Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Philippines không tham dự lễ trao giải Nobel do lo ngại án tử hình công dân Philippines của Trung Quốc

Philippines vì quyền lợi công dân của họ, lo bị Trung Quốc trả đũa, tử hình công dân Phi, nên đã không đến dự lễ trao giải Nobel. Sự kiện này cho thấy Philippines đánh giá thấp Trung Quốc như một nước sẵn sàng giở trò bẩn, bất chấp công lý. Việt Nam cũng không đến Na Uy tham dự, vì một lý do khác: lo ngại tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt bị tổn thương! Về chủ quan, hành động của Việt Nam hẳn không phải để gửi tới Trung Quốc một thông điệp có hàm ý như của Philippines. Nhưng Trung Quốc có lẽ hài lòng: mặc cho các anh đánh giá tôi thế nào, càng có nhiều nước không dự lễ trao giải Nobel thì càng tốt. Mèo trắng hay mèo đen thì hề gì, miễn bắt được chuột!



MANILA, Philippines (AP) – Tổng thống Benigno Aquino III nói rằng, Philippines đã không gửi đại diện đến dự lễ trao giải Nobel hòa bình, tôn vinh nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị bỏ tù là vì những nỗ lực của ông để dành cho các bản án tử hình những người Philippines ở Trung Quốc.

Ông Aquino cho biết trong một cuộc phỏng vấn đăng tải trên báo Philippines Inquirer hôm Chủ Nhật rằng, đặc sứ của ông vắng mặt tại buổi lễ ở Na Uy hôm thứ Sáu, không có nghĩa là chính phủ của ông không tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.

"Mối quan tâm của chúng tôi là thúc đẩy cho nhu cầu của công dân chúng tôi trước tiên", ông nói với tờ báo này trong lần phát biểu đầu tiên kể từ khi các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích quyết định của Philippines tẩy chay buổi lễ hôm thứ Sáu với Trung Quốc và 16 nước khác.

Trung Quốc đã bị sỉ nhục tại giải thưởng dành cho người ủng hộ dân chủ, ông Lưu Hiểu Ba, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã biến ông thành quỷ dữ và mô tả giải Nobel như một công cụ tuyên truyền của Tây phương nhằm làm suy yếu Trung Quốc. Họ cũng tìm cách thuyết phục và gây áp lực với các nước khác để không tham dự buổi lễ, và hầu như tất cả các nước tẩy chay [buổi lễ] là các nước đồng minh Trung Quốc và các đối tác kinh doanh.

Đại sứ Trung Quốc, ông Lưu Kiến Siêu cho biết, chính phủ của ông đã không gây áp lực hay ảnh hưởng đến Philippines.

Ngoại trưởng Philippines, ông Alberto Romulo cũng nói rằng, sự thay đổi của Manila không nên được hiểu là "đứng về phía Trung Quốc".

Ông nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng, chính phủ của ông vẫn "rõ ràng và nhất quán về tranh đấu cho quyền con người", trích dẫn chiến dịch của mình tại Hiệp hội các nước Đông Nam Á về việc đòi phóng thích khôi nguyên giải Nobel hòa bình, bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ của Myanmar. Chính quyền quân phiệt đã phóng thích bà hồi tháng trước, sau một thời gian dài giam giữ.

Ông Aquino cho biết, ông đã gửi một lá thư cho chính phủ Trung Quốc, tìm sự khoan hồng cho năm người Philippines bị kết án tử hình vì buôn bán ma túy.

Bộ Ngoại giao [Philippines] nói rằng, các án tử hình đã được tòa án cao nhất của Trung Quốc xem xét. Nếu được khoan hồng, các án tử hình có thể được giảm xuống thành tù chung thân.

Philippines không có án tử hình, trong khi Trung Quốc xử tử các tù nhân nhiều hơn bất kỳ nước nào khác và áp dụng hình phạt tử hình cho một loạt các tội phạm.

Ông Aquino cũng cho biết, Philippines đang tìm kiếm một "kết cục" với Trung Quốc qua vụ giết tám du khách Hong Kong trong một cuộc khủng hoảng con tin hồi 23 tháng 8 tại Manila. Phản ứng của cảnh sát trong vụ bắt giữ con tin đã bị dư luận chỉ trích là không thích hợp, và nó làm hỏng mối quan hệ ngoại giao của hai quốc gia.

Ông Aquino nói, Phó Tổng thống Jejomar Binay dự kiến sẽ gặp các quan chức Trung Quốc trong tuần tới để thảo luận về các kết quả điều tra đối với những cái chết của con tin.

Trung Quốc đã đầu tư vào nền kinh tế Philippines, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng, nhưng hai nước cũng đang đối mặt với tranh chấp nóng bỏng về các hòn đảo trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nơi mà Hoa Kỳ đang thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hoà bình.

Ngọc Thu dịch từ Cbsnews

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét