có điều nào cho thấy
CHHV "bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc" như VKS vu cáo. Trái lại CHHV đã nhận định đúng đắn
"Đó là cuộc chiến tranh nhằm thống nhất đất nước để
Độc lập dân tộc mà nhân dân Việt Nam đã dành được cách
đây 65 năm, ngày 2/9/1945, được toàn vẹn." Vì vậy không
thế kết án CHHV "bóp méo sự thật về cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc" được.

Về điểm thứ nhì, CHHV đã nêu lên một sự thật khác nữa
là, "một khi chiến tranh chấm dứt thì xoá bỏ hận thù giữa
những người Việt từng ở hai bờ chiến tuyến hay Hòa giải
Dân tộc là Nghĩa vụ, và hơn thế nữa, là Đạo lý của mọi
người Việt Nam. Và trong sự nghiệp Hoà giải này –những
người chiến thắng phải đi bước trước, mà giang tay ôm vào
lòng những người anh em chiến bại để tỏ chữ Hiếu đối
với Mẹ Chung – Tổ Quốc, để mọi người Việt dẫu chính
kiến có khác biệt lại xum họp Một Nhà!" Sự thật này là
một khát vọng tốt đẹp của toàn dân Việt sau chiến tranh
cũng đã từng được cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nêu lên.

Từ sự thật trên, đưa tới một sự thật khác mà CHHV nêu
lên như sau, "Trớ trêu thay, ban lãnh đạo của nước Việt Nam
thống nhất sau 30 năm chiến tranh chẳng những đã không học
tập tấm gương Hòa giải dân tộc của Hồ Chí Minh, mà ngược
lại, còn khoét sâu vết thương của Dân tộc bằng việc tập
trung "cải tạo" trong nhiều năm trời cả trăm nghìn quân
nhân, viên chức Việt Nam Cộng hòa, bằng kỷ niệm liên tục 35
năm nay "Ngày giải phóng Miền Nam" đậm chất "thắng –
thua"… đẩy không ít người Việt thuộc chính quyền cũ rơi
vào vòng xoáy của sự thù hận với hệ quả là một số
người bị chính quyền mới kết vào "tội xâm phạm an ninh
quốc gia"!

Và hận thù ấy lại dẫn đến chia rẽ khác không kém phần
đau đớn, lần này ngay trong nội bộ những người đã ca khúc
khải hoàn, bởi có mấy gia đình Việt Nam không có người thân
ở bên kia chiến tuyến.

Kinh khủng hơn nữa, chính những hận thù và chia rẽ dân tộc
ấy đang từng ngày, từng giờ tiếp tay cho nguy cơ Việt Nam bị
Bắc thuộc lần thứ Tư và lần này e vĩnh viễn!"

Quả thật! Dựa vào những sự thật vừa nêu, CHHV đã "phê
phán Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tức là
phê phán chính quyền hiện nay gây chia rẽ, thù hằn dân
tộc". Việc chính quyền vẫn tiếp tục gây chia rẽ, hận thù
dân tộc qua sự kiện trong 35 năm qua liên tục tổ chức lễ
kỷ niệm "Ngày giải phóng Miền Nam" đậm chất "thắng –
thua" là một sự thật cần phải chấm dứt để thực hiện
Hòa giải dân tộc thực sự theo gương Hồ Chủ Tịch. Phê phán
chính quyền, bằng những sự thật, là thực hiện quyền của
Công dân " tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương,
kiến nghị với cơ quan Nhà nước" theo điều 53 HP. Như vậy
không ai có thể khởi tố CHHV chỉ vì đương sự vừa nêu lên
một sự thực khách quan, vừa thực thi một quyền hiến định.

Bằng chứng thứ 6 trong bản cáo trạng của VKS là "Bài: "Tam
quyền nhất lập" đồng lòng hại dân. VKS nhận định bài
báo đó "có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính
quyền và thể chế Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" với
lời lẽ: "…Vậy là cả Chính phủ, Tòa án, Quốc hội, cả
hành pháp, tư pháp và lập pháp đồng lòng hại dân. ngược
lại 180 độ với Hiến pháp tại điều 2…" Ở đây CHHV chỉ
viết sự thật và đã chứng minh các dữ kiện trong bài báo là
sự thật nên không thể khởi tố đương sự tội "tuyên
truyền xuyên tạc, phỉ báng…"

Những bằng chứng của sự thật đã được CHHV dẫn chứng
được tóm tắt như sau: "Vậy đâu là nguyên nhân của sự
bất công nói trên? Cả bốn hộ dân khẳng định: "Văn phòng
Chính phủ gạt chúng tôi khỏi danh sách tái định cư tại 218
Đội Cấn cốt thừa ra 233 m2 tại địa chỉ đắc địa này
để "làm ăn", cụ thể là xây nhà để bán cho người chưa
bao giờ ở số 2 Thụy Khuê. Hiện giờ một chung cư gồm 15 căn
hộ đã được xây xong và bán hết cho những người ngoài số
2 Thụy Khuê".

Sau đó, để trợ giúp các nạn nhân, ngày 08/01/2010, Văn phòng
luật sư Cù Huy Hà Vũ đã gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của
Quốc hội Lê Thị Thu Ba để khiếu nại và đề nghị vị Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội cho biết:

1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc không giải
quyết Đơn khiếu nại của các công dân có quyền và lợi ích
hợp pháp bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm có vi phạm Luật
khiếu nại, tố cáo hay không?

2. Chánh án TAND TP Hà Nội không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án
hành chính v/v Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc không giải quyết Đơn khiếu nại của các
công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy định của
Luật khiếu nại, tố cáo có vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo
hay không?

3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP không giải quyết Đơn khiếu
nại, Tòa án không thụ lý Đơn khởi kiện vụ án hành chính
của các công dân bị Văn phòng Chính phủ xâm phạm theo quy
định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì Luật này có còn giá
trị hay không? Quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân
này sẽ do cơ quan Nhà nước nào giải quyết?

Nhưng Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã không nhận được
bất cứ hồi âm nào của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc
hội Lê Thị Thu Ba.

Như vậy CHHV đã hoàn toàn viết đúng sự thật khi viết
"Vậy là cả Chính phủ, Tòa án, Quốc hội, cả Hành pháp, Tư
pháp và Lập pháp đồng lòng hại dân, ngược 180 độ với
Hiến pháp tại Điều 2 và Điều 3. Và do đó CHHV không thể
bị khởi tố tội "tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng…"
như cáo trạng của VKS.

Bằng chứng số 7 trong bản cáo trạng của VKS là "Bài "Bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý
gây thương tích và dấu hiệu bẫy người khác phạm
tội"
. VKS đã nhận định bài báo này "có nội dung xuyên
tạc, phỉ báng chính quyền trong việc bắt giữ, điều tra
Trần Khải Thanh Thủy" với lời lẽ: "…vụ bà Trần Khải
Thanh Thủy "cố ý gây thương tích" đã có dấu hiệu rõ
rệt của một vụ khiêu khích hay bẫy người khác phạm tội
thực hiện bởi chính cơ quan trấn áp tội phạm"(BL 141, 208
đến 212). Trái với nhận định của VKS, trong bài báo này CHHV
trình bày hoàn toàn đúng sự thật. Đương sự viết,

• Bốn là, "Anh Điệp bị chảy nhiều máu, ngất đi, được
nhân dân và Công an phường Trung Phụng đưa đi cấp cứu tại
Bệnh viện Đống Đa". Thế nhưng bức ảnh đăng trên báo An
ninh Thủ đô ngày 10/10 lại cho thấy nhân vật Điệp ngồi để
được băng bó. Không lẽ lại có kiểu "ngất ngồi"?!

• Sáu là, việc Công an lấy lời khai của các nhân chứng
nhưng không một lần lấy lời khai của cháu Khuê, con gái 13
tuổi của vợ chồng bà Thủy, người đã chứng kiến "sát
sàn sạt" sự việc từ đầu chí cuối.

Cũng như vậy, bà Thủy bị nhân vật Điệp đánh vào đỉnh
đầu gây chảy máu (cháu Khuê đã chụp ảnh và trong nhà bà
Thủy hiện còn nhiều vết máu) nhưng Công an lại không cho bà
Thủy đi bênh viện và trên thực tế không báo nào đả động
đến việc bà Thủy bị đả thương.

CHHV viết tiếp, các sự kiện trên đủ để nói rằng Công an
hoàn toàn làm trái pháp luật khi chỉ thu thập chứng cứ chống
lại vợ chồng bà Thủy và cố tình để lọt tội phạm bằng
cách không đưa nhân vật Điệp vào vòng tố tụng.

Ngoài ra, tấm ảnh do Công an cung cấp in rõ ngày chụp 9/10/2009
đăng trên báo Dân trí ngày 9/10 lại bị phát hiện là một
tấm ảnh ghép. Nếu tòa cho chuyên viên kỹ thuật xét nghiệm
lại ngày chụp tấm ảnh sẽ thấy rõ sự ghép hình gian dối
của cơ quan công an.

Nói tóm lại, những sự thật hiển nhiên vừa trình bày cho
thấy việc làm hoàn toàn trái pháp luật của công an. Và do đó
không thể kết tội CHHV "xuyên tạc, phỉ báng chính quyền"
như cáo buộc của VKS.

Bằng chứng 3 trong bản danh sách các bằng chứng của VKS là
bài: "TS Cù Huy Hà Vũ từ
khởi kiện thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến
pháp"
do CHHV trả lời phỏng vấn của đài VOA khoảng
tháng 6/2010. Dựa trên bài phỏng vấn này, VKS khởi tố CHHV về
tội danh "đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, và kêu gọi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp"

Quả thực CHHV có "đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, và kêu gọi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp".
Nhưng nên hiểu rằng hai đòi hỏi này thực sự ra chỉ là một
với hai cách diễn lời khác nhau mà thôi. Hoặc ta có thể nói
"đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam" hoặc ta có thể nói "đòi xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp."

Nếu đã nói nhà nước ta tôn trọng quyền tự do ngôn luận
thì việc người dân nêu kiến nghị hay yêu cầu hay đòi hỏi
bất cứ điều gì trong tinh thần bất bạo động thì là quyền
của họ. Không ai có thể bị khởi tố vì việc hành xử
quyền tự do ngôn luận, một quyền hiến định.

Thêm nữa, để biện minh tính chính đáng cho yêu cầu của
mình, CHHV đã lý luận một cách đúng đắn rằng, "Thực
vậy, ở các quốc gia thực sự dân chủ hay thực sự pháp
quyền thì việc công dân kiện người đứng đầu Chính phủ
hay nguyên thủ quốc gia thậm chí là chuyện đáng khuyến khích
vì nó thể hiện ở mức độ mẫu mực nguyên tắc "mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật". Thế nhưng ở Việt
Nam, mặc dầu nguyên tắc trên được Hiến pháp quy định rất
rõ ràng ở Điều 52 và mặc dầu được cả một hệ thống
các đạo luật, từ Luật Khiếu nại, tố cáo cho đến Pháp
lệnh, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các Nghị
định của Chính phủ hướng dẫn thi hành bảo hộ, việc công
dân khởi kiện ra tòa quan chức chính quyền dù ở cấp thấp do
có những hành vi hay quyết định hành chính trái pháp luật
trên bình diện chung vẫn là bất khả thi. Nghĩa là Việt Nam
đang ở trong một "quái trạng pháp luật"!

Khi lên án tình trạng pháp luật Việt Nam là một "quái
trạng", CHHV chỉ lập lại ý của hai vị luật gia khả kính
của nhà nước. Người thứ nhất là Luật sư Ngô Bá Thành,
luật sư dưới 2 chế độ, từng là đại biểu Quốc hội ở
Hà Nội. Luật Sư Thành từng thốt lên:"Ở Việt Nam ta đã có
cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!".
Vị khả kính thứ nhì là Chánh án Toà án Nhân dân tối cao
Trịnh Ngọc Dương. Năm 2008, Chánh án Dương đã tuyên bố xanh
rờn ngay trước Quốc hội: "Ở nước ta xử đúng cũng
được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng
cũng được"

CHHV phát biểu tiếp, "nguyên nhân của quái trạng pháp luật
ở Việt Nam chính là sự độc quyền lãnh đạo đất nước
của Đảng cộng sản được Hiến pháp ghi ở Điều 4."

Khi phân tích điều 4 HP, CHHV nhận định "cần xem Điều 4
Hiến pháp có hợp lý không đã. Nếu không có lý thì xóa bỏ
là chuyện hoàn toàn bình thường." Sau khi trích dẫn nguyên
văn điều 4 Hiến pháp là: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung
thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật", CHHV nhận định, "Ở đây có nhiều phi
lý đến cùng cực.

Thứ nhất, điều 4 HP ghi, "Đảng cộng sản Việt Nam là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước" mà Nhà nước là Lập pháp, Hành
pháp và Tư pháp, tức gồm cả Quốc Hội. Nghĩa là đảng lãnh
đạo Quốc Hội.

Thế nhưng, cũng vẫn Điều 4 Hiến pháp lại ghi: "Mọi tổ
chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật" thì điều này có nghĩa Đảng cộng sản Việt Nam phải
tuân thủ Điều 83 Hiến pháp theo đó "Quốc Hội là cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
pháp". Nghĩa là trên Quốc Hội không còn cơ quan quyền lực
nào khác có thể lãnh đạo, có thể ra lệnh cho Quốc Hội."

Ở đây, rõ ràng, do có điều 4 HP mà có sự mâu thuẫn giữa
vai trò của Đảng và Quốc Hội như vừa phân tích. Cơ quan nào
lãnh đạo cơ quan nào không rõ ràng. Đảng là cơ quan cao nhất
nước như theo điều 4 HP hay Quốc hội là cơ quan cao nhất
nước như theo điều 83 HP?. Việc soạn thảo Hiến Pháp, một
văn bản luật căn bản mà lại có hai điều qui định mâu
thuẫn nhau như vậy chứng tỏ người soạn thảo dốt nát không
thể chấp nhận được. Vì thế CHHV đề nghị bỏ điều 4 HP
là cách hợp lý nhất để giải quyết mâu thuẫn này.

CHHV viết tiếp, "Thứ hai, vẫn theo Điều 4 Hiến pháp, Đảng
cộng sản Việt Nam được quyền lãnh đạo Nhà nước và xã
hội là vì đảng là "đại biểu trung thành quyền lợi của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc".
Thế nhưng "đại biểu" phải là kết quả của bầu cử."
Và rồi CHHV ghi nhận một sự thật mà toàn dân, kể cả tòa
án, đều biết là, "chưa có ai từng nghe Đảng cộng sản
Việt Nam hay ai đó nói rằng trong cuộc bầu cử X, Y, Z nào đó
đảng được "giai cấp công nhân", "nhân dân lao động"
và "cả dân tộc" bầu làm "đại biểu"cho họ."

CHHV viết tiếp, "Nói cách khác, "đại biểu của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc" dứt khoát
là sự mạo nhận của Đảng cộng sản Việt Nam, không phải do
bầu cử mà có, nên quyết không thể là "chính danh". Mà
đảng đã không "chính danh" thì quyết không thể "lãnh
đạo" bất kỳ ai!"

Rồi CHHV kết luận, "Tóm lại, Điều 4 Hiến pháp Việt Nam
vừa tạo mâu thuẫn về vai trò giữa Đảng và Quốc Hội vừa
cho thấy sự mạo nhận tính cách đại biểu nhân dân của
Đảng Cộng Sản, do đó điều 4 HP là hoàn toàn phi lý và vì
vậy dứt khoát phải xóa bỏ." Những phân tích vừa rồi cho
thấy quan điểm của CHHV là hữu lý và là một đóng góp to
lớn cho nền tư pháp Việt nam, vì thế không thể khởi tố CHHV
về hành động hợp pháp và có chủ đích tốt đẹp đó
được.

Bằng chứng thứ 5 trong bản danh sách các bằng chứng của VKS
khởi tố CHHV là bài "phóng viên Trâm Oanh phỏng vấn Cù Huy
Hà Vũ vào tháng 10/2010". VKS nhận định bài phỏng vấn "có
nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đòi
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam bằng
lời lẽ: "…chính quyền dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN
hiện nay đang ngày càng trở lên thối nát…".

Về bằng chứng này, có ba điểm cần trình bày. Thứ nhất,
CHHV không xuyên tạc khi nói về chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Thứ hai,
CHHV không xuyên tạc khi nhận định "…chính quyền dưới sự
lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đang ngày càng trở lên thối
nát…". Và thứ ba, CHHV đã dựa vào sự thật khi kiến nghị
"xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam".

Thứ nhất, CHHV không xuyên tạc khi nói về chủ nghĩa Mác-Lê
Nin. Phần phản biện bằng chứng số 2 của VKS là bài:
"Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 duới mắt tiến sĩ Cù
Huy Hà Vũ", đã trình bày rõ ràng như sau: CHHV không nói sai
sự thật khi viết rằng, "chủ nghĩa cộng sản dưới màu
sắc chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ là một hiện thực ở
Việt Nam bởi cho đến ngày hôm nay hệ tư tưởng ấy vẫn chỉ
là "định hướng" như chính ban lãnh đạo cộng sản Việt
Nam thừa nhận." CHHV cũng nói đúng sự thật khi viết tiếp,
"Cốt lõi của chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác-Lê Nin
là kinh tế Nhà nước chỉ huy hay kinh tế tập trung, kinh tế tư
nhân được coi là "bóc lột người" bị loại trừ. Thế
nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản tuyệt đối
vào năm 1985 khi chính sách giá-lương-tiền của Chính phủ Việt
Nam gây lạm phát tới 900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh
tế thị trường được Đảng cộng sản Việt Nam phục hồi
tại Đại hội 6 của Đảng vào năm sau, 1986." Và CHHV cũng ghi
nhận đúng sự thật khi viết, "Nhưng phải đến năm 1990 thì
chủ nghĩa tư bản mới được chính danh bằng Luật Công ty và
doanh nghiệp tư nhân. Và Đại hội 10 của đảng Cộng sản
Việt Nam diễn ra cách đây 4 năm đã hoàn tất công cuộc phá
bỏ chủ nghĩa xã hội, tức chủ nghĩa Mác- Lê Nin, bằng cách
chính thức cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân."

Khi ghi nhận đúng sự thật khách quan về các hoạt động của
đảng và chính quyền từ năm 1985 tới nay là không còn đi theo
chủ nghĩa Mác-Lê Nin nữa, thì CHHV không thể bị khởi tố
tội xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lê Nin như trong bản cáo trạng
của VKS.

Thứ hai, CHHV đã nói đúng sự thật khi phát biểu, "…chính
quyền dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đang ngày càng
trở lên thối nát…". Tình trạng thối nát thể hiện trên
nhiều lãnh vực trong xã hội nhưng rõ ràng nhất là trên lãnh
vực tham nhũng. Một tổ chức quốc tế là tổ chức Minh bạch
Quốc tế (Transparency International – gọi tắt là TI), đang nhận
được tài trợ của một số quốc gia cấp viện để giúp
Việt Nam thực hiện chương trình "Phòng, chống tham nhũng cho
khu vực nhà nước, tư nhân và xã hội" từ 2009 đến 2012,
theo bản tin ngày 16-12-2010 của đài BBC đã công bố một kết
quả nghiên cứu đáng buồn là tham nhũng gia tăng tại Việt Nam
trong ba năm qua. Trong các lĩnh vực "cảm nhận" có tham nhũng,
cảnh sát được cho là ngành đứng đầu tham nhũng ở Việt Nam
– với 82% số người được hỏi đồng ý. Theo sau là giáo
dục (67%), cán bộ nhà nước, nhân viên hành chính công (61%),
và tư pháp (52%). Cũng theo khảo sát, 84% người được hỏi nói
họ hối lộ để "đẩy nhanh công việc". Theo khảo sát,
người dân Việt Nam phải đưa hối lộ nhiều hơn so với
người dân ở các nước láng giềng – cao hơn cả Trung Quốc,
Indonesia, Thái Lan và chỉ kém Campuchia. Như vậy không thể khởi
tố CHHV tội danh "xuyên tạc Đảng và chính quyền" qua nhận
định đúng sự thật này.

Thứ ba, CHHV không thể bị khởi tố khi kiến nghị "xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam". Quan điểm
này đã được trình bày trong phần phản biện bằng chứng 3
trong bản danh sách các bằng chứng của VKS, tức là bài: "TS
Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ
điều 4 Hiến pháp" do đó người viết thấy không cần nêu
chi tiết ở đây nữa mà chỉ tóm tắt rằng: Nếu đã nói nhà
nước ta tôn trọng quyền tự do ngôn luận thì việc người
dân nêu kiến nghị hay yêu cầu hay đòi hỏi bất cứ điều gì
trong tinh thần bất bạo động, kể cả kiến nghị "xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam" thì là
quyền hiến định của họ. Không ai có thể bị khởi tố vì
việc hành xử quyền tự do ngôn luận, một quyền hiến định.

Thêm nữa, trong phần phản biện bằng chứng số 3 viện dẫn,
CHHV kết luận, "Tóm lại, Điều 4 Hiến pháp Việt Nam vừa
tạo mâu thuẫn về vai trò giữa Đảng và Quốc Hội vừa cho
thấy sự mạo nhận tính cách đại biểu nhân dân của Đảng
Cộng Sản, do đó điều 4 HP là hoàn toàn phi lý và vì vậy
dứt khoát phải xóa bỏ." Qua những phân tích phần phản
biện bằng chứng số 3, người ta thấy quan điểm của CHHV là
hữu lý và là một đóng góp to lớn cho nền tư pháp Việt nam,
vì thế không thể khởi tố CHHV về hành động hợp pháp và
có chủ đích tốt đẹp đó được.

*


Kết luận


Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có "làm ra, tàng trữ, và lưu hành một
số các tài liệu, và văn hóa phẩm" và VKS đã dựa vào các
bài báo và phát biểu đó để khởi tố đương sự hai loại
tội danh nằm chung trong tội danh "Tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" qui định ở
điều 88 là:

1. - Đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt
nam, đòi đa nguyên đa đảng.

2. - Xuyên tạc và phỉ báng Đảng, Nhà Nước, chính quyền, và
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ
xâm lược.

Nhưng qua những luận chứng nêu trên, CHHV đã không chống chính
quyền tức "Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt
Nam" bằng bạo lực mà chỉ xử dụng quyền hiến định tự
do ngôn luận (điều 69 HP) để hành xử một quyền hiến
định khác là tham gia quản lý nhà nước (điều 53 HP). Và trong
việc thực thi các quyền hiến định của mình CHHV chưa bao
giờ xuyên tạc cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược của
nhân dân ta; CHHV cũng chưa bao giờ xuyên tạc bất cứ một sự
thật nào. Trong 10 bài báo và phát biểu, CHHV luôn luôn trình
bày sự thật. Không có một chi tiết nào cho thấy là CHHV bịa
đặt để xuyên tạc, phỉ báng. Và dựa vào những sự thật
đó, CHHV đã đưa ra kiến nghị hữu lý và hữu ích là bác bỏ
điều 4 HP, xóa bỏ vai trò lãnh đạo và "đại biểu tự
nhận" của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngay cả việc đưa ra
kiến nghị này cũng là việc thực thi một quyền hiến định.
Do đó không thể kết án CHHV như cáo trạng của VKS được.
Tòa cần phải tha bổng CHHV vì thiếu chứng cớ buộc tội.

*


Ghi chú

1- (b) In People v. Miller,(2) the defendant was acquitted of attempted
murder after informing witnesses that he intended to kill a man working as a
laborer at a nearby farm. Carrying a .22 caliber rifle, Miller entered the
field where the intended victim worked and advanced toward him. At a distance
of about 100 yards, Miller stopped and appeared to load the rifle, though he
did not lift the weapon as if to take aim. The victim fled and Miller
relinquished his weapon, which had been loaded with a high-speed cartridge.
Miller, it is clear, failed fully to execute his apparent plan.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb6395/is_3_24/ai_n28719106/)

***********************************

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Còn đường ngang dân sinh, còn tai nạn

Vụ tai nạn kinh hoàng giữa tàu hỏa và ôtô khách chiều ngày 30-3 tại huyện Thường Tín (Hà Nội) làm 9 người tử vong đã một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về những điểm đen đang hình thành tại các điểm giao cắt đường sắt và đường bộ


Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc chiều 30-3 - Ảnh ANH QUANG
“Hiện nay, theo Luật Đường sắt và điều lệ đường ngang vẫn chưa có chế tài xử phạt lái xe cố tình vượt đèn biển báo tự động khi có tàu đến,” ông Phạm Văn Bình, Trưởng ban An toàn giao thông Đường sắt Việt Nam trao đổi với phóng viên vào sáng nay, 31-3.

* Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu hỏa và ôtô. Theo ông nguyên nhân do đâu?

- Ông Phạm Văn Bình: Luật Đường sắt và Giao thông đường bộ đã quy định: "Người điều khiển phương tiện đường bộ đi qua đường sắt thì phải chấp hành tín hiệu của gác chắn. Nếu không có gác chắn thì phải chấp hành tín hiệu của đường ngang. Trong trường hợp không có các tín hiệu trên thì phải quan sát tàu hỏa ở cả hai phía và phải chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân và người khác."

Thế nhưng, các tài xế ôtô hiện nay khi qua đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt thường không quan sát. Nhiều khi nhìn thấy tàu đang đến nhưng vẫn cố tình vượt qua nên mới dẫn tới tai nạn. Theo tôi, tình trạng lái xe uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu cùng với ý thức tham gia giao thông quá kém là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông kinh hoàng.

* Tại các đường ngang hợp pháp, ngành đường sắt luôn bố trí gác chắn, một số những đường ngang chỉ có hệ thống đèn báo tín hiệu. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Ông Phạm Văn Bình: Hiện nay các biển báo của ngành đường sắt và thiết bị cảnh báo tự động chúng tôi đảm bảo hoạt động gần như 100%. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên chúng tôi có thiết bị giám sát, khi có bất kỳ hư hỏng gì đều được phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Hiện Đường sắt Việt Nam chia làm 5 tuyến chính, tổng chiều dài 3.172km trong đó đường sắt chính tuyến là 2.682km đi qua 33 tỉnh thành thì có 1.542 đường ngang có điểm giao cắt, rào chắn hợp pháp và 4.725 đường ngang bất hợp pháp.

Tại mỗi đường ngang hợp pháp có 2 người gác, 3 ca là 6 người và thêm 3 đến 4 người thay ca nghỉ. Bình quân một gác chắn có tới 10 người. Như vậy, tính trong hơn tổng số hơn 6.000 đường ngang chúng ta cần tới 6 vạn người trong khi toàn bộ nhân viên của tổng công ty mới có hơn 4 vạn.

Đường ngang nào mà cũng bố trí và đặt barie thì thật là vô lý. Với hơn 4.000 đường ngang bất hợp pháp hiện nay thì không thể cảnh giới hết. Mong muốn của chúng tôi là các ban ngành địa phương cùng phối hợp.

Theo phân tích các vụ tai nạn giao thông đường sắt của Cục Đường sắt Việt Nam trong năm 2010 cho thấy, trong tổng số 451 vụ tai nạn giao thông đường sắt có 13% số vụ xảy ra tại các đường ngang hợp pháp, 87% số vụ xảy ra tại các đường ngang dân sinh tự mở trái phép.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn tại đường ngang chủ yếu do ý thức của người tham gia giao thông tại các điểm giao cắt chưa cao, không chú ý quan sát tàu khi đi qua đường ngang biển báo.

* Vậy sự phối hợp giữa tổng công ty và các địa phương chưa đồng bộ và thống nhất với nhau trong việc giải quyết các đường ngang bất hợp pháp vốn luôn là tiềm ẩn của những tai nạn thương tâm và thường xuyên diễn ra trong thời gian qua?
- Ông Phạm Văn Bình: Chúng tôi đã có các công văn, văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh có đường sắt đi qua phải chỉ đạo dỡ bỏ các đường ngang dân sinh bất hợp pháp. Tuy nhiên, đến bây giờ tại các tỉnh vẫn không thể giải quyết được do người dân tự ý mở để đi nên rất khó dỡ bỏ mặc dù ngành đường sắt đã liên tục yêu cầu các địa phương phải chấp hành theo đúng luật và điều lệ của đường ngang.

* Trước thực trạng đó, ngành đường sắt đã có những biện pháp và kiến nghị gì để hạn chế tai nạn giao thông tại các đường ngang?

- Ông Phạm Văn Bình: Ngành đường sắt đề nghị cơ quan quản lý pháp luật phải có những biện pháp xử lý thật nghiêm những lái xe vi phạm luật lệ an toàn giao thông đường sắt. Hiện nay, theo Luật Đường sắt và điều lệ đường ngang vẫn chưa có chế tài xử phạt lái xe cố tình vượt đèn biển báo tự động khi có tàu đến. Pháp luật chưa xử lý nghiêm nên chưa đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm luật giao thông đường sắt.

Về lâu dài, ngành cần có những giải pháp ưu tiên tuyệt đối xây dựng đường gom và gom, không mở thêm những đường ngang hợp pháp mà không đảm bảo những quy định của đường sắt.

Hiện Chính phủ đã cấp kinh phí để lập lại trật tự an toàn giao thông hành lang đường sắt. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang tích cực chỉ đạo ưu tiên xây dựng các đường gom và hàng rào ngăn cách, làm các đường dẫn tới các đường ngang có gác chắn để xóa bỏ các đường ngang dân sinh.

* Ông có thể nhìn nhận về đường ngang của ngành đường sắt Việt Nam so với các nước khác trên thế giới?

- Ông Phạm Văn Bình: Không có đường sắt nước nào như Việt Nam bởi cứ cách một đoạn lại có một đường ngang dân sinh tự mở bất hợp pháp. Tôi đi qua Trung Quốc trên một hành trình tàu dài 3.000km chỉ có một số đường ngang nhưng đạt tiêu chuẩn và khoa học.

Bên cạnh đó, theo quy định, giao cắt tại đường sắt và đường bộ đều phải là giao cắt khác mức. Ví dụ, nếu đường xây sau đường sắt thì phải làm cầu vượt và ngược lại. Tính ra như thế thì Việt Nam có quá nhiều điểm và khó có thể dẹp bỏ. Theo tôi, nếu đường ngang dân sinh còn thì tai nạn vẫn còn xảy ra.

- Xin cảm ơn ông.

Theo SƠN BÁCH - MẠNH HÙNG

Xử kín xử hở

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày nhà nước Việt Nam đưa tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ra tòa để truy tố ông với tội danh tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền.

Mặc dù chính quyền tuyên bố với báo chí đây là “phiên tòa xét xử công khai”, nhưng đến nay thân nhân của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn chưa nhận được giấy mời dự phiên tòa. Vợ ông Vũ bà Nguyễn Thị Dương Hà đã nhiều lần gửi giấy đến cho ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh tòa Hình Sự Hà Nội và cũng là chủ tọa phiên tòa ông Vũ; bà Hà yêu cầu tòa thực thi đúng quyền lợi bị cáo khi để thân nhân họ tham dự. Nhưng ông Nguyễn Hữu Chính một mực làm ngơ trước đề nghị của bà Dương Hà.

Nhìn lại những vụ án mà tòa Việt Nam kêu là xét xử công khai, thì điều ngạc nhiên là khi mở cửa phòng xét xử đã đầy ắp người ở đâu đến trước. Những người khác muốn tham dự đều bị cảnh sát từ chối với lý do phòng giam đã “chật chỗ”.

Còn những người có mặt tại tòa sẵn đó thì sao? Thường họ là những đảng viên về hưu, cựu chiến binh được huy động đến tòa ngồi để chiếm chỗ. Những người này đều được chỉ định từ trước và tất nhiên có thù lao để ngồi đóng vai khán giả trong tòa.

Vì “không đủ chỗ” như vậy, các phóng viên quốc tế dù đến sớm cách mấy cũng phải ngồi phòng riêng để theo dõi phiên tòa qua màn hình trực tiếp. Điều đặc biệt là đến phần chủ tọa chất vấn, viện kiểm sát luận tội thì âm thanh và hình ảnh rõ nét. Nhưng đến phần bị cáo, luật sư tranh luận, phản bác thì âm thanh và hình ảnh nhiễu không nghe được gì. Điều này xảy ra ở những phiên tòa cụ thể như vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý, nhóm giáo dân Thái Hà, nhóm những nhà đấu tranh dân chủ Hải Phòng… và nhiều vụ án có tính chất tương tự.

Bưng bít bên ngoài xã hội đã đành. Bên trong một tòa án đã được be bờ đến thế mà hy vọng cuối cùng của bị cáo được nói lời biện hộ cũng bị bưng bít nốt. Khi quá sợ công lý và sự thật lộ mặt ra, chủ tọa phiên tòa còn làm thay cả viện kiểm sát trong khâu buộc tội bị cáo. Và khi 2 vai nhập một như thế thì lấy đâu ra phần tranh luận công bằng. Cứ mỗi lần đuối lý, chủ tọa lại dùng quyền của mình cắt ngang, không cho bị cáo giải bày tiếp, hay lại quay sang chất vấn về một tội khác nhằm đánh lạc hướng vấn đề mình đuối lý. Tại nhiều phiên tòa chủ tọa sẵng giọng hỏi luôn mồm: “bị cáo thấy tội chưa, bị cáo nhận tội chưa, tội bị cáo là thế đấy”. Còn viện kiểm sát chỉ ngồi vểnh râu nhàn nhã vì mọi sự được chủ tọa làm hộ hết rồi.

Hầu hết thời gian của tòa là để đọc cáo trạng. Các cáo trạng đều dài lê thê, bao luôn hầu hết các tình tiết điều tra. Với nhiều điều bị cáo buộc như thế nhưng khi tới phần tranh luận thì chỉ mươi phút là đã xong hết như đã nói ở trên. Dường như tố tụng ở Việt Nam ta, ăn nhau là ở cái cáo trạng. Và cáo trạng hay kết luận thì do cơ quan điều tra đã làm hộ hết cho tòa. Vì vậy, công việc duy nhất của tòa là đóng kịch, đọc lê thê cho hết thì giờ, và kết thúc cho nhanh những bản án định sẵn do phía công an “đề nghị”.

Ngay chính nhiều nhân viên của tòa án Việt Nam còn ngao ngán cho nghề nghiệp của mình khi nói: “Ở Việt Nam, Bộ Chính Trị là to nhất, đứng trên cả pháp luật. Mà ở đấy có mấy ông công an. Còn bên tòa án thì có được ông nào ngồi trong Bộ Chính Trị đâu. Thế thì lấy đâu ra sức mạnh độc lập của tòa án?”

Riêng các vụ án liên quan đến loại trọng tội như xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống phá chế độ, lật đổ chính quyền, tức những vụ phức tạp cần phải tranh luận chi tiết về bằng chứng, động cơ, hành động, mức thiệt hại, v.v…, thì các phiên tòa xử các vụ án ấy lại càng ngắn. Có khi chỉ vài tiếng đồng hồ, mà trong đó phần giới thiệu thủ tục, nhân thân, cáo trạng chiếm hết ¾ thời gian rồi. Và đó cũng là bằng chứng cho thấy những bản án đã được định sẵn từ trước. Vì chẳng có tòa án đúng nghĩa nào trên thế giới có thể kết luận về tội trong vòng dăm ba phút tranh luận như thế nổi, dù chỉ là những tội nhỏ như vi phạm luật giao thông.

Trong vụ án tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sắp tới, sẽ có đến 5 luật sư tham gia. Bản thân ông Vũ cũng là một tiến sĩ luật, có trình độ lý luận chặt chẽ và khoa học. Với một phiên tòa công bằng và với tội danh lớn như thế, ít nhất phần tranh luận không thể dưới một tuần lễ để làm rõ từng luận điểm. Nhưng cho đến nay, chưa có luật sư nào nghĩ rằng phiên tòa sẽ kéo dài quá một ngày.

Với mỗi lần biến tòa án thành trò hề như thế, lãnh đạo Đảng và nhà nước lại tiếp tục đánh rớt lớp phần cuối cùng trên khuôn mặt đang lở từng mảng, để lộ ra thứ bản chất dối trá và đê tiện ngày càng rõ.

Người dân đang xôn xao: dù XỬ KÍN như vụ các quan chức mua dâm ở Hà Giang, hay XỬ HỞ như đối với tiếng nói lương tâm Cù Huy Hà Vũ, lãnh đạo Đảng đều đang rất “hở hang” về bản chất của họ trước mắt toàn dân và thế giới.

LỊCH SỮ ĐÃ SANG TRANG: ĐẤT NƯỚC RỒI SẼ KHÔNG CÒN NHỮNG THÁNG NGÀY ĐEN TỐI

Tô Định làm Thái Thú quận Giao Chỉ
Năm Kiến Vũ thứ mười, tức năm Giáp Ngọ 34 sau Tây Lịch, vua Hán là Quang Vũ Đế cử Tô Định làm Thái Thú quận Giao Chỉ. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đuổi Tô Định ra khỏi thành Luy Lâu, gây nền tự chủ cho dân Việt trên địa giới cũ của các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố.

Nền tự chủ ấy chưa được bao lâu, tháng Chạp năm Kiến Vũ thứ 17, tức tháng 1 năm 42 sau Tây lịch, Hán Quang Vũ cử Mã Viện Nam chinh, đánh lấy lại đất Giao Châu.

Mã Viện là một đại danh tướng của Đông Hán, được mệnh danh là Phục Ba tướng quân, tức là Tướng quân hàng phục sóng dữ. Năm ấy Mã Viện đã 70 tuổi, vừa dẹp xong cuộc nổi loạn của Lý Quảng ở Hoãn Thành, thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày nay. Mã Viện có hai phó tướng Lưu Long và Đoàn Chí. Họ Đoàn phụ trách thủy quân. Mã Viện mang một vạn quân lấy ở các quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương và Thương Ngô; từ Hồ Nam xuôi xuống Lưỡng Quảng. Tại những vùng chưa thuộc ảnh hưởng của Hai Bà Trưng, Mã Viện tuyển thêm một vạn hai ngàn quân bộ rồi hội binh với thủy quân của Đoàn Chí tại Hợp Phố, tức vùng bán đảo đối diện đảo Hải Nam bây giờ. Mã Viện theo đường thủy tiến vào Quảng Yên, theo sông Thái Bình tiến vào Trung Châu.

Quân Đông Hán đông hơn về số lượng, thiện chiến hơn, lại được chỉ huy bởi một danh tướng đã có gần nửa thế kỷ cầm quân. Trong khi đó, quân Nam tuy lòng yêu nước có thừa, nhưng số lượng đã ít, lại là quân ô hợp. Đánh nhau nhiều trận cho đến tháng 4 năm 43. Quân Nam và quân Đông Hán giao chiến với nhau một trận lớn tại hồ Lãng Bạc.

Nam quân thua trận, Hai Bà lui về Cẩm Khê. Theo sử nước ta thì Hai Bà tự trầm ở Hát Giang.

Mã Viện lập lại nền đô hộ ở Giao Châu, lại dựng một cột đồng to, cho khắc mấy chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Tức cột đồng gãy thì Giao Chỉ sẽ bị diệt.

*

Năm Bính Tuất 1406, Minh Thành Tổ hạ chiếu đánh nước ta, lúc ấy do nhà Hồ cai trị đã được sáu năm. Thành Quốc Công Chu Năng được phong làm Đại tướng, Tán Bình Hầu Trương Phụ và Tây Bình Hầu Mộc Thạnh làm tả, hữu phó tướng. Phong Thành Hầu Lý Bân, Vân Dương Bá Trần Húc làm tả, hữu tham tướng, chia quân làm hai đạo tiến sang nước ta.

Khi đến Long Châu, Quảng Tây thì Chu Năng bị bệnh chết. Trương Phụ lên thay, theo lối Bằng Tường, từ Quảng Tây đánh vào ải Nam Quan. Mộc Thạnh đi ngã Vân Nam, đánh vào Phú Lĩnh, xuôi theo sông Thao mà xuống, họp cùng Trương Phụ tại Bạch Hạc, Vĩnh Yên. Tháng Chạp năm Bính Tuất 1406, Trương Phụ đánh thành Đa Bang. Trương Phụ cùng Đốc tướng Trần Duệ đánh mặt Đông Nam, đều dùng thang vân thê để leo thành. Thành vỡ, quân Minh tiến xuống Đông Đô, tức Hà Nội ngày nay.

Tháng 3 năm Đinh Hợi 1407, Mộc Thạnh đem quân thủy lục tiến xuống Mộc Phàm giang, hạ trại hai bên bờ sông. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, là con thứ của Hồ Quý Ly đem 300 chiến thuyền đánh vào Mộc Phàm, bị quân Minh tập công từ hai phía phải rút lui về cửa Muộn Hải, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bây giờ, hợp với hai tướng Hồ Đô, Hồ Xạ đào hào đắp lũy, tính kế phòng thủ lâu dài.

Hồ Nguyên Trừng rước Thái Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương ở Tây Đô ra Hoàng Giang, mở một trận phản công lớn vào Hàm Tử. Thủy lục của Hồ Nguyên Trừng lúc ấy có 7 vạn. Hồ Xạ, Trần Đĩnh đánh vào bờ phía Nam, Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang đánh vào bờ phía Bắc. Thủy quân do Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy.

Quân Minh để quân Nam vào sâu trong trận mới ra đánh. Quân Nam đại bại. An phủ sứ Bắc Giang là Nguyễn Hy Chu bị bắt và bị Trương Phụ chém. Thượng Hoàng Hồ Quý Ly và Hán Thương chạy ra bể lui về Thanh Hóa. Quân Minh đuổi theo rất gấp. Quý Ly lại chạy vào Nghệ An. Tháng 5 năm ấy (1407) Quý Ly và Hán Thương đến cửa Kỳ La, nay thuộc huyện Kỳ Anh tỉnh Nghệ An.

Trương Phụ sai Mộc Thạnh đi đường bộ, Liễu Thăng đi đường thủy vây bắt được Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Tả Tướng Quốc Hồ Nguyên Trừng, Hữu Tướng Quốc Hồ Quý Tỳ, em ruột Hồ Quý Ly cùng nhiều đại thần. Tất cả bị giải về Kim Lăng, Trung Hoa.

*

Cũng năm Đinh Hợi 1407, Giản Định Vương Trần Quỹ, con thứ vua Trần Nghệ Tông

phất cờ khởi nghĩa, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân theo phò tá, lòng người theo về. Tháng Chạp năm Mậu Tý 1408, Giản Định Đế từ Hóa Châu tiến ra phía Bắc. Tướng Minh đang cai trị nước ta là Lữ Nghị cấp báo về Kim Lăng. Minh Thành Tổ phái Mộc Thạnh đem 4 vạn quân từ Vân Nam sang cứu viện. Giản Định Đế muốn thừa cơ đánh thẳng ra Đông Đô, còn Đặng Tất lại chủ trương đợi quân các nơi về đông đủ rồi hãy tấn công. Vua tôi bất hòa, Giản Định Đế nghe lời dèm pha giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, lòng người chán nản.

Con Đặng Tất là Đặng Dung và con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị đem quân bản bộ bỏ Giản Định Đế về Hà Tĩnh lập cháu vua Nghệ Tông là Trần Quý Khoách lên ngôi, hiệu là Trùng Quang. Quý Khoách sai Nguyễn Súy bắt Giản Định Đế đưa về tôn làm Thái Thượng Hoàng để thống nhất hai đạo quân kháng chiến.

Trương Phụ lại đem viện binh từ Trung Hoa sang. Quân kháng chiến sức yếu, thua nhiều trận phải lui về phía Nam. Tháng 6 năm Quý Tỵ 1413, quân Minh chiếm Nghệ An, tháng 9 đến Hóa Châu. Quân kháng chiến phản công được vài trận nhưng cuối năm ấy, Quý Khoách cùng các tướng đều bị bắt. Còn Giản Định bị bắt trước đó đã giải về Kim Lăng.

Trương Phụ cho giải Trùng Quang Đế Quý Khoách, Nguyễn Suý, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị về Yên Kinh, Trung Quốc. Dọc đường, vua Trùng Quang nhảy xuống biển tự vận, còn các Tướng kia cũng tử tiết cả.

Tháng Tư năm 43, tháng Năm năm 1407, tháng Mười Một năm 1413 đều là những năm tháng đen tối của đất nước. Trong những năm tháng ấy, đất nước rơi vào tay giặc; lãnh đạo đất nước kẻ tự sát, người bị bắt, bị giết; dân tộc lầm than.

Nhưng lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc đã nhiều lần chứng minh rằng những giờ phút đen tối ấy rồi sẽ qua đi, bởi dân tộc Việt Nam là một dân tộc bất khuất và không chấp nhận bị ngoại bang thống trị. Bà Trưng mất thì đến Bà Triệu, đến Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương mất lại có Mai Hắc Đế và Bố Cái Đại Vương, họ Khúc và cuối cùng là Ngô Quyền giành lấy độc lập.

Nhà Hồ vừa bị tiêu diệt thì đến Giản Định Đế, Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần dứt thì chỉ năm năm sau, Bình Định Vương dấy nghĩa ở đất Lam Sơn, mười năm kháng chiến gian khổ để nước nhà độc lập hơn bốn trăm năm.

Mã Viện đã đánh dấu chiến công của mình ở phương Nam bằng cách dựng lên một cột đồng và ngạo nghễ khắc vào đó một lời nguyền, đe dọa diệt chủng: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt. Cây cột đồng ấy không bao lâu đã bị chôn vùi dưới những viên đá được ném đi bởi lòng căm hờn của những người bị trị; tuy sức yếu nhưng không thiếu tinh thần quật khởi.

Năm Vĩnh Tộ thứ 10, đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), Giang Văn Minh quê ở Đường Lâm đỗ Thám Hoa. Năm Dương Hòa thứ 3, cũng đời vua Lê Thần Tông, ông được cử đi sứ sang nhà Minh để nạp đồ tiến cống. Truớc mắt bá quan văn võ và sứ thần các tiểu quốc khác; để thử tài sứ thần nước Việt, vua nhà Minh đã trịch thượng ra câu đối:

Đồng trụ chí kim đài dĩ lục

(Cột đồng đến nay rêu đã xanh)

Sứ thần Việt quốc ngạo nghễ đối lại:

Đằng giang tự cổ huyết do hồng.

(Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ)

Câu đối của sứ thần Giang Văn Minh vừa đanh thép vừa tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc, nhắc lại ba lần máu nhuộm Đằng Giang: Ngô Vương Quyền giết Hoàng Thao, phá quân Nam Hán, Lê Hoàn diệt quân Tống năm 981 và Hưng Đạo Đại Vương phá Nguyên năm 1288. Mất mặt, vua Minh nổi giận đã làm một chuyện tàn ác là ra lệnh mổ bụng Giang Văn Minh để xem gan sứ Việt bao lớn. Rồi cho khâm liệm và trả di hài về nước.

Vua Lê Thần Tông vô cùng thương tiếc đã thân hành làm lễ tế với lời điếu:

“Sứ bất nhục quân mệnh, khả thi vị thiên cổ anh hùng”.

(Tức là: Đi sứ không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là bậc anh hùng ngàn thuở).

Có một sự trùng hợp lạ lùng: Giang Văn Minh quê ở Đường Lâm cũng lại là quê của Ngô Vương Quyền, người đã lập chiến công đầu tiên trên Bạch Đằng Giang với lời thơ hùng tráng của Phạm Sư Mạnh đời Trần:

Hung hung Bạch Đằng đào,

Tưởng tượng Ngô Vương thuyền

(Bạch Đằng cuồn cuộn sóng trào

Tưởng thuyền Ngô Chúa hôm nào trên sông).

*

Cuộc đô hộ của nhà Minh đối với nước Việt kéo dài 20 năm, nhưng thực sự chỉ có 5 năm hơi yên ổn từ 1413 cho đến năm 1418 là năm mà Bình Định Vương xướng nghĩa. Giặc dù mạnh cũng khó ngồi yên ổn đặt ách cai trị lên đất nước Việt bởi vì:

Nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng văn hiến đã lâu.

Cõi bờ cương vực đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập

Cùng Hán, Đuờng, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Nhưng hào kiệt đời nào cũng có…”

(Bình Ngô đại cáo)

Hoàn cảnh của miền Nam sau 1975 có hơi khác hơn một chút. Miền Nam đã thực sự bị xâm chiếm và đặt lên một ách cai trị hết sức hà khắc bởi chính những người cộng sản cùng màu da, cùng dòng máu. Tám mươi bốn triệu dân cả nước bây giờ tuy không phải chịu cảnh bị ngoại nhân trực tiếp đô hộ như thời Đông Hán, thời Minh, nhưng bị đô hộ bởi một giai cấp bóc lột, phi nhân là đảng Cộng Sản. Cho đến giờ này, những quyền tự do căn bản nhất của tám mươi bốn triệu người dân chỉ có trên giấy tờ và các ống loa tuyên truyền của đảng. Các quyền tự do căn bản nhất ấy đối với người dân chỉ là những giấc mơ chưa với tới.

Có người sẽ hỏi: Các người đã tranh đấu, đã kêu gào ba mươi sáu năm nay mà chế độ Cộng sản Việt Nam có sụp đổ đâu?

Xin thưa rằng chưa. Chưa chứ chẳng phải là sẽ không bao giờ! Nếu những người dân Đông Âu cứ chấp nhận rằng chế độ Cộng sản Đông Âu sẽ không bao giờ sụp đổ; không có cuộc đấu tranh ở Ba Lan, không có những đợt sóng ngầm ở Đông Đức, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi… Nếu thế giới cũng nghĩ như vậy và cũng ngồi yên thì Cộng Sản Đông Âu sẽ không nối nhau sụp đổ trong năm 1989.

Nếu đầu năm nay 2011, người người dân của các nước Bắc Phi, Trung Đông cũng chủ bại kêu gọi không nên xuống đường hưởng ứng cuộc Cách Mạng Hoa Lài, thì đâu có chuyện những tên độc tài của các nước như Tunisia, Ai Cập… phải rời bỏ ngai vàng và như tên “ác quán mãn doanh” Kadhafi của Lybia đang trên bước đường cùng.

Đó là một tấm gương, xin những ai chủ bại cho rằng cuộc đấu tranh để giải trừ Cộng Sản ở nước ta hiện nay là lỗi thời hoặc vô vọng. Đó chỉ là những lời xảo ngôn để che dấu tinh thần cầu an, trốn tránh trách nhiệm.

Đố chúng tắc mộc chiết; Nghị đa tắc đê quyết.

Nhiều mọt sẽ làm đổ cây; Nhiều tổ kiến sẽ làm sụp đê!

Trăm suối nhỏ sẽ thành sông lớn. Hàng ngàn sự chống đối đấu tranh, tưởng chừng vô vọng từ mọi phía, góp lại sẽ thành cơn bão lớn đối với Cộng sản Hà Nội.

*

Những năm tháng đen tối của lịch sử đất nước đã qua đi vì chúng ta đã có Trần Bình Trọng thà làm quỷ nước Nam, đã có Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị tử tiết khi nước mất, có Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành khi thành mất.

Những năm tháng đen tối của đất nước ta hiện nay cũng sẽ qua đi vì năm 1975 chúng ta đã có Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, Phạm Đức Lợi… Và sau năm 1975, chúng ta đã có Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân cùng hàng ngàn anh hùng, liệt sĩ khác mà rồi một ngày không xa lịch sử sẽ tìm đến để ghi tên.

Những năm tháng đen tối hiện nay rồi cũng sẽ qua đi vì hiện nay trong cũng như ngoài nước vẫn còn những người âm thầm hy sinh cho đại cuộc bằng cách này hay cách khác.

Xã tắc từ đây vững bền,

Giang sơn từ đây đổi mới…

(Bình Ngô đại cáo).

*

Dân tộc nào, đất nước nào lại chẳng phải trải qua những tháng năm đen tối, đau buồn. Dân tộc và đất nước Việt Nam cũng thế. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đối với chúng ta chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một cái móc lịch sử, một kỷ niệm đau buồn chứ không còn là một vết thương ngày đêm làm tâm can chúng ta nhức nhối, nếu chúng ta đừng ngã lòng.

LÃO MÓC